Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học vô cơ trường Trung học phổ thông theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh

Trong dạy học hóa học cần có sự liên hệ mật thiết giữa nội dung kiến thức hóa học với thế giới tự nhiên và cuộc sống đời thường của con người. Trong một giờ học hóa thông thường giáo viên thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như: Phương pháp thuyết trình (thông báo - tái hiện), phương pháp đàm thoại (hỏi - đáp), phương pháp nghiên cứu. Có không ít giáo viên dạy học theo lối diễn giảng đơn điệu, không đổi mới, không chú ý đến người học và đặc biệt việc sử dụng thí nghiệm trong giờ học rất hạn chế, nếu có thì cũng chỉ là thí nghiệm kiểm chứng một vài tính chất nào đó như: Dùng chỉ thị màu để phân biệt tính axit- bazơ của các chất, hay kim loại tác dụng với dung dịch axit,. Trong giờ học chủ yếu học sinh chỉ ngồi nghe giảng, chấp nhận kiến thức một cách miễn cưỡng mà không được kiểm chứng thực tiễn.

Tuy nhiên, trong thực tế nhiều giáo viên cho rằng cứ sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiên cứu là tích cực nhất và thường sử dụng thí nghiệm theo cách là giáo viên tiến hành thí nghiệm, yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng sau đó yêu cầu giải thích. Quan niệm và tiến trình dạy học như vậy chưa thực sự hiệu quả và không phù hợp với mọi thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu là một phương pháp tích cực nhưng chỉ nên sử dụng với các kiến thức mới, khi học sinh không có khả năng suy luận chắc chắn theo các lí thuyết chung đã học; những trường hợp học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã có để dự đoán thì nên dùng thí nghiệm để kiểm chứng sẽ có tác dụng củng cố, đồng thời dạy cho học sinh phương pháp suy diễn.

Một số ví dụ điển hình như:

+ Khi học về tính axit – bazơ của các chất, để biết được dung dịch NH3 có tính bazo thì học sinh hoặc là được thông báo về tính chất của nó hoặc là nhìn hình vẽ trong sách giáo khoa để lý giải lại kiến thức vừa được học. Như vậy không phát huy được năng lực của học sinh và không gây hứng thú học tập. Muốn học một cách tích cực thì học sinh phải được kiểm chứng cụ thể bằng thí nghiệm và qua đó giải thích được vì sao trong phân tử không có nhóm OH nhưng nó lại là một bazo.

+ Chứng minh tính lưỡng tính của Al(OH)3 học sinh chấp nhận Al(OH)3 tan được trong kiềm nhưng cũng không được kiểm chứng.

+ Khi giảng về cách nhận biết glixerol. Giáo viên giảng khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glixerol tạo thành phức có màu xanh đặc trưng ( xanh thẫm) do sự tạo thành phức đồng (II) glixerat. Nhưng học sinh không hình dung được màu xanh thẫm đó là màu như thế nào? Nó có khác gì so với màu xanh của ion Cu2+ trong dung dịch? Nếu giáo viên chỉ cần cho học sinh quan sát được thí nghiệm trên thì ngay lập tức học sinh thấy được màu xanh thẫm, học sinh sẽ ghi nhớ lại và khi gặp vấn đề tương tự học sinh sẽ nhớ ngay đến kiến thức cũ. Nếu học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và thiếu vững chắc thì các em sẽ rất mơ hồ về các phản ứng và các hiện tượng kèm theo của mỗi phản ứng đó. Mỗi học sinh có một khả năng tưởng tượng khác nhau, do đó nếu giáo viên mô tả hiện tượng bằng lời, mỗi học sinh sẽ hình dung một cách khác nhau và có thể khác xa so với thực tế. Các em sẽ khó hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng hóa học. Học sinh sẽ nhanh quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể. Hình ảnh cụ thể thường dễ nhớ hơn so với ngôn ngữ trừu tượng, đặc biệt là đối với học sinh trung học.

