Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 3 ở trường Tiểu học

1. Thực trạng

 Do sự nhận thức của một bộ phận GV còn hạn chế về vai trò của CNTT nên ngại áp dụng, không vượt qua được những khó khăn bước đầu. Một số giáo viên nhà trường chỉ thấy mặt trái của CNTT, thấy một số hiện tượng tiêu cực của giới trẻ trong xã hội là đổ lỗi cho CNTT.

 Đội ngũ giáo viên: Đa số là giáo viên có tuổi đời cao nên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế, do không thường xuyên rèn luyện, không tranh thủ thời gian để học tập nâng cao tay nghề, hoặc do điều kiện không có máy để rèn luyện. Một số người sử dụng máy do thiếu kiến thức bảo quản máy nên chất lượng máy tính và các thiết bị nhanh xuống cấp, hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức và kĩ năng vận dụng về môn Toán theo hình thức phỏng vấn và làm bài trên giấy khi học sinh chưa được học các tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin. Kết quả như sau:

Lớp 3B có 32 học sinh.

- Làm toán nhanh: 8/32: Tỷ lệ: 25%

- Làm toán còn chậm: 14/32 Tỷ lệ: 44%

- Chưa biết làm toán: 10/32 Tỷ lệ: 31%

Với một thực trạng như thế việc đưa CNTT vào dạy học toán không chỉ là một nhu cầu tất yếu mà còn bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chất lượng dạy học trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục và đào tạo.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 2543 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 3 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững”. Điều đó chứng tỏ rằng Đảng và nhà nước ta thực sự coi Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế hiện đại và ngày càng coi đây là yếu tố hàng đầu tạo ra nội lực của quốc gia.
Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của GD&ĐT là nhằm xây dựng con người và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. Giáo dục đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội.
Gần đây nhất trong văn kiện đại hội X Đảng ta lại nhấn mạnh “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Với chức năng “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, GD&ĐT được nhìn nhận như là con đường quan trọng nhất để phát triển. Tuy nhiên để đạt được điều đó, nền Giáo dục Việt Nam phải có một hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh và một cơ sở vững chắc là bậc giáo dục Tiểu học.
Điều 2 luật Giáo dục Tiểu học khẳng định: “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ và thể chất trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của con người Việt Nam XHCN.” 
Với mục tiêu đó Điều lệ trường Tiểu học đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học: “Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành”. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin. Môn Tin học đã và đang được ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực và đời sống xã hội. Có thể nói hiện nay, ngành nào nghề nào cũng cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (CNTT). Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học mà hiệu quả công tác giảng dạy đã tăng lên vượt bậc, những việc to lớn tưởng như không thể mà đã trở thành hiện thực.
Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Từ năm học 2008-2009 được xác định là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lí tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đối với ngành giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học 2014- 2015 này, ngành giáo dục xác định phải tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học, làm tăng hiệu quả mà công nghệ thông tin đưa lại trong công tác dạy và học.
Ứng dụng CNTT có thể đưa vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh cho bài giảng. Trong 5 năm học gần đây, tôi đã mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào nhiều môn học. Đặc biệt đối với bộ môn Toán, ngoài sử dụng phần mềm Power Point tôi còn sử dụng phần mềm Violet vào phần luyện tập dưới dạng trò chơi, tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh. Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng bằng CNTT trong dạy học Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng lô-gíc, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Giờ học toán của các em diễn ra một cách nhẹ nhàng, sinh động, cụ thể nhằm tích cực hoá các hoạt động nhận thức của học sinh.
Như vậy có thể nói dạy – học toán ở tiểu học là một khoa học, là một công việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học. Qua sử dụng CNTT trong dạy học môn Toán học sinh có một công cụ, một chiếc chìa khoá vàng để mở cửa chân trời khoa học. Trường tiểu học của tôi thực hiện dạy học môn Tin học từ lớp 3 - 5. Từ năm học 2014- 2015 cùng với việc tổ chức dạy Tin học cho HS nhà trường tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực thông qua việc sử dụng ứng dụng công nghệ ở hai khâu cơ bản đó là soạn bài và thực hiện dạy học trên lớp. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp thực hiện quá trình dạy học ở lớp đã đúc rút được một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp và ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài và dạy học trên lớp nên mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề: “Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 3 ở trường Tiểu học".
2. Điểm mới và sự cần thiết chọn sáng kiến CTKT:
Sáng kiến CTKT này chưa có ai nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu là về lĩnh vực CNTT. Sáng kiến CTKT này nhằm giải quyết vấn đề đưa CNTT vào d¹y häc góp phần thực hiện kế hoạch đẩy mạnh CNTT giai đoạn 2015 – 2020.
Hiện nay không chỉ ngành giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật đều triển khai, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý và triển khai hiệu quả công việc bằng Email điện tử và đăng tải công khai thông tin trên website.
 Đối với cán bộ giáo viên và nhân viên rất cần thiết sử dụng hộp thư điện tử, website để cập nhật thông tin từ các cấp quản lý; Cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường, các bộ phận, tổ chøc có liên quan.
 3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến CTKT:
-Thời gian nghiên cứu áp dụng bắt đầu từ năm học 2014 - 2015 tại trường Tiểu học.
-Đề tài đề cập đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán lớp 3
PHẦN NỘI DUNG
Thực trạng
 Do sự nhận thức của một bộ phận GV còn hạn chế về vai trò của CNTT nên ngại áp dụng, không vượt qua được những khó khăn bước đầu. Một số giáo viên nhà trường chỉ thấy mặt trái của CNTT, thấy một số hiện tượng tiêu cực của giới trẻ trong xã hội là đổ lỗi cho CNTT.
 Đội ngũ giáo viên: Đa số là giáo viên có tuổi đời cao nên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế, do không thường xuyên rèn luyện, không tranh thủ thời gian để học tập nâng cao tay nghề, hoặc do điều kiện không có máy để rèn luyện. Một số người sử dụng máy do thiếu kiến thức bảo quản máy nên chất lượng máy tính và các thiết bị nhanh xuống cấp, hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức và kĩ năng vận dụng về môn Toán theo hình thức phỏng vấn và làm bài trên giấy khi học sinh chưa được học các tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin. Kết quả như sau:
Lớp 3B có 32 học sinh.
- Làm toán nhanh: 	 8/32: Tỷ lệ: 25%
- Làm toán còn chậm:	 14/32	 Tỷ lệ: 44%
- Chưa biết làm toán: 	 10/32 Tỷ lệ: 31%
Với một thực trạng như thế việc đưa CNTT vào dạy học toán không chỉ là một nhu cầu tất yếu mà còn bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chất lượng dạy học trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của giáo dục và đào tạo.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, là người giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3 tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và dạy học môn Toán lớp 3 nói riêng nhằm đưa chất lượng dạy học của lớp, của nhà trường ngày một đi lên thể hiện bằng các biện pháp sau:
 2. Một Số giải pháp nhằm ứng dụng CNTT vào dạy học toán lớp 3.
Giải pháp 1; Thiết kế bài dạy phù hợp theo ý tưởng.
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài học nêu ra để thiết kế bài dạy theo ý tưởng của mình, phù hợp với thực tế lớp học giúp học sinh tiếp thu bài nhanh hơn.
 Ví dụ 1: Bài toàn giải bằng hai phép tính (sách giáo khoa trang 50).
Trong phần giải toán về “Bài toán giải bằng hai phép tính” chiếm một phần tương đối lớn trong chương trình Toán 3. Để hình thành cho các về cách giải và cách trình bày bài giải bằng hai phép tính ngay từ tiết đầu tiên không dễ. Nên từ hình vẽ trong sách giáo khoa GV có thể thiết kế các hình ảnh động để cho HS quan sát, để HS dễ hình dung, dễ nhận ra bản chất của bài toán:
Hình ảnh 1: Hàng trên có 3 cái kèn.
Hình ảnh 2: Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn (5 cái kèn). 
Slide minh hoạ:
Qua quan sát một cách trực tiếp hình ảnh động, âm thanh vui nhộn học sinh thấy ngay được là muốn tìm số kèn hàng dưới thì ta phải vận dụng cách giải của bài toán “nhiều hơn”, từ đó HS có thể dễ dàng tìm được số kèn ở hai hàng. 
Ví dụ 2: Bài Giảm đi một số lần (sách giáo khoa trang 37).
Để HS biết cách thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán. Ngay ở ví dụ để hình thành kiến thức, thay bằng việc cho HS quan sát ở sách giáo khoa, GV sẽ cho xây dựng Slide hình ảnh động:
Hình ảnh 1: Hàng trên có 6 con gà.
Hình ảnh 2: Hàng dưới có 2 con gà.
Slide minh hoạ: 
Qua quan sát những hình ảnh động trên màn hình HS sẽ dễ hình dung, đặt được bài toán phù hợp với tranh, từ đó các em không những biết cách giảm một số đi một số lần mà còn phân biệt rõ giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị.
Giải pháp 2: Đưa hình ảnh động, âm thanh vào Slide để cho bài dạy phong phú.
Đối với loại bài luyện tập thực hành, nếu để nguyên các bài toán theo sách giáo khoa thì chỉ là những con số và chữ viết... nên tôi đã sưu tầm tranh ảnh để minh họa cho học sinh quan sát từ đó giải toán đúng, nhanh và hiểu được thực tế cuộc sống thông qua bài học.
Ví dụ: Luyện tập (sách giáo khoa trang 32).
Bài tập 3: trang 32 (Mỗi lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bao nhiêu bông hoa?).
Giải pháp 3: Tạo các Slide trò chơi để giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa.
Đối với một số bài tập ở sách giáo khoa tôi đưa về hình thức trò chơi để giúp các em hứng thú khi học.
Ví dụ: Bài tập 2 Trang 39 (Toán 3): Trò chơi này tôi sử dụng phần mềm Violet cùng với những chiếc thẻ từ một mặt có ghi các chữ cái a,b,c,d , mặt kia ghi các số 1,2,3,4 cho học sinh chơi dưới dạng bài tập trắc nghiệm.
- Phần thứ nhất trong trò chơi là phép tính a của bài tập 2: Tìm m, biết 12 : m = 2 (trang 39). Với bài tập này tôi đưa ra 3 đáp án (1 đáp án đúng và 2 đáp án sai). Đầu tiên tôi giới thiệu cách chơi cho học sinh biết: m có 3 đáp án trong đó có 1 đáp án đúng và 2 đáp án sai, học sinh tìm ra đáp án nào đúng thì giơ thẻ có chữ cái ở trước đáp án đó. Tôi cho học sinh suy nghĩ trong vòng 1 phút rồi gõ hiệu lệnh cho HS giơ thẻ. Sau khi học sinh giơ thẻ tôi kiểm tra kết quả (hoặc cho 1 học sinh lên kiểm tra kết quả): Tích vào 1 trong 3 đáp án rồi kích chuột vào chỗ kết quả. Nếu tích vào đáp án đúng thì trên màn hình sẽ hiện lên dòng chữ: “Hoan hô bạn đã làm đúng” và kèm theo tiếng vỗ tay trên loa, bông hoa thì cười rất tươi. Còn nếu tích vào đáp án sai thì trên màn hình sẽ hiện lên dòng chữ “Rất tiếc bạn đã làm sai” và bông hoa thì ủ rũ. Nếu muốn tích vào đáp án khác thì kích chuột vào chữ làm lại, rồi làm như trên.
m
m
m
m
m
+ Tương tự cách làm như trên, tôi tổ chức cho các em chơi tiếp các bài tập b,c,d còn lại.
	- Khi chơi trò chơi này tôi thấy học sinh rất thích, tìm kết quả nhanh, đúng, rất ít học sinh tìm sai. Những học sinh tìm kết quả sai là do nhầm lẫn. Sau khi kiểm tra kết quả có thể cho học sinh nhận xét: Nêu cách làm hoặc nêu lí do vì sao bạn tìm kết quả sai.
	- Ở 2 phép tính a và d của bài tập 2 khi đưa vào trò chơi số chia chưa biết không ghi chữ x như trong đề bài, mà dùng chữ m và n thay thế để từ đó nhấn mạnh cho học sinh biết dù số chia được biểu thị là chữ cái nào thì cách tìm số chia vẫn không thay đổi. Để phần trò chơi luôn hấp dẫn trong các tiết học tôi có thể đổi tên trò chơi; “Thử tài đoán nhanh” hoặc “Thi nêu đúng, nêu nhanh?”...
Giải pháp 4: Kết hợp với giáo viên Tin học và Âm nhạc làm việc nhịp nhàng.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi thường xuyên đề xuất những khó khăn trong quá trình thực hiện (chọn và đưa ra những bài dạy cần sử dụng máy và những nội dung nào khó khi vào Slide) từ đó kết hợp với giáo viên Âm nhạc để đưa vào bài dạy những âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với các em hàng ngày như tiếng ô tô, tiếng chim hót, tiếng vịt bơi
Âm thanh là cần thiết nhưng hình ảnh động cũng quan trọng không kém. Vì vậy chúng tôi đã phối kết hợp với giáo viên tin học xây dựng bài dạy sao cho có hình ảnh động (phông, nền, hiệu ứng...) phù hợp giúp học sinh tri giác cụ thể, trọng tâm. Vì vậy trong quá trình thiết kế bài dạy chúng tôi cùng nhau bàn bạc để đưa ra những hình ảnh và âm thanh phù hợp với nội dung kiến thức của bài học.
