Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua dạy học Stem - Thiết kế truyện tranh đưa ra những ảnh hưởng của Tin học đối với học sinh

Thực tế tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực HS theo hướng

tiếp cận STEM tại trường THPT

Trong một thập kỷ trở lại đây nghiên cứu về giáo dục STEM đang được rất

nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu và sẽ còn tiếp tục được phát

triển. Hiện nay có một số khuynh hướng nghiên cứu về giáo dục STEM là: Nghiên

cứu về lịch sử, quá trình phát triển, tầm quan trọng của giáo dục STEM; Vai trò và

việc kết hợp Công nghệ và Kĩ thuật trong STEM; Tích hợp giáo dục STEM; Mô

hình và cải tiến mô hình giáo dục STEM, nghề nghiệp STEM, các chương trình

trải nghiệm STEM, phát triển đội ngũ GV, phương pháp giảng dạy STEM

Giáo dục STEM xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010. Từ năm 2012, Bộ Giáo

dục và Đào tạo hàng năm đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải

quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học”, cuộc thi “Dạy học theo8

chủ đề tích hợp dành cho GV trung học” và cuộc thi “Sáng tạo khoa học kĩ thuật”.

Các cuộc thi phù hợp với mục tiêu mà giáo dục STEM hướng tới. Hiện nay Bộ

Giáo dục và Đào tạo cũng đang phối hợp với Hội Đồng Anh triển khai chương

trình thí điểm về giáo dục STEM tại một số trường THCS và THPT.

Sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, theo định hướng giáo dục STEM,

khơi gợi niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tạo hứng thú học tập cho HS. Qua

tiết học báo cáo, HS dễ dàng tiếp thu kiến thức mới, khuyến khích các em vận

dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát huy năng lực học tập tích cực như: Tư duy

phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng phân tích, tổng hợp

Việc vận dụng phương pháp giáo dục STEM vào nhiều môn học, tạo ra sản

phẩm cụ thể, qua đó giúp HS liên hệ kiến thức học được trong nhà trường áp dụng

vào cuộc sống, đồng thời phát triển các kỹ năng, phương pháp làm việc nhóm là

một trong những cách phát triển toàn diện giáo dục.