Mặt khác, trong các giờ thực hành giáo viên thường áp dụng các hình thức tổ chức một giờ thực hành Hóa học theo phương pháp: Nghiên cứu nội dung thí nghiệm trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi; quan sát hình ảnh, tranh vẽ, mô hình, sơ đồ.; quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn. học sinh chỉ giống như “ khán giả”. Đa số các em ít khi được tự mình làm thí nghiệm, mà đặc biệt là những thí nghiệm để phát hiện ra cái mới gây hứng thú học tập, phát triển trí tò mò, phát huy năng lực nội tại của bản thân thì hầu như không có. Do điều kiện cụ thể của các trường phổ thông nên giờ thực hành chỉ được tiến hành một cách hình thức và chỉ làm được một số thí nghiệm đơn giản, kết quả thu được chỉ là một tờ giấy tường trình sơ sài. Như vậy hiệu quả của thí nghiệm chưa được phát huy tối đa trong dạy học. Do đó dẫn đến việc học sinh ngại học, sợ học vì có quá nhiều kiến thức lý thuyết cần phải nhớ trong khi đó các em còn phải học rất nhiều môn học khác nữa dẫn đến việc học sinh không có hứng thú với môn học, học để đối phó trong các kì thi và kiểm tra.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng thí nghiệm hóa học vô cơ trường Trung học phổ thông theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học theo lý thuyết và vận dụng trong thực tế cuộc sống.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm hiểu về ăn mòn điện hóa học: HS làm các thí nghiệm về ăn mòn điện hóa học, tự đưa ra các tình huống và giải thích hiện tượng xảy ra. Nêu bản chất, điều kiện của ăn mòn điện hóa học?
So sánh ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học?
 ( Đặc điểm, cơ chế, tốc độ ăn mòn, điều kiện xảy ra ăn mòn)
 Hình 2.5. TN lá kẽm bị ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học
Phương thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh và sản phẩm học sinh
Đánh giá kết quả hoạt động
1.Khái niệm
- Giáo viên hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề: 
Đặt vấn đề và phát hiện vấn đề: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 về ăn mòn điện hóa như sau: ( thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề) để hoàn thành câu hỏi 1 trong phiếu học tập số 2: 
+ Nhúng hai thanh Zn, Cu vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng, quan sát bề mặt của hai thanh kim loại
+ Nối hai thanh Zn và Cu bằng dây dẫn rồi cho đi qua điện kế, quan sát hai thanh kim loại, kim điện kế và nhận xét.
+ HS so sánh hiện tượng của thí nghiệm này với thí nghiệm 1
+ Bọt khí thoát ra ở cả lá Cu, phải chăng lá Cu cũng bị ăn mòn (hay Cu cũng tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng)?
+HS giải thích được hiện tượng trước và sau khi nối 2 thanh kim loại bằng dây dẫn.
- Giáo viên đưa ra tình huống: nếu không có điện kế hoặc bóng đèn thì có thể nhận ra hiện tượng ăn mòn điện hóa trong thí nghiệm trên dựa vào hiện tượng nào?
Sản phẩm học sinh: Các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận để tìm ra hướng giải quyết vấn đề
+ Có chất khí thoát ra trên bề mặt của thanh Zn, thanh Zn mòn dần đi, thanh đồng không có hiện tượng gì.
+ Kim điện kế quay, chứng tỏ có dòng điện chạy qua.
+ Bọt khí thoát ra ở cả hai thanh. Thanh Zn bị mòn dần.
+ Khi chưa nối hai thanh kim loại bằng dây dẫn, đã xảy ra sự ăn mòn hóa học, Zn bị ăn mòn do tương tác: Zn + 2H+ Zn2+ + H2 nên khí thoát ra trên bề mặt thanh Zn. Kim loại Cu đứng sau hidro trong dãy điện hóa nên không phản ứng với axit.
