Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngay từ cuối những năm 90 của thế kỉ trước, Đảng và Nhà nước đã định hướng xây dựng đất nước ta phát triển theo con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng xã hội công bằng – dân chủ – văn minh. Sau gần 40 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã thu được những thành quả nhất định trong phát triển kinh tế, phát triển xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN) – bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: Nhiều nguồn TNTN đang bị khai thác quá mức, có nguy cơ bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi, hiện tượng mất cân bằng giới tính đang có chiều hướng gia tăng; chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước hay nói cách khác, nước ta đang trên con đường phát triển nhưng đây chưa phải là sự phát triển bền vững (PTBV).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề trên chính là yếu tố con người: Do trình độ nhân lực nước ta còn thấp nên tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, ít có sự phát triển theo chiều sâu dẫn đến sự khai thác quá mức và sử dụng kém hiệu quả các nguyên liệu hóa thạch, các khí tự nhiên vào phục vụ cho các nhu cầu về khí đốt, điện, công nghiệp, vận tải làm cạn kiệt dần những nguồn tài nguyên không tái sinh này, làm mất cân bằng nhiều hệ sinh thái và tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển gây ra nhiều hiện tượng thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán tác động rất xấu đến đời sống kinh tế của con người. Nhiều nhà máy, khu công nghiệp chế xuất hàng ngày vẫn xả một lượng lớn nước thải độc hại trực tiếp vào sông, ngòi, kênh, rạch cùng với việc sử dụng quá liều lượng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật vào cây trồng nông nghiệp của nông dân đang làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nhiều nơi; đồng thời gây nên nhiều loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến chính sức khỏe con người

 

doc81 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp ĐC và lớp TN (hình 4.1) ta thấy giá trị mod của lớp ĐC (5) thấp hơn so với lớp TN (6). Từ điểm 6 trở đi, tần suất điểm của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Lập bảng và vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến để so sánh.
Bảng 4.3. Tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)
Phương án
Xi
n
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐC
152
100
94.08
90.79
87.5
71.05
47.37
25.66
11.84
4.6
0
TN
149
100
97.99
96.65
94.64
87.25
73.15
49.66
27.51
8.72
1.34
Hình 4.2. Đồ Thị tần suất hộ tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)
Từ hình 4.2 cho thấy : Đường biểu diễn hội tụ tiến điểm số của các lớp TN nằm bên phải đường biểu diễn kết quả của lớp ĐC. Như vậy, kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Để khẳng định nhận xét này chúng tôi tiến hành phân tích một số tham số đặc trưng.
So sánh giá trị trung bình và kiểm định băng giả thuyết Ho với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn
Giả thuyết Ho đặt ra là: “Kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC là giống nhau” và đối thuyết H1: “Kết quả học tập của các lớp TN và các lớp ĐC là khác nhau”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết Ho và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.4. Kiểm định điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)
Kiểm định của hai mẫu (U-Test: Two Sample for Means)
ĐC
TN
Giá trị trung bình (Mean)
5.33
6.37
Phương sai (Known Variance)
3.61
3.07
Số quan sát (Observations)
152
149
Giả thuyết H0 (Hypothesized Mean Difference)
0
Z (Trị số tuyệt đối của z = U)
4.96
Xác suất 1 chiều của z (P (Z<=z) one-tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 một chiều (z Critical one – tail)
1.64
Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán (P (Z<=z) two – tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 hai chiều (z Critical two – tail)
1.96
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 4.4 cho thấy:TN >ĐC (TN = 6.37,ĐC = 5.33). Trị số tuyệt đối của U = 4.96, giả thuyết Ho bị bác bỏ vì giá trị tuyệt đối của trị số U > 1.96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác suất (P) là 1.64 > 0.05. Như vậy, sự khác biệt của TN và ĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%. Chúng tôi tiếp tục phân tích phương sai để khẳng định kết luận trên.
