Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú qua các trò chơi trong giờ Ngữ văn

 Hiện tượng học sinh chán học – mê chơi đang ngày càng phổ biến trong giáo dục. Các trò chơi bên ngoài xã hội lôi cuốn các em hơn là kiến thức sách vở. Đặc biệt là “sự bùng nổ” của các trò chơi trên mạng Internet. Phần lớn những “tín đồ trung thành” của Game Online là giới học sinh – sinh viên. Các trò chơi “Võ lâm truyền kỳ” ( Kiếm hiệp Trung Quốc ) hoặc “Audition”, “Boom”, “Đột kích” hiện nay rất được ưa chuộng. Nếu đã chơi những Game Online này thì người chơi phải ngồi hàng giờ bởi sự hứng thú của nó. Thực tế đã chứng minh có những học sinh mải mê chơi đến quên ăn, quên ngủ để rồi dẫn đến suy nhược và ngã quỵ ngay bên máy vi tính. Việc các em học sinh thường xuyên trốn học tụ tập chơi ở tiệm Internet đã xảy ra nhan nhản ở các trường trong và ngoài thành phố là vấn đề “nổi cộm” hiện nay. Trước tình trạng đó, những người làm và quan tâm đến giáo dục đang cố gắng không ngừng đưa ra những phương pháp tối ưu để thu hút học sinh lĩnh hội tri thức. Và phương pháp dạy học tích cực hay nói gọn hơn là phương pháp tích cực (thuật ngữ mới ) được coi là nhân tố mới có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và thúc đẩy giáo dục ở Việt Nam phát triển. Hiểu được ý nghĩa đó, đồng thời nắm vững những đặc trưng kĩ thuật dạy học theo phương pháp tích cực, người giáo viên sẽ góp một phần quan trọng trong việc tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 17729 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú qua các trò chơi trong giờ Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC BÌNH TÂN
TRƯỜNG THCS BÌNH TRỊ ĐÔNG
	b & a	
TẠO 
HỨNG THÚ
QUA CÁC TRÒ CHƠI
TRONG GIỜ 
NGỮ VĂN
NGUYỄN ĐÌNH LÀI
Giáo viên Ngữ văn
GIỚI THIỆU CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Bình Trị Đông, ngày 8 tháng 3 năm 2008
Tổ trưởng
Phạm Thị Kim Xuyến
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
NGHIỆM THU SKKN
Bình Trị Đông, ngày 10 tháng 3 năm 2008
Chủ tịch
Phạm Minh Khiết
 TẠO HỨNG THÚ
 QUA CÁC TRÒ CHƠI
 TRONG GIỜ NGỮ VĂN
NGUYỄN ĐÌNH LÀI
 Giáo viên Ngữ văn
 Trường THCS Bình Trị Đông
 Quận Bình Tân – Thành phố Hồ Chí Minh
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
 1. Lí do chọn đề tài
 Hiện tượng học sinh chán học – mê chơi đang ngày càng phổ biến trong giáo dục. Các trò chơi bên ngoài xã hội lôi cuốn các em hơn là kiến thức sách vở. Đặc biệt là “sự bùng nổ” của các trò chơi trên mạng Internet. Phần lớn những “tín đồ trung thành” của Game Online là giới học sinh – sinh viên. Các trò chơi “Võ lâm truyền kỳ” ( Kiếm hiệp Trung Quốc ) hoặc “Audition”, “Boom”, “Đột kích”  hiện nay rất được ưa chuộng. Nếu đã chơi những Game Online này thì người chơi phải ngồi hàng giờ bởi sự hứng thú của nó. Thực tế đã chứng minh có những học sinh mải mê chơi đến quên ăn, quên ngủ để rồi dẫn đến suy nhược và ngã quỵ ngay bên máy vi tính. Việc các em học sinh thường xuyên trốn học tụ tập chơi ở tiệm Internet đã xảy ra nhan nhản ở các trường trong và ngoài thành phố là vấn đề “nổi cộm” hiện nay. Trước tình trạng đó, những người làm và quan tâm đến giáo dục đang cố gắng không ngừng đưa ra những phương pháp tối ưu để thu hút học sinh lĩnh hội tri thức. Và phương pháp dạy học tích cực hay nói gọn hơn là phương pháp tích cực (thuật ngữ mới ) được coi là nhân tố mới có vai trò quan trọng trong việc cải thiện và thúc đẩy giáo dục ở Việt Nam phát triển. Hiểu được ý nghĩa đó, đồng thời nắm vững những đặc trưng kĩ thuật dạy học theo phương pháp tích cực, người giáo viên sẽ góp một phần quan trọng trong việc tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức.
 Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực trong giờ Ngữ Văn Trung học cơ sở ví dụ như : Aùp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giới thiệu bài, đọc văn bản, thiết kế câu hỏi, hoạt động nhóm  tất cả những phương pháp đó đều phục vụ cho một mục đích duy nhất là nâng cao chất lượng việc dạy - học của thầy và trò.
Và tôi là một giáo viên trẻ, tuổi nghề chỉ mới lên 3. Nếu nói về kinh nghiệm giảng dạy thì tôi còn quá non nớt. Thế nhưng tôi có được lợi thế đó chính là sức trẻ, là sự khát khao đến cháy bỏng muốn đem hết những tri thức mà mình vừa học được ở giảng đường Đại học để truyền đạt cho học sinh. Với mong ước được lao động, được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp “trồng người” tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến dạy học theo phương pháp tích cực bằng cách : “Tạo hứng thú qua các trò chơi trong giờ Ngữ văn”. Sáng kiến này tôi đã áp dụng vào thực tế lớp dạy của mình. Và nhờ chơi mà học, học mà chơi nên các em học sinh phần nào rất hào hứng trong tiết học.
2. Thuận lợi :
* Về phía GV :
- Được sự hợp tác rất tích cực của HS.
- Có giờ tự chọn để GV ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học thông qua trò chơi. 
- Số lượng nam nữ trong một lớp tương đối đồng đều nên việc ôn tập thông qua trò chơi rất thuận lợi.
- Trong phân phối chương trình có nhiều bài luyện tập đa dạng tạo thuận lợi cho việc tổ chức thi thố tài năng.
* Về phía HS :
- Tạo được sự thân thiện với thầy cô và sự thân thiết với bạn bè.
- Khi chơi thì thu hút được số HS yếu - kém hoặc nhóm HS hiếu động trong lớp cùng xây dựng bài.
- Những trò chơi mà GV tổ chức cho các em tham gia thường là những trò chơi các em yêu thích.
3. Khó khăn :
* Về phía GV :
- Khi tổ chức chơi trong tiết học các em rất phấn khích nên dễ gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Hiểu được văn đã khó, dạy văn cũng không dễ. Bởi dạy văn là “nói cho người ta nghe” và nghe được. Xưa có nhà hùng biện dạy rằng “Chỉ có những người dốt mới không nói cho người khác hiểu được !” Mấy ai đã thấm cái sự dốt của mình ? Hay nói một cách tếu táo : Không có trò học dốt mà chỉ có thầy dạy dở mà thôi ! Thiết nghĩ câu nói đó đôi lúc tôi thấy sao mà đúng thế. Bởi trong thực tế đôi lần tôi bất lực khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bài học mà các em không chịu cộng tác( các em ngồi ù lì không tích cực hoạt động tìm hiểu bài ). Hoặc sau giờ học tôi cho học sinh làm luyện tập mà các em làm bài không đạt yêu cầu nghĩa là tôi đã thất bại trong tiết học hôm đó. Vì vậy trong quá trình dạy học tôi luôn trăn trở làm cách nào để học sinh có sự hứng thú trong tiết học của mình. Và trong bài viết này tôi xin triển khai sáng kiến “ Tạo hứng thú qua các trò chơi trong giờ Ngữ văn” cụ thể như sau: 
1/ Kiểm tra bài cũ 
Đối với học sinh, các em sợ nhất là việc kiểm tra bài cũ của giáo viên. Trong thực tế có những em học bài rất kỹ ở nhà nhưng khi giáo viên gọi lên trả bài thì lại “ lúng búng như ngậm hột thị”, tệ hơn nữa có em còn vã cả mồ hôi như bị trúng gió vì mất bình tĩnh  Còn về phía giáo viên thì cũng bị ức chế không kém gì các em nhất là những ngày có tiết thao giảng hoặc bị thanh tra. Khi giáo viên gọi học sinh mang tập lên trả bài nếu em nào không thuộc bài , không làm bài và thậm chí không mang theo tập thì giáo viên sẽ rất bực bội và thế là bầu không khí lớp căng thẳng. Bản thân giáo viên lúc đó cũng rất khó tạo được sự thân thiện, gần gũi với các em. Đôi lúc giáo viên không dẫn nhập vào được bài mới. Nhìn chung có rất nhiều tình huống trớ trêu xảy ra trong giờ kiểm tra bài cũ. Vì vậy để giảm bớt căng thẳng trong giờ kiểm tra bài cũ tôi sẽ cho học sinh kiểm tra bài theo nhóm hoặc cá nhân thông qua hình thức chơi đố.
v Aùp dụng trò chơi “ Ô chữ Văn học” .
Trò chơi ô chữ là một trò chơi mang tính trí tuệ cao có khả năng tổng hợp nhiều nguồn kiến thức để giải mã. Trò chơi này rất phổ biến trong giới HS vì nó tạo được sự hứng thú và cũng không quá khó đối với người chơi.
* Ví dụ minh họa :
- Kiểm tra bài cũ “Cây Bút Thần” ( Ngữ văn 6, tập 1 ) bằng cách giải ô chữ văn học.
* Đề bài:
Em hãy giải ô chữ sau để tìm ra tên của một câu chuyện mà em đã học?
1. Truyện “Cây Bút Thần” được thể hiện quan niệm của nhân dân về điều gì?
2. Truyện phản ánh ước mơ của tầng lớp nào?
3. Tên gọi một thể loại văn học dân gian mà em đang học?
4. Vật mà nhân vật chính trong truyện muốn có?
5. Công dụng có ý nghĩa nhất của cây bút thần?
6, 9. Đặc sắc nghệ thuật của truyện?
7. Nhân vật trong truyện thuộc loại?
8. Một tính cách của nhân vật Mã Lương?
10. Tên gọi của nhân vật chính trong truyện?
1
C
Ô
N
G
L
Ý
X
Ã
H
Ộ
I
2
N 
H
Â
N
D
Â
N
3
T
R
U
Y
Ệ
N
C
Ổ
T
Í
C
H
4
C
Â
Y
B
Ú
T
5
G
I
Ú
P
N
G
Ư
Ờ
I
N
G
H
È
O
6
T
Ư
Ở
N
G
T
Ư
Ợ
N
G
7
C
Ó
T
À
I
N
Ă
N
G
K
Ỳ
L
Ạ
8
K
H
Ẳ
N
G
K
H
Á
I
9
T
H
Ầ
N
K
Ỳ
10
M
Ã
L
Ư
Ơ
N
G
* Phần chuẩn bị của giáo viên:
- GV chuẩn bị trước ô chữ ở nhà theo yêu cầu đơn vị của một bài hoặc tích hợp nhiều bài đều được.
- GV kẻ sẵn ô chữ (còn trống ) vào một bảng phụ.
- GV photo đề cho mỗi nhóm trong 1 lớp.
* Cách chơi :
- Thời gian 4 -> 6 phút 
- GV phát cho mỗi nhóm 1 đề bài, rồi qui định thời gian cho các nhóm giải bài tập. Nhóm nào giải xong trước sẽ lên bảng điền vào ô chữ.
- Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau đóng góp ý kiến để giải mã ô chữ.
v Lưu ý :
- GV có thể linh động trong trò chơi giải ô chữ bằng cách vừa kiểm tra kiến thức cũ vừa giới thiệu bài mới.
- Ví dụ khi dạy bài “Bố của Xi-mông” ( Ngữ văn 9 tập 2 ) GV cho HS giải ô chữ sau:
Đề bài : Em hãy giải ô chữ sau để tìm ra từ chìa khóa
1. Tác giả văn bản “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ?
2. “Mùa xuân nho nhỏ” là sáng tác của nhà thơ nào?
3. Tên nhân vật chính trong tiểu thuyết “ Rô-bin-xơn Cru-xô” của nhà văn Anh Đe-ni-ơn Đi-phô ?
4. Tên bài thơ nổi tiếng của tác giả Viễn Phương viết về Bác Hồ
5. Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh :
“Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển
  ách làm nên”
6. Tác giả của những câu thơ sau đây là ai?
 “Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
1
P
H
Ạ
M
T
I
Ế
N
D
U
Ậ
T
2
T
H
A
N
H
H
Ả
I
3
R
Ô
B
I
N
X
Ơ
N
4
V
I
Ế
N
G
L
Ă
N
G
B
Á
C
5
Q
U
Y
Ế
T
C
H
Í
6
Y
P
H
Ư
Ơ
N
G
Sau khi giải xong ô chữ HS sẽ tìm ra từ chìa khóa là Phi-líp.
GV sẽ dẫn vào bài mới ( Phi-líp tên nhân vật trong văn bản “Bố của Xi-mông” )
2/ Giới thiệu bài mới
Khác với nhiều môn, học văn, các em phải chuẩn bị bài cụ thể ở nhà trước. Cái tâm lí “ biết cả rồi” dễ làm cho nhiều em chủ quan. Vì hôm nay cô giáo dạy bài gì là học sinh đã được biết cả rồi. Bởi vậy hoạt động giới thiệu bài mới là khá quan trọng. Nếu giáo viên tạo được ấn tượng ngay từ phần vào bài chắc chắn buổi học hôm đó sẽ rất thành công. Có nhiều cách dẫn dắt vào bài mới khác nhau. Cá nhân tôi rất thích cách vào bài bằng hình thức thi thố tài năng. Chẳng hạn :
2.1 Thi hát 
* Cách chơi : 
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội có một nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ chỉ huy đội của mình hát cho đồng thanh.
- Đội nào hát nhiều bài hát theo đúng chủ đề GV đưa ra thì sẽ là đội thắng cuộc.
- Thời gian dành cho trò chơi này khoảng 5 phút.
* Ví dụ minh họa
Dạy Văn bản: “ Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ ( Ngữ văn 6, tập 2 )
GV cho học sinh thi hát về chủ đề “Bác Hồ”.
2.2 Trò chơi “ Truyền mật thư”
* Cách chơi:
- GV sẽ chuẩn bị 4 mẫu giấy, trong mỗi mẫu giấy GV sẽ ghi một thông điệp ngắn ( thông điệp này phải hỗ trợ cho bài dạy ).
- GV gọi 4 đại diện của tổ ( do HS trong tổ đề cử ) lên nhận mật thư. GV cho thời gian 30 giây các đội trưởng đọc thông tin trong mật thư đó. Sau đó các đội trưởng sẽ về tổ truyền tin cho 2 bạn ngồi bàn đầu biết trong thư nói gì. Rồi 2 bạn vừa mới nhận tin lại truyền tin cho hai bạn ngồi ở bàn sau mình. Cứ thế tiếp tục cho đến hết thời gian quy định của GV.
- Yêu cầu của việc truyền tin là không được nói lớn. Nếu đội đối phương phát hiện ra thông tin của đội bạn thì đội đối phương thắng.
- Thời gian cho trò chơi là 3 -> 5 phút
* Ví dụ minh họa:
Dạy tiếng Việt, bài : “ Chơi chữ” ( Ngữ văn 7, tập 1 )
GV viết vào 4 mẫu giấy những nội dung cho mật thư như sau:
Mẫu 1 : “Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu”
 ( câu đố )
Mẫu 2 : “ Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”.
 ( Tú Mỡ )
Mẫu 3 : “Đi tu phật bắt ăn chay
 Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không.
 ( Ca dao )
Mẫu 4 : “Da trắng vỗ bì bạch 
 Rừng sâu mưa lâm thâm”.
- GV tiến hành cho HS chơi trong vòng 3 -> 5 phút rồi dẫn nhập vào bài mới từ những câu mà GV đã viết trong mật thư.
3. Hoạt động củng cố 
Củng cố bài là một hoạt động rất quan trọng trong tiết học. Nếu GV biết tạo ra cách thu hút HS thì việc khắc sâu kiến thức sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Có nhiều cách củng cố bài khác nhau, cho dù GV sử dụng cách nào đi chăng nữa thì cũng chỉ có một mục đích duy nhất là mong muốn HS nắm được nội dung bài học. Để kết thúc bài học một cách nhẹ nhàng GV có thể cho HS chơi trò chơi. Chẳng hạn:
3.1 Trò chơi ô chữ ( xem ở phần kiểm tra bài cũ )
3.2 Diễn hoạt cảnh + kịch
* Ví dụ minh họa:
Dạy truyện dân gian ở chương trình Ngữ văn 6 tập 1.
- Văn bản : “ Sơn Tinh – Thủy Tinh”
- Văn bản : “ Lợn cưới –Áo mới”
4. Dạy các bài ôn tập
Trong chương trình Ngữ văn THCS có dành một số tiết cho việc ôn tập lại những kiến thức đã học. Những tiết dạy ôn tập thường là rất mệt đối với GV bởi đa số GV chủ động củng cố lại hết những kiến thức mà các em đã học. Tuy nhiên nếu xem xét lại mục tiêu của việc ôn tập thì GV chỉ nên là người tổ chức cho HS tự tái hiện lại kiến thức mà các em đã được học. Vì vậy tôi thường tổ chức cho các em chơi vào những giờ ôn tập. 
4.1 Trò chơi “ Ai nhanh hơn”
* Cách chơi:
- GV cho chia nhóm ngẫu nhiên thành 4 đội.
- GV phát cho mỗi đội một viên phấn. Lần lượt từng thành viên trong nhóm sẽ lên bảng viết câu trả lời. Nghĩa là em thứ nhất viết xong cầm phấn về chỗ đưa cho em thứ hai lên bảng viết.
- Mỗi em chỉ được lên bảng 1 lần trong chủ đề đó. 
- Nhóm nào nhanh nhất và đúng nhiều nhất sẽ là nhóm thắng cuộc.
* Ví dụ minh họa:
- Dạy “Ôn tập Tiếng Việt” Ngữ văn 6 tập 1.
GV đưa ra đề tài “Từ ghép” . GV cho thời gian 3 phút rồi yêu cầu từng thành viên trong đội nhanh chân chạy lên bảng viết từ ghép.
Dạy “Ôn tập thơ” Ngữ văn 9 tập 2
Trò chơi “Ai giỏi hơn”
* Chuẩn bị : 
- GV chuẩn bị tranh ở nhà bằng cách photo những mẫu tranh có trong SGK phần văn bản. 
- GV cắt những mẫu tranh đó ra thành nhiều mảnh có hình dáng khác nhau.
- Sau mỗi mảnh của mẫu tranh GV dán băng keo 2 mặt dạng mỏng để cho HS tiện trong việc ghép tranh.
* Cách chơi:
- GV chia 8 nhóm ngẫu nhiên. Mỗi nhóm có một đội trưởng. 
- GV phát cho mỗi nhóm 1 mẫu tranh đã cắt rời ( như đã chuẩn bị ở nhà )
- Thời gian 3 -> 5 phút yêu cầu HS ghép hoàn chỉnh bức tranh đó.
- GV gọi đại diện mỗi nhóm thuyết minh về mẫu tranh mà nhóm vừa hoàn thành cho cả lớp nghe.
* Ví dụ minh họa:

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan