Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động trải nghiệm - Sáng tạo chủ đề pH cho học sinh Lớp 11

Nội dung sáng kiến:

IV.3.1. Tiến trình thực hiện:

IV.3.1.1. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Thiết bị thí nghiệm đo pH: giấy chỉ thị, bút đo pH

- Học sinh: Kiến thức về pH, các mẫu vật làm thí nghiệm (đất, đậu xanh, vôi, hoa

atiso đỏ, củ nghệ già, bắp cải tím )

IV.3.1.2. Giao nhiệm vụ:

Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm để phân chia nhiệm vụ cụ thể:

- Nhiệm vụ 1: đo pH của đất, tiến hành trồng cây đậu xanh, cải tạo đất bằng vôi.

- Nhiệm vụ 2: Đo pH các chất trong cuộc sống hàng ngày và điều chế chất chỉ thị

axit-bazơ từ bắp cải tím, củ nghệ, hoa atiso đỏ.

IV.3.1.3. Tiến hành hoạt động trãi nghiệm, sáng tạo- ghi nhận hình ảnh và số liệu.

IV.3.1.4. Học sinh hoàn thành bài báo cáo nộp cho giáo viên.

IV.3.1.5. Nhận xét, đánh giá.

IV.3.2. Thời gian thực hiện:

Dự kiến 3 tiết (trong phòng thí nghiệm); 1tuần (ngoài trời).

IV.3.3. Biện pháp tổ chức:

IV.3.3.1. Dặn dò học sinh chuẩn bị những vật dụng cần thiết:

- Sổ ghi chép cá nhân, máy ảnh hoặc điện thoại, giấy lọc.

- Mẫu đất lấy ở những 5 khu vực khác nhau.

- Các dung dịch trong cuộc sống thường gặp: nước ngọt có ga, chanh, giấm ăn,

nước cam, sữa rửa mặt, nước giặt omo, nước giaven, kem đánh răng, banking soda

- Bắp cải tím, hoa actiso đỏ, củ nghệ già.

IV.3.3.2. Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ: (Thực hiện trong lớp học: dự kiến 45 phút)

- Phân nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm. tương ứng với 2 hoạt động.(Căn cứ các HS

cùng khu vực xóm, xã để phân nhóm, có danh sách kèm theo).- Giao nhiệm vụ: Xem kĩ và nắm vững nội dung lí thuyết bài 4. Sự điện li của

nước. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit –bazơ. Ứng dụng của chỉ thị trong cuộc sống.