Phân tích phương sai (Analysis of Variance = ANOVA):
Đặt giả thuyết HA là: “Hai phương án dạy ở TN đợt 1 tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở các lớp TN và ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.5. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 1)
Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor)
Nguồn biến động 
Tổng biến động (SS)
Bậc tự do (df)
Phương sai (MS)
F
FA= Sa2 / S2N
Xác suất FA (p–Value)
F- crit
Giữa các nhóm 
82.06
1
82.06
25.59
7.41E-07
3.87
Trong nhóm 
952.36
297
3.21
Tổng 
1034.42
298
Trong bảng 4.5, phần kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA=25.59 > Fcrit (tiêu chuẩn)=3.84 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương án dạy học khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. Cụ thể là phương án dạy ở TN đợt 1 tác động đến mức độ hiểu bài của HS tốt so với ĐC.
3.4.1.2. Phân tích định lượng bài kiểm tra 1 tiết (đợt 2)
Bài kiểm tra này được tiến hành sau khi HS học xong bài 40 – Hệ sinh thái [Phụ lục 3]. kết quả bài kiểm tra được thống kê và xử lý trên Excel tương tự mục 3.4.1.1.
Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ biểu đồ
Bảng 5.1. Tần số điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)
Phương án
Xi
n
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
s2
ĐC
152
7
3
4
19
41
30
25
15
7
1
5.62
3.43
TN
149
0
2
2
9
20
24
35
34
17
6
6.85
2.83
Bảng 5.1 cho biết điểm trung bình của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC, điểm bài kiểm tra ở các lớp TN tập trung hơn so với các lớp ĐC. Từ bảng 5.1 chúng tôi lập sơ đồ và vẽ đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết như sau:
Hình 5.1. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)
So sánh trong biểu đồ hình 5.1 ta thấy giá trị mod điểm số của các lớp ĐC là 5, còn của các lớp TN là 7. Từ điểm 7 trở lên, tần suất điểm của các lớp TN cao hơn hẳn so với các lớp ĐC. Từ số liệu bảng 5.1, lập bảng và vẽ đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết như sau:
Hình 5.2. Đồ Thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết đợt 2
Đường biểu diễn hội tụ tiến điểm số của các lớp TN nằm bên phải đường biểu diễn kết quả của các lớp ĐC cho thấy kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Để khẳng định nhận xét này chúng tôi lập bảng so sánh giá trị trung bình và kiểm định theo tiêu chuẩn U.
So sánh giá trị trung bình và kiểm định băng giả thuyết Ho với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn
Giả thuyết Ho đặt ra là:“HS các lớp TN và các lớp ĐC có kết quả học tập giống nhau” và đối thuyết H1:“HS các lớp TN và các lớp ĐC có kết quả học tập khác nhau”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết Ho và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5.2. Kiểm định điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)
Kiểm định của hai mẫu (U-Test: Two Sample for Means
ĐC
TN
Giá trị trung bình (Mean)
5.62
6.85
Phương sai (Known Variance)
3.43
2.83
Số quan sát (Observations)
152
149
Giả thuyết H0 (Hypothesized Mean Difference)
0
Z (Trị số tuyệt đối của z = U)
6.01
Xác suất 1 chiều của z (P (Z<=z) one-tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 một chiều (z Critical one – tail)
1.64
Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán (P (Z<=z) two – tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 hai chiều (z Critical two – tail)
1.96
Trong bảng 5.4,TN >ĐC và phương sai của lớp TN nhỏ hơn so với lớp ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 6.01> 1.96, với xác suất 1 chiều là 0. Giả thuyết Ho bị bác bỏ, tức là sự khác biệt giá trị trung bình của hai mẫu có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%.
Phân tích phương sai (Analysis of Variance = ANOVA)
Đặt giả thuyết HA là: “Hai phương án dạy ở TN đợt 2 tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở các lớp TN và ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5.3. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 2)
Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor)
Nguồn biến động 
Tổng biến động (SS)
Bậc tự do (df)
Phương sai (MS)
F
FA= Sa2 / S2N
xác suất FA (p–Value)
F- crit
Giữa các nhóm 
112.96
1
112.96
37.6
2.76E-09
3.87
Trong nhóm 
892.21
297
3
Tổng 
1005.17
298
Trong bảng 5.5, ta FA> F-crit (tiêu chuẩn), giả thuyết HA bị bác bỏ. Như vậy ở TN đợt 2 phương án dạy ở TN đợt 2 tác động đến mức độ hiểu bài của HS tốt so với ĐC.
