Sáng kiến kinh nghiệm Suy nghĩ về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học môn Ngữ văn 9

Từ năm học 2002 đến 2006 chúng ta đã hoàn thành chương trình thay sách giáo khoa đối với cấp THCS . Tuy nhiên thời gian thực hiện chương trình mới còn ít, nhất là đối với lớp 9 (mới được 3 năm). Với khoảng thời gian chưa dài song ta cũng ít nhiều đánh giá được những mặt ưu điểm và hạn chế của chương trình.

Đối với môn Ngữ văn thì điểm mới nhất được thể hiện ở tính tích hợp của ba phần: Văn, Tiếng Việt, Tập Làm Văn. Riêng phần Văn học là một phần rất quan trọng trong việc day - học Ngữ Văn ở nhà trường nói chung. Bởi muốn học tốt Tiếng Việt và Tập Làm Văn thì một yêu cầu quan trọng là học sinh phải học tốt phần văn học. Hay học sinh có yêu thích môn văn, có hứng thú học môn văn hay không thì các giờ văn học có vai trò rất lớn. Học sinh có ham thích, sưu tầm và tìm đọc các tác phẩm văn học hay không cũng là do các giờ văn học quy định, thu hút học sinh.

Về nội dung, Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 cũng đưa vào nhiều nội dung mới. Song vẫn còn giữ lại những tác phẩm hay, có giá trị như: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du; “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu Nhưng không phải là dạy được toàn bộ tác phẩm. Mà có những tác phẩm dài, khối lượng lớn ta chỉ được học một vài trích đoạn.

Dạy một đoạn trích trong tác phẩm nhưng thực chất là dạy toàn bộ một tác phẩm trọn vẹn; bởi vì sau mỗi đoạn trích học là những phần liên quan, chuyển tiếp sang các đoạn khác có thể trích hoặc không trích học. Học sinh có nắm được toàn bộ tác phẩm thì mới hiểu được giá trị nội dung, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và các giá trị khác của đoạn trích học.

Lâu nay có một số quan niệm: Dạy đoạn trích thì chỉ cần cho học sinh nắm được giá trị của đoạn trích là đủ, không cần ép các em nắm rộng ra toàn tác phẩm nên việc dạy các đoạn trích, học sinh nắm kiến thức không sâu sắc.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4847 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Suy nghĩ về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Tên sáng kiến:
Suy nghĩ về cách dạy một đoạn trích
trong một tác phẩm văn học môn Ngữ Văn 9
A/ Đặt vấn đề.
Từ năm học 2002 đến 2006 chúng ta đã hoàn thành chương trình thay sách giáo khoa đối với cấp THCS . Tuy nhiên thời gian thực hiện chương trình mới còn ít, nhất là đối với lớp 9 (mới được 3 năm). Với khoảng thời gian chưa dài song ta cũng ít nhiều đánh giá được những mặt ưu điểm và hạn chế của chương trình.
Đối với môn Ngữ văn thì điểm mới nhất được thể hiện ở tính tích hợp của ba phần: Văn, Tiếng Việt, Tập Làm Văn. Riêng phần Văn học là một phần rất quan trọng trong việc day - học Ngữ Văn ở nhà trường nói chung. Bởi muốn học tốt Tiếng Việt và Tập Làm Văn thì một yêu cầu quan trọng là học sinh phải học tốt phần văn học. Hay học sinh có yêu thích môn văn, có hứng thú học môn văn hay không thì các giờ văn học có vai trò rất lớn. Học sinh có ham thích, sưu tầm và tìm đọc các tác phẩm văn học hay không cũng là do các giờ văn học quy định, thu hút học sinh.
Về nội dung, Sách giáo khoa Ngữ Văn 9 cũng đưa vào nhiều nội dung mới. Song vẫn còn giữ lại những tác phẩm hay, có giá trị như: “Truyện Kiều” - Nguyễn Du; “Truyện Lục Vân Tiên” - Nguyễn Đình Chiểu  Nhưng không phải là dạy được toàn bộ tác phẩm. Mà có những tác phẩm dài, khối lượng lớn ta chỉ được học một vài trích đoạn.
Dạy một đoạn trích trong tác phẩm nhưng thực chất là dạy toàn bộ một tác phẩm trọn vẹn; bởi vì sau mỗi đoạn trích học là những phần liên quan, chuyển tiếp sang các đoạn khác có thể trích hoặc không trích học. Học sinh có nắm được toàn bộ tác phẩm thì mới hiểu được giá trị nội dung, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và các giá trị khác của đoạn trích học.
Lâu nay có một số quan niệm: Dạy đoạn trích thì chỉ cần cho học sinh nắm được giá trị của đoạn trích là đủ, không cần ép các em nắm rộng ra toàn tác phẩm nên việc dạy các đoạn trích, học sinh nắm kiến thức không sâu sắc.
Với học sinh, một số tác phẩm dài được trích học không có tài liệu để đọc tham khảo. Một số đông học sinh cũng không có điều kiện để đọc mà chỉ biết những trích đoạn trong sách giáo khoa mà thôI thành ra không có cái nhìn khái quát về tác phẩm. Thực chất đây không phải là một vấn đề mới mẻ mà trong chương trình sách giáo khoa cũ, giáo viên đã được tiếp cận. Nhưng thực tế, trong một số giờ dự: dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học có quy mô lớn, tôi thấy các tiết dạy không hoặc ít gắn với tác phẩm, làm cho bài dạy thiếu logic, học sinh nắm bài học không hoàn chỉnh. Thậm chí một số giờ dạy sau khi kiểm tra lại, học sinh không biết các sự kiện xảy ra trước và sau đoạn trích được học là gì? Nó có vai trò như thế nào, liên quan như thế nào tới đoạn trích này? Cho nên đã dẫn đến kết quả bài dạy không cao, học sinh nắm kiến thức không toàn diện theo yêu cầu bài dạy.
Trong giới hạn sáng kiến này, tôi chỉ xin trình bày một vài suy nghĩ của tôi về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học ở môn Ngữ Văn 9.
B/ Giải quyết vấn đề.
Trước hết muốn dạy tốt một đoạn trích trong một tác phẩm lớn, giáo viên phải nắm chắc tác phẩm đó, nghĩa là phải đọc và nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật của cả tác phẩm. Nếu dạy đoạn trích mà giáo viên không nắm được tác phẩm thì không thể giúp cho học sinh hiểu được các nội dung liên quan đến tác phẩm của các đoạn trích học. Đặc biệt vị trí đoạn trích quan trọng như thế nào đối với các đoạn trước và sau đó.
Cùng với việc đọc tác phẩm, giáo viên phải nắm chắc các tình tiết, tóm tắt và hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm, nắm được diễn biến tâm lý và hành động của các nhân vật chính. 
Một yêu cầu không thể thiếu được đó là khi dạy – học một đoạn trích, học sinh phải hiểu những sự kiện đã diễn ra trước đó. Tức là phải tóm tắt được nội dung của đoạn trích trước đến đoạn nay, nắm được vị trí đoạn trích và sau đó phải biết được các sự kiện tiếp đó là gì? Có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc đời của các nhân vật, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả như thế nào tới tác phẩm của mình.
Ví dụ như dạy tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du: Đây là một tác phẩm lớn: 3254 câu thơ lục bát và cũng là một tác phẩm có giá trị đặc sắc cả về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy được đánh giá là một kiệt tác văn học của dân tộc. Nhưng học sinh không được học trọn vẹn tác phẩm mà chỉ được học các trích đoạn: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Mã Giám Sinh mua kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích. Chỉ học 90 câu trong số 3254 câu Kiều. Học 90 câu Kiều song học sinh phải có sự hiểu biết về cái hay, cái đẹp của riêng từng đoạn cũng như cái hay cái đẹp của cả tác phẩm truyện Kiều. Và lại 90 câu Kiều đó không có sự liền mạch. Hai đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” và “Cảnh ngày xuân” có mối liên quan trực tiếp đến nhau; sau đoạn trích “ Chị em Thuý Kiều ” là đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.. Vậy để nắm được mối liên hệ ấy, nhất thiết giáo viên phải cho học sinh tóm tắt từ đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” đến “Cảnh ngày xuân” để học sinh năm được mối liên hệ đó.
Hay từ đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đến “Mã Giám Sinh mua Kiều”, hai đoạn trích này không liên quan trực tiếp đến nhau, muốn cho học sinh hiểu: Tại sao Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh, trong khi đoạn trước là cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, khoáng đạt, mới mẻ, một tâm trạng vui mừng hồ hởi phấn khởi của những người lần đầu tiên được đi trảy hội giữa một mùa xuân kép: mùa xuân của thiên nhiên và mùa xuân của lòng người. Vậy tai sao Kiều lại rơi vào cảnh ngộ éo le này ? Sự kiện này quan trọng như thế nào đối với cuộc đời nàng ? Thì giáo viên nhất thiết phải cho học sinh nắm được: Cảnh gia đình Kiều bị mắc nạn như thế nào? Bất đắc dĩ nàng phải hi sinh bán thânmình để cứu cha va em. Cũng qua đây, cho học sinh thấy được xã hội đương thời còn có một loại người chuyên kiếp sống bằng một nghề bẩn thỉu, ti tiện, tàn ác “ buôn thịt bán người”. Từ đó ta thấy rõ hơn thái độ của tác giả và sự cảm thông sâu sắc với cuộc đời và nỗi bất hạnh của Kiều ở những đoạn trích sau. Mà trong phân phối chương trình có sự chỉnh lý. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” lại học trước “Mã Giám Sinh mua Kiều” vậy nên giáo viên nhất thiết phải cho học sinh nắm được chuỗi các sự việc có mối quan hệ với nhau, liên quan tới cuộc đời, số phận của nàng Kiều.
Một vấn đề đặt ra nữa là khi phân tích một đoạn trích trong tác phẩm còn cần phải cho học sinh biết so sánh đối chiếu với các đoạn trích học trước và sau đó khi cần thiết để học sinh nắm hoàn chỉnh tác phẩm và hiểu được tài năng của tác giả trong việc sử dụng nghệ thuật để thể hiện nội dung hoặc những nét nội dung cơ bản của truyện về tính cách cao đẹp của các nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm. Qua đó mà thấy được giá trị tư tưởng cũng như ý đồ của nhà văn trong sáng tác tác phẩm.
Ví dụ: Dạy đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” và “Mã Giám Sinh mua Kiều” phải so sánh cho học sinh thấy nghệ thuật tả người tài tình của Nguyễn Du và qua cách tả các nhân vật ta thấy rõ hơn thái độ của nhà thơ qua các đoạn tả Thuý Kiều; Thuý Vân; Mã Giám Sinh. Tả nhân vật chính diện: Kiều, Vân; tác giả dùng triệt để các biện pháp lý tưởng hoá nhân vật qua các biện pháp nghệ thuật: ước lệ, tượng trưng, so sánh và những từ ngữ chọn lọc với lời hay, ý đẹp để ca ngợi và thể hiện thái độ trân trọng của nhà thơ. Khi tả nhân vật phản diện: Mã Giám Sinh, Tú Bà, thì dùng các từ ngữ chọn lọc để tả thực sắc sảo, vạch trần bản chất xấu xa tàn ác của chúng. Qua đó nhà thơ thể hiện thái độ khinh ghét của mình.
Cũng qua các đoạn trích trong truyện Kiều, ta cần cho học sinh nắm được hoàn chỉnh hơn về cuộc đời gian truân, chìm nổi của Thuý Kiều và nhân phẩm cao đẹp của nàng. Hơn nữa dạy các đoạn trích trong truyện Kiều có thể cho học sinh nhận xét chung về tâm trạng của Thuý Kiều qua tác phẩm. Từ đó thấy rõ hơn phẩm chất của nàng: một người con gái đức hạnh nhưng gặp nhiều gian truân, trôi nổi. Tuy vậy cuộc sống đầy  của xã hội vẫn không làm thay đổi phẩm chất tốt đẹp của nàng. Thái độ của nhà thơ biểu hiện rất rõ qua cách dùng từ ngữ, sử dụng hình ảnh trong truyện.
Làm như vậy, học sinh sẽ thấy thích tác phẩm, sưu tầm để đọc và thích học văn hơn nếu như các tác phẩm khác giáo viên cũng làm được như vậy.
Hay một tác phẩm khác mà cũng có khối lượng lớn trong chương trình Ngữ Văn 9 như “Truyện Lục Vân Tiên”, trong đó học sinh chỉ được học hai đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” và “Lục Vân Tiên gặp nạn”. Vậy giáo viên cần có sự kết hợp như thế nào?
Dạy đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, giáo viên phải cho học sinh hiểu, tóm tắt từ đoạn trước đến đoạn đó. Trong phân tích cần cho học sinh so sánh với các nhân vật có hành động như: Vân Tiên thông qua các câu hỏi để học sinh hiểu giá trị tác phẩm :
? Trong truyện, có nhân vật nào hành động như Vân Tiên ? Qua đó em hiểu gì về lý tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu?
? Trong xã hội đầy rẫy bất công mà Nguyễn Đình Chiểu có mất lòng tin không? Ông còn đặt niềm tin vào ai? Vì sao?
Hay dạy đoạn “Lục Vân Tiên gặp nạn” phải hiểu diễn biến từ đoạn trích đó. Để làm sáng tỏ lý tưởng sống của Nguyễn Đình Chiểu giáo viên phải cho học sinh thấy những hành động vì nghĩa cao cả trong truyện qua khai thác nội dung nghệ thuật đoạn trích học.
? Trong truyện, em hãy tìm nhưng câu nói của nhân vật khác tương tự như ông “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Từ đó hãy nêu một số việc làm vì nghĩa của các nhân vật khác trong truyện.
? Nhận xét quan điểm về chí anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu ?
 Minh hoạ bài soạn “ Chị em Thuý Kiều “.
Tiết 27: Văn bản : Chị em thuý kiều
( Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du).
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS:
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du, khắc hoạ những nét riêngvề nhan sắc, tài năng, tính cách số phận Thuý Vân, Thúy Kiều bằng bút pháp NT cổ điển .
- Thấy được cám hứng nhân đạo trong truyện Kiều : trân trọng , ca ngợi vẻ đẹp con người.
Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật. 
B. Chuẩn bị.
- Thầy: SGK- SGV- Truyện Kiều-Tư liệu- Bảng phụ(ghi bài tập trắc nghiệm )
- Trò: SGK- Soạn văn bản- Đọc thêm tư liệu.
C. Hoạt động dạy – học.
1. ổn định tổ chức:
2 Kiểm tra bài cũ:
H. Tóm tắt văn bản “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ? 
3 Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạtđộng 1: Hướng dẫn đọc chú thích văn bản 
GV yêu cầu hs tìm hiểu sơ lược về đoạn trích . 
H.Theo em, đoạn trích này nằm ở phần nào của truyện ?
GV Phần mở đầu gồm 24 câu thơ, từ câu 15 đến 38trong số 3254 câu thơ của cả truyện 
GV hướng dẫn đọc : To, chú ý các từ miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều, Thuý Vân . 
GV đọc 1 lần 
Gọi hs đọc VB 
GV hướng dẫn hs tìm hiểu một số chú thích sgk .
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản : 
H.Đoạn trích chia làm mấy phần nhỏ ? Mỗi phần nói về vấn đề gì ?
H. Nhận xét về các phương thức biểu đạt trong văn bản ? Trong đó phương thức nàolà nổi bật ?
Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu .
H. Qua cách giới thiệu của Nguyễn Du trong 2 câu thơ đầu giúp em hiểu gì về chị em Thuý Kiều ? 
H. Vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều lại được tác giả giới thiệu bằng những câu thơ nào ? 
H. Phân tích hai câu thơ đầu để thấy rõ vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều ?
H. Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả hai chị em?
H.Giá trị của biện pháp nghệ thuật trên ? 
H.Qua đó em cảm nhận điều gì về vẻ đẹp chung của hai chị em Thuý Kiều ? 
Đọc 4 câu thơ tiếp theo ? BBốn câu thơ nói về ai ?
H . Hãy diễn xuôi 4 câu thơ tả Thuý Vân ?
H. Để miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân , tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
H. Nhận xét cách miêu tả của tác giả về nhân vậtThuý Vân? Tác dụng ? 
H. Từ “trang trọng” và“ đoan trang" nói lên vẻ đẹp nào của Thuý Vân ?
H. Vẻ đẹp của Thuý Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên nào ? Nhận xét các hình ảnh so sánh đó ?
GV Tác gỉa so sánh vẻ đẹp của Thuý Vân với những báu vật tinh khôi, trong trẻo của thiên nhiên đất trời, vẻ đẹp ấy phải nhún nhường trước vẻ đẹp đoan trang thuỳ mỵ, phúc hậu như vầng trăng, một vẻ đẹp êm đềm, hoà hợp với thiên nhiên .
H. Qua đó em có nhận xét gì về vẻ đẹp của Thuý Vân ?
GV Một vẻ đẹp thiên nhiên đáng nể vì , cám mến như dự báo một cuộc sống yên vui , hp .
Đọc 12 câu thơ tiếp theo ?
H. Mở đầu những dòng thơ tả Kiều , tg khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều bằng những từ ngữ nào ?
H. Em cảm nhận ntn về vẻ đẹp sắc sảo mặn mà ?
H. Vẻ đẹp ấy được tg miêu tả trên những bình diện nào ?
H .Tác giả miêu tả Thuý Kiều bằng những bút pháp nghệ thuật gì , tác dụng ?
H. So với cách tả Thuý Vân thì cách tả Thuý Kiều có gì khác ?
H. Qua đó em cảm nhận được gì qua bức chân dung này ?
H. Những từ ngữ , hình ảnh nào nói lên tài hoa của Thuý Kiều ? Kiều có tài gì ?
H. Qua đó em thấy tài năng của Thuý Kiều ntn?
GV bình 
H. Vẻ đẹp kết hợp cả tài và sắc của Kiều được đúc kết trong câu thơ nào ?
H. Em hiểu ntn về thành nhữ “nghiêng nước nghiêng thành” ? 
GV Vẻ đẹp của Kiều quá lộng lẫy, hoàn hảo, toàn vẹn cả tài và sắc, một tuyệt thế giai nhân, vẻ đẹp hiếm thấy xưa nay, vì thế thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị ...
H.Phải chăng chân dung Kiều và Vân mang tính cách số phận. Qua cách tả ấy, ND ngầm dự báo số phận 2 chị em, theo em có đúng không ? Vì sao ? 
GV lưu ý: ND ảnh hưởng quan niệm thiên mệnh của Nho giáo ......
H. Tại sao tác giả lại tả Vân trước Kiều sau, có dụng ý 
gì ?
H. Tác giả đã nhận xét về cuộc sống của hai chị em Thuý Kiều ntn ?
H. Qua cách miêu tả, nhận xét cuộc sống của hai chị em Thuý Kiều, em cảm nhận gì về tình cảm của tác giả với hai nhân vật này ?
H. Tình cảm ấy thể hiện giá trị nội dung nào của truyện ? 
GV Nguyễn Du đã trân trọng, ngợi ca đề cao vẻ đẹp của con người. Thuý Kiều và Thuý Vân là hai nhân vật mà ông yêu quý và ngợi ca được miêu tả bằng but pháp lý tưởng hoá .....Đó cũng là giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm .
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu ý nghĩa văn bản .
Bảng phụ :
1. Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích là:
A. Cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo , linh hoạt .
B. Các biện pháp ước lệ, tượng trưng .
C. Nghệ thuật miêu tả nhân vật theo bút pháp cổ điển, vượt lên trên khuôn mẫu truyền thống, tạo nhân vật sống động .
D. Cả 3 ý trên .
2. Nội dung cơ bản của của đoạn trích :
A. Khắc hoạ rõ nét chân dung nhân vật TK,TV.
B Ca ngợi vẻ đẹp tài năng, dự báo số phận , qua đó biểu hiện cảm hứng nhân văn .
C. Phơi bày hiện thực xấu xa của XHPK .
H. Đọc diễn cảm văn bản ?
H. Đoan trích minh hoạ cho giá trị nội dung nào của truyện ?
A. Giá trị hiện thực .
B. Giá trị nhân đạo . 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
HS đọc lại phần chú thích sgk
Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện .
Nghe
1 HS
HS dựa vào chú thích sgk trả lời .
4 phần :
+ 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát về nhân vật .
+ 4 câu tiếp : Tả Thuý Kiều .
+ 12 câu tiếp : Tả Thuý Vân .
+ 4 câu cuối : Nhận xét về cuộc sống của hai chị em.
- Kết hợp tự sự vối miêu tả và biểu cảm
- Nổi bật là miêu tả .
1 HS 
Họ là hai người con gái đẹp .
Thuý Kiều là chị , em là Thuý Vân 
- Mai cốt cách .........
Mỗi người một ........
- Cả hai đều xinh đẹp : có vóc dáng thanh cao , tâm hồn trong trắng như tuyết . Vẻ đẹp mỗi người đều có những nét riêng và đạt đến độ toàn mỹ .
- Tiểu đối : Mai cốt cách / tuyết tinh thần , dùng những hình ảnh tượng trưng, phép ẩn dụ (mai tuyết )để so sánh gián tiếp với sắc thái người thiếu nữ 
- Làm cho câu thơvừa mang vẻ đẹp mẫu mực , tao nhã vừa có sức gợi cảm , tạo âm hưởng nhịp nhàng cho lời thơ.
- Cả hai đều xinh đẹp ,một vẻ đẹp thanh tao , trong trắng , vừa có vẻ đẹp riêng rất toàn vẹn . 
1hs 
HS
- Tả theo phương pháp ước lệ , biện pháp so sánh, ẩn dụ .
- Miêu tả tinh tế, toàn vẹn > tả khái quát sau đến tả cụ thể bằng bút pháp liệt kê .
- Làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Vân .
- Vẻ đẹp cao sang, quý phái lại nghiêm trang đứng đắn .- 
So sánh với các hình ảnh thiên nhiên cao đẹp trong trẻo: mây hoa, tuyết, ngọc ...
- Đẹp đoan trang phúc hậu, đầy vẻ quý phái .
HS
1 hs 
- Sắc sảo , mặn mà 
- So bề tài sắc ...phần hơn 
HS tự bộc lộ.
- Tài và sắc.
- Phương pháp ước lệ kết hợp ẩn dụ , nhân hoá két hợp với thậm xưng và cả dùng điển cố
ND đã dựng một bức chân dung tuyệt sắc về TK.
- Tác giả cũng đi tả khái quát trước nhưng sau đó không đi vào tả cụ thể, chi tiết như Vân mà chỉ đặc tả qua đôi mắt 
- Nhan sắc tuyệt vời , một vẻ đẹp sắc sảo có một không hai 
- Là một cô gái thông minh rất mực tài hoa. Nàng có tài thơ, tài hoạ, tài đàn, tài nào cũng siêu tuyệt .
- Rất mực tài hoa 
- Một hai ......
Sắc đành .....
SGK
HSTL tự bộc lộ 
- Tả Vân trước, làm nền tả Kiều để cho chân dung K hiện lên với vẻ đẹp vượt trội cả sắc lẫn tài .
- Cuộc sống êm đềm, đứng đắn nề nếp, gia phong .
- Yêu mến, trân trọng, ngợi ca 
- Giá trị nhân đạo .
- Chọn D.
 - Chọn A, B 
1 HS
HS suy nghĩ trả lời .
Chọn B
1 HS 
I Đọc - hiểu chú thích văn bản .
- Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện.
II Đọc - hiểu văn bản :
1. Cấu trúc văn bản 
-PTBĐchính: miêu tả .
2 Nội dung văn bản:
a.Giới thiệu khái quát hai chị em Thuý Kiều. 
- Tiểu đối : Mai cốt cách / tuyết tinh thần , dùng những hình ảnh tượng trưng, phép ẩn dụ ( mai tuyết )để so sánh gián tiếp với sắc thái người thiếu nữ 
- Cả hai đều xinh đẹp ,một vẻ đẹp thanh tao , trong trắng, vừa có vẻ đẹp riêng rất toàn vẹn . 
b.Vẻ đẹp Thuý Vân 
- Tả theo phương pháp ước lệ, biện pháp so sánh, ẩn dụ .
- Miêu tả tinh tế, toàn vẹn > tả khái quát sau đến tả cụ thể bằng bút pháp liệt kê .
- Đẹp đoan trang phúc hậu , đầy vẻ quý phái .
c.Chândung Thuý Kiều 
* Nhan sắc 
Phương pháp ước lệ kết hợp ẩn dụ , nhân hoá két hợp với thậm xưng và cả dùng điển cố
- Nhan sắc tuyệt vời, một vẻ đẹp sắc sảo có một không hai 
* Vẻ đẹp tài năng 
- Rất mực tài hoa 
d. Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em .
- Cuộc sống êm đềm, đứng đắn, nề nếp, gia phong 
3. ý nghĩa văn bản.
Ghi nhớ( SGK )
4. Luyện tập 
* Hướng dẫn về nhà :
- Đọc thuộc lòng đoạn trích 
- Đọc phần đọc thêm sgk , trả lời câu hỏi 5 sgk .
Chuẩn bị bài : “ Cảnh ngày xuân “
Kết thúc vấn đề:
Nắm toàn bộ tác phẩm để dạy đoạn trích trong một tác phẩm đó là một yêu cầu quan trọng cần thiết và không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên dạy văn. Vì vậy muốn cho học sinh nắm vững kiến thức bài dạy, hoàn chỉnh giá trị của tác phẩm, giúp các em có khả năng so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá đúng, thấy hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học, giáo viên phải có ý thức trong việc tiếp nhận, tìm hiểu kĩ tác phẩm đó trước khi dạy một đoạn trích: Cần chịu khó học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm, chịu khó tìm đọc sách, đọc càng nhiều tác phẩm, nhiều sách giúp cho việc dạy – học văn tốt hơn.
Trên đây tôi chỉ xin trình bày những ý kiến mang tính cá nhân về cách dạy một đoạn trích trong một tác phẩm văn học.
 Rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chúng ta có những giờ dạy - học văn tốt hơn.
 Xin chân thành cảm ơn./.
 Thái Thịnh, ngày 30 tháng 5 năm 2008 
Xác nhận của BGH nhà trường
Người viết
Phạm Thị Ngân

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cuc_hay.doc
Sáng Kiến Liên Quan