Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn bằng cách tổ chức trò chơi

Cơ sở lý luận:

 - Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Đó là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục.

 - Sử dụng những phương pháp mới, phương pháp đặc trưng trong hoạt động tự chủ của HS, tạo cho các em sự tự chủ, tích cực, tự giác trong học tập.

 - Dựa trên cơ sở các tài liệu, SGK, các văn bản của BGD về việc truyền thụ chuẩn kiến thức kĩ năng cho HS .

 - Chúng ta đều biết, môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách HS, đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,, là những kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả, người GV cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi ý, và đặc biệt, để tạo một giờ học phong phú, sinh động, thì việc sử dụng một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn, không gây sự nhàm chán trong một tiết học môn Ngữ văn.

 - Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nghiệm thấy rằng cái ước muốn dạy văn sao cho hay, học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất nhiều GV và HS. Muốn vậy, người GV chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để kích thích sự hứng thú của HS trong học tập. Với cách tổ chức cho HS tham gia các trò chơi trong dạy học văn sẽ góp phần tạo hứng thú cho HS trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn bằng cách tổ chức trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC NGỮ VĂN 
BẰNG CÁCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm bàn luận một cách sôi nổi. Với bộ môn Ngữ văn, việc đổi mới phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh (HS) học tập bộ môn cũng là một vấn đề quan tâm nhiều nhất đối với tất cả các giáo viên (GV) dạy văn. Thế nhưng phần lớn HS chưa thực sự say mê, yêu thích học bộ môn này, chưa thực sự thấy hứng thú trong những tiết học văn. Từ sự trăn trở “làm thế nào để HS hứng thú học môn Ngữ văn ?”, tôi nghiệm ra rằng tổ chức cho HS tham gia những trò chơi phù hợp ngay trong những giờ học hoặc giờ ngoại khoá môn văn sẽ tạo hứng thú, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của các em. Do đó tôi chọn đề tài “Tạo hứng thú trong giờ học Ngữ Văn bằng cách tổ chức trò chơi”.Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú học tập các bộ môn cho HS trong nhà trường nói chung. Giúp HS nắm được những kiến thức chuẩn môn học một cách nhẹ nhàng thông qua những trò chơi phù hợp. Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách học môn Ngữ văn của HS trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện cho GV hứng khởi hơn trong những giờ dạy văn.
II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận: 
 - Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học; phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Đó là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục.
 - Sử dụng những phương pháp mới, phương pháp đặc trưng trong hoạt động tự chủ của HS, tạo cho các em sự tự chủ, tích cực, tự giác trong học tập. 
 - Dựa trên cơ sở các tài liệu, SGK, các văn bản của BGD về việc truyền thụ chuẩn kiến thức kĩ năng cho HS . 
 - Chúng ta đều biết, môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách HS, đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,, là những kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả, người GV cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi ý, và đặc biệt, để tạo một giờ học phong phú, sinh động, thì việc sử dụng một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp HS cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn, không gây sự nhàm chán trong một tiết học môn Ngữ văn.
 - Trong nhiều năm làm công tác giảng dạy, tôi nghiệm thấy rằng cái ước muốn dạy văn sao cho hay, học văn sao cho giỏi, viết văn sao cho tốt là ước muốn của rất nhiều GV và HS. Muốn vậy, người GV chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để kích thích sự hứng thú của HS trong học tập. Với cách tổ chức cho HS tham gia các trò chơi trong dạy học văn sẽ góp phần tạo hứng thú cho HS trong học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.
 2. Thực trạng: 
 - Thực tế những năm gần đây cho thấy HS nói chung và HS ở trường tôi nói riêng rất yếu môn Ngữ văn, ít ham thích học Văn. 
 - Hiện nay đa số phụ huynh ít thích cho con em mình chú trọng đến môn học này, ngay từ bậc THCS mà họ chỉ muốn hướng con em đến môn khoa học tự nhiên. Đây là một trở ngại quá lớn khi các em lại phải tiếp tục tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn. Từ đó dẫn đến việc mất dần kiến thức và kỹ năng cơ bản, dẫn đến chán học, không hứng thú học Văn. 
 - HS lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bài trong giờ học, khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm. 
 - Một số GV còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biết làm thế nào để tạo sự hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt được những kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất. 
 - Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham thích học môn Ngữ văn, nắm bắt được những kiến thức cơ bản của bài học, là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi GV trong tổ Ngữ văn chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy để đạt được hiệu quả cao. Một trong những đề xuất của bản thân tôi để thực hiện tốt yêu cầu đó là tổ chức cho HS tham gia các trò chơi trong quá trình học Văn. 
3. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: 
 - Giảm tỉ lệ HS yếu kém bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. 
 - Nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng văn hoá của nhà trường nói chung, góp phần nâng cao ý thức học tập của HS .
 - Giúp HS có hứng thú, ham thích học môn Ngữ văn.
 - Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi học, mạnh dạn trao đổi ý kiến với bạn bè, thầy cô, hoà đồng với bạn bè, thầy cô; tạo môi trường thân thiện trong nhà trường. 
 - Giúp HS khắc phục được lối học thụ động, không hứng thú trong học tập môn Văn, từ đó dần dần củng cố được những kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới một cách tự giác.
 - Phân loại đối tượng HS, khả năng tiếp thu kiến thức cũng như trình độ kiến thức của HS. 
 - Gần gũi, quan tâm động viên, khích lệ HS trong học tập.
 - Nghiên cứu kỹ nội dung bài học để đề ra những tình huống thảo luận, những trò chơi phù hợp với từng bài học.
 - Dự giờ thăm lớp để nắm kỹ về đối tượng HS và học hỏi những kinh nghiệm về cách tạo hứng thú cho HS trong phương pháp giảng dạy.
 - Có kế hoạch trao đổi với tổ, với đồng nghiệp để tổ chức những giờ dạy thực nghiệm áp dụng những trò chơi trong giờ học hoặc giờ ngoại khoá. 
4. Tổ chức triển khai thực hiện: (sử dụng trò chơi trong dạy học Văn)
 - Cách thức tổ chức: Đối với việc sử dụng trò chơi thì cũng cần chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp với từng nội dung bài dạy và thời gian của tiết học. Có thể trò chơi “Giải ô chữ”, “Rung chuông vàng”, “Tiếp sức”, 
 Ví dụ: Để dạy các văn bản những tác phẩm truyện, chúng ta có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi “giải ô chữ” bằng cách kẻ sẵn các ô chữ trên bảng phụ và đưa ra các câu hỏi gợi ý để tìm ra nội dung, nghệ thuật chính của truyện. GV cũng có thể tổ chức trò chơi “Rung chuông vàng” ở cuối tiết học bằng cách phân chia lớp thành nhiều nhóm và đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm để HS thảo luận. Nhóm nào trả lời đúng sẽ được điểm tối đa. Hoặc khi dạy các bài Tiếng Việt, có thể tổ chức trò chơi “Tiếp sức” 
 	Tuy nhiên, phải chú ý một điều là khi tổ chức các trò chơi, GV cần lưu ý nêu trước thể lệ trò chơi và qui định thời gian cho HS biết để thực hiện. Và đặc biệt phải chú ý kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả cao trong tiết dạy. Khi đưa ra câu hỏi trong trò chơi “Giải ô chữ”, GV cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi gợi mở để HS nhanh chóng tìm ra ô chữ, không để làm ảnh hưởng đến tiết học, và cuối cùng HS sẽ tìm ra được từ khoá chính là nội dung bài học hoặc một phần của bài học. 
 - Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Đọc, tìm hiểu nội dung bài học. 
+ Xác định nội dung quan trọng nhất cần sử dụng trò chơi.
+ Sắp xếp các ô chữ trong bảng phụ, nếu dạy ứng dụng công nghệ thông tin chỉ việc cài đặt chế độ trong máy, khi giảng dạy thực hiện từng bước với từng câu hỏi. 
+ Hướng dẫn thể lệ, cách thức thực hiện trò chơi. 
Một số ví dụ minh hoạ:
 * Khi dạy bài Ôn tập truyện trung đại, để cho giờ học sôi nổi hơn, học sinh không cảm thấy nhàm chán, gò bó, thì chúng ta có thể sử dụng trò chơi “Rung chuông vàng”. GV chia lớp thành 4 đội, sau đó nêu thể lệ cách thức, quy định của trò chơi. Lần lượt nêu các câu hỏi về các tác giả, năm sinh, quê quán, nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học. Các nhóm trả lời, giáo viên lần lượt loại những học sinh trả lời sai. Cuối cùng còn lại học sinh của nhóm nào trả lời đến câu hỏi cuối cùng thì nhóm đó được rung chuông vàng. 
 * Khi dạy bài Tổng kết về từ vựng chúng ta có thể sử dụng trò chơi tiếp sức. Chia nhóm và công bố thể lệ, cách thức trò chơi. Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung của bài học. Lần lượt gọi học sinh trong nhóm trả lời. Nhóm nào trả lời tiếp sức đúng thì đạt điểm tối đa, nhóm nào không tiếp sức được đổi cho nhóm khác và bị điểm trừ. 
* Khi dạy tiết Tập làm văn: Người kể chuyện trong văn bản tự sự, chúng ta có thể sử dụng trò chơi giải ô chữ để tìm ra ngôi kể thứ nhất và vai trò của ngôi kể thứ nhất. 
* Khi dạy tiết trả bài Tập làm văn, phần HS tự chữa lỗi có thể chuyển thành trò chơi thi chữa lỗi “Tuyển biên tập viên”.
 * Khi dạy phần luyện tập của bài Các phương châm hội thoại (tiếp theo), ở bài tập 3 trong SGK, tổ chức thi điền từ nhanh trên bảng lớp (nói mát, nói hớt, nói móc, nói ra đầu ra đũa). 
* Bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo), ở bài tập 1 trong SGK, chuyển thành trò chơi cho hai đội lần lượt thi tìm từ có cùng yếu tố gốc. * Bài Thuật ngữ, bài tập 1 trong SGK ở phần luyện tập, tổ chức cho HS chơi trò “Điền thuật ngữ”: Cho 2 đội lên bảng thi điền từ, tính thời gian và tính số từ điền đúng để tính điểm và xác định đội thắng cuộc. 
* Hoặc tổ chức ngoại khoá trò chơi “Giải ô chữ” để ôn tập một số kiến thức về văn học trung đại mà HS đã học bằng một số câu hỏi gợi ý như sau: 
+ Hàng 1 gồm 6 chữ cái: “Truyện Kiều” là loại truyện thơ viết bằng(CHỮ NÔM) 
+ Hàng 2 gồm 7 chữ cái: Nhân vật chính trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” (VŨ NƯƠNG). 
+ Hàng 3 gồm 13 chữ cái: Tuỳ bút viết trong những ngày mưa (VŨ TRUNG TUỲ BÚT).
 + Hàng 4 gồm 6 chữ cái: Ngoài biện pháp ước lệ, đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả chị em TK ?(ĐÒN BẨY) 
+ Hàng 5 gồm 15 chữ cái: Một nhà thơ lớn của dân tộc sớm phải chịu cảnh mù loà ở tuổi 27 (NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU). 
+ Hàng 6 gồm 6 chữ cái: Tác phâm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia văn phái viết bằng chữ gì ? (CHỮ HÁN). 
+ Hàng 7 gồm 8 chữ cái: Tác giả truyện “Chuyện người con gái nam Xương” (NGUYỄN DỮ) 
+ Hàng 8 gồm 14 chữ cái: Thể văn ghi chép những điều kì lạ vẫn được lưu truyền (TRUYỀN KÌ ). 