3.4.1.3. Phân tích định lượng bài kiểm tra 1 tiết (đợt 3)
Bài kiểm tra này được tiến hành sau khi HS học xong bài 44 - Chu trình Sinh địa hóa [Phụ lục 3], kết quả bài kiểm tra được thống kê và xử lý trên Excel tương tự như mục 3.4.1.
Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ biểu đồ
Bảng 6.1. Tần số điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3)
Phương án
Xi
n
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
S2
ĐC
152
7
4
2
17
37
33
25
18
6
3
5.76
3.65
TN
149
0
4
1
5
13
26
35
39
17
9
7.06
2.88
Số liệu trong bảng 6.1cho thấy điểm trung bình của các lớp TN cao hơn hẳn so với các lớp ĐC, điểm bài kiểm tra ở các lớp TN tập trung hơn so với các lớp ĐC. Từ số liệu bảng 6.1, chúng tôi lập bảng và vẽ đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết như sau:
Hình 6.1. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (Đợt 3)
So sánh biểu đồ hình 6.1 cho thấy giá trị mod của điểm số ở lớp TN là 8 và điểm mod của lớp ĐC là 5, nhưng từ điểm 7 trở lên tần suất điểm của các lớp TN cao hơn nhiều so với các lớp ĐC. Lập bảng và vẽ đồ thị tần suất hội tụ tiến của bài kiểm tra 1 tiết đợt 3 để so sánh.
Hình 6.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3)
Trong hình 6.2, đường biểu diễn hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết của các lớp TN nằm bên phải đường biểu diễn kết quả của lớp ĐC. Như vậy, kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Để khẳng định nhận xét này chúng tôi dùng tiêu chuẩn U để so sánh TN và ĐC.
So sánh giá trị trung bình và kiểm định bằng giả thuyết Ho với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn
Giả thuyết Ho đặt ra là: “HS các lớp TN và các lớp ĐC có kết quả học tập giống nhau” và đối thuyết H1: “HS các lớp TN và các lớp ĐC có kết quả học tập khác nhau”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết Ho và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6.2. Kiểm địnhđiểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3)
Kiểm định của hai mẫu (U-Test: Two Sample for Means
ĐC
TN
Giá trị trung bình (Mean)
5.76
7.06
Phương sai (Known Variance)
3.65
2.88
Số quan sát (Observations)
152
149
Giả thuyết H0 (Hypothesized Mean Difference)
0
Z (Trị số tuyệt đối của z = U)
6.33
Xác suất 1 chiều của z (P (Z<=z) one-tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 một chiều (z Critical one – tail)
1.64
Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán (P (Z<=z) two – tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 hai chiều (z Critical two – tail)
1.96
Trong bảng 6.4,TN >ĐC (TN = 7.06,ĐC = 5.76). Trị số tuyệt đối của U = 6.33> 1.96 (trị số z tiêu chuẩn), giả thuyết Ho bị bác bỏ. Sự khác biệt củaTN vàĐC có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 95%.
Phân tích phương sai (Analysis of Variance = ANOVA):
Đặt giả thuyết HA là: “Hai phương án dạy ở TN đợt 1 tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở các lớp TN và ĐC”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6.3. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 3)
Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor)
Nguồn biến động (Source of Variation)
Tổng biến động (SS)
Bậc tự do (df)
Phương sai (MS)
F
FA= Sa2 / S2N
xác suất FA (p–Value)
F- crit
Giữa các nhóm (Between Groups)
127.58
1
127.58
40.75
6.64E-10
3.87
Trong nhóm (Within Groups)
929.9
297
3.13
Tổng (Total)
1057.48
298
Trong bảng 4.5, phần kết quả phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA=40.75 > F-crit (tiêu chuẩn)=3.84 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương án dạy học khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. Cụ thể là phương án dạy ở TN đợt 3 tác động đến mức độ hiểu bài của HS tốt so với ĐC.
