Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi phù hợp theo nội dung bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán 7
Trước mỗi tiết dạy, tôi đã tiến hành chuẩn bị tốt các bước cơ bản để làm tiền đề cho những giờ học hiệu quả. Sau khi xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi. Tôi đưa ra thiết kế nội dung của từng trò chơi (có thể soạn ô chữ, câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh, ), đồng thời thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức,
Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, tôi đã chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng để trò chơi thêm hấp dẫn. Nhờ vậy, việc tiến hành tổ chức trò chơi theo quy trình trở nên dễ dàng hơn. Trong mỗi hoạt động tổ chức trò chơi học tập, tôi giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi; tiếp theo là việc lựa chọn học sinh tham gia trò chơi. Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi. Cuối cùng giáo viên tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng (nếu có).
Cuối tiết học theo tiến trình mới này, tôi tổ chức cho học sinh tự rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩa của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi như thế nào để đạt hiệu quả, rút kinh nghiệm và khắc sâu kiến thức qua trò chơi.
Để đạt hiệu quả trong sử dụng trò chơi học tập thì việc đa dạng hoá trò chơi trong giờ học là vô cùng quan trọng để các em “chơi mà học” là điều không dễ dàng. Vì vậy khi thiết kế trò chơi học tập, tôi đã kết hợp nhiều kĩ năng và kiến thức liên quan, đồng thời phải nắm vững và thực hiện các nguyên tắc chủ yếu như: Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học; luật chơi rõ ràng, đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện; điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phong phú hấp dẫn; sử dụng trò chơi đúng lúc; trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của từng học sinh; đánh giá kết quả của trò chơi với thái độ nhẹ nhàng mang tính chất khích lệ, động viên nhưng phải công bằng.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI PHÙ HỢP THEO NỘI DUNG BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN 7 Họ và tên: Lê Quang Năm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS An Thủy Quảng Bình, tháng 12 năm 2020 BIỆN PHÁP “SỬ DỤNG TRÒ CHƠI PHÙ HỢP THEO NỘI DUNG BÀI HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN 7” NỘI DUNG BIỆN PHÁP I. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP Một trong những vấn đề khiến nhiều giáo viên và phụ huynh học sinh đang trăn trở là hiện tượng các em học sinh hiện nay đang lơ là, không hứng thú trong học tập. Nguyên nhân chính là các em học sinh bị chi phối việc học bởi những thú vui tiêu khiển ở bên ngoài. Các em đã bị lôi cuốn vào những mặt trái của sự phát triển công nghệ thông tin như trò chơi điện tử, mạng xã hội. Hầu như bạn học sinh nào cũng có một mạng xã hội là Instagram, Facebook, và thời gian sử dụng mạng xã hội rất nhiều. Bản thân tôi luôn tự đặt ra cho mình câu hỏi “Làm thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết học, đặc biệt là bộ môn Toán tôi đang giảng dạy?”. Câu hỏi đó thôi thúc tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi những phương pháp dạy học mới, vận dụng linh hoạt hơn để thu hút được sự tập trung, yêu thích học tập từ các em học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Toán. Tôi thiết nghĩ rằng các em đang tuổi ăn, tuổi chơi vậy sao mình không lồng ghép trò chơi một cách phù hợp vào trong bài học. Trò chơi học tập là một trong những hoạt động mà các em sẽ hứng thú. Bởi vui chơi vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi của các em học sinh, nó giúp các em cân bằng được trạng thái tâm lý, tinh thần khi tham gia những tiết học. Việc đưa các trò chơi vui nhộn, trí tuệ trên tinh thần “Học mà chơi, chơi mà học” vào các tiết học Toán sẽ giúp các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Đó chính là lí do tôi chọn biện pháp “Sử dụng trò chơi phù hợp theo nội dung bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán 7” Trước khi nghiên cứu biện pháp này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học tập bộ môn Toán đối với học sinh lớp 7, kết quả khảo sát trước khi vận dụng biện pháp như sau: Lớp Số HS Giỏi Khá T/bình Yếu Kém Trên T/B SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 7.1 37 4 10.81 10 27.03 14 37.84 7 18.92 2 5.40 28 75.7 II. MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP Với biện pháp này tôi mong muốn tạo ra được không khí học tập vui tươi, hồn nhiên và hết sức sinh động trong từng tiết dạy học toán, kích thích được tính tò mò, ham học, trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo, năng động của các em. Trò chơi toán học sẽ giúp học