 C H Ữ N Ô M
 V Ũ N Ư Ơ N G 
 V Ũ T R U N G T Ù Y B Ú T
 Đ Ò N B Ẩ Y N
 NG U Y Ễ N Đ Ì N H C H I Ể U
 C H Ữ H Á N
 N G U Y Ễ N D Ữ
 T R U Y Ề N K Ì
- Từ chìa khoá là: Đây là một đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới . 
 Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể về việc áp dụng các hình thức sử dụng trò chơi trong dạy học văn. Trong chương trình ngữ văn THCS còn rất nhiều bài có thể áp dụng các hình thức trên. 
5. Hiệu quả của SKKN
*Kết quả của SKKN:
Qua thời gian áp dụng các kiến thức và phương pháp dạy vừa trình bày ở trên (Từ 20/2/2016 đến nay) đối với học sinh lớp 9 trường tôi đã thu được kết quả đáng phấn khởi.
- Giờ học tập làm văn trước đây trầm lắng, tẻ nhạt, chỉ có thầy hỏi trò trả lời thì bây giờ các em cảm thấy thoải mái hơn, sôi nổi thảo luận với nhau và đưa ra các ý kiến của bản thân.
 - Giờ học không còn là thầy hỏi rồi tự trả lời mà đã có học trò tham gia đối thoại, tranh luận.
- Các em cảm thấy hứng thú hơn, không uể oải trong giờ học. 
- Các em rất thích thú với việc tổ chức trò chơi, hầu như tất cả học sinh đều muốn tham gia vào cuộc chơi đó. 
- Và đặc biệt, có những em học yếu cũng tích cực tham gia trò chơi . Khi HS đã tích cực tham gia sôi nổi thì sẽ tránh được hiện tượng không chú ý khi thầy cô giảng bài.
 	- Tỉ lệ HS tích cực, hứng thú trong học môn Ngữ văn so với điều tra, theo dõi ban đầu là rất cao.
 	- Tỉ lệ HS khá giỏi về bộ môn tăng lên đáng kể cụ thể như sau:
*Kết quả học kỳ I:
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
110
10
9
57
51.8
31
28.1
12
10.9
 *Kết quả năm học 2015-2016:
Tổng số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
110
24
21.8
54
49.1
31
28.2
1
0.9
*So sánh giải pháp cũ và mới:
	Qua quá trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 trong năm học này ; sau khi xây dựng đề cương chi tiết của sáng kiến kinh nghiệm tôi đã vận dụng vào các giờ dạy chính khóa thì nhận thấy rằng học sinh, bước đầu đã tạo hứng thú và yêu thích với môn học hơn, 
*Phạm vi ứng dụng:
 Kinh nghiệm này được áp dụng cho mọi đối tượng học sinh ở khối lớp 9.
 III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 1. Kết luận: 
	Với hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học cơ sở đã một phần gây hứng thú hơn trong tiết học, HS đã có sự chuyển biến hơn, tích cực giao lưu với thầy cô giáo hơn, trong mỗi giờ học tất cả học sinh đều tham gia và muốn tham gia vào quy trình dạy –học. Các em không còn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng bài mà cảm thấy hứng thú hơn; hăng say phát biểu, hiểu bài hơn.Tuy nhiên đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất bởi vì cũng không phải tiết dạy Văn nào chúng ta cũng áp dụng được các trò chơi một cách hiệu quả . Chính vì vậy khi dạy bất kì một tiết học nào chúng ta cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình. 
 2. Kiến nghị: 
	Hình thức sử dụng trò chơi khi giảng dạy môn Ngữ văn theo suy nghĩ của bản thân tôi, đây là hình thức đang còn khá mới mẻ đối với mỗi giáo viên Văn. Hơn nữa đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian, phương tiện, nhất là về máy chiếu và máy tính xách tay. Các loại máy này hầu như trường nào cũng có nhưng đã bị hư hỏng nhiều. Bản thân tôi cũng như các GV khác rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, nhà trường và ngành giáo dục để chúng tôi có đủ phương tiện phục vụ công tác giảng dạy. Trên đây là một chút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của bản thân. Trong quá trình thể nghiệm và viết lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_gio_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan