Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí Lớp 12 (Ban cơ bản)

1.5.3. Vai trò của phiếu học tập

- Cung cấp thông tin và sự kiện: Phiếu học tập chứa đựng thông tin, dữ liệu, sự kiện hoặc dùng làm cơ sở cho một hoạt động nhận thức nào đó.

- Phiếu học tập còn là công cụ hoạt động và giao tiếp: Phiếu học tập chứa đựng các câu hỏi và bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề để yêu cầu học sinh giải quyết, hoặc thực hiện kèm theo những hướng dẫn cách làm

- Việc sử dụng phiếu học tập đã giúp đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên từ trình bày, giảng giải sang hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo học sinh. Mọi học sinh được tham gia hoạt động tích cực, không còn hiện tượng thụ động nghe giảng nữa.Việc sử dụng phiếu học tập sẽ giúp cho việc tổ chức hoạt động nhóm dễ dàng và hiệu quả hơn.

- Phiếu học tập là một biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ học sinh trong việc tự chiếm lĩnh tri thức. Nó có tác dụng định hướng cho học sinh nắm bắt nội dung kiến thức, nội dung nào là trọng tâm? Học sinh sẽ biết mình phải học những nội dung nào trước, nội dung nào sau.

- Thông qua việc hoàn thiện phiếu học tập, học sinh có thể tự đánh giá mình, tạo được hứng thú trong giờ học. Qua đó giáo viên có thể nắm bắt nhanh chóng trình độ, khả năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh phương pháp giúp tăng hiệu quả dạy học.

- Việc sử dụng phiếu học tập trong giờ học còn giúp giáo viên nghiên cứu bài học kĩ hơn, tự tin vào bài giảng của mình.

1.5.4. Thực trạng thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí.

Phiếu học tập là một phương tiện dạy học rất hữu ích trong quá trình học tập của học sinh. Trong quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn Địa lí nói riêng, đa số các giáo viên đã thiết kế và sử dụng phiếu học tập để giúp học sinh tìm hiểu kiến thức đồng thời củng cố, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Tuy nhiên tần suất sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy còn rất ít. Giáo viên thiết kế và sử dụng phiếu học tập chủ yếu để cho HS tìm hiểu kiến thức mới. Thậm chí giáo viên chỉ sử dụng phiếu học tập khi đó là các tiết dự giờ thao giảng, kiểm tra, đánh giá đã có kế hoạch trước. Việc xây dựng và sử dụng phiếu học tập chưa phù hợp, chưa phát huy hết tác dụng của phiếu học tập.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí. Bên cạnh đó thì nguyên nhân cơ bản nhất là việc thiết kế phiếu học tập mất khá nhiều thời gian và kèm theo cả chi phí in ấn. Việc tổ chức các hoạt động học tập khi sử dụng phiếu học tập cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn để có thể hỗ trợ học sinh.

 