sinh không còn thấy chán nản, căng thẳng khi học toán, phá tan đi được sự sợ sệt, âu lo, ám ảnh của các em học sinh yếu kém mỗi khi đến tiết học toán, giúp các em tự tin vào bản thân mình hơn, hòa nhập vào tập thể trong tình thân ái, vui tươi, thân thiện. Học sinh yêu trường mến lớp hơn, kính trọng và gần gũi với thầy cô giáo hơn. Đặc biệt các em cảm nhận được rằng: mình được học tập, sinh hoạt trong trong một môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng, làm cho học sinh cảm nhận được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Phát huy được năng lực tư duy, hợp tác, tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 1. Cách tổ chức trò chơi trong tiết dạy học Toán Trước mỗi tiết dạy, tôi đã tiến hành chuẩn bị tốt các bước cơ bản để làm tiền đề cho những giờ học hiệu quả. Sau khi xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi. Tôi đưa ra thiết kế nội dung của từng trò chơi (có thể soạn ô chữ, câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh,), đồng thời thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức, Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, tôi đã chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng để trò chơi thêm hấp dẫn. Nhờ vậy, việc tiến hành tổ chức trò chơi theo quy trình trở nên dễ dàng hơn. Trong mỗi hoạt động tổ chức trò chơi học tập, tôi giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi; tiếp theo là việc lựa chọn học sinh tham gia trò chơi. Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi. Cuối cùng giáo viên tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng (nếu có). Cuối tiết học theo tiến trình mới này, tôi tổ chức cho học sinh tự rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩa của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi như thế nào để đạt hiệu quả, rút kinh nghiệm và khắc sâu kiến thức qua trò chơi. Để đạt hiệu quả trong sử dụng trò chơi học tập thì việc đa dạng hoá trò chơi trong giờ học là vô cùng quan trọng để các em “chơi mà học” là điều không dễ dàng. Vì vậy khi thiết kế trò chơi học tập, tôi đã kết hợp nhiều kĩ năng và kiến thức liên quan, đồng thời phải nắm vững và thực hiện các nguyên tắc chủ yếu như: Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu từng tiết học; luật chơi rõ ràng, đơn giản dễ nhớ, dễ thực hiện; điều kiện, phương tiện tổ chức trò chơi phong phú hấp dẫn; sử dụng trò chơi đúng lúc; trò chơi phải kích thích được sự hứng thú của từng học sinh; đánh giá kết quả của trò chơi với thái độ nhẹ nhàng mang tính chất khích lệ, động viên nhưng phải công bằng. 2. Một số hình thức áp dụng trò chơi vào tiết học Toán Việc sử dụng trò chơi vào tiết học Toán đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, lựa chọn các trò chơi khác nhau phù hợp theo từng nội dung bài học nhằm tạo nên được hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng quá lạm dụng trò chơi trong một tiết học. Sau đây tôi xin đưa ra một số hình thức áp dụng trò chơi vào trong tiết học Toán. 2.1. Sử dụng trò chơi vào phần mở đầu của bài học Nếu chỉ bắt đầu tiết học bằng hình thức kiểm tra bài cũ truyền thống sẽ tạo không khí nặng nề cho một tiết học. Vì vậy, tôi thường chọn cách bắt đầu nhẹ nhàng hơn, tạo cho các em không khí vui tươi, hào hứng để chuẩn bị cho một tiết học. Tôi chọn những trò chơi lồng ghép những kiến thức cũ của bài trước và những kiến thức cũ chuẩn bị cho bài học mới. Những câu hỏi trong những trò chơi này có mức độ không quá khó và thời gian thực hiện khoảng 5 phút. Tránh thiết kế những trò chơi lớn và những câu hỏi quá khó trong phần mở đầu này. Tôi thường chọn hình thức trò chơi thiết kế theo câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn vì nó quen thuộc với học sinh, giúp các em có sự quan sát và tư duy nhanh hơn. Một ví dụ mà tôi đã sử dụng trong bài dạy: Làm tròn số (Tiết 15 đại số 7) 2.2. Sử dụng trò chơi vào phần luyện tập sau khi hình thành kiến thức mới Sau khi hình thành kiến thức mới, ngoài những hoạt động nhóm, chúng ta có thể lồng ghép vào đó những trò chơi vừa củng cố nội dung vừa học vừa kiểm tra sự tiếp thu của học sinh và cũng tạo được không khí cho tiết học. Trong phần này tôi thường chọn những trò chơi thực hiện trực tiếp trên bảng hoặc trên bảng phụ hoặc chuẩn bị những dụng cụ đi kèm. Tôi muốn các em vận động nhẹ, muốn các em được trải nghiệm chơi thực tế khi đó kiến thức sẽ tự nhiên đến với các em giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn. Phần này thể hiện được sự sáng tạo của giáo viên, các trò chơi càng đa dạng về hình thức càng lôi cuốn được các em tập trung. Một số trò chơi tôi thường áp dụng trong bài dạy: * Trò chơi “Ai nhanh hơn” Đây là trò chơi tôi luyện tính nhanh nhẹn, khẩn trương khi làm toán. Lôi cuốn các em cùng thi đua học tập một cách hăng say, hòa hợp. Ví dụ: Khi dạy bài: “Làm tròn số” (tiết 15 – Đại số 7) giáo viên sẽ ghi lên bảng phụ 5 số thập phân, yêu cầu học sinh làm tròn các số trên đến chữ số thập phân thứ 2. Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân, tối đa 3 phút ai trả lời nhanh nhất, đúng nhất thì giành chiến thắng (học sinh trả lời bằng hình thức giơ bảng). *Trò chơi “Chung sức” Đây là trò chơi rèn luyện tính trách nhiệm, cộng đồng cho học sinh. Thay vì dùng phương pháp thảo luận nhóm bình thường mà chúng ta thường hay sử dụng, thì trò chơi “Chung sức” sẽ giúp học sinh thảo luận nhóm một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không bị gò ép, rập khuôn. Nhờ sự “Chung sức” của mỗi đội chơi, nhất là sự đóng góp, diễn giải của những học sinh tích cực, học sinh khá-giỏi, các em học sinh trung bình, yếu, kém sẽ có thêm cơ hội để nắm bắt kiến thức đã học, có cơ hội để ghi điểm về mình nếu các em làm khá đạt yêu cầu. Ví dụ: Khi dạy bài: “Lũy thừa của một số hữu tỉ” (Tiết 7 – Đại số lớp 7), giáo viên chiếu câu hỏi lên màn hình, đồng thời gắn các miếng giấy cứng có ghi đề bài và đáp án lên bảng (Không tuân theo một thứ tự nào cả). Cho các đội thảo luận, trao đổi 3 phút. Bốc thăm chọn ra 2 đội chơi. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng thành viên của 2 đội lên bảng ghép đề bài và đáp án tương ứng vào phần bảng của đội mình (cứ em này về chỗ thì em khác mới được lên bảng). Sau 3 phút, giáo viên ra hiệu lệnh dừng cuộc chơi. Giáo viên và cả lớp cùng chấm, đội nào có cặp đề bài - đáp án chính xác và nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. 2.3. Sử dụng trò chơi trong các tiết luyện tập, ôn tập Trong một tiết học luyện tập hay ôn tập có nhiều cách để giáo viên hệ thống lại kiến thức. Trong đó cách tổ chức trò chơi cũng là một lựa chọn tốt. Trong phần này chúng ta có thể tổ chức các trò chơi lớn hơn, phân loại câu hỏi từ dễ đến khó, có thể sử dụng các trò chơi trực tiếp hoặc sử dụng trò chơi được thiết kế trên máy tính. Một số trò chơi tôi thường sử dụng trong bài dạy: * Trò chơi “leo núi” Trò chơi này rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh.Thu hút số đông học sinh tích cực, nhiệt tình học tập. Giáo viên chuẩn bị trước một số bài tập liên quan đến bài học theo cấp độ từ dễ đến khó, giáo viên sắp xếp các bài tập theo dạng hình tháp, càng lên cao càng khó dần. Mỗi thành viên của mỗi đội lên giải một bài tập từ dưới lên trên, sau đó về chỗ để thành viên khác của đội mình lên giải tiếp. Đội nào “Leo” lên đỉnh sớm hơn và có số câu trả lời đúng nhiều hơn, đội đó thắng cuộc. * Trò chơi “ô chữ” Trò chơi này được thiết kế giống như trò chơi “vượt chướng ngại vật” của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Một chương trình được rất nhiều học sinh yêu thích. Chính vì vậy về hình thức và cách chơi các em sẽ thấy gần gũi giúp tiếp thu nhanh hơn. Một ví dụ tôi đã sử dụng trong bài dạy: ôn tập chương I (Tiết 19 – Đại số 7) KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Xen kẽ các hoạt động phát triển tư duy tôi đã tổ chức những trò chơi khiến không khí tiết học luôn vui vẻ. Những kiến thức toán học trở nên thú vị và dễ tiếp thu hơn với học sinh. Chính sự hứng thú của các em trong mỗi giờ học Toán được nâng lên, nên giờ học của các em không còn khô khan như những tiết học truyền thống trước đây nữa mà trở nên sôi động, hấp dẫn. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, hào hứng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi “Học mà chơi, chơi mà học”. Tính nhút nhát, tự ti của một số em được khắc phục, các em mạnh dạn, tự tin và ham học hơn. Trong quá trình giảng dạy bản thân đã cố gắng phát huy những ưu điểm của việc sử dụng trò chơi trong các tiết học. Cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, sự phối kết hợp và giúp đỡ của đồng nghiệp và sự hợp tác tích cực của học sinh, tôi nhận thấy học sinh đã có sự chuyển biến một cách tích cực về mọi mặt, cụ thể là các em yêu thích môn học hơn, chất lượng môn Toán nâng lên rõ rệt. Kết quả sau khi áp dụng biện pháp: Lớp Số HS Giỏi Khá T/bình Yếu Kém Trên T/B SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 7.1 37 7 18.92 12 32.43 15 40.54 3 8.11 0 0 34 91.9 Với những kết quả đạt được, tôi tin tưởng rằng nếu biện pháp được ứng dụng rộng rãi và trở thành một trong các chuyên đề dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Toán cũng như tạo hứng thú học tập cho học sinh. Trên đây là báo cáo biện pháp “Sử dụng trò chơi phù hợp theo nội dung bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán 7” của tôi. Rất mong nhận được sự góp ý của ban giám khảo để báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TÁC GIẢ Lê Quang Năm
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tro_choi_phu_hop_theo_noi_dung.doc