Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

Cơ sở lí luận:

Trong bối cảnh cả nước tiếp tục hưởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, các hoạt động của ngành phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cũng nhằm mục đích ấy, từng tiêu chí đã có những tác động sâu sắc, toàn diện đến chất lượng giảng dạy của nhà trường.

Việc dạy bộ môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi nên chú trọng vào quá trình hơn là kết quả. Trẻ cần được hành động với các đối tượng, trải nghiệm trực tiếp và tiếp tục hành động cho đến khi trẻ hài lòng với kết quả thu được. Trên cơ sở đó, giáo viên hiểu trẻ học như thế nào để tác động, giúp đỡ để trẻ tự suy nghĩ và hành động dựa trên những ý tưởng mà giáo viên không phải là người giảng giải kiến thức cho trẻ.

Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này; Hình thành các kĩ năng nghe nói, đọc viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về chữ viết và tiếp thu nhiều tri thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, các buổi tham quan dã ngoại, dạo chơi cần kích thích trẻ cần kích thích trẻ sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, mở rộng vốn từ cho trẻ về tế giới xung quanh, tập cho trẻ diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp .

Tuy nhiên, để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát triển tốt các kĩ năng đó thì một điều cần thiết là phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái tiếng Việt, tôi thấy một trong những con đường dạy trẻ hiệu quả nhất đó là dạy theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức các hoạt động sao cho linh hoạt, lấy trẻ làm trung tâm và tích cực lồng ghép các nội dung cần thiết trong các hoạt động Qua đó, trẻ được tích cực hoạt động, trải nghiệm, khám phá, thể hiện mình, cô chỉ là người hướng dẫn.

Trẻ học tốt môn học Làm quen chữ cái là một trong những điều kiện tốt để trẻ chuẩn bị vào học lớp Một. Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò chơi và tổ chức những trò chơi nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt. Do đó mà tiết học Làm quen chữ cái cần tổ chức sao cho thật sinh động, thu hút, điều đó cũng không phải dễ. Đó cũng là niềm trăn trở đối với tôi.

Môn học Làm quen chữ cái cũng góp phần giúp trẻ hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đó cũng là mục đích hàng đầu của giáo dục mầm non. Vì thế, việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái đã được bộ giáo dục đưa vào trong chương trình dạy trẻ thành một hoạt động chính trong trường mầm non.

 

docx20 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 5893 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi giúp trẻ 5 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sao cho ghép với nét chữ của mình sẽ tạo thành chữ cái vừa học.
Việc tổ chức các trò chơi cho trẻ làm quen với chữ cái nên theo một chương trình xuyên suốt, trong đó cô giáo là người dẫn chương trình để kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn, xen kẽ giữa động và tĩnh để trẻ cảm thấy thoải mái, tích cực tham gia.
Bằng các trò chơi mới, trẻ sẽ hứng thú với bài học, giúp trẻ khắc sâu về cấu tạo và tên gọi của các chữ cái đã làm quen. Cho nên với mỗi tiết dạy, tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, ứng dụng với nhiều hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ và hứng
2. Nhóm các trò chơi chữ cái có sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế và tổ chức cho trẻ chơi
* Dạng trò chơi “Xếp chữ theo quy tắc”
- Chuẩn bị: Lô tô các chữ cái, bảng gài hoặc bảng dạ gắn dính các lô tô chữ cái.
 - Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, mỗi đội gồm 8 bạn đứng thành 3 hàng dọc trước vạch xuất phát để lần lượt chạy lên chọn chữ cái phù hợp xếp tiếp lên bảng theo một quy tắc đã cho trước. chẳng hạn yêu cầu trẻ xếp theo quy tắc Ơ - Ô – O / Ơ - Ô - 
 - Luật chơi: Mỗi lần lên, mỗi trẻ chỉ được chọn một chữ cái để xếp tiếp theo quy tắc cho trước. Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức, trong vòng một bản nhạc, đội nào xếp nhanh và đúng yêu cầu nhất, đội đó thắng cuộc.
* Dạng trò chơi “Giải đố chữ”
- Chuẩn bị: Cô chuẩn bị hệ thống các câu đố về các chữ cái trẻ đã hoặc đang học sao cho thật gần gũi và dễ hiểu để trẻ đoán hình ảnh đó giống với chữ cái gì mà cô muốn đố; xắc xô cho trẻ lắc tín hiệu giành quyền trả lời, các thẻ chữ cái liên quan. VD một vài câu đố sau: 
Đố chữ O:
 Trông như quả bóng 
 Cũng giống trứng tròn
 Bạn đoán được không
 Tôi tròn thế đấy!
 Tôi là chữ gì nào?
Đố chữ Ơ: Giống O cái bụng tròn vo
 Để không nhầm lẫn bé thêm móc vào
 Móc này ở phía trên O
 Nằm ngay bên phải đoán ra không nào?.
 Thông minh, bé đoán nhanh mà
 Đoán được sẽ thưởng cả tràng pháo tay.
Đố chữ Ô: 
Nhìn mình gần giống bạn O
 Nhưng mình rất sợ nắng mưa ốm người
Thế nên mẹ nhắc chớ lười 
 Lúc nào cũng đội cho mình mũ cơ
 Đố bạn mình là chữ gì?
.
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3-4 nhóm ngồi thành vòng tròn lắng nghe cô đọc câu đố để lắc xắc xô giành quyền giải đố
- Luật chơi: Đội nào lắc xắc xô trước sẽ giành quyền trả lời trước. Mỗi lần đoán đúng sẽ được thưởng một ngôi sao/ 1 bông hoa/ Đội nào giành được nhiều phần thưởng nhất sẽ chiến thắng.
Ảnh trẻ đang ngồi theo nhóm hướng lên màn hình có câu đố và lắc xác xô.
 * Dạng trò chơi Luyện phát âm (Phát thanh viên giỏi)
 - Cách chơi: Trẻ nhìn trên màn hình và đọc tên chữ cái xuất hiện trên mỗi hình ảnh chứa chữ cái đó. Hoặc cho trẻ chơi dưới hình thức “Vòng quay kì diệu”, cô gắn thẻ chữ cái vào xung quanh vòng quay và cho 1 trẻ lên quay. Khi kim chỉ vào chữ cái nào, cô yêu cầu trẻ phát âm chữ cái đó
 - Luật chơi: Ai đọc chưa đúng chữ cái xuất hiện trên màn hình sẽ phải đọc lại nhiều lần theo yêu cầu của cô. 
Ảnh Trẻ chơi tạo hình chữ “p, q” bằng nhiều cách
thú với trẻ.
Một số lưu ý khi lựa chọn và sử dụng các trò chơi chữ cái
- Có thể tổ chức các dạng trò chơi gạch chân/ khoanh tròn chữ cái, xếp chữ theo quy tắc cho trước, nối chữ tương ứng, ghép nét, tìm chữ dưới cả hai hình thức động hoặc tĩnh. Khi tổ chức các trò chơi này dưới hình thức tĩnh, giáo viên tổ chức chia trẻ thành các nhóm (6-8 trẻ/nhóm) và phát cho mỗi trẻ hoặc mỗi nhóm trẻ ngồi theo nhóm dưới sàn một bút, một tờ giấy có các bài tập phù hợp theo yêu cầu của mỗi trò chơi (VD tờ giấy có in lời bài thơ/ lời bài hát/ đồng daocho trẻ gạch chân/ khoanh tròn các chữ cái theo yêu cầu, hoặc tờ giấy có nội dung bài tập yêu cầu trẻ dùng bút nối chữ in đậm ở giữa tương ứng với chữ cái có trong các từ ở dưới mỗi hình ảnh trong tờ giấy). Còn khi tổ chức chơi các trò chơi này dưới hình thức động, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi thi đua giữa 2-3 đội chơi theo luật tiếp sức bật qua vòng/ chạy lên gạch chân/ khoanh tròn/ nối các chữ cái tương ứng/.theo yêu cầu trong bảng chơi của từng đội.
- Một số trò chơi giáo viên chỉ sử dụng cho trẻ chơi dưới hình thức chơi tĩnh như trò chơi chọn thẻ chữ theo yêu cầu, tô chữ cái theo yêu cầu, trò chơi luyện phát âm cho trẻ, trò chơi giải đố chữ cái
- Một số trò chơi chỉ nên tổ chức chơi dưới thức động sẽ hấp dẫn và tăng hứng thú của trẻ hơn như trò chơi tìm lá cho hoa, TC hái quả/ hái hoa, tìm nhà, Các trò chơi Bật nhảy vào ô, xúc chữ chỉ tổ chức dưới hình thức chơi động.
- Nhiều trò chơi khác ngoài các trò chơi ()cũng có thể thiết kế và sử dụng để cho trẻ tương tác trên các thiết bị CNTT như máy tính, máy chiếu để củng cố các biểu tượng chữ cái cho trẻ như()
2.2. Nhóm các trò chơi có sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ Làm quen chữ cái:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết, nhất là đối với bộ môn Làm quen chữ cái cho trẻ trong trường mầm non. Tôi thường thiết kế bài giảng điện tử về chữ cái để dạy trẻ trên phần mềm powerpoint là phổ biến. Ngoài ra, tôi từng cùng đồng nghiệp thiết kế bộ bài giảng Làm quen và tập tô 29 chữ cái tiếng Việt trên phần mềm active primary và đạt Giải Khuyến Khích cấp thành phố. Tôi nhận thấy, khi trẻ được làm quen chữ cái có sử dụng CNTT trong bài học, trẻ càng trở nên tập trung chú ý tốt hơn, hứng thú hơn, và nhờ đó việc ghi nhớ các chữ cái đạt hiệu quả cao hơn.
Thông thường, trong các bài giảng điện tử về chữ cái, các giáo viên đều có thể cho trẻ làm quen, nhận biết và phát âm các chữ cái theo đúng trình tự các bước dạy của một giáo án Làm quen chữ cái mà vẫn đảm bảo đầy đủ, chính xác và hiệu quả cả về nội dung lẫn hình thức tổ chức giờ học chữ cái. Từ việc giới thiệu chữ cái cho trẻ làm quen, đến việc luyện phát âm, nêu đặc điểm cấu tạo chữ cái, so sánh điểm giống và khác trong cấu tạo của các chữ cái trong nhóm, giới thiệu các kiểu chữ cái, đến việc cách tổ chức các trò chơi ôn luyện các chữ cái, trong bài giảng đều có những hình ảnh rất đẹp, rõ ràng, chữ cái được trình chiếu sống động, được lồng ghép tiếng thu âm, âm thanh của trò chơi rất sinh động, hấp dẫn đã cuốn hút trẻ ngày càng say sưa học chữ cái, yêu thích học chữ cái hơn.
Khi ứng dụng CNTT vào dạy trẻ, trẻ được quan sát các hình ảnh sống động trên máy, được sử dụng chuột để chơi các trò chơi trên máy như chọn chữ theo yêu cầu, điền chữ còn thiếu, nối chữ tương ứng, tô màu chữ
Trẻ đang sử dụng chuột không dây để tích chọn chữ cái theo yêu cầu.
Việc ứng dụng CNTT từ đơn giản đến phức tạp hơn đều có thể tạo ra hiệu quả để dạy trẻ làm quen chữ cái. Tôi có thể sử dụng cả một bài giảng điện tử về chữ cái có sẵn mà tôi tự thiết kế hoặc sưu tầm trên mạng, hoặc trao đổi từ đồng nghiệp để dạy trẻ suốt giờ học; Tôi cũng có thể chỉ thiết kế phần trò chơi củng cố chữ cái trên powerpoint để ứng dụng trong phần củng cố chữ của tiết dạy. Cụ thể:
- Tôi lựa chọn xây dựng nội dung cần thiết, phương pháp, hình thức tổ chức cho mỗi tiết dạy trẻ Làm quen chữ cái. Sau đó, tôi sử dụng kết hợp với phần mềm tin học đã được cài sẵn trong máy như phần mềm powerpoint, active primary cùng với khai thác các tài liệu phim, âm thanh, ảnh động, tranh  có màu sắc đẹp, tươi sáng, sinh động trên mạng internet để lựa chọn hình ảnh cho phông nền, tranh có chứa chữ cái cần cho trẻ làm quen, kiểu chữ cho phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy.
- Tiếp theo, tôi tạo ra các slide trình chiếu, tạo nền các slide và xây dựng nội dung cụ thể cho từng slide một cách hợp lí, đúng trình tự cho trẻ Làm quen chữ cái bằng việc kết hợp các hình ảnh với chữ cái và chèn các hiệu ứng âm thanh của bài hát, lời dẫn, lời yêu cầu của cô, lời hướng dẫn chơi trò chơi, các hiệu ứng trình chiếu chữ cáiphù hợp với từng slide và phù hợp với trình tự bài dạy.
Cho trẻ xem các hình ảnh, ví dụ cho trẻ xem trò chơi tìm hình ảnh qua ô chữ để trẻ được ôn các chữ cái đã học. Sau khi lần lượt mở hết các ô thì một hình ảnh khác sẽ xuất hiện.
 Cho trẻ nhận xét nội dung tranh, đọc từ dưới tranh cùng cô, trẻ sẽ được tri giác chữ cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện.
Phần luyện tập, củng cố chữ cái, cô giáo hướng dẫn trẻ chia theo nhóm sử dụng chuttj và máy tính để tham gia các trò chơi củng cố như ghép nét chữ, chọn chữ, tô chữ rỗng theo yêu cầu của cô
2.7. Thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi để tổ chức cho trẻ LQCC:
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mầm non, trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”, lại ở tiết học ghi nhớ của trẻ không chủ định nên trẻ chóng nhớ nhưng cũng mau quên. Do đó, muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái thì việc dạy trẻ không dừng lại trên tiết học Làm quen chữ cái, mà phải thường xuyên, tranh thủ củng cố chữ cái cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi khi có thể trong các hoạt động hàng ngày một cách hợp lý. Cụ thể như:
 * Giờ đón trẻ: Khi trẻ đến lớp, tôi có thể cho trẻ tìm kí hiệu hoặc ảnh của mình gắn đúng vào tên của mình có trong bảng “Bé đến lớp, bé ở nhà”. Cô giáo cũng có thể cho trẻ ôn luyện phát âm qua đọc thơ, đồng dao như luyện phát âm chữ cái o,ô,ơ qua câu thơ “ o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”
 * Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ cái, đặc biệt là góc chữ cái. Cô cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn, điền các chữ cái còn thiếu trong từ, xếp các chữ cái theo quy tắc cho trước, gài chữ, ghép chữ theo mẫu, đồ chữ, gạch chân chữ cái theo yêu cầu có trong từ, tô chữ rỗng, đồ chữ, uốn tạo các chữ cái đã họcSau đó cô hỏi và cho trẻ luyện cách phát âm các chữ cái đó.
* Giờ hoạt động ngoài trời:
Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có đọc đồng dao như trò chơi “Rồng rắn lên mây”trong lúc đọc các từ ”Rồng, rắn, lúc lắc ” các cháu phải cong lưỡi vì có chữ: l và r qua đó trẻ sẽ phát âm chuẩn hơn. Hoặc chơi trò chơi vận động “Bật qua suối nhỏ”, nhảy lò cò  bật vào ô nào thì đọc to chữ cái trong ô đó. Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho trẻ chơi tự chọn ngoài trời với phấn, sỏi.. tôi cho trẻ tập sao chép bằng phấn các chữ cái trẻ đã học theo yêu cầu, dùng sỏi hoặc các hột hạt xếp thành các chữ cái đã học theo yêu cầu. 
