Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi

- Khái niệm trò chơi học tập: Trò chơi học tập là trò chơi có luật và có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của trẻ. Đó là trò chwoi của sự nhận thức hướng đến sự mở rộng và chính xác hóa, hệ thống hóa biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh.Trong trò chơi học tập trẻ giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái. Trò chwoi học tập không chỉ giúp trẻ phát triển năng lực trí tuệ mà còn có tác dụng rèn luyện các phẩm chất đạo đức và cả thể lực

 - Cấu trúc của trò chơi học tập

Trò chơi học tập mang tính chất dạy học và đồng thời là hoạt động chơi. Vì thế trò chơi học tập được cấu trúc gồm những thành phần: nhiệm vụ nhận thức, luật chơi, hành động và kết quả

 + Nhiệm vụ nhận thức: là thành phần cơ bản trong trò chwoi học tập. Nó đặt ra cho trẻ một bài toán mà trẻ phải giải quyết dựa trên những điều kiện đã cho.Nó khêu gợi tính hứng thú, tính tích cực, nguyện vọng chơi của trẻ. Nhiệm vụ nhận thức của trò chơi học tập ngoài những điều mà trẻ học được như một trò chwoi giải trí thông thường là nội dung kiến thức mà trẻ cần lĩnh hội hoặc ôn tập, vận dụng thực hành để tham gia trò chơi và để phát triển cá nhân

 + Luật chơi: Là những điều quy định bắt buộc người chơi phải tuân thủ trong qua trình tham gia chơi. Luật chơi xác định tính chất, cách thức các hành động nhận thức.luật chơi chỉ ra con đường để hoàn thiện nhiệm vụ nhận thức cho trẻ. Luật chơi cũng là căn cứ để xác định hành động chơi đúng – sai. Trong luật chơi còn bao hàm cả luật cám mà nếu người chơi vi phạm thì phải làm lại hoặc thua cuộc

 + Hành động chơi: là hành động mà trẻ thực hiện trong khi chơi. Hành động chơi bao gồm nhiều thao tác chủ yếu là thao tác trí óc, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhận thức mà trò chơi đặt ra nhưng mặt khác phải đảm bảo những yêu cầu mà luật chơi đề ra

 

docx28 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả trẻ vừa hô vừa nhún lên nhún xuống, khi quản trò hô “ Sóng đánh sang phải”, thì tất cả người chơi vừa hô vừa nghiêng sang bên phải; khi quản trò hô “ Sóng đánh sang bên trái” thì tất cả người chơi vừa hô vừa nghiêng sang trái, khi quản trò hô: “ Sóng biển đánh nhau”, thì tất cả người chơi vừa hô vừa ngả ra phía sau, khi quản trò hô “ Sóng đánh ra phía trước, hì tất cả người chơi ngả ra phía trước Cứ thế, quản trò hô càng ngày nhịp độ càng nhanh và lien tục nhiều động tác để người chơi thực hiện
Trẻ tham gia chơi trò chơi sóng đánh
Trò chơi 5: Tôm, cua , cá thi tài
 - Mục đích: 
 + Củng cố kiến thức về các chất dinh dưỡng do tôm, cua, cá cung cấp
 + Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ
 - Chuẩn bị: 
 + Vẽ vạch xuất phát và 3 đích
 + Mũ tôm, cua, cá, ếch xanh
 + Dạy trẻ các lợi thoại sẽ đọc trong trò chơi
 - Luật chơi: Trẻ phải bắt chước động tác tôm, cua, cá( tôm bò lùi, cua bò ngang, cá bơi thẳng)
 - Cách chơi:
 Chia số trẻ trong lớp thành các nhóm nhỏ: Nhóm tôm, nhóm cua, nhóm cá theo từng nhóm đã chia
 + Cả lớp nói: Trời mưa rào rào, ao sâu đầy nước, tôm, cua, cá rủ nhau đi chơi
 + Nhóm cua nói: Cua là chúng tôi, có hai cái càng bò ngang là tám cẳng, hỏi các bạn đây chúng tôi cung cấp chất gì?
 + Các nhóm còn lại nói: Chất đạm
 + Nhóm tôm nói:” còn chúng tôi đây tên gọi là tôm, có hai là hai cái râu rất dài, mà nơi lùi là lùi nhanh ghê. Hỏi các bạn đây só ai biết chúng tôi cung cấp chất gì?
 + Các nhóm còn lại nói: Chất đạm
 + Sau đó ba đội cùng đứng vào vạch xuất phát. Trẻ đội mũ ếch xanh phất cờ, ba đội thi bơi nhanh về đích. Nhóm cua phỉa bò ngang, nhóm tôm phải bật lùi, nhóm cá làm động tác bơi. Nhóm nào về đích trước là thắng cuộc
Trò chơi 6: Du lịch biển Việt Nam
 - Mục đích:
 + Nhận biết tên gọi, vị trí địa lý và một vài đặc điểm nổi bật của một số vùng biển ( khu du lịch biển) ở Việt Nam, Ở địa phương
 + Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn môi trường biển, đảo
- Chuẩn bị:
+ Tranh na, mô hình, video( nếu có), về khu du lịch bãi biển( gần gũi với trẻ). Ví dụ: Đồ Sơn( Hải Phòng), Sầm Sơn ( Thanh Hóa), Hạ Long( Quảng Ninh)
+ Trưng bày góc tranh,ảnh hoặc mô hình( triển lãm) về một số địa danh, bãi biển nổi tiếng của Việt Nam( quê hương)
 - Cách chơi:
 + Cho trẻ đến tham quan góc triển lãm trưng bày giới thiệu về mmotj số địa danh du lịch biển
 + Cho trẻ nói tên các địa danh du lịch biển qua tranh, ảnh, mô hình, video cô dã chuẩn bị
 + Trẻ trò chuyện cùng cô về một số đặc điểm nổi bật của biển, đảo: Bãi cát, nước, sóng biển, và một số hoạt động của con người ở nơi đó( giao thong trên biển, người đang tắm biển. chơi trên bãi cát)
 + Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn môi trường biển sạch sẽ( Có thể đưa ra những câu hỏi hoặc tình huống) để trẻ không có ý thức vứt rác xuống ao, hồ, sông, biển và bờ biển, bảo vệ cây trồng trên bãi biển, ý thức giữ an toàn khi đi du lịch biển( không được tách ra xa người lớn, phải dùng phao khi tắm)
Trò chơi 7: Tìm dụng cụ lao động
 - Mục đích: Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, phân biệt, nhận biết đồ vật phù hợp với các nghề ở biển
 - Chuẩn bị: 
 + Đồ chơi về các dụng cụ lao động dung để đánh bắt cá
 + Đồ chơi về các dụng cụ lao động không dung cho hoạt động đánh bắt cá 
 + Một hộp các- tông to
 - Cách chơi: cô gọi 2 trẻ ( trẻ A và trẻ B) lên chơi. Cô yêu cầu trẻ tìm dụng cụ lao động cho hoạt động đánh cá và bỏ vào hộp các- tong. Trẻ A và trẻ B cùng thi xem ai tìm nhanh và đúng hơn. Những trẻ còn lại xem bạn chơi, cổ vũ cho bạn sau đó cùng cô kiểm tra xem bạn chơi có đúng không
Trò chơi 8:Nên hay không nên?
 - Mục đích:
 + Giúp trẻ nhận biết những hành động nên làm và không nên làm đối với biển. Qua đó, giáo dục trẻ ý thức giữu gìn, bảo vệ biển đảo
 + Phát triển khả năng phân loại, phân nhóm cho trẻ
 - Chuẩn bị: 
 + Bảng cà, bộ tranh thể hiện hành động của con người với biển( Ví dụ: vứt rác, làm tràn dầu, khai thác tài nguyên biển quá mức, xả nước thải ra biển)
 + Hình mặt cười, mặt mếu
 - Cách chơi: Giáo viên trò chuyện với trẻ về biển để dẫn dắt trẻ đến với trò chơi “ Nên hay không nên?”. Có 3 cách tiến hành:
 + Cách 1: Cô đưa ra hiệu lệnh “ nên”, “ không nên”, trẻ chọn đúng những bức tranh thể hiện thái độ, hành động với biển theo yêu cầu của cô
 + Cách 2: Trẻ đánh dấu X vào những bức tranh thể hiện thái độ, hành động đúng với biển
 + Cách 3: Giáo viên sửu dụng bảng cài chia làm hai cột. Một cột là hành động đúng( có hình mặt cười), một cột là hành động sai( có hình mặt mếu). Trẻ xếp những bức tranh thể hiện hành động đúng với biển vào côt “ nên”- mặt cười, những bức tranh thể hiện hành động sai vào cột “ không nên”- mặt mếu. Đội nào xếp đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. Chơi xong, côp cho trẻ kể lại các hành động và nêu ý kiến của riêng mình. Cách này có thể chơi theo nhóm dưới hình thức thi đua hoặc chơi theo cá nhân
Trò chơi 9: Cá- nước
 - Mục đích: 
 + Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo cho người chơi
 + Tạo không khí vui chơi sôi nổi, đoàn kết
 - Chuẩn bị:
 + Số lượng người chơi không hạn chế, theo đội hình vòng tròn hoặc tùy ý
 + Địa điểm chơi: Trong lớp, ngoài sân
 - Luật chơi: Nếu quản trò chưa làm động tác cho cá lên khỏi mặt nước mà người chơi nào hô “ Chíu” hoặc quản trò chưa làm động tác cho cá rơi xuống mặt nước mà người chơi nào hô “ Chủm” là phạm luật
 - Cách chơi: Quản trò hướng dẫn các câu hô và làm động tác thực hiện kèm theo, người chơi hô và thực hiện động tác theo quản trò như sau:
 + Quản trò hô: “ Cá đâu? Cá đâu?”
 + Người chơi đáp: “ Cá đây, cá đây” và giơ tay ra phía trước, lòng bàn tay đứng
 + Quản trò: Làm động tác cá vọt lên mặt nước
 + Người chơi: Ngay lập tức hô “ Chíu” và thực hiện các động tác theo quản trò
 + Quản trò: Làm động tác cá rơi xuống mặt nước
 + Người chơi: Ngay lập tức hô “ Chủm” và thực hiện các động tác theo quản trò
 Trò chơi thực hiện theo nhịp điệu từ chậm đến nhanh
Trò chơi 10: Tìm chỗ sai
 - Mục đích
 + Củng cố hiểu biết của trẻ về dặc điểm các con vật sống dưới biển
 + Phát triển khả năng quan sát cho trẻ
 - Chuẩn bị:Các tờ giấy A4 hoặc to hơn, trên đó có vẽ 4-5 con vật cá một bộ phận nào đó bị sai. Ví dụ: Con cua không có hai càng, đuôi con cá gắn nhầm vào con bạch tuộc
 - Cách chơi:
 + Trẻ chơi theo nhóm hoặc cá nhân
 + Cô đưa cho mỗi trẻ một bức tranh và nói với trẻ: “ Bác sĩ vẽ nhầm một số bộ phận của các con vật. Bây giờ các con hãy tìm nhanh giúp bác cá chỗ sai để sửa lại. Tìm được chỗ nào sai các co hãy khoanh tròn giúp bác nhé”
 + Khi trẻ tìm xong, cô có thể trò chuyện, hỏi trẻ: “ Vì sao chỗ này sai?” để trẻ giải thích. Trẻ nào hoặc nhóm nào tìm được nhiều nhất, nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng cuộc
Trò chơi 11: Cắt, dán và xếp hình các con vật
 - Mục đích: Trẻ phát triển trí tượng tượng và sáng tạo
 - Chuẩn bị:
 + Lá cây các loại: lá mướp, lá bưởi, lá xà cừ
 + Các loại sỏi
 + Keo, hồ dán
 - Cách chơi:
 + Cách 1:
 Cắt, dán, xếp hình các con vật bằng lá: trẻ nhặt những chiếc lá vàng, xanh, đỏ rụng ở sân trường, vườn nhà đem rửa sạch. Dùng kéo cắt hoặc xé, rồi dán hoặc xếp thành những con vật theo mẫu của cô gợi ý hay do trẻ tự nghĩ ra và đặt tên cho các bức hình của mình
 + Cách 2: Xếp hình bằng các viên sỏi. Trẻ tự tìm các viên sỏi, rửa sạch và xếp thành hình các con vật theo trí tưởng tượng của trẻ và gọi tên sản phẩm
Trò chơi 12: Bắt cá
 - Mục đích: 
 + Phát triển khả năng quan sát của trẻ. Rèn luyện sự phối hợp tay, mắt
 - Chuẩn bị: 
 + Hồ cá bằng phao bơi
 + Vợt vớt cá
 +Cầu trượt
 + Cầu thăng bằng( ghế băng thể dục)
 + Chướng ngại vật
 + Cá các loại( làm giả bằng xốp, nhựa)
 + Giỏ/ xô để cá
 - Luật chơi:Trẻ trước chạy đến cầu thăng bằng thì trẻ sau bắt đầu xuất phát, không chờ hiệu lệnh của cô
 - Cách chơi:
 + Chia trẻ thành các đội( mỗi đội tối đa 5 trẻ)
 + Cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ chạy dích dắc qua các chướng ngại vật, đến cầu thăng bằng đi qua cầu. Sau đó chạy đến cầu trượt xuống, chạy đến ao cá lấy vợt vớt cá, mang cá chạy về để vào giỏ rồi về đứng cuối hang
 + Trẻ chơi liên tục trong vòng 10 phút, không hạn chế số lần chơi cho trẻ. Đội nào lấy được nhiều cá hơn sẽ thắng cuộc
Trò chơi 13: Thi chọn đúng
 - Mục đích: Giúp trẻ nhận biết lợi ích từ biển và có ý thức, hành vi bảo vệ môi trường biển
 - Chuẩn bị:
 + Mặt bằng rộng rãi có kẻ vạch xuất phát cho 3 đội, trước mỗi vạch xuất phát là 5 vòng tròn
 + Một số tranh dính minh họa những hoạt động bảo vệ môi trường biển và gây ô nhiễm môi trường biển
 + Bảng
 - Cách chơi:
 + Chia trẻ làm ba đội đứng xếp hang dọc trước vạch xuất phát. Giáo viên đưa ra yêu cầu, Ví dụ “ Hãy chọn những hoạt động bảo vệ môi trường biển”. Theo hiệu lệnh của cô, từng trẻ ở mỗi đội bật nhảy qua những chiếc vòng rồi chạy nhanh lên bàn chọn những tranh theo yêu cầu của cô gắn lên bảng
 + Thời gian chơi là một bản nhạc, đội nào lấy được đúng, nhiều thì đội đó sẽ chiến thắng
Trò chơi 14: Xếp hình
 - Mục đích: Trẻ biết một số nghề nghiệp ở biển đảo
 - Chuẩn bị:
 + Cho cô: Các bức tranh/ ảnh về một số nghề nghiệp ở biển đảo
 + Cho trẻ: Các bức tranh/ ảnh giống tranh của cô nhưng được cắt rời thành những mảnh nhỏ
 - Cách chơi:
 + Cô treo các tranh về các nghề( đánh cá, làm muối, khai thác) và giới thiệu cụ thể cho trẻ về nội dung từng bức tranh
 + Chia trẻ thành 3 đội, các đội sẽ phải ghép các bức tranh rời thành bức tranh hoàn chỉnh như tranh mẫu của cô
Đội 1: Ghép các hình ảnh về nghề làm muối
Đội 2: Ghép các hình ảnh về nghề đánh bắt hải sản
Đội 3: Ghép các hình ảnh về nghề nuôi trồng thủy hải sản
 + Đội nào ghép nhanh và đúng sẽ thắng cuộc
* Trò chơi 15: Tạo hình thuyền buồm
 - Mục đích:
 + Trẻ biết tạo hình thuyền buồm từ những nguyên liệu có sẵn
 + Trẻ được củng cố nhận biết về phương tiện giao thông trên biển, biết thuyền buồm chạy nhờ sức gió, không gây ô nhiễm môi trường biển
 - Chuẩn bị:
 + Một số các nguyên liệu( lá bản to, lá dài, cong, bẹ chuối, xơ mướp, mo cau) sãn có ở địa phương
 + Giấy A4( giấy báo), hồ dán và băng dính hai mặt