docx86 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 3767 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy môn Địa lí Lớp 12 (Ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa
2. Kĩ năng
- Biết phân tích biểu đồ khí hậu
- Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu
- Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu đối với sản xuất ở nước ta.
3. Định hướng phát triển năng lực học sinh
	Năng lực tư duy lãnh thổ, phân tích biểu đồ, bản đồ, giao tiếp, hợp tác...
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- Bản đồ khí hậu Việt Nam.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Atlat Việt Nam.
- SGK Địa lí 12.
- Giấy A0, bút màu
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ sơ đồ, bản đồ.
- Kĩ thuật khăn trải bàn
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Trả bài kiểm tra 
	Nhận xét về kiến thức và kĩ năng của học sinh
3. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi: Các em cho biết Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Vì sao miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh? Vì sao nước ta không bị khô hạn giống như các nước có cùng vĩ độ ở khu vực Bắc Phi và khu vực Tây Nam Á.
- Bước 2: Học sinh thực hiện và ghi ra giấy, chuẩn bị báo cáo trước lớp.
- Bước 3: Giáo viên gọi 01 học sinh báo cáo, các học sinh khác nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: Giáo viên sử dụng nội dung kiến thức học sinh trả lời để tạo ra các tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho HS
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Dựa vào SGK mục 1.a – trang 40 và quan sát bản đồ khí hậu trên Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy nêu biểu hiện về tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý sau:
- Tổng bức xạ 	
- Cân bằng bức xạ	
- Nhiệt độ trung bình năm	
 - Tổng số giờ nắng	
- Nguyên nhân:	
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cao kết quả
HS thực hiện theo kiểu tiếp sức, GV treo nhiệm vụ lên bảng, mỗi thành viên sẽ hoàn thiện một thông tin.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
GV chốt kiến thức
Mở rộng
- Em hãy giải thích vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn 200C? 
 Đà Lạt thuộc cao nguyên Lâm Viên, sự phân hoá nhiệt độ theo độ cao làm nhiệt độ trung bình của Đà Lạt chỉ đạt 18,30C 
Nhiệt độ còn có sự phân hóa theo thời gian. GV hướng dẫn HS phân tích Atlat Địa lí Việt Nam – Bản đồ khí hậu.
Tích hợp: Tìm hiểu địa lí địa phương. Sự phân hóa khí hậu ở tỉnh Vĩnh Phúc (Tam Đảo)
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất ẩm
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
Đọc SGK và kết hợp quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm, hãy nhận xét và giải thích về lượng mưa và độ ẩm của nước ta?
Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo nhiệm vụ
GV gọi 1 HS trình bày, các HS khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: GV đánh giá, chốt kiến thức
 Biển Đông cung cấp lượng ẩm lớn. Sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới cùng với tác động của bão đã gây mưa lớn ởû nước ta, ngoài ra tác động của gió mùa, đặc biệt là gió mùa mùa hạ cũng mang đến cho nước ta một lượng mưa lớn. Chính vì vậy so với các nước khác nằm cùng vĩ độ, nước ta có lượng mưa lớn hơn. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều những khu vực đón gió có lượng mưa rất nhiều.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất gió mùa
Nội dung 1
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ cho HS
GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết Việt Nam nằm trong vành đai gió nào? Gió thổi từ đâu tới đâu, hướng gió thổi ở nước ta? .
- Gió mậu dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về Xích Đạo
GV: Sự chênh lệch nhiệt độ của lục địa Á- Âu rộng lớn với đại dương TBD và AĐD đã hình thành nên các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa, lấn át ảnh hưởng của gió mậu dịch, hình thành chế độ gió mùa đặc biệt của nước ta.
GV cho HS nghe 1 đoạn video được thiết kế từ 1 HS trong lớp về gió mùa mùa đông. Sau đó yêu cầu HS trình bày về gió mùa mùa đông theo dàn ý của phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
HS theo dõi 1 đoạn video về gió mùa mùa đông và hoàn thiện phiếu học tập sau: 
Hình thức: Nhóm trình bày sản phẩm trên giấy A0
Thời gian: 5 phút
Gió mùa mùa đông
- Nguồn gốc: 	
- Hướng gió	
- Thời gian hoạt động:	
- Tính chất:	
- Phạm vi hoạt động: 	
4 nhóm trình bày sản phẩm trên giấy A0 theo kĩ thuật khăn trải bàn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó thảo luận, thống nhất ý kiến chung của cả nhóm.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Đàm thoại mở rộng
CH: Tại sao cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng?
CH: Tại sao khu vực ven biển miền Trung có kiểu thời tiết nóng, khô vào đầu mùa hạ?
CH: Sự hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân mùa khí hậu của các khu vực nước ta?
Nội dung 2: Tìm hiểu về gió mùa mùa hạ
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
Trình bày về gió mùa mùa hạ
Bước 2: Thuyết trình về sản phẩm đã được chuẩn bị trước.
Bước 3: Nhận xét, đánh giá
Tích hợp
- Môn vật lí: Giải thích sự hoạt động của gió phơn ở nước ta.
- Môn văn học: 
“ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây. Bên nắng đốt, bên mưa quây”.
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Biểu hiện:
+ Hằng năm nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn.
+ Tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao (trên 200C), vượt tiêu chuẩn nhiệt đới. Cán cân bức xạ nhiệt luôn dương.
+ Tổng số giờ nắng: 1400 -3000h/năm.
- Nguyên nhân: do nước ta nằmg trong khu vực nội chí tuyến BCB. Mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa trung bình 1500 - 2000 mm/năm
- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương
- Nguyên nhân: Do các khối khí đi qua Biển Đông.
c) Gió mùa
* Gió mùa mùa đông
- Thời gian: từ tháng XI - tháng IV năm sau
- Hướng: Đông Bắc
- Nguồn gốc: cao áp Xibia
- Tính chất:
+ Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+ Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm; gây mưa phùn ở vùng ven biển và ĐBSH, BTB
+ Chỉ tác động từng đợt, tạo nên một mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh, nhiệt độ < 180C
- Phạm vi tác động: phía Bắc dãy Bạch Mã
* Gió mùa mùa hạ
- Thời gian: từ tháng V - tháng X
- Nguồn gốc, tính chất
+ Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương di chuyển vào nước ta theo hướng tây nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng gây hiệu ứng phơn cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.
+ Vào giữa và cuối mùa hạ: gió từ áp cao cận chí tuyến NBC thổi vào nước ta theo hướng tây nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả hai miền Bắc và Nam, mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Riêng Bắc Bộ gió mùa mùa hạ có hướng đông nam.
- Hệ quả của hoạt động gió mùa đối với sự phân chia mùa khí hậu:
+ Miền Bắc: 2 mùa (đông, hạ)
+ Miền Nam: 2 mùa rõ rệt (mưa, khô)
+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
Hoạt động 5: Củng cố, đánh giá
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
Hãy hoàn thành bảng thông tin sau về gió mùa mùa hạ ở nước ta.
Hướng gió
Nguồn gốc
Phạm vi hoạt động
Thời gian hoạt động
Ảnh hưởng
Tây Nam
Tây Nam
- Bước 2: HS sử dụng kiến thức đã học để hoàn thiện.
- Bước 3: GV yêu cầu HS trình bày, các HS khác nhận xét, đánh giá.
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Hướng gió
Nguồn gốc
Phạm vi hoạt động
Thời gian hoạt động
Ảnh hưởng
Tây Nam
Cao áp Bắc Ấn Độ Dương
Cả nước
Đầu mùa hạ
Gây mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên, nhưng tạo hiệu ứng phơn cho ven biển Trung Bộ và phía Nam Tây Bắc.
Tây Nam
Áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu
Cả nước
Giữa và cuối mùa hạ
Gây mưa lớn ở Nam Bộ và Tây Nguyên, sau đó kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả hai miền Bắc, Nam, mưa vào tháng 9 cho ven biển Trung Bộ.
Hoạt động 6: Vận dụng: Làm bài tập số 2 – Trang 44 SGK (Làm ở nhà)
3.2. Một số hình ảnh hoạt động dạy – học và sản phẩm của học sinh
3.2. Một số hình ảnh hoạt động dạy – học và sản phẩm của học sinh
3.2. Một số hình ảnh hoạt động dạy – học và sản phẩm của học sinh
3.3. Kết quả thực nghiệm
	Sau khi dạy bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có sử dụng phiếu học tập (lớp 12A10) và bằng phương pháp truyền thống ở lớp đối chứng (12A6), hai lớp có học lực tương đương, tôi tiến hành khảo sát khảo sát hứng thú và đánh giá kết quả học tập (điểm số) của HS.
- Về kết quả học tập:
Xếp loại điểm
Lớp thực nghiệm (12A10)
Lớp đối chứng
(12A6)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
Giỏi (8 - 10 điểm)
25
69,4
15
41,7
Khá (6,5 - 7,9 điểm)
6
16,7
10
27,8
Trung bình (5,0 - 6,4 điểm)
5
13,9
10
27,8
Yếu (3,5 - 4,9 điểm)
0
0
1
2,7
Kết quả kiểm tra cho thấy:
+ Tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở lớp 12A10 là 69,4% cao hơn 27,7% so với lớp 12A6.
+ Tỉ lệ HS đạt điểm khá ở lớp 12A10 là 16,7% thấp hơn 11,1% so với lớp 12A6. 
+ Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở lớp 12A10 0 % là thấp hơn so 2,7 % so với lớp 12A6 
Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, ở lớp thực nghiệm (12A10) có 86,1 % HS đạt điểm khá, giỏi cao hơn hẳn so với tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi của lớp 12A6 (69,5%). Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng. 
- Về thái độ: 99,2% HS lớp 12A10 cho biết thực sự hứng thú với tiết học có sử dụng phiếu học tập. Trong giờ học, HS tích cực tìm tòi, suy nghĩ để trả lời câu hỏi trên phiếu bài tập, tự tin khi phát biểu, trình bày ý kiến của mình và sôi nổi trong phần thảo luận.
3.4. Kết luận và kiến nghị
* Kết luận
Sử dụng phiếu học tập trong dạy HS học đang là phương pháp được đánh giá cao trong việc phát triển năng lực cho HS. Phương pháp này không chỉ cung cấp cho HS lượng tri thức tiếp cận cần thiết mà còn hình thành nhiều kĩ năng, kĩ xảo nhạy bén. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng phương pháp này chưa phổ biến rộng rãi và chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi người sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy phải vững vàng về chuyên môn, thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và các kĩ năng sư phạm cần thiết.
* Kiến nghị
Nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình giảng dạy như bổ sung tài tiệu dạy học, thiết bị (máy tính, máy chiếu), giấy A0, bảng phụ, có thể hỗ trợ cho GV trong việc in phiếu học tập cho HS để việc sử dụng phương pháp dạy học bằng phiếu học tập mang lại hiệu quả cao hơn.
* Về khả năng áp dụng của sáng kiến
	- Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại lớp 12A10 trường THPT A và đã nâng cao khả năng sử dụng phiếu học tập trong dạy và học. Đề tài còn góp phần phát triển năng lực tự học, chủ động, sáng tạo, hợp tác nhóm cho HS. 
	- Đề tài có tính khả thi, có thể áp dụng rộng rãi trong chương trình Địa lí tại các trường THPT. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng phiếu học tập kết hợp linh hoạt với nhiều phương pháp dạy học khác sẽ tạo hứng thú trong giờ học, phát huy tính chủ động của HS sẽ giúp HS ghi nhớ bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn tập và củng cố kiến thức.
	- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho GV.
8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không
9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
	- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: phiếu học tập có thể áp dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế phiếu học tập trên giấy A4, A3, A0, bìa, bảng phụ, hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm. Đối với các phòng học có máy chiếu thì việc sử dụng phiếu học tập càng mang lại hiệu quả cao hơn.
 - Về tài liệu: cần bổ sung thêm các tài liệu tham khảo, sách báo, sách chuyên ngành. giúp GV và HS thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin.
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải bao quát được tình hình lớp học, nắm được khả năng tiếp thu, hiệu quả làm việc của từng đối tượng HS để có hướng điều chỉnh kịp thời. 
