Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tiết ôn tập Địa lý thông qua tổ chức các trò chơi

Ngày nay, trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, giáo dục được coi là một lĩnh vực quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, chất lượng dạy - học nói chung và dạy học môn địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm, của các nhà quản lí giáo dục và cả xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, trong dạy học địa lí để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Các giờ dạy học thực sự phải là những giờ học thú vị, tạo được hiệu quả cao trong việc truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh. Nhưng trên thực tế, địa lý là môn học mà nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng là môn phụ nên ít được quan tâm. Cộng thêm trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên còn nặng về việc truyền thụ lí thuyết nên địa lý càng trở nên khô khan và đặc biệt càng nhàm chán , đơn điệu hơn khi dạy các tiết ôn tập trong phân phối chương trình. Vậy làm thế nào để khi dạy học các môn địa lý nói chung và tiết “ôn tập” nói riêng trở thành sự đam mê, thích thú, sự mong ước được tìm hiểu, khám phá của mỗi học sinh?

doc6 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học tiết ôn tập Địa lý thông qua tổ chức các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề tháng 11: 
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TIẾT ÔN TẬP ĐỊA LÝ THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI.
 Người báo cáo: Hoàng Thị Hồng Hoa
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, giáo dục được coi là một lĩnh vực quan trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, chất lượng dạy - học nói chung và dạy học môn địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm, của các nhà quản lí giáo dục và cả xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, trong dạy học địa lí để có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học. Các giờ dạy học thực sự phải là những giờ học thú vị, tạo được hiệu quả cao trong việc truyền thụ kiến thức và giáo dục học sinh. Nhưng trên thực tế, địa lý là môn học mà nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng là môn phụ nên ít được quan tâm. Cộng thêm trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên còn nặng về việc truyền thụ lí thuyết nên địa lý càng trở nên khô khan và đặc biệt càng nhàm chán , đơn điệu hơn khi dạy các tiết ôn tập trong phân phối chương trình. Vậy làm thế nào để khi dạy học các môn địa lý nói chung và tiết “ôn tập” nói riêng trở thành sự đam mê, thích thú, sự mong ước được tìm hiểu, khám phá của mỗi học sinh? Chính vì vậy tôi đã đưa ra một số trò chơi trong dạy bài “ôn tập” đề gây hứng thú cho học sinh, làm cho các em học tập một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không khí học tập hứng khởi và phấn chấn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Thực trạng của vấn đề
Tiết “ôn tập” có vai trò quan trọng trong chương trình địa lý nói chung và địa lý THCS nói riêng, bởi tiết ôn tập ngoài việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức còn rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ, rèn phẩm chất cần thiết cho các em . Qua tiết dạy này, giáo viên ôn chắc phần mục tiêu cần đạt được, đồng thời bổ sung kiến thức học sinh bị khuyết hoặc còn non, còn thiếu nhằm chuẩn bị cho tiết kiểm tra có kết quả tốt nhất. Thế nhưng, trên thực tế, các tiết ôn tập lại được ít được giáo viên và học sinh quan tâm nhất. Vì sao lại vậy:
1. Đối với giáo viên:
- Giáo viên có tâm lí rất ngại khi dạy tiết ôn tập vì nội dung hoặc dàn ý ôn tập không có trong SGK hoặc sách tham khảo.
- Giáo viên tổ chức tiết ôn tập rất đơn giản, chưa chu đáo thậm chí là sơ sài
- Giáo viên không đổi mới phương pháp, thường sử dụng phương pháp vấn đáp sao cho hết bài, hết tiết.
- Giáo viên ngại vận dụng hoặc tổ chức trò chơi vì thời gian của mỗi tiết học là có hạn, cơ sở vật chất không đáp ứng tốt cho việc tổ chức trò chơi vì để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều.
- Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích của trò chơi ấy mang lại ý nghĩa gì? Vận dụng kiến thức gì cho môn học? Khi tổ chức trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa cụ thể,thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng.
2. Đối với học sinh:
- Học sinh không thích tiết ôn tập, hơn nữa học sinh rất thực tế , các em chạy theo các môn khoa học tự nhiên và môn ngoại ngữ, không thích các môn xã hội nhất là môn địa lý, các em xem đây là môn phụ thì chính các tiết “ôn tập” làm cho các em nhàm chán nhất.
- Học sinh chưa có ý thức ôn tập ở nhà, các em quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn, gợi ý hoặc giao việc.
- Một số chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những câu hỏi, nội dung, yêu cầu chưa hiểu.
Qua quá trình dạy học, tôi thấy kết quả học tập môn địa lý của các em học sinh còn thấp, ngại học bài cũ, còn tinh thần học trên lớp còn uể oải và ít hào hứng đặc biệt khi đến tiết “ôn tập”. Từ thực trạng trên, nhằm nâng cao chất lượng môn địa lý cũng như nâng cao hứng thú của học sinh đối với việc học tiết “Ôn tập”, tôi đã mạnh dạn xây dựng chuyên đề “tạo hứng thú cho học sinh trong tiết ôn tập địa lý thông qua tổ chức các trò chơi”
II. Giải pháp thực hiện:
Tổ chức trò chơi trong phần khởi động:
Sử dụng trò chơi khi bắt đầu vào tiết học có tác dụng khởi động tư duy của học sinh, dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung học tập một cách tự nhiên, thoải mái và vui vẻ. Không những vậy, trò chơi còn được sử dụng khi chuyển tiếp sang một nội dung mới trong giờ học. Cách chuyển tiếp này, giúp học sinh thay đổi trạng thái, kích thích hoạt động trí tuệ để đạt được mục tiêu bài học:
-Ví dụ: Sử dụng trò chơi “Ai nhanh hơn” vào đầu tiết 6 “ôn tập” địa lý 6 để khởi động tiết học mới:
Mục đích:
- Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời giới thiệu bài mới
- Luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian
- Rèn tính tự giác, thi đua giữa học sinh
Chuẩn bị:
- Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án
- Học sinh: thẻ đúng, sai
Cách tổ chức:
- Chia lớp thành 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ, cử 4 tổ trưởng làm trọng tài và theo dõi chéo, 1 thư kí ghi kết quả
- Thời gian: 4 phút
- Luật chơi: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, yêu cầu để giáo viên đọc từng câu hỏi hoàn chỉnh thì học sinh mới được sử dụng thẻ để trả lời. Em nào vi phạm luật là loại kết quả. Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên đưa ra đáp án cho câu hỏi luôn để các em đối chiếu kết quả:
- Cách tính điểm: Mối câu trả lời đúng được tính 10 điểm/ học sinh, trả lời sai trừ 5 điểm/học sinh. Tổng điểm của mỗi đội được ghi lên bảng luôn sau mỗi câu trả lời
Câu hỏi: 
- Trái đất có dạng hình cầu? (Đ)
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 4 trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? (S)
- Có 3 loại kí hiệu bản đồ (Đ)
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy (S)
- Bản đồ có tỉ lệ 1: 200.000 thì 1cm trên bản đồ tương ứng với 20 km trên thực tế (S)
Trọng tài theo dõi tổng kết, đội nào có tổng số điểm cao hơn đội đó sẽ thắng cuộc. Phần thưởng cho đội thắng sẽ là tràng vỗ tay tán thưởng
Hoặc khi vào đầu tiết 12 “Ôn tập” địa lý 7, GV có thể đưa ra các câu hỏi như sau:
- Tháp tuổi thể hiện một số đặc điểm về dân số (Đ)
- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm dưới 2% (S)
- Đới nóng nằm từ chí tuyến đến hai vòng cực ở mỗi bán cầu (S)
- Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới và môi trường nhiệt đới gió mùa là các kiểu môi trường thuộc đới nóng (Đ)
- Có 2 kiểu quần cư: quần cư nông thôn và quần cư đô thị (Đ)
Sau đó, GV giới thiệu bài mới luôn
Tổ chức trò chơi trong phần nội dung chính của tiết học:
Đây là phần củng cố, hệ thống cả kiến thức cho học sinh theo phần, theo chương hoặc theo chủ đề
Ví dụ: Sử dụng trò chơi: Hái hoa dân chủ Trong tiết 17, ôn tập địa lý 9
Mục đích:
- Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đã học
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin cho học sinh
Chuẩn bị: GV dùng các bông hoa giấy để làm phiếu. Trên mỗi bông hoa ghi các câu hỏi nhằm ôn lại phần lí thuyết cho các em
Cách tổ chức:
- Chia đội: 4 đội tương ứng với 4 tổ
- Thời gian chơi: 10 đến 15 phút
- Cách chơi: GV treo phiếu hoa lên cây (đã chuẩn bị sẵn) để hái
- Từng đội trưởng lên hái hoa và đọc to nội dung câu hỏi cho cả lớp nghe. Sau 15 giây suy nghĩ, tổ trưởng sẽ chỉ định bất kì một thành viên trong tổ mình trả lời. Mỗi câu đúng và đảm bảo thời gian (1 phút) ghi được 10 điểm, nếu vi phạm thời gian cứ 10 giây trừ 1 điểm
- Học sinh đội khác chú ý lắng nghe, được quyền trả lời nếu đội bạn trả lời sai và có đáp án đúng sẽ được cộng thêm 5 điểm từ tổng điểm của đội bạn
- GV nhận xét và đưa ra đáp án sau mỗi câu trả lời của học sinh
- Kết thúc trò chơi, giáo viên đánh giá việc thực hiện trò chơi, tổng kết điểm cho mỗi đội chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến khích đội thua lần sau cố gắng
Câu hỏi: Gồm 10 câu hỏi
Câu 1: Đặc điểm của các dân tộc VN?
Câu 2: Nhận xét về tình hình dân số và gia tăng dân số VN?
Câu 3: Giải thích sự phân bố dân cư của nước ta?
Câu 4: Nguồn lao động nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?
Câu 5: Em hãy nêu sự chuyển dịch cơ cấu nước ta?