 Trong sân trường, nơi mỗi cây đều có bảng chữ tên của cây đó, khi đi dạo, cô giới thiệu cho trẻ tên và công dụng từng loại cây, cho trẻ đọc theo và tập đánh vần các chữ cái đã học, cho trẻ tập nhận ra các chữ cái viết thường, chữ in, chữ hoa trên các biểu bảng trong sân trường như bảng nội quy, bảng thông tin 
Cho trẻ tìm chữ cái vừa học có trong các bảng tên ở các cây ngoài sân trường.
 * Giờ ăn, ngủ: Cô có thể cho củng cố cách phát âm các chữ cái đã học qua đánh vần tên các món ănTrước giờ ngủ, cô có thể ngâm thơ, kể chuyện cho trẻ nghe để mở rộng vốn từ và ngôn ngữ nói cho trẻ
 * Giờ hoạt động chiều: Cô có thể cho trẻ tập tô, sao chép các chữ cái in thường, tô chữ rỗng và làm thành bộ sưu tập các chữ cái
Để khắc sâu những chữ cái đã học, tôi tổ chức cho trẻ nặn đất sét những chữ cái đã học qua những đường nét cơ bản, hoặc dùng hột hạt, dây kẽm xù, băng keo 2 mặt để tạo hình một số chữ cái đã học. 
Để tạo môi trường ngôn ngữ nói phong phú, tôi xây dựng những nhóm bạn nhỏ trong lớp có cháu yếu, cháu giỏi để các cháu cùng chơi, nói chuyện với nhau. Vì trẻ học qua bắt chước rất nhanh nên các cháu yếu sẽ bắt chước ngôn từ của các cháu giỏi. Từ đó ngôn ngữ mạch lạc sẽ được phát triển nhanh ở trẻ. 
Chương trình Kidmarts có nhiều nội dung hấp dẫn, giúp các cháu đọc, viết các chữ cái theo cách rất mới lạ trên những trò chơi trên máy.VD: Các cháu tự tìm ghép các từ sao cho đúng với các hình ảnh trên màn hình.
Tôi còn có một thư viện sách nho nhỏ trong góc lớp, có rất nhiều chuyện tranh hấp dẫn, cháu lựa chọn theo ký tự cô đã làm sẵn. Cô hướng dẫn các cháu kỹ năng lật, giở sách, cách xem tranh, cách đọc chữ cái theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải Mỗi chủ điểm, tôi viết các bài thơ treo ở góc lớp và cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học
4. Kết quả:
* Về phía bản thân:
Sau thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu trên. Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các trẻ hứng thú hơn. Quá trình thực hiện kinh nghiệm này, bản thân tôi thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là hình thức dạy trẻ linh hoạt, sáng tạo, tự tin.
* Về phía trẻ:
Sau khi tiến hành các biện pháp trên, trẻ lớp tôi ngày càng hứng thú, yêu thích học môn Làm quen chữ cái; Khả năng nhận biết chữ cái và phát âm đúng, chuẩn các chữ cái là khá cao. Hầu hết trẻ đều có tư thế ngồi đúng tư thế, biết cách cầm bút đúng và biết tô theo đúng hướng tô, tô tương đối trùng khít các nét chấm mờ trong vở Bé tô bé vẽ. Khoảng 96% trẻ trong lớp mạnh dạn, khoảng 60% trẻ sáng tạo và tự tin trong các hoạt động nói chung và môn Làm quen chữ cái nói riêng; Hầu hết trẻ vui thích đến lớp, ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể và các con tiến bộ rõ rệt trong việc phát âm và tập tô; không những trẻ biết phát âm các chữ cái đúng, chuẩn, mà cuối năm nhiều trẻ đã biết cách đánh vần những từ có 2 âm tiết được cấu tạo từ những chữ cái trẻ đã học (Ví dụ: bà, bố, mẹ, na, bé. ) và ngồi tập tô đúng tư thế. 
Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình Mẫu giáo không phải là học kiến thức theo hình thức giống ở phổ thông, mà là “Học bằng chơi, qua chơi mà học nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực. Từ đó, phụ huynh tích cực phối hợp với giáo viên để củng cố thêm chữ cái cho con ở nhà theo một số biện pháp tích cực trên như sử dụng các dạng trò chơi chữ cái, sử dụng một số video day chữ khai thác được trên mạng Kết quả cho thấy rõ rệt: Trẻ học hứng thú hơn, tích cực hoạt động hơn, trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, thoải mái hơn và kết quả trên trẻ ngày càng tốt hơn, trẻ có vốn kinh nghiệm nhiều hơn, nhận biết chữ cái tương đối nhanh, chính xác. 
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện các biên pháp trên: tổng số trẻ trong lớp là: 35 trẻ. 100% trẻ được học đầy đủ 29 chữ cái trong chương trình đổi mới của Bộ giáo dục mầm non,100% trẻ được cầm bút và tô trùng khích các nét in mờ trên dòng kẻ. Kết quả của trẻ: Theo đánh giá của lớp:
NỘI DUNG
KHI CHƯA ÁP DỤNG
CÁC BIỆN PHÁP
SAU KHI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
Trẻ phát âm 29 chữ cái rõ ràng
60%
97%
Nhận biết đúng 29 mặt chữ cái
76%
100%
Tô các nét chấm mờ trùng khít, hoàn thành vở Bé tô bé vẽ sạch sẽ
66%
97%
Tư thế ngồi đúng
66%
100%
Cách cầm bút đúng
73%
100%
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
(Để tổ chức thật hay và hiệu quả các hoạt động cho trẻ nói chung, hoạt động cho trẻ Làm quen chữ cái nói riêng thì trình độ chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của giáo viên là yếu tố cực kì quan trọng và có tính quyết định đối với hiệu quả giờ dạy. Nhận thức được điều đó, bản thân tôi luôn có ý thức tự bồi dưỡng và rèn luyện mình để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao khả năng dạy trẻ làm quen chữ cái đạt hiệu quả cao: 
- Trước tiên, tôi chú ý luyện cho mình cách phát âm chuẩn, rõ ràng; chữ viết phải đúng và đủ nét, rèn tính kiên nhẫn trong việc tô chữ, viết chữ  để từ đó có cơ sở uốn nắn trẻ, rèn cho trẻ cách cầm bút, cách phát âm chuẩn để làm tiền đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. 
- Tham gia đầy đủ các buổi họp và bồi dưỡng chuyên môn do ngành , trường tổ chức; Dự giờ chéo các tiết học của đồng nghiệp trong khối và dự kiến tập các tiết chữ cái của trường bạn khi được cử đi; Nghiên cứu và học tập các chương trình mới do Phòng giáo dục tổ chức.
- Tham khảo thêm sách báo, tư liệu qua mạng; Đầu tư và làm nhiều đồ dùng đồ chơi, tạo các góc học chữ cái trong lớp để trẻ được tiếp cận và học chữ cái mọi nơi mọi lúc.
Song song với việc trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, tôi cũng luôn quan sát học hỏi từ các đồng nghiệp có kinh nghiệm, động thời bản thân cũng luôn tìm tòi, nghiên cứu, để sáng tạo ra các hình thức, biện pháp thu hút trẻ trong các hoạt động dạy và củng cố cho trẻ các nội dung của bộ môn Làm quen chữ cái. Tôi nhận thấy, từ cách đặt câu hỏi, cách nhận xét của cô đến những cử chỉ, dáng vẻ điệu bộ, ngữ điệu giọng phong phú và linh hoạt của cô có tác động rất lớn đến hiệu quả tiếp thu và mức độ hứng thú của trẻ. Đặc biệt là cách xử lí khéo léo các tình huống xảy ra trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. Trẻ sẽ hào hứng và chú ý tốt hơn khi giáo viên biết nhìn thấy và phát huy điểm tích cực của trẻ bằng những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc. 
Bởi vậy, tôi đề cao và chú trọng nâng cao nghệ thuật sư phạm của bản thân. Trước mỗi giờ học, tôi luôn nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, từ đó, luyện tập ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, biểu cảm khuôn mặt của mình sao cho phù hợp nội dung dạy trẻ mà vẫn kích thích được tò mò của trẻ, cuốn hút trẻ hứng thú tham gia giờ học.