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LẦN ĐẦU, KỂ CẢ ÁP DỤNG THỬ (NẾU CÓ) THEO CÁC NỘI DUNG SAU:
- Giúp HS định hướng giải quyết vấn đề, ghi nhớ và ôn tập kiến thức một cách sáng tạo, dễ dàng hơn nhiều so với phương pháp ghi nhớ truyền thống. 
- Giúp GV áp dụng vào công tác giảng dạy: bước đầu tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức dạy học bằng phiếu học tập. Từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động học tập của HS.	
10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ:
* Đối với giáo viên:
- Bồi dưỡng chuyên môn
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm 
- Phát triển năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy.
* Đối với học sinh:
- Tích cực, chủ động trong học tập.
- Tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
- Tăng khả năng ghi nhớ, ôn tập, củng cố kiến thức nhanh hơn.
- Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. 
10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN:
* Đối với giáo viên:
- Bồi dưỡng chuyên môn 
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
- Phát triển năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy.
* Đối với học sinh:
- Tích cực, chủ động trong học tập.
- Tự tin khi thuyết trình trước đám đông.
- Tăng khả năng ghi nhớ, ôn tập, củng cố kiến thức nhanh hơn.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày ngắn gọn, đầy đủ, đúng trọng tâm cho HS.
- Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, hợp tác, giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. 
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC /CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU 
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
HS lớp 12A10
Trường THPT Hai Bà Trưng
Môn Địa lí 12
2
Đinh Thị Thảo
GV trường THPT Xuân Hòa - Phúc Yên – Vĩnh Phúc
Môn Địa lí 12
......., ngày.....tháng......năm..
Thủ trưởng đơn vị/
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
........ngày.....tháng......năm......
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
Phúc Yên, ngày 22 tháng 12 năm 2019
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tạ Thị Thanh Hà
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Ma trận đề kiểm tra 15 phút
(Sử dụng để đánh giá kết quả sau thực nghiệm)
Chủ đề/Nội dung
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
3 câu
2 câu
3 câu
2 câu
10 câu
Tổng điểm
3 điểm
2 điểm
3 điểm
2 điểm
10 điểm
Phụ lục 2: Đề kiểm tra 15 phút
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
MÔN: ĐỊA LÍ 12
NĂM HỌC: 2018 - 2019
Họ và tên học sinh:.......................................................Lớp..............................
Câu 1. Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta có đặc điểm nhiệt đới gió mùa là
A. vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á và tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
B. nước ta ở trong vùng nội chí tuyến, nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, tiếp giáp Biển Đông rộng lớn. 
C. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa Châu Á.
D. trong năm Mặt Trời hai lần đi qua thiên đỉnh và vị trí nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn.
Câu 2. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở
A. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
B. hàng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.
C. trong năm, Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
D. trong năm, Mặt Trời hai lần lên thiên đỉnh.
Câu 3. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc (trừ các vùng núi cao) đều lớn hơn
A. 200C.	B. 210C.	C. 220C.	D. 230C.
Câu 4. Gió thổi từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương vào nước ta là
A. gió mùa tây nam.	B. gió mùa Đông Bắc.	
C. gió tây nam.	D. Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 5. Vào nửa sau mùa đông, miền Bắc nước ta có thời tiết lạnh ẩm và mưa phùn là do
A. khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta.
B. địa hình ở Trung du - miền núi Bắc Bộ.
C. khối khí lạnh di chuyển qua lục địa Trung Hoa.
D. địa hình nước ta 3/4 là đồi núi.
Câu 6. Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do
A. gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng thổi và tính chất.
B. Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át.
C. Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc.
D. frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục.
Câu 7. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi
A. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua các dãy núi Tây Bắc.
Câu 8. Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này
A. nằm gần xích đạo, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
B. nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. nằm gần biển, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
D. nằm gần chí tuyến, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam.
Câu 9. Nhân tố làm phá vỡ nền tảng nhiệt đới khí hậu nước ta và làm giảm sút nhiệt độ mạnh mẽ nhất là trong mùa đông là do
	A. gió mùa mùa đông. 	B. ảnh hưởng của biển
	C. địa hình nhiều đồi núi.	D. địa hình nhiều đồi núi và gió mùa. 
Câu 10. Cho đoạn thơ:	
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”
(Trích: Mưa xuân – Nguyễn Bính)
Em hãy cho biết hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ trên ở nước ta là hiện tượng nào sau đây?
A. Mưa ngâu.	B. Mưa phùn.	C. Mưa đá.	 	D. Mưa rào.
Phụ lục 3: Đáp án đề kiểm tra 15 phút
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
A
A
C
A
B
D
B
A
B
Phụ lục 4. Bảng điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp thực nghiệm (12A10)
STT
Họ và tên HS
Điểm
 1
 Đỗ Lan Anh
8
 2
 Đỗ Ngọc Anh
7
 3
 Nguyễn Thị Mai Anh
9
 4
 Nguyễn Thị Mai Anh
8
 5
 Nguyễn Thị Vân Anh
8
 6
 Nguyễn Tuấn Anh
7
 7
 Nguyễn Văn Hoàng Anh
7
 8
 Phạm Tuấn Anh
8
 9
 Trần Tuấn Anh
5
 10
 Nguyễn Ngọc Ánh
8
 11
 Nguyễn Thị Ngọc Ánh
8
 12
 Nguyễn Vũ Thảo Chi
9
 13
 Nguyễn Thị Thùy Dung
8
 14
 Nguyễn Mạnh Dũng
9
 15
 Lê Thùy Dương
9
 16
 Nguyễn Thế Được
8
 17
 Nguyễn Văn Giỏi
7
 18
 Nguyễn Văn Hậu
8
 19
 Nguyễn Thị Thu Hiền
9
 20
 Nguyễn Thu Hiền
9
 21
 Lê Khắc Hoàng
8
 22
 Nguyễn Văn Hùng
8
 23
 Ngô Văn Huy
9
 24
 Nguyễn Quang Huy
5
 25
 Đặng Ngọc Hưng
5
 26
 Trần Thùy Linh
8
 27
 Nguyễn Thị Mai
8
 28
 Nguyễn Minh Nghĩa
9
 29
 Nguyễn Thị Kim Oanh
7
 30
 Nguyễn Thị Phượng
8
 31
 Cao Văn Quy
5
 32
 Nguyễn T. Hương Quỳnh
9
 33
 Phạm Nhật Quỳnh
8
 34
 Tô Thanh Tùng
7
 35
 Nguyễn Văn Việt
6
 36
 Nguyễn Tuấn Vũ
9
Lớp đối chứng (12A6)
STT
Họ và tên HS
Điểm
 1
 Lê Hữu Phúc An
6
 2
 Nguyễn Ngọc Ánh
5
 3
 Nguyễn Thị Ánh
8
 4
 Hà Đức Cảnh
8
 5
 Hoàng Linh Chi
6
 6
 Nguyễn Thùy Dung
7
 7
 Dương Ngọc Duy
6
 8
 Đỗ Minh Dương
8
 9
 Nguyễn Thị Đào
7
 10
 Cao Thị Hằng
6
 11
 Lê Chí Hiếu
8
 12
 Nguyễn Thị Hoa
5
 13
 Nguyễn Thị Hoài
8
 14
 Nguyễn Việt Hưng
8
 15
 Cao Thị Hương
8
 16
 Ngô Thị Mai Hương
5
 17
 Lê Thị Liên
7
 18
 Nguyễn Thùy Linh
8
 19
 Nguyễn Trần Thùy Linh
9
 20
 Phạm Phương Ly
6
 21
 Trịnh Khánh Ly
7
 22
 Hoàng Thị Trà My
6
 23
 Nguyễn Thị Trà My
5
 24
 Nguyễn Hải Nam
8
 25
 Nguyễn Vũ Giang Nam
8
 26
 Phạm Thị Hằng Nga
8
 27
 Nguyễn Thị Bích Ngọc
7
 28
 Hoàng Phi Yến Nhi
8
 29
 Đỗ Thị Hồng Nhung
7
 30
 Nguyễn Thị Nhung
8
 31
 Vũ Phúc Ninh
7
 32
 Nguyễn Thị Oanh
8
 33
 Ngô Văn Phú
7
 34
 Nguyễn Lan Phương
7
 35
 Nguyễn Lan Phương
4
36
Nguyễn Kiên Quyết
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thông (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Lê Thông (tổng chủ biên), Sách giáo viên Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007.
3. Phạm Thị Sen (tổng chủ biên), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Địa lí lớp 12 , NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
4. PGS.TS. Nguyễn Đức Vũ, Trắc nghiệm Địa lí 12, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Lê Thông (Chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí 12.
6. Một số thông tin sưu tầm trên internet.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_phieu_hoc_tap_tron.docx
Sáng Kiến Liên Quan