Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp an ninh quốc phòng trong môn GDCD 8
Với chủ trương chuyển đổi cách tiếp cận chương trình giáo dục từ hướng cung cấp nội dung sang cách tiếp cận hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất là một trong những đổi mới căn bản. Bên cạnh đó chủ trương lồng ghép quốc phòng, an ninh vào các môn học thuộc chương trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là một trong những nội dung quan trọng của bộ GD&ĐT đã được tập huấn, triển khai tới các môn học trong các trường tiểu học, phổ thông.
Theo thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT Điều 1 Thông tư này hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua nội dung các môn học trong chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2 của thông tư này nêu rõ yêu cầu Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh.
CHUYÊN ĐỀ THÁNG 5 “TÍCH HỢP AN NINH QUỐC PHÒNG TRONG MÔN GDCD 8” Thời gian báo cáo: Thứ , ngày tháng 5 năm 2020 GV báo cáo: Phạm Thu Hằng I. Đặt vấn đề: Với chủ trương chuyển đổi cách tiếp cận chương trình giáo dục từ hướng cung cấp nội dung sang cách tiếp cận hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất là một trong những đổi mới căn bản. Bên cạnh đó chủ trương lồng ghép quốc phòng, an ninh vào các môn học thuộc chương trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là một trong những nội dung quan trọng của bộ GD&ĐT đã được tập huấn, triển khai tới các môn học trong các trường tiểu học, phổ thông. Theo thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT Điều 1 Thông tư này hướng dẫn lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh thông qua nội dung các môn học trong chương trình giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Thông tư này áp dụng đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học hoặc cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2 của thông tư này nêu rõ yêu cầu Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và tự tôn đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức trại hè, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh. Điều 4 của thông tư này nêu rõ giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc và Mĩ thuật; tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân; pháp luật Xuất phát từ những yêu cầu thực tế của Bộ GD&ĐT, dựa trên cơ sở công văn tập huấn triển khai chuyên đề dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh trong trường THCS của Sở GD&ĐT. Tôi nhận thấy rằng việc lồng ghéo giáo dục an ninh quốc phòng vào môn GDCD cho học sinh THCS có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu của nghành đề ra bản thân tôi đã áp dụng “Tích hợp an ninh quốc phòng trong môn GDCD 8”, Với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. II. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 1. Giải pháp chung: Để nâng cao chất lượng của việc lồng ghép nội dung quốc phòng và an ninh vào các tiết học, tôi đã áp dụng các giải pháp, biện pháp: Nắm vững nội dung chuyên đề được tiếp thu. Bên cạnh đó, đề xuất tổ chuyên môn thảo luận phương pháp, cách thức lồng ghép. Sau khi đã thống nhất cách thức, phương thức lồng ghép nội dung giáo dục QPAN, giáo viên tiến hành sưu tầm, phân loại hệ thống tranh ảnh, nguồn tư liệu có liên quan. Đồng thời phân công học sinh chuẩn bị nguồn tư liệu có nội dung liên quan đến lồng ghép QPAN trong tiết học GDCD. Tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Cuối cùng giáo viên tiến hành tổng kết, đánh giá. 2. Giải pháp cụ thể: a. Nắm vững nội dung chuyên đề đã được tiếp thu: Tập huấn phương pháp giảng lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THCS. Đặc biệt là nghiên cứu thông tư số: 01/2017/TT-BGD ĐT: Thông tư hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường THCS trong đó tập trung nghiên cứu các địa chỉ được hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn GDCD THCS. Tham khảo một số mẫu giáo án có nội dung lồng ghép ở tài liệu được tập huấn. b. Đề xuất tổ chuyên môn thảo luận phương pháp, cách thức lồng ghép: + Trong các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, bản thân tôi cùng với các đồng nghiệp đã tập trung thảo luận và thống nhất những phương pháp và các thức lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong những địa chỉ đã được gợi ý một cách hợp lý. + Căn cứ vào từng nội dung bài học để chọn cách thức lồng ghép cho phù hợp. Tổ chuyên môn chúng tôi đã thống nhất một số cách thức lồng ghép như: - Có thể lồng ghép ở phần khởi động. - Đưa nội dung lồng ghép vào phần tìm hiểủ nội dung bài học - Có thể lồng ghép ở phần củng cố + Trong quá trình lồng ghép, cần có sự linh hoạt về cách thức, cụ thể: Bằng ngôn ngữ, bằng các tài liệu, tư liệu, tranh ảnh, kênh hình minh hoạ, video... + Lồng ghép trong các tiết học chính khoá và lồng ghép ở các hoạt động ngoại khoá. c. Sau khi đã thống nhất các thức, phương pháp lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh, tôi tiến hành sưu tầm, phân loại hệ thống tranh ảnh, nguồn tư liệu có liên quan và đã thực hiện giải pháp này như sau: - Bản thân sưu tầm. - Phối hợp đồng nghiệp trong tổ chuyên môn cùng sưu tầm. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm.- Sau khi đã sưu tầm được các nguồn ngữ liệu, tôi tiến hành phân loại (có trao đổi, thảo luận, thống nhất trong tổ chuyên môn). d. Phân công học sinh chuẩn bị nguồn tư liệu có nội dung liên quan đến lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong tiết học GDCD. - Căn cứ vào những nội dung quốc phòng an ninh lồng ghép trong mỗi tiết học cụ thể, trước 1 - 2 ngày tôi liên kế hoạch, dự kiến phân công cho học sinh chuẩn bị những nội dung trong phạm vi kiến thức của các em như: - Tìm và sắp xếp tranh ảnh, hiện vật... có liên quan đến nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh đã được sưu tầm. 3. Giáo án minh hoạ lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong môn GDCD 8 Bài 15: PHÒNG NGỪA TAI NẠN, VŨ KHÍ, CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức - Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ độc hại và tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại đó đối với con người và xã hội. - Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nan vũ khí cháy, nổ, và các chất độc hại. 2. Kĩ năng - Biết phòng chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ - Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, chất dễ cháy, dễ nổ và các chất độc hại - Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại . 4. phẩm chất, năng lực: a. Phẩm chất: - Có trách nhiệm với bản thân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.. b. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. 5. Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng: - Lồng ghép hình ảnh về các vụ tai nạn cháy nổ. II.Các phương pháp, Kỹ năng 1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học trong bài Sưu tầm, điều tra Thảo luận nhóm -Xử lý tình huống 2. Kỹ năng Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc đề xuất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí cho bản thân và người khác. Kỹ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy, nổ hoặc các chất độc hại gây ra. III. Phương tiện (Chuẩn bị) SGK, SGV, TLTK, thông tin sự kiện, SGK, đọc trước bài IV- Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? HIV lây truyền qua những con đường nào sau đây: (đánh dấu X vào ý trả lời đúng) - Mẹ truyền cho con khi mang thai - Muỗi đốt - Ôm hông - Bắt tay - Truyền máu - Dùng chung bát đũa - Quan hệ tình dục Học sinh cần làm gì để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ? 3- Bài mới . - Hoạt động 1: giáo viên vào bài: Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng: GV: - chiếu một số hình ảnh, video về vụ cháy rừng ở Hà Tĩnh trong tháng 6, 7 năm 2019; về cưa bom mìn để lấy thuốc nổ; dùng thuốc nổ đánh bắt cá GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh trên? Học sinh trả lời GV chuyển vào bài mới. HĐ của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại vũ khí thông thường, chât nổ độc hại. GV cho học sinh nhận dạng các loại vũ khí, chất cháy, nổ, các chất độc. GV: Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng: Chiếu hình ảnh về vụ nổ bom mìn - Vụ nổ pháo ngày 29/1/2019 tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) làm 1 học sinh chết tại chỗ, 4 học sinh khác cùng 1 người lớn bị thương, một phần nhà bị sập. -Thống kê từ năm 2010-2014, cả nước có hơn 2.000 nạn nhân chết và bị thương vì bom mìn. Diện tích đất bị ô nhiễm do bom mìn cũng tới hơn 6,1 ha GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm thảo luận một thông tin trong SGK. N 1. Lí do vi sao vẫn có người chết vì bị trúng bom mìn? Thiệt hại đó như thế nào ? Chiến tranh kết thúc song còn nhiều bom mìn và vật liệu nổ ở khắp nơi (Quảng Trị ) - Thiệt hại: Tại Quảng Trị từ 1985-1995 có 474 người chết va bị thương trong đó 65 người chết vì bom mìn. N 2. Những thiệt hại về cháy trong thời gian 1998- 2002 là như thế nào? Cháy nổ từ 1998-2002,cả nước có 5871 vụ cháy, thiệt hại 902.910 triệu đồng. Ngộ độc từ 1999-2000 có gần 20.000 vụ, có 246 người tử vong (TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết) Nguyên nhân: Thành phần thuốc sâu, ca nóc, nhiều lý do khác. N 3. Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc ? Ngộ độc từ 1999-2000 có gần 20.000 vụ , có 246 người tử vong (TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó có 29 người chết) Nguyên nhân: Thành phần thuốc sâu, ca nóc, nhiều lý do khác. N 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân qua các thông tin trên? Các nhóm thảo luận cử thư ký ghi chép và đại diện nhóm trả lời. GV kết luận: Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy hiểm Vì vậy cần có những quy định của pháp luật để phòng ngừa. GV chuyển ý Em hãy phân biệt các loại vũ khí thông thường, chất nổ, chất độc hại? Tác hại của việc sử dụng trái phép chất cháy, nổ và các chất độc hại? - Tính chất nguy hiểm của tai nạn cháy , nổ và chất độc hại - Phải có biện pháp phòng tránh - Trách nhiệm của bản thân. Hoạt động 3. Tìm hiểu các quy định của nhà nước ? Nhà nước đã ban hành những quy định gì? Học sinh chúng ta cần phải làm gì? GV yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bài học Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập - củng cố bài. GV yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 3 SGK . Các bàn thảo luận các tình huống trong bài tập 4 SGK Đại diện các nhóm trả lời. GV cho học sinh làm bài tập củng cố. Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật? GV cho học sinh xử lý tình huống - TH1: Đ và T tình cờ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường, Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đI chỗ khác. T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đ can ngăn nhưng T không nghe. - TH2: nhà H trồng một ruộng dưa chuột. M về nhà H chơi rủ H ra vườn hái dưa, H can ngăn M và nói: “ruộng dưa này được phun thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không để ăn mà để bán, muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà ” GV: Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng: Giáo viên cho HS xem video về hậu quả của chất độc da cam để HS hiểu rõ hơn về tác hại của vũ khí hóa học đối với con người và môi trường. 1.Các loại vũ khí thông thường, chât nổ độc hại. - Các loại vũ khí thông thường: súng, đạn, lựu đạn, bom, mỡn - Chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo ,ga. - Chấ cháy: xăng, dầu hỏa. - Chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vât, thủy ngân 2- Các quy định của nhà nước. - Cấm vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại - Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng phải được huấn luyện chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và tuân thủ quy định an toàn. 3- Bài tập - Đáp án: Các hành vi a,b,d,e,g là vi phạm pháp luật . - Trong tình huống a,b,c cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm - Tình huống d, cần báo ngay cho người có trách nhiệm. * Bài tập: - Dùng mìn đánh cá - Buôn, bán vũ khí - Cưa, đục bom mìn cũ - Đốt rừng làm nương, rẫy - Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định - ăn các loại cá có nọc độc - Bắc pháo hoa ngày lễ tết IV- Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại - Tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này - Xem trước bài 16 III. Kết luận Giáo dục quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ cần thiết với thế hệ trẻ, việc lồng ghép còn giúp học sinh nhận thức và hành động đúng đắn, tránh được các tệ nạn xã hội đang tồn tại và phát triển hàng ngày, hàng giờ. Đồng thời giúp học sinh định hướng được những thế mạnh của mình để phát huy, hạn chế cái yếu kém. Không chỉ vậy, việc lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh còn có vai trò quan trọng trong việc khơi dậy và nêu cao tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Chống lại mọi âm mưu chia rẽ, phản động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, giáo dục quốc phòng và an ninh là nhân tố quan trọng để đánh giá phẩm chất đạo đức của học sinh đồng thời củng cố và bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường sự đoàn kết trong nhà trường, giữa học sinh với học sinh, giữa người với người và các mối quan hệ xã hội khác, gắn kết tinh thần dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Có thể nói, việc dạy học lồng ghép quốc phòng và an ninh trong nhà trường nói chung, trong môn GDCD THCS nói riêng có vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và nâng cao phẩm chất đạo đức của con người. Trong điều kiện đất nước hội nhập và phát triển, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiểu biết về kiến thức quốc phòng và an ninh là một nhiệm vụ thiết thực hơn bao giờ hết. Việc dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong nhà trường là một việc làm đúng đắn và rất có ý nghĩa. Nó sẽ giúp cho khối đại đoàn kết toàn dân và sức mạnh dân tộc không ngừng được củng cố và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cần lưu ý nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh chỉ lồng ghép trong dạy học môn GDCD ở một số tiết nên giáo viên cần lựa chọn nội dung cũng như hình ảnh minh hoạ, không nên lạm dụng vào nội dung quốc phòng và an ninh sẽ làm ảnh hưởng tới kiến thức trọng tâm của bài giảng.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_an_ninh_quoc_phong_trong_mon.doc