3.4.1.4. Phân tích định lượng bài kiểm tra 1 tiết (đợt 4)
Bài kiểm tra này được tiến hành nhằm kiểm tra độ bền kiến thức sau 3 tuần học [Phụ lục 3], kết quả bài kiểm tra được thống kê và xử lý trên Excel tương tự mục 3.4.1.1. Cụ thể như sau:
Lập bảng phân phối thực nghiệm và vẽ biểu đồ
Bảng 7.1. Tần số điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)
Phương án
Xi
n
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
S2
ĐC
152
8
4
4
19
41
38
21
12
5
0
5.43
3.19
TN
149
2
1
2
6
8
29
37
41
19
4
7.02
2.68
Bảng 7.1 cho biết điểm trung bình của các lớp TN cao hơn hẳn so với các lớp ĐC và điểm bài kiểm tra ở các lớp TN tập trung hơn so với các lớp ĐC. Từ bảng 7.1 chúng tôi lập sơ đồ và vẽ đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết như sau:
Hình 7.1. Đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)
So sánh trong biểu đồ hình 7.1 cho thấy giá trị mod điểm số của các lớp ĐC là 5, còn của các lớp TN là 8. Từ điểm 7 trở lên, tần suất điểm của các lớp TN cao hơn nhiều so với các lớp ĐC. Từ số liệu bảng 7.1, lập bảng và vẽ đồ thị tần suất điểm kiểm tra 1 tiết như sau:
Hình 7.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)
Từ hình 7.2 cho thấy đường biểu diễn hội tụ tiến điểm số của các lớp TN nằm bên phải đường biểu diễn kết quả của lớp ĐC. Do đó, kết quả điểm kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC. Để khẳng định nhận xét này chúng tôi lập bảng so sánh giá trị trung bình và kiểm định theo tiêu chuẩn U.
So sánh giá trị trung bình và kiểm định băng giả thuyết Ho với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn
Giả thuyết Ho đặt ra là:“HS các lớp TN và các lớp ĐC có độ bền kiến thức khác nhau” và đối thuyết H1:“HS các lớp TN và các lớp ĐC có độ bền kiến thức khác nhau”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết Ho và đối thuyết H1, kết quả kiểm định thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7.2. Kiểm địnhđiểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)
Kiểm định của hai mẫu (U-Test: Two Sample for Means
ĐC
TN
Giá trị trung bình (Mean)
5.43
7.02
Phương sai (Known Variance)
3.19
2.68
Số quan sát (Observations)
152
149
Giả thuyết H0 (Hypothesized Mean Difference)
0
Z (Trị số tuyệt đối của z = U)
8.1
Xác suất 1 chiều của z (P (Z<=z) one-tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 một chiều (z Critical one – tail)
1.64
Xác suất 2 chiều của trị số z tính toán (P (Z<=z) two – tail)
0
Trị số z tiêu chuẩn XS 0.05 hai chiều (z Critical two – tail)
1.96
Kết quả phân tích số liệu ở bảng 4.4 cho thấy:TN >ĐC . Trị số tuyệt đối của U = 8.1> 1.96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác suất (P) là 1.64 > 0.05. Như vậy, sự khác biệt của TN và ĐC có ý nghĩa thống kê. Bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1:“HS các lớp TN và các lớp ĐC có độ bền kiến thức khác nhau”.
Phân tích phương sai (Analysis of Variance = ANOVA):
Đặt giả thuyết HA là: “Độ bền kiến thức của HS ở các lớp TN và ĐC là giống nhau”. Kết quả phân tích phương sai thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7.3. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết (đợt 4)
Phân tích phương sai một nhân tố (Anova: Single Factor)
Nguồn biến động 
Tổng biến động (SS)
Bậc tự do (df)
Phương sai (MS)
F
FA= Sa2 / S2N
xác suất FA (p–Value)
F- crit
Giữa các nhóm 
192.26
1
192.26
69.47
2.91E-15
3.87
Trong nhóm 
821.92
297
2.77
Tổng 
1014.10
298
Kết quả từ bảng 7.5 phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA=69.47 > F-crit (tiêu chuẩn)=3.84. Do đó bác bỏ giả thuyết HA, điều này cho thấy việc tích hợp GDPTBV đã tác động tích cực đến hiệu quả học tập của HS.
