Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện hoạt động khởi động bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh

THỰC TRẠNG

Số lớp giảng dạy là 3, với tổng số học sinh là 129 em.

Để tạo được hứng thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay nhất là tổ chức được những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược các hoạt động có tính thi đua.

1. Thuận lợi:

Các hình thức và thủ thuật khởi động bài học thường chiếm thời gian ngắn, khoảng từ 5 đến 7 phút nhưng vô cùng quan trọng. Các hoạt động này nhằm một số mục đích sau:

- Ổn định lớp, cho phép học sinh có thời gian để thích nghi với bài học mới.

- Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.

- Gây hứng thú cho bài học mới.

- Giúp học sinh liên hệ những nội dung bài đã học với bài học mới.

- Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới.

- Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.

- Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.

2. Khó khăn:

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp nên tôi phát hiện những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp, cụ thể là:

- Trong các tiết dạy, đôi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động bài học mà đi thẳng vào nội dung bài.

- Chưa lựa chọn các nội dung phù hợp với khả năng của học sinh.

- Học sinh chưa tích cực, hăng hái trong học tập.

- Hoc sinh còn lo sợ môn học.

- Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng bộ.

- Không khí trong giờ học còn căng thẳng.

Do đó, cần tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Cần biết dẫn dắt để học sinh luôn luôn tìm thấy cái mới, Phát huy tính tích cực của từng học sinh, tạo cho các em tính độc lập, sáng tạo trong học tập.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực hiện hoạt động khởi động bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP 
Thực hiện hoạt động khởi động bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh 
 Bùi Thị Thúy Phượng
 Giáo viên trường THCS Phong Phú
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài, khởi động bài học là một hoạt động có thể giúp học sinh thêm phấn chấn tập trung nhiều hơn cho nội dung bài hoc. Khởi động tốt mỗi tiết dạy giúp giáo viên ổn định được lớp, kiểm tra, ôn tập lại bài cũ. Đồng thời cũng giúp học hăng hái trong học tập, chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới. cũng như góp phần vào việc nâng cao chất lượng công tác giảng dạy trong nhà trường.
II. THỰC TRẠNG
Số lớp giảng dạy là 3, với tổng số học sinh là 129 em. 
Để tạo được hứng thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay nhất là tổ chức được những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược các hoạt động có tính thi đua.
1. Thuận lợi:
Các hình thức và thủ thuật khởi động bài học thường chiếm thời gian ngắn, khoảng từ 5 đến 7 phút nhưng vô cùng quan trọng. Các hoạt động này nhằm một số mục đích sau:
- Ổn định lớp, cho phép học sinh có thời gian để thích nghi với bài học mới.
- Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.
- Gây hứng thú cho bài học mới.
- Giúp học sinh liên hệ những nội dung bài đã học với bài học mới.
- Chuẩn bị về kiến thức cần cho bài học mới.
- Tạo tình huống, tạo ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
- Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho một hoạt động giao tiếp kế tiếp.
2. Khó khăn:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp nên tôi phát hiện những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp, cụ thể là:
- Trong các tiết dạy, đôi khi giáo viên bỏ qua phần khởi động bài học mà đi thẳng vào nội dung bài.
- Chưa lựa chọn các nội dung phù hợp với khả năng của học sinh.
- Học sinh chưa tích cực, hăng hái trong học tập.
- Hoc sinh còn lo sợ môn học.
- Mức độ tiếp thu bài của học sinh không đồng bộ.
- Không khí trong giờ học còn căng thẳng.
Do đó, cần tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Cần biết dẫn dắt để học sinh luôn luôn tìm thấy cái mới, Phát huy tính tích cực của từng học sinh, tạo cho các em tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Tuỳ theo mục đích và đặc thù của giờ dạy, đồng thời tuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp. Giáo viên có thể rút kinh nghiệm và thay đổi thủ thuật hoạt động sau khi đã dạy qua một lớp để tạo được tính tích cực cho hoạt động cao hơn.
1. Các thủ thuật có thể chia thành 3 dạng:
GUESSING TOPIC: Đây là hình thức hoạt động nhằm đoán ra chủ đề bài học, giáo viên có thể dùng nhiều thủ thuật khác nhau để giúp học sinh đoán ra đúng chủ đề của bài học: Hangman, 
Jumbled words, Guessing topic, Guessing picture, Guessing words, Shark attack ...
FINDING INFORMATION: Các hình thức hoạt động này nhằm giúp học sinh vừa ổn định lớp, tập trung chú ý, gây hứng thú nhưng vẫn có thông tin cần thiết để vào bài học mới: Brainstorm, Networks, Lucky number, Chatting, Kim’s game ...
Vd: chủ điểm bài học 8 “Celebrations”
	Tet	 Christmas
Celebrations
 Mother’s Day
	Woman’s Day
REMIND KNOWLEDGE: Các hoạt động ở phần này nhằm tạo môi trường thuận lợi cho học sinh vừa nhớ lại kiến thức củ vừa có được tâm lí thoải mái cho bài học mới: Bingo, Noughts and crosses, Matching, Crossword puzzle. Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng nhiều thủ thuật khác như: What and where, slap the board, rubout and remember, survey, snakes and ladders, true/ false statement, picture drill, ordering, pelmanism, mappled dialogue, gap fill, listen and draw, find someone who, dictation, chain game,  để khởi động bi học cho phù hợp với khả năng và đặc điểm tâm lí của từng khối lớp học.
Khi tiến hành hoạt động khởi động bài học giáo viên cần chú ý một số điểm sau:
- Có thể sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
- Cần tạo cơ hội cho học sinh hỏi lại giáo viên hoặc hỏi lẫn nhau để gây hứng thú.
- Cho các em hoạt động cặp, nhóm, tạo môi trường thi đua để các em tích cực hoạt động.
- Luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp. 
- Cần chú ý thay đổi hình thức khởi động để gây hứng thú cho học sinh.
- Những hoạt động khó đòi hỏi cần có nhiều kiến thức ngôn ngữ, giáo viên nên gợi ý cho các em cụ thể, chú ý có đủ các kiến thức khó và dễ để từng đối tượng học sinh đều tích cực tham gia. Quan tâm giúp đỡ số học sinh yếu kém tham gia vào các hoạt động.
2. Áp dụng thực tế
2.1. Tiếng Anh 9: Unit 2, lesson 1
Matching:
Đối với tiết học này giáo viên có thể dùng các tranh có sẵn ở sách giáo khoa hoặc tranh rời thể hiện trước lớp để mô tả các trang phục trong tranh. Tuy nhiên, các từ chỉ trang phục này có nhiều từ mới vì vậy giáo viên cần có hoạt động MATCHING để học sinh nắm vững tên từng loại quần áo.
Giáo viên treo các bức tranh lên bảng và chia lớp thành 4 nhóm.
Pictures
Traditional customes
A
B
C
D
E
F
Ao dai
Kimono
Kilt (váy của người miền núi)
Veil (mạng che mặt)
Sari
Cowboy 
Học sinh làm việc theo nhóm kết hợp tranh với trang phục cho phù hợp, rồi ghi kết quả lên bảng.
Giáo viên sửa và chấm điểm cho từng nhóm và tuyên dương các nhóm có kết quả đúng nhiều nhất.
Sau đó học sinh sử dụng tranh, làm việc theo cặp, hỏi và trả lời câu hỏi.
Where does she/he come from? - Why do you know where she/he comes from? 
The answer:
1. She comes from Japan. She is wearing a Kimono.
2. She comes from Viet Nam. She is wearing Ao dai.
3. He comes from Scotland. He is wearing a kilt.
4. She comes from India. She is wearing a sari.
5. He comes from the USA. He is wearing the Cowboy.
6. She comes from (Saudi) Arabia. She is wearing a Veil.
Chatting:
Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
- How many people are there in the pictures?
- Do you know where they come from? why?
- Look at picture a). What is she wearing? Where does she come?
- Look at picture b). What is she wearing? Where does she come?
- Look at picture c). What is he wearing? Where does he come?
- .
Học sinh trả lời
- There are six people.
- Yes, I do. Because of their customes.
a. She comes from Japan. She is wearing a Kimono.
b. She comes from Viet Nam. She is wearing Ao dai.
c. He comes from Scotland. He is wearing a kilt.
.
2.2. Tiếng Anh 9: Unit 2, lesson 2 (Speak)
Kim’s game:
 Hình thức hoạt động của thủ thuật này nhằm ôn lại cho học sinh vốn từ để nói về các loại quần áo mặc trong các dịp đặc biệt và thường ngày.
Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh
Giáo viên cho học sinh xem tranh về quần áo trong thời gian 20 giây rồi cất chúng
Học sinh của mỗi nhóm viết tên các quần áo mà họ đã xem trong tranh
Đội nào viết đủ và chính xác thì chiến thắng
Sau hoạt động này giáo viên có thể dẫn ngay vào bài học mới bằng cách đặt câu hỏi cho học sinh nói: 
- Can you tell me name of clothes you have?
- What do you usually wear on the weekend?
- What is your favorite type of clothing?
Noughts and crosses
Giáo viên đưa ra bảng từ, chia lớp thành 2 đội
 shirt x
Jeans o
Skirt 
Blouse 
Pants x
Suit o
Shorts 
Sari 
Skilt x
Ex: Team 1: 
+ S1: I like wearing shirt to school. (x) 
+ S2: I usually wear pants on the weekend. ( x )
Team 2:
+ S1: Jeans are my favorite type of clothing. ( o )
+..........................
Đội nào có 3 (x) hoặc 3 (o)ở hàng ngang, dọc hoặc chéo trước thì sẽ chiến thắng 
2.3. UNIT 8 - LESSON 3 : P. 68, 69
Networks:
Giáo viên đưa ra chủ đề (celebrations), chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
Mỗi đội lên bảng viết tên của các kỳ lễ, (trong thời gian: 1 phút 30 giây)
 TET Teacher’s day
celebrations
Easter day
	 Father’s day
Đội nào viết nhiều từ đúng về chủ đề, thì đội đó chiến thắng.
Qua hoạt động “networks” giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh vào bài mới:
Which celebration do you love best?
Do you love your father?
Have you ever expressed your feelings to your father?
 -> Today we’ll read some feelings to father.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua thời gian thực hiện các biện pháp trên, học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn. Số học sinh yếu kém phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các trò chơi tập thể, các hoạt động cặp nhóm. Mặc dù mức độ tiếp thu bài học của các em học sinh vẫn chưa đồng đều nhưng ở phần khởi động bài học hầu hết các em đều tích cực tham gia không còn phân biệt học sinh yếu, kém hay học sinh khá, giỏi ở bước hoạt động này.
Kết quả học tập của các em học sinh lớp 9A,B,C có tiến bộ rõ rệt, cụ thể như sau:
Giai đoạn
SS
G
%
K
%
Tb
%
Y
%
Kém
%
Cuối HK I 2019-2020
129
22
17.1
37
28.7
56
43.4
14
10.8
Cuối HK I 2020-2021
129
24
18.6
39
30.3
57
44.2
9
6.9
Giai đoạn
SS
G
%
K
%
Tb
%
Y
%
Kém
%
Giữa HK I 2020-2021
129
23
17.8
38
29.5
57
44.2
11
8.5
Cuối HK I 2020-2021
129
24
18.6
39
30.3
57
44.2
9
6.9
Giữa HK II
2020-2021
129
26
20.2
39
30.3
58
44.9
6
4.6
Số học sinh khá, giỏi bộ môn của lớp tăng lên rõ rệt các em tích cực học tập, phát biểu xây dựng bài ở các tiết học tiếng Anh. Số học sinh yếu kém của lớp giảm xuống rõ rệt. Theo mức độ học tập của các em, đến cuối năm học lớp 9 sẽ không có học sinh kém bộ môn. 
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Bước khởi động bài học (warm-up) thực sự là một bước quan trọng để tạo cho học sinh hứng thú học tập và sẵn sàng tâm lí cho bài học mới. 
- Giáo viên cần dành nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu soạn giảng để soạn ra các hình thức và thủ thuật khởi động bài học thật phù hợp với từng nội dung bài học, thích hợp với kỉ năng của từng tiết học yêu cầu. 
- Giáo viên nên có biểu hiện khen ngợi thành tích của các em đồng thời giáo viên cần giáo dục các em tính thi đua lành mạnh, có tinh thần cùng động viên cổ vũ bạn khi bạn đạt thành tích, tránh thi đua dẫn đến ganh đua, ghen ghét, đố kị nhau. 
- Một số trường hợp giáo viên có thể hướng dẫn về nhà cho học sinh chuẩn bị trước để các hình thức và thủ thuật khởi động bài học được tiến hành nhanh, đảm bảo thời gian. 
VI. KIẾN NGHỊ: Không
Người viết
Bùi Thị Thúy Phượng
Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS Phong Phú xác nhận Biện pháp “Thực hiện hoạt động khởi động bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh”, của giáo viên Bùi Thị Thúy Phượng áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Láng Tròn, ngày 06 tháng 3 năm 2021
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Văn Hà

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_hien_hoat_dong_khoi_dong_bai_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan