Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

1- Thực trạng:

1.1- Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của BGH trường và sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận đoàn thể trong nhà trường.

- Trường chỉ còn 1 điểm lẻ nên việc kiểm tra, giám sát cũng thuận lợi và thường xuyên hơn.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường đảm bảo và đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học.

- Đa số cha mẹ HS có quan tâm đến việc học tập của các em.

- Học sinh có đủ SGK và đồ dùng học tập.

- Giáo viên có tay nghề, kiến thức vững vàng, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nên việc truyền đạt kiến thức và giúp đở học sinh còn khó khăn trong học tập cũng được giáo viên thực hiện một cách dễ dàng.

1.2- Khó khăn:

Trường Tiểu học Phong Nam đóng trên địa bàn xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, dân cư sống thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằn chịt, ở một số nơi vẫn chưa có đường lộ, một số học sinh nhà cách trường khá xa. Vì vậy, việc đi lại của các em gặp nhiều khó khăn và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

Là một trường vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, hộ gia đình nghèo và cận nghèo còn nhiều, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, có nhiều em phải phụ giúp cha mẹ đi làm thuê, làm việc nhà. Vì thế việc học sinh dành thời gian học ở nhà là rất ít. Một số HS lười, chán học, chưa có ý thức trong học tập, khả năng chú ý và tập trung vào nội dung bài học của HS không bền. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em, dẫn đến tình trạng học yếu kém.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện tốt công tác hướng dẫn học sinh tự học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
“THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN HỌC SINH 
TỰ HỌC Ở NHÀ”
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua tình hình học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học là nổi lo và bức xúc của ngành Giáo dục nói chung, của nhà trường nói riêng. Học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học và hoạt động giáo dục còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại trà, ảnh hưởng đến công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường.
Học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân học sinh không có ý thức tự học hay chưa biết cách tự học ở nhà. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp mới có thể khắc phục triệt để tình trạng học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học. Đồng thời nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn đến cuối năm của nhà trường.
Hiện nay đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện sâu rộng trong trường học, nhằm phát huy tính sang tạo, chủ động của học sinh, giúp học sinh phát huy tính tự học của bản thân. Phát huy khả năng tự học của các em vừa là mục tiêu, vừa là phương pháp giáo dục, vừa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
Để quá trình tự học ở nhà của học sinh được diễn ra đều đặng và có hiệu quả thì mỗi thầy cô giáo phải biết cách hướng dẫn và phối hợp với gia đình cùng hướng dẫn để tạo cho học sinh những động lực, sự say mê hứng thú trong tự học ở nhà.
Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B, là lớp học sinh có trình độ Trung bình. Trong đó có số học sinh thường xuyên không thuộc bài, không làm bài tập và không nghiên cứu bài trước ở nhà nên dẫn đến tình trạng học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học.
II- NỘI DUNG:
1- Thực trạng:
1.1- Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của BGH trường và sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận đoàn thể trong nhà trường.
- Trường chỉ còn 1 điểm lẻ nên việc kiểm tra, giám sát cũng thuận lợi và thường xuyên hơn.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường đảm bảo và đáp ứng yêu cầu cho việc dạy và học.
- Đa số cha mẹ HS có quan tâm đến việc học tập của các em.
- Học sinh có đủ SGK và đồ dùng học tập.
- Giáo viên có tay nghề, kiến thức vững vàng, nhiệt tình và tâm huyết với nghề nên việc truyền đạt kiến thức và giúp đở học sinh còn khó khăn trong học tập cũng được giáo viên thực hiện một cách dễ dàng.
1.2- Khó khăn:
Trường Tiểu học Phong Nam đóng trên địa bàn xã Phong Tân, thị xã Giá Rai, dân cư sống thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằn chịt, ở một số nơi vẫn chưa có đường lộ, một số học sinh nhà cách trường khá xa. Vì vậy, việc đi lại của các em gặp nhiều khó khăn và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. 
Là một trường vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, hộ gia đình nghèo và cận nghèo còn nhiều, cha mẹ ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, có nhiều em phải phụ giúp cha mẹ đi làm thuê, làm việc nhà. Vì thế việc học sinh dành thời gian học ở nhà là rất ít. Một số HS lười, chán học, chưa có ý thức trong học tập, khả năng chú ý và tập trung vào nội dung bài học của HS không bền. Điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em, dẫn đến tình trạng học yếu kém.
2- Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
2.1- Giáo dục ý thức tự học cho học sinh
- Tự học trên lớp: Hướng dẫn học sinh biết mạnh dạn trong phát biểu xây dựng bài, biết tự thắc mắc qua các bài học. Gợi ý, tạo điều kiện cho các em nêu những thắc mắc qua các bài học, qua những kiến thức mới mà các em chưa nắm rõ. Hướng dẫn các em tự tìm tòi, tự giải đáp những chỗ chưa hiểu, chưa chắt chắn để trao đổi ở nhóm hoặc hỏi lại thầy cô.
- Tự học ở nhà: Giáo viên hệ thống lại kiến thức, nội dung bài học trên lớp để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Giáo viên phải thường xuyên động viên khuyến khích học sinh tự giác học tập, không áp đặt gò ép học sinh. Việc chuẩn bị tốt bài học ở nhà sẽ giúp cho các em hứng thú, tự tin hơn trong các giờ học trên lớp.
2.2- Thời gian và địa điểm học 
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết lập thời gian biểu cho việc tự học tập ở nhà. Giáo viên kiểm tra, khảo sát sơ lược thời gian biểu của các em và từ đó giáo viên sẽ gợi ý, định hướng thêm để các em lập được một thời gian học tập phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình của từng em.
- Ví dụ: 
+ Buổi sáng 5 giờ thức dậy tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, ăn điểm tâm, xem lại bài và chuẩn bị đi học.
+ Buổi trưa nghỉ ngơi thư giản, giải trí, sau đó học bài, làm bài tập và chuẩn bị đi học buổi chiều.
+ Buổi tối từ 18 giờ đến 19 giờ 30 phút, học sinh học bài và làm bài tập, sau đó nghỉ ngơi, giải trí và đi ngũ đúng giờ quy định.
- Giáo viên cần nhắc nhở học sinh thực hiện tốt phong trào “Tiếng kẻng học bài”, đúng giờ quy định thì học sinh phải ngồi vào bàn học.
- Hướng dẫn học sinh chọn địa điểm học phù hợp. Góc học tập của học sinh phải được đặt nơi thoáng mát và đủ ánh sáng, tránh xa nguồn âm thanh ồn ào.
2.3- Hướng dẫn học sinh cách nghiên cứu bài trước ở nhà 
Hướng dẫn các em tạo thói quen ngồi vào bàn học đúng theo thời gian biểu mà các em đã lập. Các em có thể tự học thêm mỗi lúc rảnh rỗi. Khi ngồi vào bàn học trước tiên các em phải soạn đúng thời khóa biểu các môn cần học. Sau đó hệ thống lại kiến thức mà các em đã được học ở nhà trường, từ đó các em sẽ ôn tập lại và mở rộng thêm. Giáo viên phải có phương pháp gợi mở, hướng dẫn và động viên để tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú trong việc tự học, tự rèn luyện, ham thích tìm tòi học hỏi cùng phát huy thêm khả năng sáng tạo của các em. Giáo viên cần có những phương pháp hướng dẫn các em khi tự học, giúp các em biết nắm lại kiến thức và thực hành theo hệ thống từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Từ đó giúp các em hứng thú, năng động, tự tin và tích cực trong các tiết học ở lớp.
Giáo viên định hướng cho học sinh tự tìm ra kiến thức bằng các công cụ tự học như sách, báo, mạng Internet,... .Sách, báo cũng là một công cụ thiết yếu để tự học suốt đời. Giáo viên hướng dẫn học sinh phải biết tự học ở mọi lúc, mọi nơi. Nghĩa là học sinh biết tận dụng những lúc rảnh rỗi để tự học hoặc tự học trong lúc nghỉ mát, dạo chơi,.
Giáo viên cần giúp cho học sinh thoát khỏi lối học thụ động, đơn giản là đến lớp nghe giảng, về nhà làm bài, học thuộc bàiKiên trì giúp học sinh có thói quen tự đọc sách báo, hứng thú tra từ điển, học qua các phương tiện nghe nhìn, qua các trang mạng,.. Phải bằng mọi cách tự mình tìm ra kiến thức, khám phá cái mới, cái chưa biết bằng hành động và suy nghĩ của chính mình. 
Hướng dẫn học sinh học qua việc làm tốt của người thật, việc thật, người tốt, việc tốt mà các em được nghe, được thấy trong đời sống thực tế hay học những điều tốt của người xưa trong lịch sử, nhân vật trong truyện.. 
2.4- Phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ học sinh 
Để quá trình tự học ở nhà của học sinh được diễn ra liên tục, có hiệu quả giáo viên cần liên hệ, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Cần có kế hoạch cụ thể về việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và thông qua kế hoạch đến với phụ huynh trong các buổi họp cha mẹ học sinh. Yêu cầu phụ huynh tạo góc học tập phù hợp cho con em mình, tạo điều kiện để các em ngồi học đúng giờ. Góc học tập cần đảm bảo điều kiện để các em học tập tốt. Giáo viên cần có những phương pháp hướng dẫn để phụ huynh biết cách nhắc nhở con em tự học một cách hợp lý, đúng theo thời gian biểu, không quá áp đặt hay gò ép. Phải thường xuyên khuyến khích để các em có tinh thần tự giác, có hứng thú trong học tập. Giúp phụ huynh hiểu được tự học không chỉ là các em phải ngồi học một mình thì mới gọi là tự học, mà tự học còn là tính tự giác, tự tìm tòi, là sự cố gắng nỗ lực của các em đôi khi cũng cần có sự trợ giúp của người lớn.
Ngoài việc hướng dẫn, triển khai trong các buổi họp CMHS giáo viên còn phải liên hệ thường xuyên với gia đình để phối hợp CMHS nhắc nhở, quản lý, kiểm tra việc tự học tập của các em ở nhà. Yêu cầu phụ huynh hạn chế cho học sinh làm việc nhà vì ảnh hưởng đến thời gian học của các em.
2.5- Công tác kiểm tra của giáo viên
Giáo viên cần thường xuyên kiểm tra bài cũ của học sinh. Bởi vì có kiểm tra thì học sinh mới học bài. Hàng ngày giáo viên nên giao việc về nhà để học sinh thực hiện và kiểm tra thường xuyên.
Giáo viên sử dụng 15 phút đầu giờ để phân công tổ trưởng, lớp trưởng kiểm tra về việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của học sinh và kiểm tra việc học bài và làm bài của học sinh. Vào đầu mỗi tiết học, giáo viên kiểm tra bài cũ và kiểm tra phần việc đã giao về nhà xem học sinh có thực hiện không.
Giáo viên tuyên dương trước lớp những học sinh đã chuẩn bị bài tốt ở nhà và nhắc nhỡ những học sinh chưa làm tốt để học sinh tích cực hơn trong học tập.
3- Kết quả đạt được:
Từ các biện pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà nêu trên mà lớp tôi đã có sự tiến bộ hơn so với trước, cụ thể như sau:
MÔN
Điểm
THỜI ĐIỂM 
SO SÁNH (%)
GHI
CHÚ
Giữa HKI (2018 – 2019)
Cuối HKII 
(2018 – 2019)
(2) và (1)
(1)
(2)
Tăng
(%) 
Giảm
(%)
SL
%
SL
%
TIẾNG VIỆT
9 - 10
1
4.8
3
14.3
9.5
7 - 8
14
66.7
14
66.7
0
0
5 - 6
5
23.8
4
19.0
4.8
Dưới 5
1
4.8
0
0
4.8
TOÁN
9 - 10
2
9.5
10
47.6
38.1
7 - 8
9
42.9
7
33.3
9.6
5 - 6
6
28.6
4
19.0
9.6
Dưới 5
4
19.0
0
0
19.0
4- Khã năng ứng dụng của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được triển khai đến toàn thể các thành viên trong tổ chuyên môn Bốn – Năm và đã được các thành viên áp dụng một cách có hiệu quả, đến cuối năm chất lượng của các lớp được nâng lên rỏ rệt và học sinh hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học đều đạt 100 %. Sáng kiến này được trình lên Ban lãnh đạo nhà trường xem xét và sẻ nhân rộng ra toàn đơn vị trong thời gian tới.
III- KẾT LUẬN:
1- Hiệu quả của việc ứng dụng sáng kiến:
 	Qua thời gian thực hiện biện pháp nói trên đối với học sinh lớp đã bước đầu có những chuyển biến rõ rệt và đạt được một số kết quả như sau:
 	Số học sinh đạt điểm 9 – 10 ở hai môn Tiếng Việt và Toán đều tăng, số học sinh đạt điểm 5 – 6 và điểm dưới 5 ở hai môn Tiếng Việt và Toán đều giảm cuối năm so với đầu năm. Đặc biệt số học sinh có điểm kiểm tra dưới 5 và số lượng học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học của lớp giảm 100 %. Số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học đến cuối năm đạt 100 %.
Có được kết quả như vậy là một quá trình kiên trì rèn luyện cho HS của bản thân tôi trong thời gian qua. Tuy kết quả còn ở mức độ khiêm tốn nhưng nó cũng góp phần đưa chất lượng lớp tôi lên đáng kể, tạo được nhiều tình cảm và uy tín cho phụ huynh học sinh và đặc biệt là gây được hứng thú học tập ở các em, khuyến khích được các em yêu thích học và vươn lên trong học tập .
2- Kết luận:
Việc tự học của học sinh bao giờ cũng phải có sự hướng dẫn tự học của thầy cô giáo, có thể kết hợp với sự hỗ trợ của cha mẹ các em. Bởi các em đang ở lứa tuổi ham chơi hơn ham học, ý thức học tập ở các em chưa cao. 
Hướng dẫn học sinh tự học cần lưu ý đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi các em, không được thoát ly trình độ hiểu biết, sự suy nghĩ của các em. Nếu giáo viên đưa ra yêu cầu quá cao thì học sinh sẽ chán và thiếu tự tin vào bản thân; nếu giáo viên đưa ra yêu cầu quá thấp thì học sinh sẽ cảm thấy thiếu hứng thú học tập. Chính vì thế GV phải bám sát chương trình SGK, bài học ở lớp. 
Học sinh cần rèn luyện cho bản thân tinh thần tự học, kĩ năng tự học. Các em không chỉ thực hiện việc tự học ở cấp Tiểu học hay Trung học mà việc tự học cần phải được rèn luyện suốt đời, rèn luyện đến mức nhuần nhuyễn thì mới có thể cập nhật được tri thức ở thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. 
Dạy học sinh tự học cần tôn trọng quyền cơ bản tự phát triển, tự thể hiện, tự khẳng định mình của trẻ, giáo viên không nên thể hiện thái độ quyền uy, mệnh lệnh, cưỡng ép, gò bó, áp đặt, kìm hãm sáng kiến của học sinhPhương pháp dạy học “ Thầy dạy- trò ghi nhớ”, áp đặt kiến thức có sẵn cho học sinh, học sinh thụ động tiếp thu và ghi nhớ lời thầy không phù hợp trong việc giúp học sinh tự học. Về bản thân người giáo viên phải thực sự có lòng yêu nghề và tình thương đối với học sinh. Chính tình yêu thương của mình sẽ giúp cho người giáo viên suy nghĩ tìm tòi, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, lựa chọn những cách thức phù hợp với từng đối tượng học sinh trong việc giúp các em tự học, tự tìm ra kiến thức. 
Công tác giáo dục là sự nghiệp chung của mỗi người chúng ta. Làm thế nào để góp một phần nhỏ bé công sức của mình trong việc “trồng người” là điều mà thầy, cô giáo luôn hướng tới. Bởi “Dạy học là một nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý”. 
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã rút tỉa được từ nhiều năm qua. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, thiếu sót. Rất mong Hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến. 
 Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG
Phong Tân, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Người viết
Lê Minh Khải
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP 
THỊ XÃ
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG NAM
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới:	 	............./ 30 điểm
- Tính hiệu quả:	 	............./ 35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiển: 	 ............/ 20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao:	............./ 10 điểm
- Hình thức: 	 	 	............./ 05 điểm
Tổng điểm: 	 	 	............./ 100 điểm
 Phong Tân, ngày........tháng........năm 2019
 CHỦ TỊCH HĐKH
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
ĐƠN VỊ: PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TX GIÁ RAI
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới:	 	............./ 30 điểm
- Tính hiệu quả:	 	............./ 35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiển: 	............/ 20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao:	............./ 10 điểm
- Hình thức: 	 	 	 ............./ 05 điểm
Tổng điểm: 	 	 	............./ 100 điểm
 Giá Rai, ngày........tháng........năm 2019
 CHỦ TỊCH HĐKH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
(Theo Quy định được ban hành Quyết định số 9447/QĐ-HĐTĐKT ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thị xã ban hành Quy định Xét công nhận sáng kiến, giải pháp trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu)
Họ tên người chấm điểm: ..
Chức vụ trong Hội đồng: 
Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: 
Tác giả/nhóm tác giả: 
STT
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Điểm chuẩn
1
Tính mới
(30 điểm)
Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất mới
Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm mới, những chủ trương, chính sách mới.
 /20 điểm
 /10 điểm
2
Tính hiệu quả
(35 điểm)
Đem lại hiệu quả trong công tác
Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí
 /25 điểm
 /10 điểm
3
Tính ứng dụng
(20 điểm)
Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiển (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng để làm căn cứ tính điểm)
 /20 điểm
4
Phù hợp với nhiệm vụ được giao
(10 điểm)
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được 10 điểm.
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì được 5 điểm.
- Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm.
 /10 điểm
5
Hình thức
(5 điểm)
Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác.
 /5 điểm
Tổng cộng
 /100 điểm
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_hien_tot_cong_tac_huong_dan_hoc_s.doc
Sáng Kiến Liên Quan