Biện pháp 4: Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân để khắc phục được những tình huống do sự cố máy móc khi dạy.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân tôi luôn nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và trực tiếp học hỏi những người có kinh nghiệm trong soạn bài trên máy.
Ví dụ: Khi chẳng may bấm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách nào? Hay chọn phông, nền, kiểu bay, hiệu ứng như thế nào là phù hợp? Giáo án đã hoàn thiện muốn thêm chữ để minh họa thì làm như thế nào ?...
Giải pháp 5: Dạy ứng dụng công nghệ thông tin giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng Toán.
* Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được không ít thời gian cho rất nhiều thao tác, từ việc kẻ vẽ hình hay hình thành một số kiến thức về phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên hay các dạng toán giải. Thông qua việc bấm phím, di chuyển chuột, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng cần thiết của bài dạy.
Ví dụ: Bài “Phép nhân 7”
 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trên màn hình để lập bảng nhân 7
Hình ảnh 1: Một tấm bìa có 7 chấm tròn: 7 chấm tròn được lấy 1 lần. (HS lập được phép nhân: 7 x 1 = 7) 
Hình ảnh 2: Hai tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn xuất hiện. (tương tự lập phép nhân: 7 x 2 = 14)
Hình ảnh 3: Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn xuất hiện: (tương tự lập phép nhân: 7 x 3 = 21).
 Gải pháp 6. Các điều kiện tối thiểu trong soạn bài vào Slide.
1. Cần chọn phông chữ, màu chữ, phông nền, màu nền cho phù hợp. Không nên chọn màu sắc tối, nhợt nhạt sẽ không gây được sự chú ý của học sinh. Không nên chọn màu sắc quá lòe loẹt, hoặc quá nhiều màu sắc trong một Slide nhìn sẽ rối mắt.
2. Chỉ đưa những kiến thức trọng tâm của bài vào Slide.
3. Những kiến thức cần nhấn mạnh thì nên chọn hiệu ứng đổi màu hoặc gạch chân chứ không nên chọn hiệu ứng quá sinh động làm cho học sinh chỉ chú ý xem các hiệu ứng không chú ý đến kiến thức của bài.
4. Hiệu ứng chuyển trang cũng nên chọn hiệu ứng phù hợp, không nên chọn hiệu ứng quá nhanh hay quá chậm hoặc quá sống động ảnh hưởng đến sự tập trung vào bài học của học sinh.
5. Khi sử dụng phần mềm Violet cần chọn bài toán phù hợp với nội dung kiến thức của bài để học sinh chơi trò chơi. Không nên chọn bài quá khó, bởi vì phần trò chơi này học sinh làm bài tập trắc nghiệm trong thời gian ngắn. Đề bài nên thiết kế ở phần mềm Microsoft Office... chọn màu cho phù hợp, chụp ảnh rồi mới đưa vào Violet. Bởi phần mềm Violet phông chữ nhỏ, chỉ có màu đen. 
 3. Kết quả đạt được.
Qua quá trình thực hiện dạy toán lớp 3B, thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin học tụi đó thu được kết quả sau:
Tổng số học sinh: 32
- Làm toán nhanh, đúng
- Làm toán đúng.
- Làm toán chậm.
- Chưa biết làm toán.
23/32
7/32
2/32
0/32
71,8%
22%
6,2%
0%
- Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng toán lớp 3 có ứng dụng CNTT đạt kết quả cao hơn so với việc dạy học truyền thống bằng tranh ảnh không có ứng dụng CNTT. Tôi thấy rằng các biện pháp áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học Toán 3 đó trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà các em học tập phấn khởi hơn, đạt chất lượng thực sự.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận: 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục - đào tạo là một yêu cầu cấp thiết của chiến lược phát triển giáo dục của Đảng ta.
Dạy học bằng công nghệ thông tin tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên:
- Tiết kiệm được một số thao tác viết và nói để giáo viên có thời gian hướng dẫn, kiểm tra nhiều hơn. 
- Nội dung dạy học, khối lượng thông tin cần truyền đạt tới học sinh được ghi vào các đĩa gọn nhẹ nên mỗi giáo viên có thể dễ dàng có trong tay phương tiện để mình tự chủ động thực hiện phương pháp dạy học tích cực ở bất kì nơi nào có máy tính.
- Với học sinh, việc sử dụng đồ dùng hiện đại sẽ thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập, giúp các em tự tin hơn khi tiếp thu các kiến thức, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo một cách phong phú và đa dạng, tạo nguồn cảm hứng, sự say mê học tập của học sinh.
- Việc thiết kế bài dạy của giáo viên được đầu tư nhiều về thời gian, về suy nghĩ, về kiến thức, về lựa chọn các hình ảnh phù hợp cho bài dạy.
- Kỹ thuật thao tác của giáo viên phải tuân thủ thao tác kĩ thuật của công nghệ máy tính chứ không thể tùy tiện. 
- Người giáo viên phải biết sử dụng máy tính cũng như sử dụng máy chiếu với các thao tác thành thạo để có thể thực hiện chủ động CNTT vào các hoạt động dạy học.
- Phải phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên Tin học và Âm nhạc để xây dựng ý tưởng của bài dạy. 
Nền giáo dục với vị trí là quốc sách hàng đầu, đảm bảo mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Con đường cơ bản đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ con người có đủ bản lĩnh để đưa dân tộc ta vượt qua những nguy cơ tụt hậu trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay là vấn đề bức thiết và quan trọng, để có được chất lượng giáo dục thực sự hơn ai hết người làm công tác giáo dục cần phải thực hiện đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, vận dụng phương tiện, đồ dùng dạy học hiện có và làm thêm một số đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện địa phương. Phải biết thực hiện đổi mới phương pháp bằng các phương tiện dạy học hiện đại như vận dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án và dạy học trên lớp, từ đó giúp học sinh hứng thú hơn trong học toán và các môn học khác.
Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng CNTT vào dạy Toán lớp 3. Bước đầu đưa ứng dụng CNTT vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả đưa lại rất cao. Những tiết dạy có sử dụng CNTT gây hứng thú cho học sinh học tập, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước chứ không thể đến giờ lên lớp mới chuẩn bị. Bởi vậy, đòi hỏi người giáo viên luôn dành nhiều thời gian cho công việc nghiên cứu và soạn bài.
2. Kiến nghị: 
Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nói chung, chất lượng dạy học trong trường Tiểu học nói riêng, đồng thời để biện pháp mà đề tài đề xuất có điều kiện thực hiện rộng rãi và khả thi, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
1. Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho giáo dục tiểu học nguồn kinh phí, trang cấp thêm một số máy tính, máy chiếu ... để giáo viên thường xuyên được dạy bằng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học.
2. Phòng Giáo dục - Đào tạo: Sở Giáo dục - Đào tạo:
- Có biện pháp chỉ đạo sát sao hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT dạy học trong trường tiểu học.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong dạy học để chúng tôi có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ.
- Cung ứng thêm một số tài liệu có liên quan đến CNTT và sử dụng CNTT vào giảng dạy để GV tiện nghiên cứu. 
- Tạo mọi điều kiện để các trường trong huyện, tỉnh có thể trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong dạy học, tạo sự liên thông giáo dục trong hệ thống các trường tiểu học.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện có hiệu quả “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Toán”, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được đưa vào thực hiện có hiệu quả cao.
Xin chân thành cảm ơn! 
	Thái Thủy, ngày 15 tháng 5 năm 2015
	ý kiến 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghị quyết TƯ V khoá VIII.
2. Văn kiện đại hội X của Đảng.
3. Luật Giáo dục.
4. Điều lệ trường tiểu học
5. Bộ GD&ĐT: Chỉ thị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.
6. Báo Giáo dục và thời đại.
7. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học.
8. Sách Toán lớp 3.
9. Sách giáo viên Toán lớp 3.
10. Sách thiết kế Toán lớp 3.
11.Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng GD&ĐT.
12. Mạng Internet.
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Phần mở đầu	Trang 1-3
Phần thứ hai: Nội dung đề tài	Trang 4-12
Phần thứ ba: Phần kết luận	Trang 13-15
Tài liệu tham khảo	Trang 16
 Mục lục 	Trang 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_hien_ung_dung_cong_nghe_thong_tin.doc
Sáng Kiến Liên Quan