Sáng kiến kinh nghiệm Tâm trạng bi kịch của nhà thơ Trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX qua ba tác phẩm "Thu điếu" (Nguyễn Khuyến), "Thương vợ" (Tú Xương), "Sa hành đoàn ca" (Cao Bá Quát)

Thời trung đại là một phạm trù được tính từ khi nước nhà giành độc lập ở

cuối thế kỷ X cho đến hết thế kỷ XIX, thời kỳ này còn gọi là thời kỳ phong kiến.

Thời trung đại là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của văn hóa Đại Việt suốt mười

thế kỷ. Trong đó văn học là một thành tố vô cùng quan trọng tạo nên diện mạo

văn hóa dân tộc. Nói tới văn học nước nhà, chúng ta không thể không nhắc tới

chủ thể sáng tạo của nền thơ ca rực rỡ đó: Văn học nhà nho.

Một trong những đặc trưng thi pháp văn học trung đại là tính quy phạm và

việc phá vỡ tính quy phạm. Một mặt các tác giả tuân thủ những mẫu phạm có

tính chuẩn mực mặt khác luôn có ý thức phá vỡ tính quy phạm để bộc lộ cá tính,

giải phóng cảm xúc, ghi dấu ấn phong cách cá nhân đậm nét. Thời trung đại ý

thức cá nhân, cá thể chưa có điều kiện phát triển. Người viết văn có một kho

điển cố, thi liệu, văn liệu chung, cũng là những hình ảnh, những ngôn từ ước lệ

phi ngã .Tất cả đều có nguồn gốc ở kho văn chương cổ Trung Hoa mà người

viết văn, làm thơ cũng như người đọc văn, đọc thơ phải thông thạo.

Tuy nhiên, văn học chân chính thời nào cũng có và ở thời nào nó cũng là

hoạt động sáng tạo, nghĩa là chống công thức và chống phi ngã. Sức sáng tạo

của dân tộc kết tinh ở những cây bút lớn, ở thời nào cũng có cách khẳng định tư

tưởng, cá tính và tài nghệ độc đáo của mình.

Nhìn vào thực tế giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn THPT ta dễ nhận

ra:

Thứ nhất: Thời lượng dành cho phần văn học trung đại khá lớn: Lớp10 :

19 tiết, lớp 11 : 21 tiết.

pdf19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4185 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tâm trạng bi kịch của nhà thơ Trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX qua ba tác phẩm "Thu điếu" (Nguyễn Khuyến), "Thương vợ" (Tú Xương), "Sa hành đoàn ca" (Cao Bá Quát)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lẽ sống ở giai tầng nho sĩ thì kẻ 
sĩ khoanh tay đứng nhìn, người làm cách mạng, kẻ đào ngũ, người bơ vơ giữa 
ngã ba đường như Tú Xương lại không dám vượt rào chắn lịch sử. Cả ba con 
 10 
đường đi tìm lẽ sống đều bế tắc, ba lý do tồn tại cả đời người đã mất. Tú Xương 
quay về gia đình, sào huyệt cuối cùng. Và Thương vợ là tâm tư của một kẻ sống 
thừa khi về với gia đình đời thường. Ông ý thức được nỗi đau đó đến tột bậc khi 
bày tỏ tình cảm của mình với vợ. Ông đã đi trước Nam Cao nửa thế kỷ đủ nhận 
ra cái tận cùng của nỗi đau đời thừa và đã chết mòn trong cuộc đời sống mòn. 
 Quanh năm buôn bán ở mom sông 
Câu thơ ngắn gọn đã phản ánh cụ thể chi tiết không gian, địa điểm và công 
việc làm ăn của bà Tú. Hai từ quanh năm nói lên được nỗi vất vả, tảo tần của bà 
Tú triền miên hết ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này 
sang năm khác. Vòng quay vô tận của thời gian cùng với sự tăng cấp ý được sử 
dụng để diễn tả sự vất vả từ thời gian (quanh năm), nghề nghiệp (buôn thúng 
bán mẹt) cho đến không gian địa điểm làm ăn: mom sông. 
Mom sông là nơi chênh vênh với ba bề là nước, nó gợi lên sự bất trắc, hiểm 
nguy. Bởi vậy, hơn ai hết, Tú Xương hiểu rõ mục đích của nỗi vất vả đó nơi 
người vợ: 
 Nuôi đủ năm con với một chồng 
Đôi quang gánh cuộc đời trên đôi vai bà Tú thật quá nặng. Và quả thật đây 
cũng là sự vô lý, bất công khi gánh nặng gia đình dồn hết lên đôi vai người vợ. 
Tú xương đã tách ra làm hai cái gánh nặng gia đình: năm con với một chồng, để 
thấy rõ công ơn của bà đối với gia đình và với riêng ông. Nhưng gánh nặng gia 
đình dường như nghiêng lệch, trĩu nặng hơn về một bên, phía ông chồng đoảng 
dài lưng tốn vải, khiến cho câu thơ cũng như oằn hẳn về phía cuối. Nhà thơ đã 
tự hạ mình xuống mức thấp hơn cả con, đứng riêng một bên vì ông là thứ chồng 
đặc biệt mà bà Tú phải nuôi. Liên từ với nghe thật buồn, thật hài hước, thật hổ 
thẹn và thảm hại. Câu thơ tả thực vì thế chất chứa ý vị tự trào đắng cay, xót xa, 
cười ra nước mắt. 
Theo quan niệm truyền thống, kẻ làm trai phải để chí ở công danh, sự 
nghiệp. Trong xã hội phong kiến ấy có biết bao nhiêu ông quan ăn lương vợ mà 
vẫn lên mặt hành hạ vợ con. Thói gia trưởng, sĩ diện khiến mấy ai dám nói thật 
cái hoàn cảnh ăn bám vô tích sự của mình. Nhưng đã có một Tú Xương dám bêu 
ra trước thiên hạ những kém cỏi, sĩ diện hảo để tôn vinh công lao người vợ, để 
sống thật với những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Hơn ai hết, Tú Xương 
nhận thức rõ ràng về sự thừa ra, vô ích của mình. Con người thừa nhỏ bé thảm 
hại ấy không ngần ngại tự phủ định mình. 
 Lòng tri ân với vợ càng được biểu hiện một cách cụ thể ở hai câu thực: 
 11 
 Lặn lội thân cò khi quãng vắng 
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông 
Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ, đối lập, nghệ thuật dùng từ láy và đặc biệt 
sử dụng kết hợp hai hình ảnh thân thuộc trong dân gian thân em và con cò để lột 
tả được cảm giác vừa cô đơn đầy hiểm nguy trong một không gian heo hút, rợn 
ngợp vừa khắc khoải côi cút về thời gian của sự vất vả, tảo tần. Thơ Tú Xương 
vừa phảng phất ca dao lại vừa rất Đường thi, ý tại ngôn ngoại là ở chỗ này. Cái 
cò ở ca dao nỉ non ai oán trong tiếng khóc và dòng lệ, còn bà Tú biết hy sinh nên 
chẳng nhiều lời cứ âm thầm lặn lội một mình mình biết, một mình mình hay. 
Câu thơ thứ nhất thuộc về vế vô thanh để cho nỗi cô đơn lủi thủi của bà Tú 
lặng lẽ in vào ký ức người đọc. Câu thực thứ hai thuộc về vế hữu thanh gợi nên 
nỗi nhọc nhằn của bà Tú giữa cái láo nháo của cuộc đời. Tú Xương nhận biết 
sâu sắc cái hiện thực phũ phàng đó mà ngày càng xót thương vợ. Bởi vậy, đằng 
sau mỗi câu chữ là ánh mắt lo âu đầy ăn năn tự vấn của người chồng đang dõi 
theo bóng dáng đơn lẻ, côi cút, lam lũ, tảo tần của người vợ trên con đường gập 
ghềnh sương gió, giữa thời buổi bon chen và tình đời bạc bẽo. 
Nếu ở hai câu đề và hai câu thực tác giả còn đứng ngoài để miêu tả, thì đến 
hai câu luận Tú Xương đã nhập thân vào nhân vật để diễn tả một cách chân tình 
nỗi niềm sâu kín của bà Tú. Người chồng đầy tình nghĩa này đã phân thân ở 
nhiều điểm nhìn khác nhau để nhìn cho thấu, cho hết công lao thầm lặng của 
người vợ: 
 Một duyên hai nợ âu đành phận 
 Năm nắng mười mưa dám quản công 
Ông bà lấy nhau có tới năm mặt con, ông Tú lại là người có tài có tình. Kể 
ra cũng là một mối lương duyên “trời” ban. Nhưng duyên thì chỉ một mà nợ thì 
những hai. Niềm cay cú của ông đối với việc thi cử và kéo theo đó là cái nghèo 
đeo đuổi đã khiến bà phải lăn lộn kiếm sống. Ông Tú tự nhận mình là cái nợ của 
đời bà. Ông thương cảm cho bà và tự dằn vặt mình. Tú Xương thương xót cho 
bà Tú mà thành dằn vặt thay, vật vã thay. Âu là cam, đành cũng là cam. Nói âu 
đành phận là như cam chịu lại là như muốn không cam chịu. Cái ý có vẻ như 
ngược chiều nhau này chính là tâm trạng Tú Xương trong thơ khi nghĩ đến cuộc 
đời của vợ. Cái sự thật khách quan chua chát và cái tâm trạng chủ quan thương 
vợ của ông Tú. Ta thấy xen lẫn trong ý thơ là sự bất lực của chính nhà thơ. 
Cái đau của Tú Xương là cái đau bất lực với xã hội, với bản thân. Nỗi đau 
tăng dần lên và đạt đến điểm tận cùng ở cuối bài: 
 12 
 Cha mẹ thói đời ăn ở bạc 
 Có chồng hờ hững cũng như không 
Câu thơ buột ra tự nhiên như một tiếng chửi nhưng lại ngậm ngùi như một 
lời than. Đằng sau tiếng chửi ấy là bi kịch của một con người chất chứa bao 
phẫn uất, đau xót và tê tái; là nỗi hổ thẹn và tình yêu thương vô bờ Bi kịch 
của một kẻ sĩ hết thời, mất phương hướng trong cuộc đời và đó còn là bi kịch 
thân phận. Rõ ràng ở đây đã thể hiện sự thức nhận của một con người biết vượt 
lên khỏi hạn chế của tầng lớp và thời đại mình để cảm thương với những kiếp 
người quanh mình. Vì vậy, lời chửi ấy không chỉ để dành trách mình mà còn để 
chửi đời, chửi cả cái xã hội lố lăng đã sinh ra cái thứ chồng hờ hững. Chính cái 
xã hội thực dân nửa phong kiến ấy đã đẻ ra thói đời bạc bẽo, những kẻ hợm hĩnh 
sống trên lưng người khác, xã hội ấy đã đẩy một Tú Xương tài hoa vào bước 
đường cùng, khiến người vợ vốn con gái nhà dòng phải vất vả, cực khổ. Ý nghĩa 
tố cáo xã hội trở nên nổi bật ở kết bài và man mác toàn bài, nóng hổi hơi thở 
thời đại.Thương vợ mà cũng là thương hại cho chính mình. 
Trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình xuất hiện để bộc lộ nỗi niềm trước 
cuộc sống. Đó là con người mang hình thức vô danh, tự bộc lộ mình bằng cảm 
xúc, ý nghĩ, cái nhìn bằng chính thế giới nội cảm. Như vậy, phải chăng bà Tú 
cũng là phương tiện văn học để nhân vật trữ tình ông Tú bộc lộ cõi lòng của 
mình, tình cảm của mình và cả nỗi đau của mình. “Không tỏ ra bằng khóc thì tỏ 
ra bằng cười, trước nhất là cười mình, chửi mình”. Bài thơ kết thúc độc đáo, bất 
ngờ thấm đẫm cái bi, cái bất hạnh, cái cay đắng và cả chút hài hước Bao nhiêu 
là cung bậc tình cảm của cuộc đời hiển hiện trong những câu thơ giản dị, khiêm 
nhường, tự nhiên ấy. 
3. “Sa hành đoản ca” – Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) 
Sa hành đoản ca là một bài ca ngắn nhưng ở đó lại chứa những suy tư có 
tầm vóc, thể hiện cái tâm lớn, khí phách lớn và cả sự bế tắc lớn của một nhân 
cách cao cả. 
Bài thơ mở ra với một không gian và thời gian đặc biệt: Bãi cát dài rồi lại 
bãi cát dài, rộng lớn, mờ mịt vì trời đã về chiều, mặt trời đã lặn, nắng đã tắt. 
Trên hành trình vạn dặm ấy xuất hiện hình ảnh một con người dấn thân mà mỗi 
bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến một bước lại phải lùi lại một 
bước. 
 Trường sa phục trường sa 
 Nhất bộ nhất hồi khước 
 13 
Ngay từ đầu bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm được đặt trong cách 
ngắt nhịp 2/3 liên tiếp ở câu thơ năm chữ. Sự phối hợp thanh điệu bằng trắc với 
việc đặt thanh trắc ngắt ở giữa câu đã mô phỏng được hình tượng con đường đầy 
trắc trở, gập ghềnh với những bước chân người đi luôn bị kéo giật lại. 
Hai câu thơ tiếp theo cũng trập trùng thanh trắc: 
 Nhật nhập hành vị dĩ 
 Khách tử lệ giao lạc 
Giữa không gian mênh mông hoang vắng ấy, thật dễ hiểu vì sao những giọt 
nước mắt của người lữ khách lại lã chã tuôn rơi. Kẻ đồng hành duy nhất là mặt 
trời thì đã lặn; chỉ còn có nỗi cô đơn và bóng tối mịt mùng bủa vây lấy người đi 
đường. 
Hình ảnh bãi cát dài và hình ảnh người đi trên bãi cát có thể là kết quả tri 
nhận trực tiếp của nhà thơ trên hành trình từ quê nhà Phú Thị vào kinh đô Huế 
ứng thi. Đây là dải đất hẹp, có nhiều bãi cát mênh mông mà bước chân người đi 
trên cát, cát trôi nên cứ bước về phía trước thì chân lại thụt về phía sau. Từ hình 
ảnh không gian thời gian mang tính tả thực đã chuyển thành hình ảnh con đường 
đời và thời gian tâm lí, thời gian sinh mệnh đời người một cách tự nhiên. Tạo 
nên sự hòa thấm, giao thoa giữa tính hiện thực và tính biểu tượng. 
Bốn dòng thơ ngũ ngôn gân guốc mở đầu bài thơ đã hàm chứa tâm sự và 
tâm trạng của người đi trên bãi cát. Nhưng phải đến những câu thơ tiếp theo, tâm 
sự và tâm trạng của kẻ sa hành mới dần dần bộc lộ: 
 Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông 
 Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng! 
Tâm sự u uất, tâm trạng chán ngán của kẻ đi trên bãi cát bật lên với một lời 
tự trách đầy chua chát. Nó vang lên như một lời cật vấn, một tiếng nói nghiêm 
khắc đối với bản thân. Lời tự trách chua chát pha chút tự trào chính là lời chối từ 
cao ngạo một lối sống hèn nhát của kẻ sĩ đầy kiêu hãnh. Từ giọng bi phẫn oán 
thán nhà thơ chuyển sang giọng bình luận - trữ tình. 
 Cổ lai danh lợi nhân 
 Bôn tẩu lộ đồ trung 
Rõ ràng, từ nghĩa tả thực của bãi cát, tác giả dẫn dắt người đọc liên tưởng 
tới con đường danh lợi. Sự đối lập giữa hình ảnh cô độc của người đi tìm chân lí 
trên đường đời mù mịt, gian khổ là hình ảnh đông đảo của phường danh lợi 
đang tất tả trên đường đời. Nét độc đáo của giọng điệu trữ tình là tính đa thanh 
của nó. Câu thơ vừa hướng tới khách thể, hướng tới đám danh lợi nhân, đồng 
 14 
thời hướng vào chủ thể trữ tình. Trong đám danh lợi nhân ấy, trong đám người 
say vì bả vinh hoa ấy có sự tham dự của chính nhà thơ, có cả bản thân tác giả! Ý 
thức phản tỉnh trước thực tại đã tạo nên một sự thức nhận sâu sắc. Trong tiếng 
cười người đâu thiếu vắng chất giọng tự trào, tự cười mình trong đó. Nhà thơ đã 
khách thể hóa cái tôi trữ tình để tự diễu tự cười cái con người tục có trong bản 
thân ông. Trên con đường nhà thơ đã lựa chọn, đã và đang dấn thân có một ý 
thức hệ nghiêm túc mà suốt phần trai trẻ tác giả đã dành bao tâm huyết, hoài 
bão. 
Khi nhà thơ có ý thức phản tỉnh, suy ngẫm về con đường đời, về chúng 
nhân thì tác giả nhận thấy trong đám cầu danh kiếm lợi ấy có một Cao Chu 
Thần! Đây là một cái nhìn hiện thực mang dư vị đắng cay nhưng không kém 
phần dũng cảm và giàu tính nhân văn. 
Từ giọng bình luận nhà thơ chuyển sang giọng triết luận - trữ tình: 
 Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu 
 Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng 
Câu thơ mang ý nghĩa suy ngẫm của tác giả. Liệu trong hai loại người ấy ta 
thuộc vào tỉnh giả hay túy giả đây? Dường như Cao Bá Quát không có ý tự xếp 
mình vào một trong hai hạng người theo kiểu phân loại, đối lập. Trong cái 
thường tình của đám chúng nhân, của đám người say có cá nhân ông. Nhưng có 
điều trong lúc hòa cùng đám túy giả nhà thơ mới ngộ ra, mới nhận thức lại ý 
nghĩa của con đường đã chọn và thấy được sự vô nghĩa của nó mà bấy lâu nay 
kẻ trí thức nho sĩ cuối mùa như ông hoài công đeo đuổi. 
Vỡ mộng, bất lực trước hiện thực, nhà thơ chỉ biết ngẩng đầu lên trời hát 
khúc bi ca của kẻ cùng đường. Đối mặt với thực tại nghiệt ngã: Thản lộ mang 
mang úy lộ đa, trước con đường bằng phẳng thì mờ mịt không thấy đích còn con 
đường ghê sợ đầy chông gai thì lại quá nhiều, tâm trạng trữ tình đẩy đến đỉnh 
điểm của sự bi phẫn. Niềm uất ức được gửi vào từng câu từng chữ, đã kiến tạo 
nên những câu thơ điệp trùng thanh trắc như che chắn mất tầm nhìn và ngăn 
vướng bước chân của người lữ khách. Cách kiến tạo ấy nằm ngay trong đoạn thơ 
kết. Tất cả diễn tả tột cùng của bế tắc và niềm bi phẫn. 
 Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp 
 Nam sơn chi nam ba vạn cấp 
 Quân hồ vi hồ sa thượng lập? 
Thi nhân trung đại khi gặp bế tắc trên đường đời họ thường ngẩng đầu lên 
cao hay nhìn về bốn phương mong tìm được sự tương thông, giải thoát. Nhưng 
 15 
lúc này đây nhà thơ hướng về bốn phương cũng chẳng thấy gì ngoài núi tiếp 
núi, sóng tiếp sóng. Sự mất hướng của chủ thể trữ tình đã dồn lên số phận của 
câu chữ. Cả ba câu cuối cùng có sự xuất hiện ba thanh trắc liên tiếp ở mỗi câu 
cùng phụ âm “p” tắc vô thanh như chắn mất tầm nhìn và dồn nén tâm trạng bi 
phẫn dội trở lại, hướng vào nội tâm của chủ thể. Câu kết là một câu hỏi lớn, một 
câu hỏi không có lời đáp về tấn bi kịch của cuộc đời nhà thơ và cũng là của 
những trí thức nho sĩ vỡ mộng. 
Góp phần vào việc bộc lộ ý thức về bi kịch của cái tôi tác giả, Cao Bá Quát 
đã sáng tạo nên hình tượng thơ người đi trên bãi cát để nói về con đường vất vả 
gian nan nhưng bế tắc: cùng đồ và tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối 
đi trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến. Đồng thời, Cao Bá Quát đã “phân 
thân” để đối thoại, tự soi chiếu để bộc lộ tâm trạng của mình. Các đại từ khách 
(ngôi thứ 3), quân (ngôi thứ 2) và ngã (ngôi thứ nhất) xuất hiện bốn lần trong 
một bài thơ 16 câu quả là một tần số có nhiều ý nghĩa. 
Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ được soi rọi từ nhiều phía. Khi 
được khách quan hóa: Khách tử lệ giao lạc. Khi tự phân thân đối thoại với chính 
mình: Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông. Khi tự bộc lộ bằng lời cảm thán hoặc 
tự vấn: Quân hồ vi hồ sa thượng lập? Chính điều này làm cho hình tượng nhân 
vật trữ tình không đơn giản, một chiều mà phong phú đa chiều. Tất cả là cái tôi 
phản tỉnh đa diện, muôn mặt như muôn vẻ của đời thường. Qua các điểm nhìn 
ấy, chủ thể trữ tình tự bộc lộ là kẻ lữ khách (khách tử), là người cùng đường 
(cùng đồ), kẻ vỡ mộng trước hiện thực. Tâm trạng trữ tình là cả một tấn bi kịch 
giằng xé quyết liệt giữa hoài bão, ước mơ cao đẹp, lí tưởng sáng ngời và hiện 
thực tầm thường đen tối. 
Không ngẫu nhiên khi một đời trai trẻ hăm hở nuôi nhiều hy vọng vào đấng 
minh quân để mai này thành lương tướng tôi hiền, nhưng rốt cuộc Cao Bá Quát 
lại làm quân sư cho cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại Triều Nguyễn, chống lại 
thể chế mà mình đã tôn thờ. Và kết cục là thảm tru di tam tộc. Suy cho đến 
cùng, tấn bi kịch của nhà thơ là tấn bi kịch mang tính thời đại. Thời đại của Cao 
Bá Quát, chế độ phong kiến Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng: Triều Nguyễn 
thiết lập chế độ phong kiến chuyên chế, ban hành nhiều chính sách hà khắc, sưu 
cao thuế nặng khiến cho nhiều tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ. Những người 
như Cao Bá Quát vốn tài danh đất Bắc, học giỏi lừng tiếng, thơ văn rất hay, chữ 
viết cũng rất đẹp. Là con người có hoài bão lớn, cốt cách phóng khoáng. Khi va 
vào thực tế nghiệt ngã, tài năng, ý chí của ông bị quăng quật và lần hồi bị nghiền 
 16 
nát. Sự tương phản giữa nghị lực phi thường của cá nhân và sức ép xã hội tàn 
nhẫn, giữa mộng ước cao xa và thực tế bi thảm tạo nên một âm hưởng thơ kỳ lạ; 
là điệp khúc tuyệt vọng của một con người biết mình thất bại trước gông xiềng 
song cũng biết chống chọi đến cùng. 
Tiếng nói bi phẫn được khắc họa rõ nét trong Sa hành đoản ca qua hình 
tượng một con người cô đơn nhưng kỳ vĩ trên bước đường gian truân mờ mịt đi 
tìm chân lý. Người ra đi vừa quả quyết vừa tuyệt vọng, quên mình vì lý tưởng 
nhưng bế tắc hoang mang vì không tìm được lối thoát. 
4. Sau khi khảo sát ba tác phẩm: Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, 
Thương vợ của Trần Tế Xương, Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát, 
chúng ta rút ra kết luận chung: 
- Đều trực tiếp bộc lộ cái tôi trữ tình của nhà thơ trong một giai đoạn lịch sử 
nhiễu nhương. Đó là những nhà nho Tài cao phận thấp chí khí uất và nhân cách 
rất cao thượng, tuy biểu hiện ở mỗi người khác nhau: Nguyễn Khuyến lui về ở 
ẩn để giữ vững tiết tháo. Cao Bá Quát bằng hành động để chống lại trật tự của 
triều đình phong kiến. Còn Tú Xương không chấp nhận trật tự tây – ta buổi đầu. 
Vì xã hội đã biến một Tú Xương từ tài hoa thành người thừa. 
 Đọc thơ của họ ta đều yêu mến, xúc động, cảm khái. Ta sảng khoái với 
nghệ thuật thơ điêu luyện, cao cường. Và ở họ dù tả cảnh thiên nhiên hay trực 
tiếp bộc lộ tâm trạng đều nhuốm màu bi kịch do lịch sử quy định. 
Khi xác định được bi kịch, nỗi đau trong tâm hồn của nhà thơ thì đó mới 
chính là điều sâu sắc nhất trong thơ trữ tình. 
III. Kết quả của đề tài 
Với những định hướng về cách tiếp cận thơ trữ tình trung đại, chúng tôi đã 
cụ thể hóa nó thành bài soạn và tiến hành dạy thử nghiệm ở trường chúng tôi 
trong những năm học vừa qua dưới hình thức dạy thao giảng kết hợp làm 
chuyên đề, với sự chứng kiến và tham gia đánh giá góp ý của lãnh đạo nhà 
trường và các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn. Hiệu quả nhìn thấy rõ rệt nhất 
là từ phía học sinh. Các em hứng thú với giờ học, tích cực, sôi nổi xây dựng bài 
và tiếp thu nhanh hơn. Giờ dạy được tổ chuyên môn đánh giá đúng đặc trưng thể 
loại, sâu sắc, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. 
Thành công của những tiết dạy đã đem lại niềm vui cho bản thân tôi về tính 
khả thi của đề tài. Đề tài có thể áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng học sinh 
khác nhau (học sinh đại trà, học sinh khá giỏi). 
 17 
C. KẾT LUẬN 
1. Quá trình nghiên cứu 
Để hoàn thành được đề tài này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, góp 
ý chân thành quý báu của các đồng chí phụ trách chuyên môn, các bậc đàn anh 
đàn chị có kinh nghiệm; với quá trình nghiên cứu nghiêm túc khách quan của 
bản thân và sự huy động, hỗ trợ của các nguồn tài liệu chính thống có độ tin cậy 
cao. 
2. Ý nghĩa của đề tài 
Thực hiện đề tài là một cách để tôi trau dồi, rèn luyện chuyên môn nghiệp 
vụ; tạo cơ hội cho tôi tìm hiểu, để có những hiểu biết sâu hơn về chương trình, 
sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông. Việc nghiên cứu và thực hiện đề 
tài đã giúp tôi và đồng nghiệp trong tổ chuyên môn nhà trường có dịp trao đổi, 
thảo luận nhằm tìm ra hướng dạy phù hợp, hiệu quả cho thể loại thơ trữ tình 
trung đại. 
Thành công của đề tài góp một phần nhỏ vào thực tiễn đổi mới phương 
pháp dạy học văn có hiệu quả; đáp ứng ngày càng cao của xã hội. 
3. Kiến nghị đề xuất 
Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản văn học theo đặc trưng loại hình tác 
giả và loại thể yêu cầu người dạy phải có năng lực tự học và tư duy sáng tạo 
cũng như am hiểu đối tượng người học. Nhất là dạy học những tác phẩm văn 
học quá khứ. Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ trên, chúng tôi xin đề xuất: 
3.1. Tổ chuyên môn cần tư vấn, đề xuất Ban chuyên môn trang bị sách 
tham khảo, sách chuyên khảo có chất lượng, gắn với dạy học của bộ môn. 
3.2. Hình thành cho học sinh phương pháp, thói quen tự học, chủ động tiếp 
cận tri thức bài học trước khi tổ chức dạy học ở lớp. 
3.3. Xây dựng đề thi, đáp án theo hướng dạy học tích cực để phát huy hiệu 
quả của phương pháp dạy. 
 18 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Đình Hượu ( 1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, 
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
2. Đinh Gia Khánh (chủ biên) - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương (2002), 
Văn học Việt Nam (thế kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII), Nhà xuất bản Giáo dục, 
Hà Nội. 
3. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế 
kỷ XIX), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
4. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn 
hóa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
5. Vũ Thanh (1999), Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản 
Giáo dục, Hà Nội. 
6. Trần Ngọc Vương (1999), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nhà xuất 
bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
7. Vũ Văn Sỹ - Đinh Minh Hằng - Nguyễn Hữu Sơn (2003), Trần Tế 
Xương về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
8. Phan Quốc Thanh - Ý thức phản tỉnh và bi kịch của người trí thức nho sĩ 
qua bài thơ “Sa hành đoản ca” (Ngữ văn 11), Tạp chí Giáo dục Số 323 Kì 1 
(12/2013). 
9. Phan Huy Dũng - Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông (2009), 
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfNGUYỄN THANH HOÀI, NGUYỄN CONGTRU.pdf
Sáng Kiến Liên Quan