 Bên cạnh đó, tôi cũng dự kiến trước một số tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí để khi tổ chức hoạt động cho trẻ, tôi vẫn bình tĩnh và chủ động xử lí các tình huống một cách khéo léo, nhẹ nhàng và hiệu quả. 
Ảnh: Trẻ hăng hái phát biểu khi cô hỏi về đặc điểm của chữ “m”
 )
Để tổ chức , hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái đạt kết quả như trên, trong quá trình thực hiện, tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Trước hết, người giáo viên cần phải thực sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm trong công việc; Chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nắm chắc phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, nắm rõ mục đích yêu cầu và nội dung phù hợp của mỗi tiết học để dạy trẻ.
- Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và có thẩm mĩ các đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ việc dạy trẻ trước khi tổ chức giờ học Làm quen chữ cái cũng như các hoạt động khác.
- Tạo cho bản thân có một tâm thế tốt trước khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, cũng như tạo ra không khí vui vẻ, gần gũi, gây hứng thú cho trẻ trong tiết học hoặc các hoạt động.
- Giáo viên luôn linh hoạt, sáng tạo trong việc sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, trong lựa chọn các trò chơi đưa vào tổ chức cho trẻ sao cho phù hợp, hiệu quả, tạo sự bất ngờ, thú vị cho trẻ, phát huy trí thông minh ở trẻ.
- Tạo môi trường chữ viết đẹp, phong phú, đa dạng để tạo điều kiện kích thích trẻ ôn luyện hoặc làm quen các chữ cái ở mọi lúc, nhiều nơi.
- Bám vào nội dung, mục đích yêu cầu bài dạy để dạy trẻ đúng trọng tâm, chú ý tích hợp nội dung của môn học khác vào tiết học chữ cái một cách hợp lý để đem lại sự sinh động và kết quả cao cho bài dạy. Khi dạy trẻ, ngôn ngữ của cô phải ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu; Cô phải phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng; Lời giới thiệu, hướng dẫn và các bước chuyển tiếp phải tự nhiên, hấp dẫn, gây được sự chú ý của trẻ. Đặc biệt, cô giáo phải nắm vững yêu cầu và phương pháp của bộ môn.
- Cần quan tâm, gần gũi trẻ, khuyến khích trẻ chủ động phát huy tính độc lập trong bộ môn và chú ý ôn luyện, bồi dưỡng thêm cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi khi có thể.
- Giáo viên cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà trường để có thể có những hỗ trợ về cơ sở vật chất cần thiết, kịp thời phục vụ tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Ngoài ra, giáo viên không ngừng nâng cao khả năng thiết kế bài giảng và tích cực ứng dụng CNTT vào tổ chức các hoạt động học cho trẻ, nhất là trong bộ môn Làm quen chữ cái.
2. Khuyến nghị:
- Ban giám hiệu bổ sung thêm một số tài liệu để giáo viên tham khảo, nghiên cứu, tìm ra những biện pháp mới có hiệu quả giúp trẻ lĩnh hội kiến thức làm quen chữ cái đạt kết quả tốt hơn.
- Phòng giáo dục đào tạo Quận, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho các cán bộ, giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để giáo viên học hỏi thêm những kinh nghiệm hay của các đồng nghiệp khác góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Phòng giáo dục tăng cường mở các lớp chuyên đề dạy trẻ Làm quen chữ cái để bồi dưỡng cho giáo viên, giúp giáo viên có thể tổ chức hiệu quả nhất hoạt động Làm quen chữ cái cho trẻ.
Trên đây là một số biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ học tốt môn chữ cái. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp và của các cấp lãnh đạo để bài viết này thêm hoàn thiện và bản thân tôi có thêm kinh nghiệm hay trong tổ chức hoạt động Làm quen chữ cái cho trẻ.
 Long Biên, ngày 20 tháng 03 năm 2017 
 Tôi cam đoan đề tài này do tôi viết 
 không sao chép của ai.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_suu_tam_va_thiet_ke_mot_so_tro_choi_gi.docx