3.4.2. Phân tích định tính
Từ kết quả thu được khi tiến hành phân tích các bài kiểm tra của các HS thuộc 2 lớp ĐC và TN giữa và sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, kết hợp với quá trình theo dõi, quan sát, đánh giá thái độ và tinh thần học tập của HS trong quá trình thực nghiệm. Chúng tôi nhận thấy cùng một nội dung kiến thức Sinh học, khi được tích hợp nội dung GDPTBV phù hợp và có hình thức tổ chức dạy học tương ứng hợp lý thì HS ở lớp TN có thái độ tích cực, hợp tác với GV hơn so với lớp ĐC. Ở các lớp TN, một số kỹ năng học tập của HS như kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập và xử lý thông tinđặc biệt là kỹ năng khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức Sinh học vào giải quyết các vấn đề gắn liền với thực tế liên tục được rèn luyện, có sự cải thiện rõ rệt khi so sánh trước, giữa và sau TN.; còn ở lớp ĐC thì hầu như không có sự thay đổi. Từ kết quả phân tích định lượng số liệu thực nghiệm, chúng tôi có một số nhận định sau:
- Về chất lượng lĩnh hội tri thức môn học: Đối với các lớp TN, HS được chủ động sử dụng các kỹ năng học tập vào trong quá trình khai thác kiến thức thực tế, tìm những mối liên hệ giữa kiến thức môn học với thực tế xung quanh các em. Do đó, quá trình tiếp cận, khai thác kiến thức mới của HS cũng diễn ra thuận lợi hơn, khả năng lĩnh hội tri thức và khai thác sâu kiến thức môn học tốt hơn so với HS lớp ĐC.
- Về thái độ, tinh thần học tập: Khi sử dụng các giáo án tích hợp GPTBV đã được thiết kế tỉ mỉ vào trong giờ học ở các lớp TN cho thấy: HS có sự thoải mái, hào hứng trước khi bắt đầu giờ học; trong quá trình học tập các kiến thức môn học và kiến thức thực tế HS có sự tập trung cao, thái độ thực hiện tích cực các yêu cầu GV giao, không khí lớp học sôi nổi; HS chú ý học tập trong suốt giờ học. Nguyên nhân là do HS có cơ hội được trải nghiệm kiến thức thực tế, được hoạt động trí óc liên tục, được trả lời và tranh luận các câu hỏi liên quan kiến thức thực tế, kiến thức môn học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Về kỹ năng khai thác, vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tế: Qua kết quả các bài kiểm tra cho thấy HS ở lớp TN có kỹ năng khai thác kiến thức mới, khả năng nắm vững kiến thức môn học và vận dụng kiến thức môn học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn tốt hơn so với lớp ĐC. Khoảng cách chênh lệch này ngày một rộng ra theo tiến trình dạy học của GV ở 2 lớp TN và ĐC. Điều này thể hiện rõ ràng qua phần trả lời của các HS ở 2 lớp TN và ĐC trong các bài kiểm tra, HS thuộc lớp TN vừa nắm vững kiến thức, vừa vận dụng rất tốt các kiến thức môn học vào giải quyết vấn đề thực tế nổi bật hiện nay như: Biết đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường, có quan điểm và thái độ rõ ràng trước các hành vi gây hại lâu dài cho sức khỏe, đời sống kinh tế của con người.
Kết luận chương 3
Kết quả thực nghiệm cho thấy việc sử dụng các quy trình: Quy trình tích hợp GPTBV dành cho GV, quy trình nhận thức các nội dung GDPTBV dành cho HS, quy trình tổ chức hoạt động học tập GDPTBV trên lớp của GV và HS trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT mà Đề tài đề xuất là phù hợp, có hiệu quả với HS . HS tích cực học tập, thời gian lĩnh hội kiến thức mới nhanh hơn, độ bền kiến thức lâu hơn so với những HS khác không được tiếp cận với các quy trình trên; đồng thời HS có nhiều hiểu biết hơn về thực tiễn, biết cách tiếp cận các vấn đề thực tế, tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề đó.