Câu 6: Phân tích lợi ích của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta?
Câu 7: Cho biết cơ cấu các loại rừng nước ta? Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng?
Câu 8: Cho biết những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản nước ta?
Câu 9: Chứng minh cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?
Câu 10: Tại sao nói Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước?
Để tạo không khí vui vẻ cho trò chơi, tôi còn lồng ghép hình phạt vui cho học sinh trả lời sai như hát 1 bài, nhảy lò cò hoặc múa phụ họa
Trong 1 số tiết ôn tập , giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi “Nhà hùng biện tài ba” nhằm giúp học sinh kết hợp tốt giữa nói và chỉ hình ảnh, rèn luyện diễn đạt trôi chảy và logic của vấn đề địa lý nào đó. Ví dụ khi dạy tiết 12 “Ôn tập” , địa lý 7
Chia đội: 3 đội (mỗi em 1 đội) 
Thời gian: 4 phút /em/đội
Cách chơi: dựa trên các nội dung và hình ảnh về các môi trường tự nhiên mà giáo viên trình chiếu, các nhà hùng biện sẽ lên giới thiệu về từng kiểu môi trường trong đới nóng ( môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa).
Cách tính điểm: Bài hùng biện hay, sử dụng hết thông tin và đảm bảo thời gian được 10 điểm, nếu cứ thiếu 1 thông tin trừ 1 điểm, cứ chậm 10 giây trừ 1 điểm
Trọng tài tổng kết điểm, giáo viên nhận xét trò chơi.
Tổ chức trò chơi trong phần củng cố của tiết học:
Ở phần củng cố cuối tiết “ôn tập” mang tính khái quát hay hệ thống lại theo từng vấn đề hay từng nội dung lớn chứ không đi vào chi tiết. Do vậy, tôi thường hay sử dụng trò chơi ô chữ nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng một cách tự giác, tích cực.
Mục đích: 
- Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy
- Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở bằng các ô chữ cụ thể
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn ô chữ trống trên máy chiếu
Chia đội: 3 đội chơi (3 tổ)
Thời gian: 5 phút
Cách chơi: GV gọi lần lượt từng học sinh lựa chọn 1 ô chữ bất kỳ, giáo viên đọc câu hỏi, người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời. sau khi người chơi trả lời được ô chữ đó sẽ hiện lên trên máy chiếu và xuất hiện 1 chữ trong từ khóa, cứ lần lượt như vậy đúng được tất cả các ô chữ thì từ khóa sẽ xuất hiện 
Cách tính điểm: Mỗi ô trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời được từ khóa khi chưa mở ô chữ nào đạt 50 điểm, mở 1 ô đạt 40 điểm, mở 2 ô đạt 30 điểm, mở 3 ô đạt 20 điểm. Nếu học sinh trả lời từ khóa không đúng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Kết thúc trò chơi, giáo viên tổng kết điểm, nhận xét trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội thua lần sau cố gắng.
C. KẾT LUẬN:
Qua quá trình thực dạy, khi vận dụng phương pháp trên, tôi đã thấy được kết quả khả quan hơn so với trước đây rất nhiều, đó là học sinh hoạt động trong giờ ôn tập tích cực hơn, lớp học trở nên sôi động và các em co điều kiện để trình bày kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập, các em sẽ tự tin hơn khi đưa ra các vấn đề còn vướng mắc mà chưa giải quyết được trong các tiết dạy trước. Tổ chức trò chơi trong các tiết ôn tập theo tôi đây là hình thức học tập tích cực, hấp dẫn học sinh và duy trì tốt hơn sự chú ý ở các em, giảm tính chất căng thẳng của giờ học đồng thời làm giảm sự uể oải và đơn điệu khi học các tiết “ôn tập”. Học sinh khi tham gia trò chơi hăng say, hết mình, ý thức trách nhiệm cá nhân cao, tôn trọng tính kỉ luật, giúp đỡ và gắn bó với đồng đội trong nhóm mình. Tuy nhiên, cũng có một vài hạn chế: khó quản lí quỹ thời gian, dễ bị cháy giáo án nếu giáo viên không khéo léo khi tổ chức trò chơi. Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi, gây ồn lớp và ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh. Người mạnh dạn lấn át người nhút nhát, người được hoạt động nhiều, người được hoạt động ít, hoặc chơi gian lận, không thành thật để được thắng, dễ ganh tỵ dẫn đến chia bè, phái.
Vậy nên, khi giáo viên tổ chức trò chơi phải luuw ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực và nếu có xảy ra thì kịp thời sữa chữa, cố gắng động viên, khuyến khích, khen thưởng để học sinh có những phản ứng tích cực. Theo tôi, trong một tiết “Ôn tập” nên sử dụng 1, 2trò chơi học tập nhằm vừa tăng sự hứng thú học tập cho học sinh, vừa đảm bảo thời gian tiết học đồng thời dễ dàng trong ổn định lớp học.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_day_ho.doc
Sáng Kiến Liên Quan