 + Một số tranh ảnh về thuyền buồm trên biển
 - Cách chơi:
 + Cho trẻ kể tên về một số phương tiện giao thong trên biển mà trẻ biết
 + Cho trẻ quan sát một số tranh ảnh về thuyền buồm trên biển và trò chuyện để trẻ nêu ý kiến: thuyền buồm là phương tiện giao thông biển, sử dụng sức gió. Thuyền buồm có cánh dung để căng lên đón gió đẩy thuyền chạy nhanh hơn
 + Cho trẻ sử dụng các nguyên liệu sẵn có tạo hình thuyền buồm theo nhiều kiểu dáng khác nhau
 + Gợi ý trẻ cách phết hồ, hoặc dung băng dính để dán lá cây tạo hình thuyền buồm trang trí lên trên mặt giấy
Trò chơi 16: Bắt chước tạo dáng các con vật
 - Mục đích: 
 + Rèn luyện khả năng so sánh, sánh tạo và khéo léo của đôi tay
 + Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nước biển để bảo vệ các động vật biển và không đánh bắt động vật biển quý hiếm
 - Cách chơi: Trước khi chơi giáo viên gợi ý để trẻ nhớ lại một số hình ảnh
 Ví dụ: con tôm trông như thế nào? Con chim cánh cụt đi ra sao?Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con gì để khi nào giáo viên ra hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả trẻ tạo dáng theo những hình ảnh mà trẻ đã  chọn sẵn.Giáo viên hướng dẫn  sẽ hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng.( Ví dụ: Con chim cánh cụt trẻ đi lạch bạch, hai tay buông xuôi thảng xuống và áp sát hai bên thân, con rùa đầu rụt, hai chân như mái chèo trẻ ngồi nhổm, làm động tác rụt đầu vào và co hai cánh tay, áp sát khủy tay vào hai bên sườn, cẳng tay dựng lên, xòa hai bàn tay vẫy vẫy).Để cho vui, giáo viên cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay.Khi trẻ chạy, giáo viên hướng dẫn để trẻ dừng lại và tạo dáng.
Luậtchơi:Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh và phải nói đúng dáng đứng của mình tượng trưng cho con vật gì.
Trẻ bắt chước tạo dáng hình con tôm
Trò chơi 17: Tai ai thính
 - Mục đích:Tạo sự tập trung cho trẻ nghe các âm thanh tự nhiên: mưa, gió sóng biển
 - Cách chơi: trẻ lắng nghe và phân biệt các âm thanh	. Cô mời 1 trẻ lên chơi nhiệm vụ của trẻ là phải đoán được tên âm thanh đó là gì nếu trả lời sai trẻ sẽ phải nhảy lò cò
* Trò chơi 18:Xếp đúng thứ tự
 - Mục đích: 
 + Giúp trẻ biết quy trình làm muối.Yêu quý những người nông dân đã làm ra hạt muối
 + Phát triển tư duy logic, rèn luyện sự tập trung chú ý, phát triển trí thông minh cho trẻ
 - Chuẩn bị:
 + Các quân lô tô về quy trình sản xuất muối. Ví dụ: lấy nước biển từ bể lọc, nước biển đã được lọc chảy vào ruộng, phơi ruộng nước dưới ánh nắng, người dân thu gom muối, đóng gói
 - Cách chơi:
 + Cô đưa cho mỗi trẻ một bộ lô tô đã chuẩn bị
 + Cho trẻ quan sát kĩ các quân lô tô, sau một bản nhạc hoặc sau khi cô đếm từ 1-10, trẻ phát xếp đúng quy trình sản xuất muối. Trẻ nào xếp đúng và nhanh sẽ thắng cuộc
* Trò chơi 19: Thuyền và tàu thủy :
 - Mục đích : Trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật và công dụng của thuyền, tàu thủy.
 - Chuẩn bị : Đồ chơi/ tranh lô tô về hình thuyền, tàu thủy.
 - Cách chơi :
 + Cô hướng dẫn trẻ gấp thuyền, cho trẻ chơi và thả thuyền giấy vào chậu nước.
 + Cho trẻ xem đồ chơi ( tranh) thuyền, tàu thủy. Yêu cầu trẻ so sánh thuyền và tàu thủy.
Đều bơi ở dưới nước, để chở hàng, chở người.
Thuyền : nhỏ, có ít người
Tàu thủy :to, giống cái nhà cao tầng, có nhiều chú thủy thủ trên tàu.
 + Cô đặt các câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời : Cái gì ? để làm gì ? Như thế nào ? Ai lái ? Ai đã được đi thuyền ( tàu thủy) rồi? Khi nào ? Đi đâu? Có thích không ? Đi với ai ? . Để trả lời.
* Trò chơi 20: Hãy kể nhanh 
 - Mục đích : Giúp trẻ nhận biết tên một số bãi biển đảo ở nước ta
 - Chuẩn bị :
 Cô giới thiệu trước cho trẻ một số bãi biển, dảo ở nước ta như bãi biển Đà Nẵng, đảo Hoàng sa, Trườn Sa
 - Cách chơi : 
 + Chia cả lớp thành hai nhóm. Cô chỉ định một nhóm được quyền nói trước một bãi biển hoặc đảo ở nước ta. Nhóm này nói xong thì nhóm khác nói tiếp luôn. Khi nhóm nào không kể tiếp được nữa thì thua cuộc.
3.5 Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về việc hướng dẫn trò chơi cho trẻ
     Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục trẻ phải kết hợp giữa gia đình và nhà trường mới đạt được kết quả tốt. Chính vì vậy tôi đã tuyên truyền và kết hợp  với phụ huynh đưa ra những biện pháp cụ thể sau:
       Với những phụ huynh không có thời gian quan tâm tới việc chăm sóc trẻ thì tôi tìm nhiều hình thức để trao đổi như: Trao đổi qua ông bà, gọi điện thoại, in những bài đồng dao và những trò chơi để gửi về nhà cho phụ huynh đọc và dạy trẻ chơi.
      Với những phụ huynh quan tâm đến trẻ,tôi đã thường xuyên trao đổi cùng các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của các trò chơi trong phát triển thể chất và trao đổi kết hợp dạy trẻ tại gia đình.
        Cô giáo trao đổi gửi các trò chơi mục đích tham gia trò chơi trong ngày của trẻ để phụ huynh về nhà dạy trẻ chơi.
      Sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi của trò chơi.
      Tuyên truyền với các bậc phụ huynh tranh thủ thời gian đọc sách, tìm những trò chơi hay dạy trẻ.
        Ngoài ra, tôi đã phối hợp cùng phụ huynh để sưu tầm, thu gom các nguyên vật liệu để tạo ra những đồ chơi cho trẻ
4.Kết quả đạt được.
 Qua 1 năm áp dụng “ Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi” tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
4.1. Đối với trẻ: 
 Kết quả khảo sát trẻ nội dung kiến thức biển đảo đầu năm so với cuối năm đạt được như sau:
Giai đoạn
Số trẻ
Nội dung
Đầu năm
(T9)
40
Nhận biết tên gọi, vị trí của 1 số bãi biển, đảo
Nhận biết đặc điểm nổi bật của 1 số biển, đảo
Lợi ích từ biển đảo
Ý thức bảo vệ môi trường biển, đảo
Tình yêu biển đảo
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Kết quả
8
32
6
34
8
32
10
30
8
32
Tỉ lệ
20%
80%
15%
85%
20%
80%
25%
75%
20%
80%
Cuối năm
(T5)
40
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Kết quả
30
10
34
6
30
10
30
10
34
6
Tỉ lệ
70%
30%
85%
15%
75%
25%
75%
25%
85%
15%
 - Trẻ có được 1 số kiến thức về tên gọi, vị trí địa lí của 1 số bãi biển, hải đảo của đất nước Việt nam
 - Trẻ biết lợi ích của 1 số bãi biển đem lại như là khu du lịch, khu vui chơi giải trí. Biết lợi ích của biển đảo là cung cấp thủy hải sản cho đất nước, làm nguyên liệu để chế biến thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm chức năng 
 - Trẻ thêm linh hoạt, nhanh nhẹn và khả năng tư duy phát triển mạnh mẽ hơn qua đó cảm thông với cuộc sống và con người nơi vùng biển đảo.
 - Trẻ thêm yêu quý và kính trọng những người lính, những người đã vì sự bình yên của nhân dân mà không ngại khó khăn với chính bản thân mình.
