Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lý 9

1. Thuận lợi:

- Dạy học có ứng dụng CNTT mang lại tính sinh động và hấp dẫn trong quá trình dạy và học của GV và học sinh, giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức lâu, và bền.

 - Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT vào dạy và học vật lí giúp cho GV và HS tiếp cận phương pháp dạy học mới, không còn bị động trong quá trình giảng dạy, năng cao hiệu quả giảng dạy.

- Là một GV giảng dạy bộ môn Vật lí gắn liền với thực nghiệm, tổ chức nhiều thí nghiệm trực quan, việc sử dụng thí nghiệm ảo thay thế cho thí nghiệm là một phương pháp hữu hiệu. Mặt khác với thời buổi CNTT lan rộng trong xã hội, và cả nghành giáo dục, nên việc áp dụng CNTT vào giảng dạy nói chung, môn Vật lí nói riêng là một vấn đề rất cần thiết.

 2. Khó khăn:

 - Cơ sở vật chất ở nhà trường chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus, bị lỗi phần mềm do cài đặt,. và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.

- Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn hạn chế, chưa có thời gian cho việc tự học nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vì dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn.

 III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

MicrosoftPowerPoint là chương trình ứng dụng trong bộ phần mềm MS office của Microsoft dùng để thiết kế và trình chiếu thông tin. Các thông tin được thiết kế trên các slide. Mỗi slide có thể chứa nhiều loại thông tin như chữ, hình ảnh, tranh vẽ, âm thanh Nhờ vậy có thể trình diễn các thông tin rất phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để có những slide có chất lượng, vừa thể hiện được những nội dung của bài giảng, vừa đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, các slide cần được thiết kế cẩn thận có hợp lý trên những ý tưởng sư phạm của giáo viên. Để có một bài giảng tốt bằng PowerPoint cần lập kế hoạch và thực hiện theo một quy trình hợp lý với các bước sau:

 Bước 1: Lựa chọn những nội dung và thông tin cần trình bày trên các slide theo trình tự của bài giảng.

 Bước 2: Phân chia nội dung và thông tin cần đưa vào các slide thành các phần nhỏ sao cho mỗi phần có thể trình bày gọn trong một slide.

 Bước 3: Lựa chọn đối tượng Multimedia có thể dùng để minh họa các nội dung bài giảng.

 Bước 4: Chuẩn bị các minh họa nội dung: Văn bản, hình ảnh tĩnh, hoạt hình, mô hình mô phỏng, âm thanh bằng các công cụ phần mềm khác.

 Bước 5: Sử dụng MicrosoftPowerPoint để tích hợp các nội dung trên vào các slide.

 Bước 6: Quy định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide.

 Bước 7: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide.

 Bước 8: Viết thông tin giải thích cho mỗi slide.

 Bước 9: In các nội dung liên quan đến bài giảng.

 Bước 10: Trình diễn thử, chỉnh sửa và sử dụng.

* Cần lưu ý là nội dung trong các slide chỉ là dàn ý, trong quá trình dạy học, GV cần sử dụng kết hợp với các PPDH một cách tích cực để tăng cường tính chủ động của HS trong quá trình dạy học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lý 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ 9
 Huỳnh Vũ Linh
 Giáo viên trường TH-THCS Phong Thạnh A
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học Vật lý phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, có những bài có khối lượng kiến thức nhiều, hầu hết trong các bài đều có thí nghiệm. Nếu dạy theo phương pháp truyền thống và với những thí nghiệm thật thì đôi khi sẽ không đủ thời gian. Mặt khác, với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay thì các trường phổ thông cơ sở vẫn chưa có nhiều dụng cụ thí nghiệm để đáp ứng yêu cầu của bài học theo sách giáo khoa. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin và tiến hành các thí nghiệm ảo trên máy vi tính là một giải pháp quan trọng trong việc giảng dạy, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, sâu sắc, tin tưởng vào kiến thức mà mình chiếm lĩnh được, đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh trong từng bài học. Trên cơ sở đó nên tôi chọn biện pháp “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lý 9”. Để thể hiện hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các môn nói chung, môn Vật lý 9 nói riêng.
II. THỰC TRẠNG
- Số lớp 9 ở trường TH-THCS Phong Thạnh A trong năm học 2020-2021 là 1 lớp với 30 em học sinh. 
1. Thuận lợi:
- Dạy học có ứng dụng CNTT mang lại tính sinh động và hấp dẫn trong quá trình dạy và học của GV và học sinh, giúp HS dễ dàng tiếp thu kiến thức lâu, và bền.
	- Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT vào dạy và học vật lí giúp cho GV và HS tiếp cận phương pháp dạy học mới, không còn bị động trong quá trình giảng dạy, năng cao hiệu quả giảng dạy.
- Là một GV giảng dạy bộ môn Vật lí gắn liền với thực nghiệm, tổ chức nhiều thí nghiệm trực quan, việc sử dụng thí nghiệm ảo thay thế cho thí nghiệm là một phương pháp hữu hiệu. Mặt khác với thời buổi CNTT lan rộng trong xã hội, và cả nghành giáo dục, nên việc áp dụng CNTT vào giảng dạy nói chung, môn Vật lí nói riêng là một vấn đề rất cần thiết.
	2. Khó khăn:
	- Cơ sở vật chất ở nhà trường chưa được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
- Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus, bị lỗi phần mềm do cài đặt,... và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
- Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn hạn chế, chưa có thời gian cho việc tự học nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vì dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn.
	III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
MicrosoftPowerPoint là chương trình ứng dụng trong bộ phần mềm MS office của Microsoft dùng để thiết kế và trình chiếu thông tin. Các thông tin được thiết kế trên các slide. Mỗi slide có thể chứa nhiều loại thông tin như chữ, hình ảnh, tranh vẽ, âm thanh Nhờ vậy có thể trình diễn các thông tin rất phong phú, sinh động và hấp dẫn. Tuy nhiên, để có những slide có chất lượng, vừa thể hiện được những nội dung của bài giảng, vừa đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, các slide cần được thiết kế cẩn thận có hợp lý trên những ý tưởng sư phạm của giáo viên. Để có một bài giảng tốt bằng PowerPoint cần lập kế hoạch và thực hiện theo một quy trình hợp lý với các bước sau: 
 	Bước 1: Lựa chọn những nội dung và thông tin cần trình bày trên các slide theo trình tự của bài giảng.
 	Bước 2: Phân chia nội dung và thông tin cần đưa vào các slide thành các phần nhỏ sao cho mỗi phần có thể trình bày gọn trong một slide.
 	Bước 3: Lựa chọn đối tượng Multimedia có thể dùng để minh họa các nội dung bài giảng.
 	Bước 4: Chuẩn bị các minh họa nội dung: Văn bản, hình ảnh tĩnh, hoạt hình, mô hình mô phỏng, âm thanh bằng các công cụ phần mềm khác.
 	Bước 5: Sử dụng MicrosoftPowerPoint để tích hợp các nội dung trên vào các slide.
 	Bước 6: Quy định cách thức hiển thị thông tin trong mỗi slide.
 	Bước 7: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide.
 	Bước 8: Viết thông tin giải thích cho mỗi slide.
 	Bước 9: In các nội dung liên quan đến bài giảng.
 	Bước 10: Trình diễn thử, chỉnh sửa và sử dụng.
* Cần lưu ý là nội dung trong các slide chỉ là dàn ý, trong quá trình dạy học, GV cần sử dụng kết hợp với các PPDH một cách tích cực để tăng cường tính chủ động của HS trong quá trình dạy học.
	IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Kết quả học tập của môn Vật Lý lớp 8 năm học 2019-2020 khi chưa tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Kém 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
30
5
16,67
9
30
14
46,67
2
6,66
- Kết quả học tập của môn Vật Lý lớp 9 học kỳ I, năm học 2020-2021 khi đã tăng cường ứng dụng CNTT vào giảng dạy:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu 
Kém 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
30
8
26,67
13
43,33
9
30
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Định hướng thiết kế hoặc thiết kế bài giảng điện tử một cách lôgic và thiết thực. Không làm phân tán sự chú ý của HS.
- Thiết kế thí nghiệm Vật lý theo một quy trình nhất định, xác định được hệ thống việc làm và các thao tác khi tiến hành thí nghiệm, các tình huống khác có thể xảy ra trong quá trình dạy học.
- Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học với máy tính cần phải lưu ý và biết cách khắc phục các trở ngại kỷ thuật do hệ thống thiết bị gây nên. Giáo viên phải sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện dạy và học, là người biết sáng tạo vận dụng những khả năng mà phương tiện đã mang lại cho quá trình dạy học. 
VI. KIẾN NGHỊ
- Đầu tư cơ sở vật chất được đầy đủ hơn để phục vụ cho giáo viên đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- Đẩy mạnh việc tổ chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên về những giải pháp góp phần nâng cao trình độ tin học học cho giáo viên.
 Người viết
 Huỳnh Vũ Linh
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường TH-THCS Phong Thạnh A xác nhận: Biện pháp “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lý 9” của giáo viên: Huỳnh Vũ Linh áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Thạnh A, ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG
PC: Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút (bao gồm cả thời gian ban giám khảo trao đổi). Lưu ý chỉ trình bày 01 biện pháp duy nhất.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_ung_dung_cong_nghe_thong_ti.doc
Sáng Kiến Liên Quan