pdf18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế hoạt động trải nghiệm - Sáng tạo chủ đề pH cho học sinh Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật làm thí nghiệm (đất, đậu xanh, vôi, hoa 
atiso đỏ, củ nghệ già, bắp cải tím) 
 IV.3.1.2. Giao nhiệm vụ: 
 Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm để phân chia nhiệm vụ cụ thể: 
 - Nhiệm vụ 1: đo pH của đất, tiến hành trồng cây đậu xanh, cải tạo đất bằng vôi. 
- Nhiệm vụ 2: Đo pH các chất trong cuộc sống hàng ngày và điều chế chất chỉ thị 
axit-bazơ từ bắp cải tím, củ nghệ, hoa atiso đỏ. 
 IV.3.1.3. Tiến hành hoạt động trãi nghiệm, sáng tạo- ghi nhận hình ảnh và số liệu. 
 IV.3.1.4. Học sinh hoàn thành bài báo cáo nộp cho giáo viên. 
 IV.3.1.5. Nhận xét, đánh giá. 
IV.3.2. Thời gian thực hiện: 
 Dự kiến 3 tiết (trong phòng thí nghiệm); 1tuần (ngoài trời). 
IV.3.3. Biện pháp tổ chức: 
IV.3.3.1. Dặn dò học sinh chuẩn bị những vật dụng cần thiết: 
- Sổ ghi chép cá nhân, máy ảnh hoặc điện thoại, giấy lọc. 
- Mẫu đất lấy ở những 5 khu vực khác nhau. 
- Các dung dịch trong cuộc sống thường gặp: nước ngọt có ga, chanh, giấm ăn, 
nước cam, sữa rửa mặt, nước giặt omo, nước giaven, kem đánh răng, banking soda 
- Bắp cải tím, hoa actiso đỏ, củ nghệ già. 
IV.3.3.2. Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ: (Thực hiện trong lớp học: dự kiến 45 phút) 
- Phân nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm. tương ứng với 2 hoạt động.(Căn cứ các HS 
cùng khu vực xóm, xã để phân nhóm, có danh sách kèm theo). 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
3 
- Giao nhiệm vụ: Xem kĩ và nắm vững nội dung lí thuyết bài 4. Sự điện li của 
nước. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit –bazơ. Ứng dụng của chỉ thị trong cuộc sống. 
IV.3.3.3. Tiến hành hoạt động trãi nghiệm – sáng tạo: 
Hoạt động 1: Đo pH của đất và tiến hành trồng cây (Nhóm 1,2,3) 
- Sử dụng giấy chỉ thị vạn năng đo pH của một số dung dịch đất: (Thực hiện trong PTN 
khoảng 45’) – Có thể sử dụng bút đo pH hoặc máy đo sẽ cho kết quả chính xác. 
Cho khoảng 5 mẫu dung dịch đất ở các đồng ruộng, vườn khác nhau vào 5 lọ đựng nước 
cất có ghi nhãn, khuấy đều, để lắng cặn trong khoảng thời gian 15-20 phút. Lọc dung dịch, 
nhúng giấy pH vào các lọ trên. Đọc kết quả và kết luận môi trường (khoảng pH) của các 
dung dịch đó. 
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1,2,3 
NV1: Sử dụng giấy chỉ thị vạn năng để 
đo pH một số dung dịch đất. 
- Gieo hạt đậu xanh ở những mẫu đất đã 
xác định pH trên. Theo dõi, quan sát khả 
năng sinh trưởng của cây đậu xanh. 
- Thảo luận, so sánh và kết luận loại đất có 
pH thích hợp để trồng cây đó. 
NV2: Thông qua người dân địa phương, 
internet...chuẩn bị bài báo cáo về: 
- Nguyên nhân, biện pháp nhằm thay đổi 
pH của các dung dịch đất; cải tạo và tăng 
độ phì nhiêu cho đất thích hợp với khả 
năng sinh trưởng của cây trồng. 
- Kinh nghiệm và những biện pháp cải tạo 
đất như: bón phân, bón vôi, tháo chua rửa 
mặn, biện pháp cơ học (làm cỏ, xới đất...) 
thông qua người dân địa phương. 
- Thực hiện thí nghiệm: Cải tạo đất chua 
bằng vôi sống. 
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 4,5,6 
- Sử dụng giấy chỉ thị vạn năng để xác định 
pH của một số dung dịch trong cuộc sống: 
chanh, giấm, xà phòng omo, nước Giaven. 
- Điều chế các dung dịch có pH từ 114 
làm thang đo pH của các chất chỉ thị tự 
nhiên. 
- Điều chế chỉ thị từ củ nghệ, thử tính chất 
đổi màu của chỉ thị. Nhận xét sự đổi màu 
và kết luận thang pH của chỉ thị này. 
- Điều chế chỉ thị từ hoa actiso đỏ, thử tính 
chất đổi màu của chỉ thị. Nhận xét sự đổi 
màu và kết luận thang pH của chỉ thị này. 
- Điều chế chỉ thị từ bắp cải tím, thử tính 
chất đổi màu của chỉ thị. Nhận xét sự đổi 
màu và kết luận thang pH của chỉ thị này. 
- So sánh ưu và nhược điểm của việc sử 
dụng chỉ thị từ củ nghệ, hoa actiso đỏ và 
bắp cải tím với giấy pH để xác định tính 
axit hay bazơ của một số chất. 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
4 
Kết luận môi trường của các loại đất trên: 
Mẫu đất Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 
pH pH=5,5 pH =6,5 pH =6 pH=9 pH=7 
Môi 
trường 
mt axit yếu mt axit yếu mt axit yếu mt kiềm 
mạnh 
mt trung 
tính 
- Gieo hạt đậu xanh (Thời gian theo dõi khoảng 5 ngày) 
 Mỗi HS trong nhóm vùi khoảng 5 hạt đậu xanh vào mỗi lọ đất đã xác định pH trên. 
Quan sát khả năng nảy mầm, mọc thành cây con và đo chiều cao của mỗi cây. 
 Nhận xét khả năng sinh trưởng và kết luận loại đất thích hợp để trồng cây đậu xanh. 
 Mỗi nhóm ghi lại kết quả mỗi ngày để so sánh với các nhóm khác. 
 Ngày thứ nhất Ngày thứ hai Ngày thứ ba Ngày thứ tư Ngày thứ năm 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
5 
- Cải tạo đất chua bằng vôi sống (Tiến hành thực địa tại khu vực đã lấy mẫu đất ) 
 Sau khi đã xác định pH phù hợp với cây đậu xanh thì tiến hành cải tạo các mẫu đất 
không phù hợp. Khoanh vùng diện tích 1m2 những mẫu đất chua đã xác định pH, xới đất 
mịn. Tùy vào độ pH để bón lượng vôi hợp lí: 
+ Nếu pH=3,5-4,5 bón < 0,1 kg vôi /m2 
+ Nếu pH = 4,6 - 5,5 bón < 0,05 kg vôi /m2 
+ Nếu pH = 5,6 - 6,5 bón <0,025kg vôi /m2 
Bón rải đều lượng vôi đã được xác định cho từng loại đất trên mặt rồi dùng cuốc 
xới sâu 5 - 10 cm để trộn đều vôi với đất. Tiến hành tưới nước từ từ, tưới nhiều lần cho 
vôi hòa tan trong đất. Mỗi ngày tiến hành kiểm tra pH của mẫu đất đã được bón vôi. 
Quan sát. 
Hoạt động 2: Đo pH các dung dịch trong cuộc sống 
Mục đích của việc làm này để học sinh biết được pH có ảnh hưởng như thế nào 
đối với cuộc sống chúng ta. Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta có rất nhiều vấn đề 
hầu như con người biết rằng nó nguy hiểm, nhưng mức độ, nguyên nhân và cách khắc 
phục họ đều ít quan tâm. Chẳng hạn “Mỹ phẩm của mình đang dùng có độ pH là bao 
nhiêu, thực phẩm mình sử dụng hằng ngày có độ pH phù hợp với sức khỏe hay không 
hoặc nước của mình đang uống có pH cao hay thấp,  ” Đó chính là những câu hỏi 
thể hiện được tầm quan trọng của độ pH trong đời sống con người. Đặc biệt nhất đó 
chính là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi con người chúng ta. 
 Da và tóc của chúng ta có độ pH giao động ở ngưỡng 5.5 vì vậy muốn 
da và tóc khỏe mạnh thì chúng ta nên chọn những mỹ phẩm có độ pH 
nhỏ hơn 7 để đảm bảo an toàn. 
 Còn đối với những thực phẩm tươi sống như thịt sẽ phải có độ pH ở mức 
5,5- 6,2. Trong trường hợp pH nhỏ hơn 5,3 thì có lẽ thịt đã bị ôi thiu. 
 Nếu như pH của nước ở mức quá thấp thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ 
tiêu hóa và mòn men răng hay làm gia tăng ion kim loại từ các vật chứa 
nước, nếu trong nước có các hợp chất hữu cơ kết hợp với độ pH lớn hơn 
8.5 thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo thành hợp chất trihalomethane gây 
ung thư.  Những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 
 Nếu sử dụng thường xuyên nguồn nước có nồng độ pH cao thì rất dễ bị 
mắc các bệnh liên quan đến sỏi thận, sỏi mật,.. 
 Nồng độ pH trong máu cũng là một trong những yếu tố dùng để xác định 
tình trạng sức khỏe của con người. 
 Ngoài ra, Độ pH còn liên quan đến tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn 
nước và dụng cụ chứa nước. 
Cách thực hiện: Sử dụng giấy đo pH xác định pH: (HS mỗi nhóm tự chuẩn bị mẫu đo). 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
6 
stt Dung dịch mẫu Giá trị pH 
1 Nước chanh 
pH = 2 
2 Nước ngọt có gas 
pH = 3 
3 Nước cam 
pH = 4 
4 Dd nước cà chua 
(Hoặc có thể pha 
loãng giấm ăn ) 
pH = 5 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
7 
5 Sữa rửa mặt 
pH = 6 
6 Nước lọc 
pH = 7 
7 Dd kem đánh răng 
pH = 8 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
8 
8 Banking soda 
pH = 9 
9 Dd bột giặt omo 
pH = 12 
10 Nước Giaven 
pH = 13 
Hoạt động 3: Điều chế chỉ thị từ củ nghệ, bắp cải tím, hoa actiso đỏ: 
Mục đích: Trong tình hình hiện nay các học sinh hay sử dụng rất nhiều loại thức 
uống khác nhau điều đó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình học 
tập, do đó cần phải nghiên cứu tìm ra một loại chỉ thị tự nhiên có thể điều chế tại nhà 
nhằm phân loại môi trường của các hợp chất xung quanh chúng ta, từ đó vận dụng tính 
chất của chúng trong đời sống. Bên cạnh, việc tự bản thân điều chế ra được một loại chất 
chỉ thị sẽ giúp em hứng thú và say mê hơn trong việc học tập bộ môn, đồng thời sử dụng 
chất chỉ thị tự nhiên vừa an toàn và ít tốn kém chi phí. Ngoài ra còn hướng các em tìm ra 
sản phẩm tham dự cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học. 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
9 
Bước 1: Điều chế các dung dịch có pH từ 1 đến 14: 
 - Hướng dẫn cách cân khối lượng NaOH và điều chế dung dịch pH=14: 
Bước 1: Bấm On 
Bước 2: Đặt tờ giấy lên mặt cân 
Bước 3: Chỉnh về mức 0 
Bước 4: Cân lượng 4g NaOH theo yêu cầu 
Bước 5: Cho vào cốc chứa 100ml nước cất, ta được dung dịch NaOH 1M. 
- Hướng dẫn cách điều chế dung dịch HCl có pH=1: 
Lấy 10 ml dung dịch HCl 37% (d=1,19 g/ml) tương ứng 12M. Để thu được 
dung dịch HCl 0,1 M cần thêm H2O để Vdd = 1,2 lít. 
- Hướng dẫn cách điều chế các dung dịch còn lại: Các dung dịch còn lại được thực 
hiện bằng cách pha loãng theo bảng sau: 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
10 
Môi trường 
dung dịch 
Cách điều chế Ghi 
chú 
pH = 2 Lấy 20 ml dung dịch HCl có pH=1 pha loãng 
thành 200 ml để thu được dung dịch có pH =2 
pH = 3 Lấy 20 ml dung dịch HCl có pH=2 pha loãng 
thành 200 ml để thu được dung dịch có pH =3 
pH = 4 Lấy 20 ml dung dịch HCl có pH=3 pha loãng 
thành 200 ml để thu được dung dịch có pH =4 
pH = 5 Lấy 20 ml dung dịch HCl có pH=4 pha loãng 
thành 200 ml để thu được dung dịch có pH =5 
pH = 6 Lấy 20 ml dung dịch HCl có pH=5 pha loãng 
thành 200 ml để thu được dung dịch có pH =6 
pH = 7 Nước cất 
pH = 8 Lấy 20 ml dung dịch NaOH có pH=9 pha loãng 
thành 200 ml để thu được dung dịch có pH =8 
pH = 9 Lấy 20 ml dung dịch NaOH có pH=10 pha 
loãng thành 200 ml để thu được dung dịch có 
pH =9 
pH = 10 Lấy 20 ml dung dịch NaOH có pH=11 pha 