4.2. Đối với phụ huynh:
 - Phụ huynh đã hiểu rõ hơn về kiến thức biển đảo và đã biết phối hợp cùng giáo viên dạy trẻ tại nhà. Phụ huynh rất vui mừng khi thấy con em họ đã có hiểu biết về biển đảo, biết lợi ích của biển đảo và có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường biển đảo. Hơn nữa họ còn thấy con em mình có ý thức nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng bảo vệ và giữ gìn môi trường biển đảo.
 - Phụ huynh đã tích cực ủng hộ tranh ảnh và nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dung sáng tạo, cung cấp trao đổi thông tin hai chiều tới giáo viên những thông tin mới về biển và hải đảo mà phụ huynh mới cập nhật.
4.3. Đối với giáo viên:
 - Bản thân tôiđã có những hiểu biết về biển và hải đảo được nâng lên rõ rệt nhờ vậy mà kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm khi dạy trẻ về nội dung biển đảo cũng rất chính xác chủ động tự tin.
- Tôi đã thiết kế được 1 kho tư liệu về trò chwoi học tập với nội dung giáo dục biển đảo
- Các giáo viên trong lớp tôi cũng có thêm kiến thức về biển và hải đảo và tham gia cùng tôi dạy trẻ nội dung về biển đảo.
 Mong rằng với mỗi biện pháp tôi đưa ra sẽ thúc đẩy sự tìm tòi khám phá của mỗi cá nhân trẻ giúp trẻ hiểu hơn nữa về những vùng biển, đảo của tổ quốc mình và là động lực giúp trẻ khi lớn có ý thức xây dựng, bảo vệ đất nước. 
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Để thực hiện tốt nội dung “Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5- 6 tuôi” bản thân tôi nhận thấy:
 - Tôi đã nắm được tâm sinh lí của trẻ qua đó tìm ra biện pháp phù hợp để lồng ghép nội dung giáo dục biển đảo vào các hoạt động dạy trẻ.
 - Tôi đã có kiến thức về địa lí, lịch sử, kinh tế, xã hội của biển đảo Việt Nam thông qua đó đưa ra nội dung phù hợp với tình hình của trẻ trong lớp mình.
 - Tôi đã sáng tạo nhiều hình thức vào hoạt động nhằm gây hứng thú cho trẻ và kích thích khả năng tư duy cho trẻ.
 - Bản thân tôi chịu khó tự học hỏi, tìm tòi tự bồi dưỡng kiến thức cho mình và tích cực tham gia tập huấn, kiến tập các hoạt động về nội dung giáo dục biển, hải đảo của các trường bạn và nhà trường tổ chức. 
 - Phải tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ. 
 - Tăng cường đổi mới hình thức và làm đồ dùng sáng tạo để dạy trẻ nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ.
 - Biết sử dụng thành thạo và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ.
 - Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để phối kết hợp với phụ huynh cùng dạy trẻ nội dung về biển đảo.
Khuyến nghị.
 - Để thực hiện tốt nội dung giáo dục biển đảo cho trẻ trong trường mầm non thì phòng giáo dục và nhà trường nên mở nhiều lớp tập huấn về nội dung biển đảo cho giáo viên và cung cấp thêm tài liệu tham khảo về nội dung biển đảo.
 - Phòng giáo dục nên tổ chức kiến tập những tiết học có nội dung lồng ghép về biển đảo. 
 - Trường đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị có nội dung về biển, hải đảo cho giáo viên.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi đã tạo ra và áp dụng có hiệu quả trong quá trình dạy trẻ. Rất mong các bạn đồng nghiệp ủng hộ và đóng góp cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn góp phần vào sự nghiệp trồng người cho đất nước.
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
 – Tham khảo hướng dẫn tổ chức thực hiện giáo dục Mầm non “Mẫu giáo 5-6 tuổi”
 – Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
 – Chương trình giáo dục Mầm non
 – Nghiên cứu tài liệu Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi
 – Sưu tầm và đọc tạp trí giáo dục Mầm non
 – Xem và tham kháo trên ti vi, mạng các tiết mẫu 
 - Quyển một số trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi

File đính kèm:

  • docxgiaoducmaugiaonguyenthivanmntuoihoadoc_261220179.docx
Sáng Kiến Liên Quan