pdf39 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 8Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thông qua dạy học Stem - Thiết kế truyện tranh đưa ra những ảnh hưởng của Tin học đối với học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên và nhóm bạn. 
d. Cách thức tổ chức hoạt động 
Bước 1. GV cho mỗi nhóm 5 phút báo cáo phương án thiết kế. 
Bước 2. GV yêu cầu các nhóm nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế 
của nhóm bạn. 
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá các bài báo cáo (theo bảng đánh giá). Tổng 
kết, chuẩn hoá các kiến thức liên quan. 
Đại diện GV môn văn nêu một số ý đóng góp về nội dung, câu từ trong cốt 
truyện; 
Đại diện GV môn giáo dục xây dựng một số ý kiến về nội dung thông điệp 
cần đưa ra 
Bước 4. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai thiết kế sản 
phẩm theo bản thiết kế. GV trợ giúp khi HS có nhu cầu trao đổi, tìm thêm lời 
khuyên, tư vấn. 
2.6.4. Hoạt động 4. THIẾT KẾ; THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM (HS tự làm ở nhà 
1 tuần) Trong quá trình HS làm, các phát sinh trong thực tiễn triển khai có thể hỏi 
GV để được gợi ý, tư vấn. 
a. Mục đích hoạt động 
- Các nhóm học sinh căn cứ trên bản thiết kế tối ưu để hoàn thành sản phẩm, 
sẵn sàng cho buổi ra mắt sản phẩm. 
b. Nội dung hoạt động 
- Học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần để thiết kế sản phẩm, 
trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn; Cập nhật minh chứng hoạt động vào hồ sơ 
học tập của nhóm. 
- Thực hiện đánh giá quá trình tham gia, đóng góp của các thành viên trong 
nhóm thông qua Phiếu tự đánh giá các thành viên trong việc hoạt động nhóm. 
Nội dung này được thực hiện như sau: Mỗi thành viên trong nhóm tự đánh 
giá bằng cách cho điểm mình và các thành viên còn lại trong nhóm. Nhóm trưởng 
hoặc nhóm phó chịu trách nhiệm tổng hợp để đưa ra điểm đánh giá trung bình cho 
từng thành viên trong nhóm để nộp lại cho giáo viên vào tiết báo cáo sản phẩm. 
c. Sản phẩm mong đợi 
Một tập truyện tranh hoàn chỉnh với đúng nội dung yêu cầu. 
20 
d. Cách thức tổ chức hoạt động: 
Thời gian Hoạt động của 
giáo viên 
Hoạt động của học 
sinh 
Phương tiện 
1 tuần 
Đôn đốc, nhắc 
nhở và khuyến 
khích, trợ giúp 
học sinh thực hiện 
Học sinh làm việc 
theo nhóm ở nhà, 
dùng phần mềm thích 
hợp để thiết kế và thử 
nghiệm sản phẩm 
theo phương án tối 
ưu đã thống nhất từ 
hoạt động 3 
Máy tính, điện 
thoại và một số 
phần mềm vẽ 
tranh 
2.6.5. Hoạt động 5. TRIỂN LÃM, GIỚI THIỆU SẢN PHẨM (45 phút) 
a. Mục tiêu hoạt động: 
- Tạo điều kiện cho HS triển lãm và báo cáo sản phẩm thiết kế được. 
- Học sinh trình bày giới thiệu sản phẩm. 
b. Nội dung hoạt động: 
- Các nhóm triển lãm tập truyện của mình tại lớp học. 
- Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm 
- Các nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo phiếu đánh giá 
- Các nhóm tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình 
- Các nhóm nộp kết quả đánh giá mức độ hoạt động của các thành viên 
trong nhóm. (Bảng kết quả đánh giá các thành viên trong việc hoạt động 
nhóm được làm trước ở nhà) 
- Giáo viên nhận xét sản phẩm và hoạt động của các nhóm 
- Giáo viên tổng kết kết quả theo phiếu đánh giá của các nhóm 
c. Sản phẩm mong đợi 
- Một quyển truyện có nội dung tuyên truyền tốt về ảnh hưởng của Tin 
học đối với học sinh. 
d. Cách thức tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học 
sinh 
Phương tiện 
 Tổ chức cho HS chuẩn bị và 
trưng bày sản phẩm cùng lúc. 
 Các nhóm trưng bày 
sản phẩm 
Quyển truyện tranh 
đã thiết kế của các 
nhóm 
21 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học 
sinh 
Phương tiện 
Khi các nhóm sẵn sàng, GV 
cho học sinh đại diện các nhóm 
bốc thăm để tiến hành báo cáo 
sản phẩm 
- Các nhóm lần lượt 
trình bày 
- Tất cả Học sinh cùng 
lắng nghe, quan sát. 
Máy tính, máy chiếu 
và phần mềm trình 
chiếu 
- Giáo viên đặt câu hỏi cho bài 
báo cáo. 
 Khuyến khích các nhóm nêu 
câu hỏi cho các nhóm khác 
- Giáo viên yêu cầu HS của 
từng nhóm phân tích về sản 
phẩm của nhóm bạn sau đó 
đánh giá kết quả vào bảng đánh 
giá với các tiêu chí đưa ra ở 
hoạt động 1. 
Các thành viên trong 
mỗi nhóm trao đổi, 
thống nhất tự đánh giá, 
cho điểm nhóm mình và 
nhóm bạn dựa trên bảng 
tiêu chí đánh giá 
Bảng kiểm kết hợp 
tự đánh giá sản 
phẩm nhóm 
 Yêu cầu học sinh nộp bảng 
kiểm kết hợp tự đánh giá sản 
phẩm nhóm và phiếu tự đánh 
giá các thành viên trong việc 
hoạt động nhóm 
Nộp bảng kiểm kết hợp 
tự đánh giá sản phẩm 
nhóm và phiếu tự đánh 
giá các thành viên trong 
việc hoạt động nhóm 
- Bảng kiểm kết hợp 
tự đánh giá sản 
phẩm nhóm 
- Phiếu tự đánh giá 
các thành viên trong 
việc hoạt động 
nhóm 
- Tổng kết chung về hoạt động 
của các nhóm; Hướng dẫn các 
nhóm cập nhật điểm học tập 
của nhóm. 
- GV Tổng kết hoạt động của 
dự án: Các em đã học được 
những kiến thức và kỹ năng 
HS hoàn 
chỉnh thông 
tin trong Hồ 
sơ học tập 
của nhóm 
Hồ sơ học 
tập 
22 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học 
sinh 
Phương tiện 
nào trong quá trình triển khai 
dự án vừa rồi? 
- Điều gì làm em ấn tượng 
nhất/nhớ nhất khi triển khai dự 
án này? 
2.7. Áp dụng dạy học thực nghiệm 
Chủ đề Thiết kế truyện tranh đưa ra ảnh hưởng của Tin học đối với học sinh 
được thực hiện 3 tiết trên lớp 
Tiết 1: Hoạt động 1: Triển khai nội dung - giao nhiệm vụ dự án; thực hiện xác 
định nhu cầu thực tiễn; yêu cầu cần đạt và thực hiện các hoạt động nhóm để đưa ra 
bảng tiêu chí sản phẩm, bảng phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm 
Tiết 2: Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế tập truyện tranh và nội dung 
cốt truyện. 
Tiết 3: Hoạt động 5: Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm. 
Thời gian các nhóm thực hiện (gồm Hoạt động 2 và Hoạt động 4): Tìm hiểu 
kiến thức nền và chuẩn bị bài báo cáo về bản thiết kế sản phẩm; thiết kế và thử 
nghiệm sản phẩm được tiến hành ngoài giờ lên lớp. 
Dưới đây là một số hình ảnh trong quá trình tổ chức dạy học thực nghiệm 
23 
Tiết 1: 
Giáo viên triển khai nhiệm vụ học tập 
Hoạt động nhóm để phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm 
24 
Học sinh hoạt động nhóm để đưa ra bảng tiêu chí đánh giá 
Các nhóm báo cáo, thảo luận bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm 
25 
Giáo viên chuẩn hóa tiêu chí đánh giá 
Tiết 2: Các nhóm báo cáo phương án thiết kế và nội dung cốt truyện 
Nhóm 1: Báo cáo nội dung cốt truyện và phương án thiết kế 
26 
Nhóm 2: Báo cáo nội dung cốt truyện và phương án thiết kế 
Nhóm 3: Báo cáo nội dung cốt tuyện và phương án thiết kế 
27 
Các nhóm nhận xét, góp ý phương án thiết kế 
Giáo viên môn Ngữ văn và môn Giáo dục công dân nhận xét và cho ý kiến 
28 
Tiết 3: Học sinh thuyết trình báo cáo sản phẩm 
Nhóm 1: Thuyết trình sản phẩm của nhóm 
Nhóm 2: Thuyết trình sản phẩm của nhóm 
29 
Nhóm 3: Thuyết trình sản phẩm của nhóm 
Học sinh các nhóm nhận xét, đánh giá 
30 
Các nhóm nộp Bảng kiểm kết hợp tự đánh giá sản phẩm nhóm 
Giáo viên chốt lại kết quả đánh giá 
31 
 Sản phẩm được đánh giá cao nhất (Nhóm 1) 
32 
33 
3. Kết quả thực nghiệm 
3.1. Kết quả khảo sát 
Qua quá trình thực nghiệm dạy học 3 lớp 10A1, 10T1, 10T6, Tôi đã tiến hành khảo 
sát mức độ học tập của các em theo 5 nội dung mỗi nội dung có 3 mức độ đánh giá. 
Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng tổng hợp sau: 
Ký hiệu Tên nội dung khảo sát 
Số h/s 
được 
khảo sát 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng ý 
Không 
đồng ý 
Nội dung 1 
Hướng dẫn cho học sinh 
tự nghiên cứu, tìm tòi 
kiến thức để giải quyết 
vấn đề 
115 90 20 5 
Nội dung 2 
Kích thích học sinh tự 
học và tạo sản phẩm theo 
năng lực 
115 85 30 5 
Nội dung 3 
Học sinh được trình bày, 
thuyết trình sản phẩm của 
nhóm mình, được phép 
phản biện và trả lời phản 
biện, đánh giá lẫn nhau. 
Được hiệu chỉnh, đánh 
giá của giáo viên qua mỗi 
hoạt động 
115 75 37 3 
Nội dung 4 
Nội dung học gắn với liên 
hệ thực tiễn 
115 80 32 3 
Nội dung 5 
Tập truyện tranh đưa ra 
được thông điệp về ảnh 
hưởng của Tin học 
115 85 25 5 
34 
3.2. Kết luận chung về thực nghiệm 
Với kết quả thực nghiệm này, chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn để tin tưởng 
vào khả năng ứng dụng dạy học theo dự án 
Qua thực nghiệm dạy học chúng tôi nhận thấy: 
 - Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn và 
hiệu quả cao hơn, HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt 
hơn. 
- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quan sát, 
phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc độc lập, trình bày một vấn đề trước 
tập thể. 
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung vào 
việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. 
- Kiến thức được cung cấp thêm, bổ sung và làm rõ SGK, đồng thời gắn với 
thực tiễn nhiều hơn. 
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên chúng tôi chưa thực 
hiện thực nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực nghiệm 
chắc chắn chưa phải là tốt nhất. 
Mặc dù vậy, qua thời gian giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc dạy học 
theo định hướng stem lấy các tình huống thực tiễn sẽ phát huy tính tích cực học tập 
của học sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong 
dạy học hiện nay. 
35 
PHẦN 3: KẾT LUẬN 
1. Một số kết luận 
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết xuất phát từ yêu cầu của 
sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó dạy học theo định hướng STEM là một 
trong những hình thức dạy học phát huy được tối đa năng lực cần có của người học 
trong thế kỉ 21. HS được học thông qua thực hành trải nghiệm nên tăng cường tính 
tự học, nâng cao ý thức trách nhiệm và đặc biệt là phát huy sự sáng tạo. 
Dạy học theo định hướng STEM bên cạnh những lợi ích thì vẫn có những 
hạn chế như: Cần có nhiều thời gian để HS làm ra các sản phẩm và kiểm chứng tác 
dụng của sản phẩm. Đòi hỏi phương tiện cơ sở vật chất và tài chính phù hợp. GV 
nhiệt tình, tích cực, có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức dạy học dự án và 
kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo định hướng STEM. 
Qua sáng kiến, tôi đã giúp HS hiểu biết được một số vấn đề liên quan đến 
thực tiễn cuôc sống, cụ thể: Học sinh nắm rõ hơn những ảnh hưởng tích cực và 
tiêu cực của tin học đối với cái nhân các em nói riêng và tất cả mọi người nói 
chung, từ đó cũng tự rút ra cho mình những bài học bổ ích. 
Cũng qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã giúp học sinh rèn luyện được 
những kỹ năng cơ bản như ký năng đánh giá, kĩ năng hợp tác để thành công 
Việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp Tin học, Văn học, giáo 
dục công dân...” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong thực tiễn là việc làm 
hết sức cần thiết. Nhằm tạo ra những con người được phát triển hài hòa về thể chất 
và tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội. Vì vậy, HS không nên học 
lệch, chỉ chú trong vào một số môn nào đó. 
Trong khuôn khổ của SKKN này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp 
và kĩ thuật dạy học tích cực, xây dựng và tổ chức các hoạt động học tập bằng 
phương pháp DHDA theo định hướng STEM để hình thành kiến thức mới cho HS, 
rèn luyện kĩ năng sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình 
học tập và hướng đến phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết. Đồng thời, 
thông qua các hoạt động học tập đã bồi dưỡng niềm tin yêu khoa học, yêu thích sự 
khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ 
được giao. Từ đó nâng cao được chất lượng dạy học, góp phần đổi mới phương 
pháp giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học. 
Trong chỉ thị 16/CT-TTG ngày 04/05/2017 của thủ tướng chính phủ có nội 
dung: Một trong các giải pháp thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam là: “Thay đổi 
mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra 
nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó 
cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học 
(STEM), ngoại ngữ, Tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”. Sáng kiến 
36 
kinh nghiệm của tôi phù hợp với chỉ đạo đó, đóng góp một phần nhỏ bé vào việc 
đổi mới PPDH 
SKKN này có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng và dễ thực thi cho tất cả 
các nhà trường THPT trên phạm vi cả nước đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong 
thời đại hiện nay và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có thể áp dụng cơ sở lý 
luận để triển khai cho các chủ đề khác trong bộ môn hoặc các môn học khác. 
Trên cơ sở đã tổ chức DHDA thành công, chúng tôi rất mong muốn lãnh đạo 
nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để chúng tôi tiếp tục xây 
dựng và thực hiện các dự án dạy học theo định hướng STEM đạt hiệu quả cao hơn. 
Đề tài đã đạt được những mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tuy nhiên với năng 
lực bản thân có hạn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được 
đón nhận những góp ý bổ ích của quý vị giám khảo; bạn bè đồng nghiệp và ban 
nghiệm thu SKKN để đề tài càng có ý nghĩa thiết thực hơn. 
Sự ghi nhận của Ban nghiệm thu đề tài dù ở mức độ nào thì cũng là điều 
đáng quý, đáng trân trọng và khích lệ được tinh thần phấn đấu của chúng tôi nói 
riêng, của những người GV nói chung. Tôi xin gửi tới ban nghiệm thu SKKN, các 
đồng nghiệp góp ý cho bản đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn chân thành nhất. 
2. Một số kiến nghị 
Từ kết quả thu được, tôi nghĩ nên triển khai rộng rãi để các giáo viên học tập 
áp dụng xây dựng chủ đề dạy học stem cho bộ môn của mình. 
Để dạy Tin học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề 
sau: 
+ Đối với mỗi giáo viên dạy môn Tin học ngoài việc tự học, tự nâng cao kiến 
thức chuyên môn còn phải biết kết hợp linh động, thành thạo nhiều phương pháp 
dạy học, phải kiên trì, đầu tư nhiều công sức để tìm hiểu các vấn đề về công nghệ 
thông Tin hiện nay, đặc biệt với phương pháp dạy học theo định hướng stem nằm 
phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Biết vận dụng sáng tạo các phương pháp 
dạy Tin học để có bài giảng thu hút được học sinh để học sinh đam mê và tạo ra 
các sản phẩm gắn thực tiễn. 
+ Đối với nhà trường và các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở 
vật chất, đặc biệt là đầu tư hơn nữa về máy móc, trang thiết bị giảng dạy để hỗ trợ 
tối đa cho giáo viên và học sinh luyện tập trong quá trình lên lớp. 
+ Tích cực học hỏi và tìm hiểu các phương pháp và kỹ thuật dạy học hiệu 
quả thông qua hoạt tổ chức hoạt động. 
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi 
viết, không sao chép nội dung của người khác. 
37 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách Tin học 10 - NXB giáo dục 
2. Chuẩn kiến thức kỹ năng Tin học 10 - NXB giáo dục Việt nam. 
3. Dạy học dự án, dạy học STEM và tiến trình thực hiện, Tạp chí Giáo dục, (157), 
12-14. 
4. Một số sáng kiến kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp. 
5. Thông tin trên mạng internet www.violet.vn; tailieu.vn 
38 
MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................ 1 
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 1 
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2 
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2 
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận .................................................... 2 
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiến ................................................. 2 
4.3. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................ 2 
4.4. Nhóm phương pháp xử lý thông tin .......................................................... 2 
5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 3 
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI ............................................................................ 3 
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài....................................................... 3 
1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3 
1.1. Dạy học định hướng phát triển năng lực ................................................... 3 
1.2. Lý luận về giáo dục Stem .......................................................................... 4 
1.3. Tiến trình tổ chức dạy học bài học STEM ................................................. 6 
1.4. Thiết kế bài học STEM ............................................................................. 6 
2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................... 7 
2.1. Cơ sở dạy học Stem và dạy học dự án ở bậc THPT................................... 7 
2.1.1. Thực tế tổ chức hoạt động dạy học phát triển năng lực HS theo hướng 
tiếp cận STEM tại trường THPT .................................................................. 7 
2.1.2. Cơ sở của việc vận dụng DHDA theo hướng tiếp cận STEM trong dạy 
học. .............................................................................................................. 8 
2.2. Thực trạng dạy và học ở trường ................................................................ 8 
2.2.1. Thực trạng giáo viên trong nhà trường ................................................ 8 
2.2.2. Việc học của học sinh. ........................................................................ 9 
II. Nội dung và phương pháp thực hiện ............................................................... 9 
1. Nội dung: ........................................................................................................... 9 
2. Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 9 
39 
2.1. Lựa chọn chủ đề, nội dung bài dạy học ..................................................... 9 
2.2. Mục tiêu của chủ đề học tập ...................................................................... 9 
2.3. Xác định phương pháp, đồ dùng dạy học .............................................. 100 
2.4. Lập bảng mô tả nội dung dạy học và yêu cầu cần đạt ............................ 100 
2.5. Thiết kế hoạt động chủ đề ..................................................................... 111 
2.5.1. Mô tả chung.................................................................................... 111 
2.5.2. Mô tả cụ thể .................................................................................... 122 
2.6. Tổ chức các hoat động học tập ................................................................ 13 
2.6.1. Hoạt động 1: Triển khai nội dung giao nhiệm vụ dự án .................... 13 
2.6.2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bài báo cáo về 
phương án thiết kế sản phẩm .................................................................... 177 
2.6.3. Hoạt động 3: Báo cáo tiến trình thực hiện dự án .............................. 18 
2.6.4. Hoạt động 4: Thiết kế; thử nghiệm sản phẩm.................................... 19 
2.6.5. Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm ................................... 20 
2.7. Áp dụng dạy học thực nghiệm ................................................................ 22 
3. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 332 
3.1. Kết quả khảo sát ................................................................................... 332 
3.2. Kết luận chung về thực nghiệm ............................................................... 34 
PHẦN 3: KẾT LUẬN....................................................................................... 355 
1. Một số kết luận .............................................................................................. 355 
2. Một số kiến 
nghị..366 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..37 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thong_qua_day_hoc_stem_thiet_ke_truyen.pdf
Sáng Kiến Liên Quan