Hình 2.6. Zn bị ăn mòn điện hóa 
+ Khi nối hai thanh kim loại nhúng trong dung dịch chất điện li đã trở thành một pin điện hóa.
+ Tại Zn: Zn nhường e trở thành ion Zn2+ đi vào dung dịch, e do Zn nhường đi theo dây dẫn sang lá Cu, do vậy Zn đóng vai trò cực âm ( anot) cung cấp nguồn electron.
+Thanh Cu chứa các nguồn e đóng vai trò cực dương ( catot). Tại cực Cu, ion H+ trong dung dịch H2SO4 di chuyển về phía thanh Cu nhận e do Zn chuyển sang tạo thành H2 thoát ra theo phương trình : 2H+ + 2e H2
Do vậy trên thanh Cu cũng xuất hiện bọt khí thoát ra
- Học sinh: Có bọt khí xuất hiện trên lá đồng.
- Học sinh: nêu khái niệm.
Ăn mòn điện hoá là quá trình oxi hoá – khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
+ Thông qua quan sát, GV nhắc nhở học sinh làm việc hiệu quả đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập số 2: Dựa vào báo cáo của các nhóm về kết quả của thí nghiệm số 2 giáo viên giúp học sinh tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức
Kết luận vấn đề: Như vậy do tác dụng của dung dịch chất điện li, hai thanh kim loại cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li và được nối với nhau, kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn và tạo nên dòng lectron chuyển từ kim loại hoạt động mạnh hơn (cực âm) sang kim loại hoạt động yếu hơn ( cực dương). Đây là hiện tượng ăn mòn điện hóa. 
2. Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học.
- Giáo viên đặt vấn đề và phát hiện vấn đề: Giáo viên tổ chức thí nghiệm tạo tình huống sau: giáo viên cho học sinh tiến hành 4 thí nghiệm
+ Thí nghiệm 1: Ngâm hai lá Zn tiếp xúc với nhau trong dung dịch H2SO4 loãng
+ Thí nghiệm 2: Thay một lá Zn bằng 1 lá Cu cùng ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng
+ Thí nghiệm 3: Tách lá đồng và lá kẽm ra khỏi nhau
+ Thí nghiệm 4: Lấy lá đồng ra khỏi dung dịch nhưng vẫn tiếp xúc với lá kẽm
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng các thí nghiệm, thảo luận và giải quyết các vấn đề trong phiếu học tập số 2 về các vấn đề sau: 
- Hiện tượng quan sát được chứng tỏ điều gì?
- Khi nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa?
- Giải quyết vấn đề: Học sinh hoạt động nhóm, thông báo kết quả và giải thích thông qua sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Ở thí nghiệm 1: Cả hai lá Zn đều bị ăn mòn hóa học do có sự tương tác trực tiếp của lá Zn với ion H+ trong dung dịch theo phương trình:
Zn + 2H+ Zn2+ + H2 do vậy ở cả hai lá kẽm đều có khí hidro thoát ra
+ Ở thí nghiệm 2: Hai lá kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li, chúng trở thành một cặp pin điện hóa, lá kẽm có tính khử mạnh hơn nên bị ăn mòn điện hóa, bọt khí tập trung xung quanh lá Cu.
+ Ở thí nghiệm 3: Hai thanh kim loại tách rời nhau, không tiếp xúc với nhau nên chỉ có lá Zn bị ăn mòn hóa học có bọt khí xuất hiện trên lá kẽm. lá đồng không có hiện tượng gì.
+ Ở thí nghiệm 4: Chỉ có lá Zn tiếp xúc với dung dịch chất điện li, không thỏa mãn điều kiện của một cặp pin điện hóa do vậy không có dòng điện chạy qua hai lá kim loại vì vậy trong trường hợp này Zn bị ăn mòn hóa học và khí hidro sinh ra tập trung xung quanh lá Zn.
- Học sinh thảo luận nhóm dựa trên kết quả của 4 thí nghiệm vừa làm, rút ra kết luận.
+ Thông qua quan sát, GV nhắc nhở học sinh làm việc hiệu quả đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Dựa vào báo cáo của các nhóm về kết quả của các thí nghiệm giáo viên giúp học sinh tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức
Kết luận vấn đề: Bốn thí nghiệm trên rút ra điều kiện của ăn mòn điện hóa học
* Kết luận chung: Để xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học thì cần ba điều kiện sau:
 + Các điện cực phải khác nhau về bản chất: 
Cực âm
Cực dương
Kim loại mạnh hơn
Kim loại yếu hơn
Kim loại
Phi kim
Kim loại
Hợp chất hóa học
	+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp ( trong hợp kim) hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
	+ Các điện cực cùng tiếp xúc trực tiếp với dung dịch chất điện li.
- Giáo viên chú ý học sinh: Nếu thiếu một trong ba điều kiện trên thì không xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. Phân biệt được ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa trong tự nhiên, tuy nhiên trong thực tế sự ăn mòn kim loại xảy ra phức tạp có thể xảy ra đồng thời cả ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi số 2 trong phiếu học tập số 2 : So sánh ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học?
( Đặc điểm, cơ chế, tốc độ ăn mòn, điều kiện xảy ra ăn mòn)
- Học sinh thảo luận và đưa ra kết quả bằng hiện tượng của thí nghiệm sau:
 Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml dung dịch H2SO4 loãng và hai hạt Zn có kích thước tương đương nhau, thấy khí thoát ra trong hai thí nghiệm là như nhau, sau đó cho vào ống nghiệm 1 một lượng nhỏ dung dịch CuSO4 ( khoảng 4, 5 giọt). Học sinh quan sát thí nghiệm và cho biết:
+ Đã có hiện tượng hóa học nào xảy ra ở hai ống nghiệm lúc đầu?
+ Khi cho thêm dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm 1 thì có hiện tượng gì khác so với ống nghiệm 2?
+ Từ các thí nghiệm đó xác định các dạng ăn mòn xảy ra trong hai ống nghiệm? Giải thích?
- Học sinh thảo luận và giải quyết vấn đề:
	+ Lúc đầu là hiện tượng ăn mòn hóa học
	+ Khi cho CuSO4 vào ống nghiệm 1 thì thấy bọt khí thoát ra nhanh hơn và xuất hiện lớp Cu màu đỏ bám vào bề mặt của thanh Zn do phương trình:
Zn + Cu2+ Cu + Zn2+ 
	+ Kim loại Cu bám trên bề mặt thanh Zn trong dung dịch axit H2SO4 tạo nên những pin điện trong đó Zn là cực âm còn Cu là cực dương, do đó Zn bị phá hủy nhanh hơn, kết quả là Zn bị ăn mòn điện hóa học, khí H2 thoát ra nhanh hơn
Kết luận vấn đề: Tốc độ ăn mòn điện hóa học xảy ra nhanh hơn tốc độ ăn mòn hóa học, do đó sự phá hủy kim loại do ăn mòn điện hóa học gây hậu quả nghiêm trọng và phổ biến hơn ăn mòn hóa học.
- Học sinh đưa ra được bảng so sánh sau:
Phân loại
Ăn mòn hóa học
Ăn mòn điện hóa học
Điều kiện xảy ra ăn mòn
Thường xảy ra ở các thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và các chất khí ở nhệt độ cao. Hay kim loại nguyên chất tác dụng với dung dịch axit, bazo
Thỏa mãn cả 3 điều kiện sau: 
+ Các điện cực phải khác nhau về bản chất: 
+ Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp( trong hợp kim) hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn.
+ Các điện cực cùng tiếp xúc trực tiếp với dung dịch chất điện li.
Cơ chế của sự ăn mòn
Thiết bị bằng kim loại (sắt,) tiếp xúc với hơi nước, khí ( O2, Cl2..) thường xảy ra phản ứng
3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2
Fe + O2 Fe3O4 
- Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2, tạo thành dung dịch chất điện li.
 - Gang có thành phần chính là Fe và C cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số các pin nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.
Tại anot: Fe → Fe2+ + 2e
Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot.
Tại catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hoà tan khí O2, Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu Fe2O3.nH2O.
Bản chất của sự ăn mòn và tốc độ ăn mòn
Là quá trình oxi hóa- khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. Ăn mòn thường xảy ra chậm
Là quá trình oxi hóa- khử ( là sự ăn mòn kim loại) trong đó electron nhường được chuyển gián tiếp qua dây dẫn đến các chất điện li trong môi trường tác dụng và tạo nên dòng điện. Ăn mòn điện hóa học xảy ra nhanh hơn ăn mòn hóa học.
3. Ăn mòn điện hóa học hợp kim sắt trong không khí ẩm.
 Bài tập vận dụng lí thuyết vào giải quyết bài toán thực tế: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu hoàn thành phiếu học tập số 3 trong thời gian 3 phút ( 2 phút hoạt động cá nhân và 1 phút hoạt động nhóm)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Tại sao sự ăn mòn hợp kim của sắt ( Fe-C) trong không khí ẩm là ăn mòn điện hóa học?
Nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt trong không khí ẩm?
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập
 + Trong không khí ẩm, trên bề mặt của gang luôn có một lớp nước rất mỏng đã hoà tan O2 và khí CO2, tạo thành dung dịch chất điện li.
 + Gang có thành phần chính là Fe và C cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số các pin nhỏ mà sắt là anot và cacbon là catot.
 Tại anot: Fe → Fe2+ + 2e
 Các electron được giải phóng chuyển dịch đến catot.
 Tại catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Ion Fe2+ tan vào dung dịch chất điện li có hoà tan khí O2, Tại đây, ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hoá, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá từng nhóm.
Hoạt động 4: (12 phút). Vận dụng và tìm tòi mở rộng.
 1. Mục tiêu hoạt động: Nghiên cứu các biện pháp chống ăn mòn kim loại
 + Xây dựng được các nội dung cần tìm hiểu
 + Thành lập được các nhóm
 + Phổ biến nhiệm vụ cho học sinh
 + Rèn kĩ năng làm việc nhóm
 + Các nhóm xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án
+ Các nhóm phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm video, hình ảnh và số liệu liên quan đến nội dung được phân công
 + Hình thành kĩ năng thu thập thông tin, đóng vai, điều tra thực tế
2. Phương thức tổ chức
* Giáo viên đặt vấn đề: Giáo viên chiếu một số hình ảnh về tác hại của sự ăn mòn kim loại, để học sinh thấy được rằng sự ăn mòn kim loại đã và đang gây tổn thất to lớn về nhiều mặt cho nền kinh tế quốc dân và tác động trực tiếp cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ về vấn đề này giáo viên cho tiến hành triển khai làm một dự án nhỏ. Đó là yêu cầu học sinh tìm hiểu các vấn đề có ý nghĩa với thực tiễn, làm việc theo nhóm để tạo ra sản phẩm có thể trình bày được. Sản phẩm của dự án học tập của học sinh sẽ thể hiện năng lực nhận thức và năng lực sáng tạo của cả nhóm. 
 - Giáo viên chia đều học sinh vào 3 nhóm. Mỗi nhóm làm một nội dung riêng về "Sự ăn mòn kim loại". Cho các nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm.
Nhóm 1
Ảnh hưởng của sự ăn mòn kim loại với cuộc sống sinh hoạt tại địa phương, nêu phương pháp khắc phục.
Nhóm 2
Ảnh hưởng của sự ăn mòn kim loại với nền kinh tế quốc dân, nêu phương pháp khắc phục.
Nhóm 3
Thiết kế nội dung củng cố bài học
- Giáo viên đưa bảng tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo dự án của các nhóm, bảng đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm.
* Học sinh
- Lập kế hoạch thực hiện dự án, xác định mục tiêu dự án, đưa ra câu hỏi định hướng cho các nhóm thực hiện dự án nhỏ. 
 Câu 1: Nguyên nhân các vật dụng làm bằng hợp kim,kim loại bị ăn mòn?
 Câu 2: Trong thực tế các vật dụng làm bằng hợp kim,kim loại đã được bảo vệ như thế nào? Vì sao?
 Câu 3: Đề xuất các biện pháp để chống được hiện tượng ăn mòn kim loại 
- Các nhóm học sinh phân công nhiệm vụ, trao đổi cách thực hiện, thời gian hoàn thành,.... theo Sổ theo dõi dự án và báo cáo giáo viên thường xuyên.
- Các nhóm tự bố trí thời gian họp nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- Biên bản thảo luận họp nhóm được ghi đầy đủ trong Sổ theo dõi dự án.
 Triển khai thực hiện dự án (1 tuần- học sinh đã thực hiện trước đó)
a. Mục tiêu:
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ứng xử giao tiếp khi hoạt động nhóm
 - Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu
 - Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong các hoạt động học tập
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
 - Năng lực thu nhận và xử lí thông tin tổng hợp
 - Năng lực tư duy, Năng lực ngôn ngữ
 - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
b. Cách thức tổ chức hoạt động 
* GV: - Theo dõi học sinh thực hiện, hướng dẫn học sinh, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có). 
* HS: - Các nhóm xây dựng kế hoạch.
- Thực hiện dự án: thu thập thông tin dưới nhiều hình thức và viết báo cáo.
- Trao đổi với giáo viên về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án qua điện thoại, email.
- Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm.
 Kế hoạch thực hiện các công việc
 Thời gian
Công việc
Thứ
2 
Thứ
3
Thứ
4
Thứ
5
Thứ
6
Thứ
7
Tìm kiếm và thu thập tài liệu
x
Tổng hợp kết quả thu được
x
Phân tích và xử lí thông tin
x
Viết báo cáo
X
Thảo luận để hoàn thiện
x
Trình bày sản phẩm
X
 Hoạt động ngoại khóa (1/2 ngày).
- Giáo viên cùng học sinh tham gia ½ ngày đi hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về hiện tượng các vật dụng làm bằng kim loại hoặc hợp kim bị ăn mòn tại địa phương và tìm hiểu nguyên nhân cũng như các biện pháp giải đã làm, từ đó đề xuất thêm các biện pháp mới.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết báo cáo kết quả thu hoạch được sau buổi ngoại khóa làm rõ các nội dung theo bộ câu hỏi định hướng ở tiết trước.
Hoạt động 5: Các nhóm báo cáo kết quả dự án. (45 phút)
Mục tiêu:
Bên cạnh những mục tiêu về kiến thức, thái độ HS cần đạt được:
- Kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ứng xử giao tiếp khi hoạt động nhóm
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích đối chiếu
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự tin trình bày, từng thành viên trình bày trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong các hoạt động học tập
- Trang bị và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học, để giải thích các hiện tượng thực tiễn.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực thu nhận và xử lí thông tin tổng hợp
- Năng lực tư duy, Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
 2. Cách thức tổ chức hoạt động
 * GV:Tổ chức cho các nhóm báo cáo và phát vấn, thời gian mỗi nhóm 9 phút.
* HS: - Các nhóm cử đại diện lên báo cáo sản phẩm dự án của nhóm mình. 
- Trả lời các câu hỏi do nhóm khác và giáo viên phát vấn.
- Lắng nghe các nhóm khác báo cáo và đưa ra các câu hỏi phát vấn.
* GV:	Giáo viên lắng nghe các nhóm báo cáo, nhận xét vào phiếu.
* HS: - Nhận xét về sản phẩm dự án của nhóm mình và các nhóm khác.
- Học sinh đánh giá quá trình thực hiện dự án của nhóm mình và các nhóm khác theo phiếu đánh giá
* Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đưa ra nhận xét sơ bộ. 
* Giáo viên rút kinh nghiệm dựa trên toàn bộ hồ sơ dự án bao gồm: Sổ theo dõi dự án, các phiếu đánh giá chéo các nhóm, phiếu đánh giá cá nhân và các đánh giá trong quá trình học sinh thực hiện dự án .... để chuẩn bị cho các dự án tiếp theo.
 3. Sản phẩm HS: Hoàn thiện các sản phẩm nộp lại cho giáo viên vào tiết học tiếp theo. Bài viết,báo cáo hoặc trình bày powerpoint .
IV. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
4.1. Hình thức đánh giá 
- Đánh giá định tính:
 + Giáo viên đánh giá sơ bộ về hiệu quả của dự án thông qua phiếu phản hồi của học sinh sau khi thực hiện dự án này. 
 + Giáo viên đánh giá so sánh giữa các lớp thực hiện dự án và không thực hiện dự án này qua phiếu điều tra.
 + Giáo viên đánh giá từng thành viên và của các nhóm trong suốt quá trình thực hiện dự án thông qua phỏng vấn, quan sát, theo dõi quá trình thực hiện các công việc của dự án.
- Đánh giá định lượng: Qua các tiêu chí cụ thể và qua bài kiểm tra 15 phút (bài tập trắc nghiệm có các mức độ dễ, trung bình, khó phải vận dụng thực tiễn).
4.2. Công cụ đánh giá bao gồm 
- Bài kiểm tra 15 phút (do giáo viên chấm).
- Bảng các tiêu chí đánh giá cả nhóm (do giáo viên đánh giá).
- Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm (do nhóm trưởng đánh giá).
- Sổ theo dõi dự án (do nhóm trưởng đánh giá chéo nhau)
- Phiếu phản hồi của học sinh sau khi thực hiện dự án (giáo viên tổng hợp)
Đề kiểm tra trắc nghiệm
Mức độ biết
Câu 1: Tên hợp kim thường dùng làm nguyên liệu để sản xuất xoong, nồi,bệ máy ?
A. Gang.            B. Thép.                    C. Duyra.               D.inox .
Câu 2: Kim loại cơ bản trong hợp kim Duyra?
 A. Fe.                B. Al.                  C. Cu.                     D. Zn.
Câu 3: Sắt tây là sắt được tráng bởi kim loại nào?
 A. Thiếc.                B. Kẽm.            C. Sắt.                D. Bạc.
Mức độ hiểu
Câu 4: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: 
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.                    B. 2.                       C. 4.                     D. 3.
Câu 5: Cặp kim loại Al – Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào là chính? 
A. Fe bị ăn mòn điện hoá B. Al bị ăn mòn điện hoá 
C. Al bị ăn mòn hoá học 	 D. Al, Fe bị ăn mòn hoá học
Mức độ vận dụng thấp
Câu 6: Nhúng một lá kẽm vào dung dịch FeSO4, sau một thời gian lấy lá kẽm ra cân thấy nhẹ hơn so với ban đầu 0,54 g. Khối lượng sắt bám vào lá kẽm là:
	A. 3,90g.	B. 3,36g. 	C. 3,24g.	D. 5,60g.
Câu 7: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
Kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.   
Sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.    
Sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.
Câu 8: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn –Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
     A. I, II và III.        B. I, II và IV.        C. I, III và IV.      D. II, III và IV.
Câu 9:  Biết rằng ion Pb2+  trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì:
Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.                 
   B. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.
Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.  
Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.
Mức độ vận dụng cao
Câu 10: Tiến hành 3 thí nghiệm với 3 đinh sắt như nhau ngâm trong nước muối rót từ cùng một cốc.
Cốc 1
Cốc 3
Dây kẽm
Cốc 2
Dây đồng
Đinh sắt trong cốc nào bị ăn mòn nhanh hơn?
A. Cốc 1 B. Cốc 2 C. Cốc 3 D. Cốc 2 và cốc 3

File đính kèm:

  • docHLA( Hằng -Hóa) 2008.doc
Sáng Kiến Liên Quan