loãng thành 200 ml để thu được dung dịch có 
pH =10 
pH = 11 Lấy 20 ml dung dịch NaOH có pH=12 pha 
loãng thành 200 ml để thu được dung dịch có 
pH =11 
pH = 12 Lấy 20 ml dung dịch NaOH có pH=13 pha 
loãng thành 200 ml để thu được dung dịch có 
pH =12 
pH = 13 Lấy 20 ml dung dịch NaOH có pH=14 pha 
loãng thành 200 ml để thu được dung dịch có 
pH =13 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
11 
Như vậy ta điều chế được 14 dung dịch đánh số tương ứng pH=114 trên lọ 
đựng dung dịch. 
- Sau đó kiểm tra lại bằng bút đo pH một số dung dịch mẫu: 
 Với cách thực hiện như vậy, rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải bài tập về pH, thao 
tác cân hóa chất với lượng nhỏ, sử dụng bút đo pH, kĩ năng thực hành pha hóa chất an toàn. 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
12 
- Bước 2: Điều chế chỉ thị từ củ nghệ, bắp cải tím, hoa actiso đỏ: 
- Cho nghệ già tươi đã xay (giã) mịn vào lọ đựng ancol etylic, đậy kín khoảng 1h, lấy 
dd chiết vào lọ đựng. 
- Cho vài cánh hoa Atiso đỏ giã nhuyễn cho vào trong lọ đựng ancol etylic, đậy kín 
khoảng 1h, lấy dd chiết vào lọ đựng. 
- Cho bắp cải tím giã mịn vào lọ đựng ancol etylic, đậy kín khoảng 1h, lấy dd chiết 
vào lọ đựng. 
- 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
13 
- Bước 3: Tiến hành thí nghiệm với chỉ thị vừa điều chế: 
 Thang pH của chỉ thị: 814 ( đổi màu trong môi trường kiềm ) 
 Thang pH của hoa actiso đỏ: 1314. 
Chỉ thị củ nghệ 
Chỉ thị hoa atiso đỏ 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
14 
 Thang pH của bắp cải tím: 114 
IV.3.3.4. Thực hiện báo cáo kết quả trải nghiệm sáng tạo: (45’ trong lớp) 
GV: cần hướng dẫm học sinh hoàn thành bài báo cáo bằng hình ảnh và số liệu với 
những nội dung sau: 
pH CỦA ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG 
- Kết luận giá trị pH thích hợp với cây đậu xanh, mở rộng một số cây khác. 
- Biện pháp để cải tạo các loại đất không phù hợp. 
- Mở rộng thêm các loại đất trên có thể nghiên cứu trồng các giống cây trồng khác phù 
hợp hơn mà không cần cải tạo. 
CHẤT CHỈ THỊ VÀ pH 
 - So sánh giá trị pH các mẫu đo, rút ra kết luận về môi trường dung dịch. 
- Những loại thực phẩm có tính axit cao có lợi và có hại như thế nào đối với cơ thể 
chúng ta, liên hệ thực tế việc uống nhiều nước ngọt có ga có hại như thế nào, đánh răng với kem 
đánh răng có lợi và hại như thế nào, phương pháp tại nhà để xử lí bệnh ợ chua do thừa axit 
- Việc sử dụng chất chỉ thị tự nhiên có ưu điểm và hạn chế nào so với giấy chỉ thị vạn 
năng trong phòng thí nghiệmMở rộng sử dụng chất chỉ thị tự nhiên từ các mẫu khác ví dụ 
như hoa dâm bụt, vỏ quả cà tím 
Chỉ thị bắp cải tím 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
15 
IV.3.3.5. Đánh giá, nhận xét, nêu cảm xúc và trao đổi về quá trình làm việc: 
Bước 1: Cá nhân đưa ra đánh giá, nhận xét về hoạt động và cảm nhận của cá nhân về ý 
nghĩa của hoạt động đối với bản thân. Các ý kiến dược đưa vào sổ hoạt động cá nhân. 
Đánh giá cảm nhận hoạt động Những điều 
tâm đắc 
Những điều 
cần điều 
chỉnh, rút 
khinh nghiệm 
Những 
mong muốn 
thay đổi 
Ý kiến 
khác 
Tìm kiếm thông tin về pH. 
Vai trò của pH với cây trồng và 
cuộc sống. 
Việc tiến hành thí nghiệm 
Phương pháp điều chế chất chỉ 
thị tự nhiên và kết quả thí 
nghiệm 
Quá trình theo dõi sự phát triển 
của cây 
Biện pháp cải tạo đất 