Như vậy, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm thu được cho thấy giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra là đúng đắn, hiệu quả và có tính khả thi.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đề tài “Tích hợp GDPTBV vào trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT” , chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:
1. Đưa nội dung GDPTBV vào trong nhà trường phổ thông là một nhiệm vụ cấp bách, phù hợp với mục tiêu đổi mới dạy học hiện nay.
Những hành động thiếu đúng đắn của con người đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa mạnh mẽ đến cuộc sống con người ở Việt Nam và trên Thế giới. Trong khi chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay vẫn chưa thực sự chú trọng và phát triển các nội dung GDPTBV đến với HS. Điều này thực sự là cần thiết trong bối cảnh xã hội hiện nay vì GDPTBV không những trang bị kiến thức về PTBV mà còn trang bị kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để HS có những hành động đúng đắn hướng đến một tương lai bền vững.
2. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến tích hợp GDPTBV vào trong dạy học và điều tra làm rõ thực trạng dạy học tích hợp GDPTBV ở các trường THPT hiện nay, là cơ sở để thiết kế quy trình tích hợp GDPTBV vào trong môn học, vừa giúp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa làm thay đổi nhận thức, thái độ của HS cho một tương lai bền vững.
3. Đã phân tích, xác định được cấu trúc, nội dung và mục tiêu phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT; xây dựng được địa chỉ tích hợp GDPTBV trong dạy học phần Sinh thái học THPT. Đảm bảo cho HS có được sự lĩnh hội tối đa tri thức môn học, rèn luyện thành thạo được nhiều kỹ năng và có thái độ, xu hướng hành vi tích cực trước các vấn đề tiêu cực nổi bật trong thực tế hiện nay.
4. Đề xuất được các nguyên tắc tích hợp nội dung GDPTBV và quy trình tích hợp GDPTBV vào trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT. Từ quy trình này, chúng tôi tiếp tục đề xuất được quy trình nhận thức các nội dung GDPTBV dành cho HS và quy trình tổ chức hoạt động GDPTBV dành cho GV và HS trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT; vừa đảm bảo mục tiêu môn học, đồng thời đảm bảo thực hiện mục tiêu GDPTBV cho HS.
5. Đã thiết kế được một số giáo án minh họa tiến trình dạy học tích hợp GDPTBV và đưa vào trong dạy học phần Sinh thái học – Sinh học 12 THPT nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Kết quả phân tích định lượng và định tính cho thấy khả năng lĩnh hội tri thức môn học, tri thức GDPTBV của nhóm TN cao hơn nhiều so với lớp TN; HS các lớp TN vận dụng các kỹ năng học tập như: kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng phân tích và xử lý thông tin, kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễntốt hơn so với các lớp ĐC. Ngoài ra, độ bền kiến thức của HS ở lớp TN cũng tốt hơn so với lớp ĐC.
2. KIẾN NGHỊ
1. Mở rộng nghiên cứu, lựa chọn, thiết kế và tổ chức các nội dung GDPTBV phù hợp vào trong tất cả chương trình giảng dạy Sinh học ở các khối lớp 10, 11, 12 nhằm tạo tiền đề thay đổi nhận thức, thái độ HS hướng đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống thực tiễn, đặc biệt là các nội dung GDPTBV nổi bật và gần gũi với HS hiện nay.
2. Nghiên cứu và thiết kế thêm các hoạt động GDPTBV với nhiều nội dung và hình thức phong phú để dễ dàng thực hiện trong mọi điều kiện dạy học.

File đính kèm:

  • docSK Tich hop giao duc phat trien ben vung vao trong day hoc phan Sinh thai hoc Sinh hoc 12 THPT_12384.doc
Sáng Kiến Liên Quan