Bước 2: Trình bày các ý kiến cá nhân để thảo luận trước nhóm nhằm rút ra các kết luận 
cần thiết và đề ra các hướng nghiên cứu mới. 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 
 Về sản phẩm: 
- Trồng được cây đậu xanh, ghi lại hình ảnh phát triển khác nhau trong 5 ngày. 
- Điều chế được dung dịch 3 loại chỉ thị. 
- Kiểm tra được sự đổi màu của các chỉ thị trong các môi trường pH khác nhau. 
 Về hoạt động: 
 - Các thành viên trong nhóm tham gia làm thí nghiệm điều chế chỉ thị cũng như những 
thành công và thất bại trong thực nghiệm. 
 - Các thành viên trong nhóm có thể trao đổi những khó khăn, thuận lợi trong quá trình 
hoạt động nhóm. 
 - Dự trù kinh phí của dự án. 
 - Có hoạt động tuyên truyền phổ biến trong trường học, địa phương hiệu quả và có ý 
nghĩa. 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
16 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 
Cá nhân tự đánh giá/ đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các 
mức độ 0, 1, 2, 3 
Họ và tên 
thành viên 
Mức độ 
đóng góp 
Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức 
độ A, B, C, D 
Nội 
dung 
Tinh thần làm việc nhóm Hiệu quả làm việc nhóm Trao đổi, thảo luận trong 
nhóm 
Mức độ 
V. MỨC ĐỘ KHẢ THI: Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp 
Sự thành công của hoạt động trải ngiệm sáng tạo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố 
trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người 
học. Để thiết kế được HĐTNST cụ thể, cần căn cứ vào đặc điểm của đơn vị về trang thiết 
bị phòng thí nghiệm, vị trí địa lí, trình độ kiến thức của học sinh và hoạt động cần được 
kiểm nghiệm trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông để hoàn thiện và đưa vào giảng 
dạy nhằm nâng cao hiệu quả. Người GV phải được trang bị đầy đủ các kiến thức và kĩ 
năng về HĐTNST, có sự tìm tòi, nghiên cứu, biết cách xác định nội dung, phạm vi của 
từng chủ đề và đối tượng dạy học của chủ đề. 
VI. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
Hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến 
hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
được tổ chức ngoài giờ học và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. 
Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ 
thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào 
tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. 
Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính 
mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt 
động trải nghiệm sáng tạo. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy khi được học 
tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm các em rất tích cực tham gia. Nhiều em tỏ ra có năng 
lực thật sự khi thể hiện các hoạt động. Đó là một điều mà giáo viên chúng tôi rất mừng. 
Mặt khác, thông qua hoạt động sáng tạo sẽ giúp các em nghiên cứu ra sản phẩm 
tham dự cuộc thi NCKHKT dành cho học sinh trung học. Trong năm học này, thông qua 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
17 
hoạt động trên đã có học sinh mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu sâu hơn về chất chỉ thị Atiso 
đỏ, đem sản phẩm dự thi và đạt kết quả giải C cấp tỉnh năm học 2019-2020. Đây cũng là 
tiền đề cho giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường tạo mọi điều kiện tổ chức càng nhiều 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo hơn nữa để hướng đến cuộc thi NCKHKT ở những năm 
tiếp theo. 
Riêng đối với bản thân tôi, trong năm học này thông qua hoạt động trên đã rút ra 
được một vài kinh nghiệm tổ chức và đại diện tổ bộ môn hóa học của trường đã hoàn thành 
bài báo cáo trước hội đồng bộ môn Hóa cấp tỉnh. Nhận được sự đánh giá khá tốt từ phía 
các giáo viên cùng bộ môn tham gia các buổi họp. Điều này làm bản thân rất vui. 
VII. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG: 
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình 
giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm, để vận 
dụng kiến thức được học vào thực tiễn. Từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát 
huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Qua đó giúp học sinh tự hình thành kiến thức, hứng 
thú trong học tập, rèn luyện các kĩ năng và cũng cố những tri thức đã được tiếp nhận. 
Ngoài ra, thông qua hoạt động sẽ là mục tiêu tìm kiếm tài năng để hướng tới cuộc thi sáng 
tạo khoa học kĩ thuật cấp trung học. 
VIII. KẾT LUẬN: 
SKKN này nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm mà bản thân 
tích lũy được trong quá trình giảng dạy. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy, mô hình 
HĐTNST phát huy được tính tích cực, tự giác của HS. Học thông qua trải nghiệm, HS 
được trực tiếp tác động vào đối tượng, tự mình chiếm lĩnh tri thức do đó kích thích HS 
hứng thú, yêu thích môn hóa học, đam mê nghiên cứu khoa học. HS không những lĩnh hội 
kiến thức mà còn phát triển các kĩ năng: làm việc nhóm, thuyết trình,giải quyết vấn đề, tư 
duy sáng tạo...tạo tiền đề hình thành các kĩ năng thích ứng nghề sau này. Ngoài ra, HS còn 
phát triển về phẩm chất, năng lực, thể chất, tình cảm...rất phù hợp cho việc giảng dạy Hóa 
học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. 
Tân Châu, ngày 13 tháng 02 năm 2020 
Người viết 
 TRỊNH THỊ MINH THƯ 
Báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến Năm học 2019-2020 
Giáo viên: Trịnh Thị Minh Thư 
18 
MỤC LỤC 
I. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH TÁC GIẢ: Trang 1 
II. TÊN SÁNG KIẾN: Trang 1 
III. LĨNH VỰC: Trang 1 
IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN: Trang 1 
IV.1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: Trang 1 
IV.2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: Trang 2 
IV.3. Nội dung sáng kiến: Trang 2 
IV.3.1. Tiến trình thực hiện: Trang 2 
IV.3.2. Thời gian thực hiện: Trang 2 
IV.3.3. Biện pháp tổ chức: Trang 2 
IV.3.3.1. Dặn dò học sinh chuẩn bị những vật dụng cần thiết: Trang 2 
IV.3.3.2. Phân chia nhóm, giao nhiệm vụ: Trang 2 
IV.3.3.3. Tiến hành hoạt động trãi nghiệm – sáng tạo: Trang 3 
IV.3.3.4. Thực hiện báo cáo kết quả trải nghiệm sáng tạo: Trang 14 
IV.3.3.5. Đánh giá, nhận xét, nêu cảm xúc và trao đổi về quá trình làm việc: 
Trang 15 
V. MỨC ĐỘ KHẢ THI: Trang 16 
VI. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Trang 16 
VII. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG: Trang 17 
VIII. KẾT LUẬN: Trang 17 
MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT 
 HS: Học sinh 
 GV: Giáo viên 
 HĐTNST: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 KHKT: Khoa học kĩ thuật 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_hoat_dong_trai_nghiem_sang_ta.pdf
Sáng Kiến Liên Quan