Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy và học môn Toán

Đổi mới phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học toán là một yêu cầu tất yếu và cấp bách của giáo dục nước ta hiện nay. Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tích cực hoá học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

Chính vì điều này nên tôi chọn đề tài “ Sử dụng trò chơi học tập trong dạy và học môn toán” để nêu ra cách thức thiết kế một trò chơi học tập môn toán cũng như cách tổ chức một số trò chơi nhằm góp phần làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực hơn.

Thông qua đề tài này tôi cũng muốn trao đổi với các đồng nghiệp về việc sử dụng trò chơi học tập để dạy và học như thế nào cho phù hợp và phát huy tối đa các tác dụng của trò chơi học tập.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 15635 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi học tập trong dạy và học môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN
 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đổi mới phương pháp dạy học trong đó có phương pháp dạy học toán là một yêu cầu tất yếu và cấp bách của giáo dục nước ta hiện nay. Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay là tích cực hoá học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. 
Chính vì điều này nên tôi chọn đề tài “ Sử dụng trò chơi học tập trong dạy và học môn toán” để nêu ra cách thức thiết kế một trò chơi học tập môn toán cũng như cách tổ chức một số trò chơi nhằm góp phần làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực hơn. 
Thông qua đề tài này tôi cũng muốn trao đổi với các đồng nghiệp về việc sử dụng trò chơi học tập để dạy và học như thế nào cho phù hợp và phát huy tối đa các tác dụng của trò chơi học tập.
 THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Do hạn chế về cơ sở vật chất cũng như thói quen giảng dạy theo phương pháp cũ nên vấn đề sử dụng trò chơi học tập trong dạy và học ít được áp dụng. Nói chung trong nhà trường đa phần giáo viên chưa thấy được tác dụng tích cực của trò chơi học tập do đó học sinh ít được làm quen với các trò chơi trong học tập.
 NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Thiết kế trò chơi học tập môn toán:
* Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích cũng cố những kiến thức, kỹ năng cụ thể hoặc có những kiến thức tổng hợp như giải toán, phối hợp nhiều nội dung kiến thức hình học, số, phép toán
* Một trò chơi phải có luật chơi, hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua giữa những người chơi, tức là có thắng thua.
* Một trò chơi phải được đặt tên và thường được thiết kế theo cấu trúc sau:
+ Mục đích: nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, cũng cố kiến thức nào.
+ Đồ dùng: mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi
+ Luật chơi: chỉ rõ các quy tắc của hành động chơi, quy định đối với trò chơi, quy định thắng thua trong trò chơi.
+ Số người tham gia chơi: chỉ rõ số người tham gia chơi.
+ Cách chơi: Hướng dẫn cách chơi, cách tổ chức trò chơi, các bước để chơi.
+ Cách phát triển trò chơi: Chỉ ra một số cách biến thể trò chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có sẵn, ta có thay thế các trò chơi một cách linh hoạt tạo nhiều trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung kiến thức cần cũng cố, ôn luyện.
Ví dụ: Trò chơi “ Khám phá ô chữ”
+ Mục đích: củng cố tính chất cơ bản của phân số
+ Đồ dùng: 2 bảng phụ có nội dung như nhau:
Đại dương nào lớn nhất trên hành tinh của chúng ta?
 	B. A. 
 	 U. N. 
 	G. D. 
 	 T. H. 
 	 I. O. 
84
11
25
-12
16
-12
-15
11
80
55
75
-15
85
+ Luật chơi: Đội tìm ra ô chữ trước là thắng.
+ Số người chơi: 10 học sinh 
+ Cách chơi: chia thành 2 đội, mỗi đội xếp thành 1 hàng dọc
	- Người thứ nhất tìm ra kết quả đấu tiên sẽ điền chữ tương ứng vào ô có kết quả ấy sau đó quay trở lại chuyền phấn cho đồng đội của mình, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành ô chữ.
- Lưu ý: Người sau có thể sữa lại cho người trước nếu người trước sai.
- Trò chơi kết thúc khi hai đội cùng hoàn thành ô chữ, đội nào hoàn thành sớm sẽ là đội thắng cuộc.
- Các cách phát triển trò chơi:
	+ Tăng hoặc giảm ô số chữ.
	+ Dùng để củng cố: rút gọn phân số, phép cộng, trừ, nhân, chia phân số
2. Cách tổ chức một trò chơi:
* Các trò chơi thường được tổ chức ngay trong lớp học với thời gian từ 5 đến 10 phút.
* Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cách chơi rồi sau đó các nhóm các đội chơi tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, khích lệ đội chơi tốt và lưu ý tránh cho học sinh những phản ứng không tích cực như: chơi gian lận để được thắng, chơi quá đà không giới hạn, chia bè, nhóm cũng không nên để thời gian chơi quá dài ảnh hưởng đến giờ học.
* Thưởng những học sịnh, nhóm học sinh tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật và “thắng” trong cuộc chơi. Nhắc nhở các học sinh chưa nhiệt tinh tham gia trò chơi và có những phản ứng không tích cực khi tham gia trò chơi.
Cách tổ chức một số trò chơi cụ thể:
Trò chơi 1: “tôi thắng”
Mục đích: củng cố kiến thức phép cộng phân số.
Đồ dùng:
+ giáo viên chuẩn bị 1 bảng đáp án.
 1 2 3 4
	+ mỗi học sinh vẽ vào giấy 4 ô vuông
 1 2 3 4
- Giới thiệu trò chơi:
 + Giáo viên nêu tên trò chơi: “ Tôi thắng”
 + Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
	- Giáo viên lần lượt đưa ra các bài toán ( mỗi bài toán cách nhau 15 đến 30 giây tuỳ vào học lực của từng lớp).
- Học sinh tìm kết quả điền vào bảng. Học sinh nào tìm đủ kết quả sẽ giơ tay. Trò chơi kết thúc khi đa số học sinh thắng.
- Giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật.
- Giáo viên nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự. tránh sai lầm lấy tử cộng với tử, mẫu cộng với mẫu.
Nhận xét:
- Trò chơi có thể thay thế các nội dung một cách linh hoạt cho phù hợp với nội dung, kiến thức cần cũng cố, ôn luyện cũng như phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Trò chơi trên ngoài việc rèn luyện cho các em về phép cộng phân số, mỗi học sinh cần nỗ lực hết mình để trở thành người “chiến thắng”.
Trò chơi 2: “Tiếp sức”
- Đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ
 Bảng 1 Bảng 2
Tìm số tự nhiên x, biết:
 (3x - 24).73 = 2.74
Tìm số tự nhiên x, biết:
 163 - 52.(x + 4) = 38
- Giới thiệu trò chơi:
 + Giáo viên nêu tên trò chơi: “ Tiếp sức”
 + Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
- Hai đội chơi xếp thành 2 hàng: mỗi đội 5 học sinh.
- Mỗi học sinh làm 1 bước, sau đó quay về trao phấn cho người thứ hai, cứ như thế cho đến khi hoàn thành bài giải. người sau có thể sữa cho người trước nếu người trước sai. Đội nào hoàn thành trước, chính xác sẽ là đội thắng cuộc.
- Giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật.
- Giáo viên nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự.
Nhận xét:
- Trò chơi này cũng có thể thay thế các nội dung một cách linh hoạt nội dung kiến thức cần cũng cố, ôn luyện cũng như để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Lưu ý các bài toán của hai đội chơi phải tương đương về độ khó, độ dài, tránh sự chênh lệch.
- Trò chơi trên ngoài việc cũng cố kiến thức cho học sinh còn có tác dụng rèn luyện về thể chất ( học sinh được vận động ) và rèn luyện các phẩm chất đạo đức như: tôn trọng kỷ luật, hăng say chơi hết mình, giúp đỡ, gắn bó với đồng đội.
Trò chơi 3: Hái hoa dân chủ “Kiến thức chương 2”
- Trò chơi thường dùng trong các bài ôn tập chương.
- Đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi để cũng cố các kiến thức trong chương.
- Giới thiệu trò chơi:
Giáo viên nêu tên trò chơi: Hái hoa dân chủ “Kiến thức chương II”
Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
- Mỗi dãy cử ra một đội chơi, học sinh hai đội lần lượt bốc thăm và trả lời. Giáo viên đánh giá điểm sau mỗi câu và ghi điểm trên bảng:
Câu
Điểm
Đội 1
Đội 2
1
2
3
.
.
.
- Tổng điểm của đội nào sau khi hoàn thành cao hơn thì đội đó sẽ thắng.
- Giáo viên nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự.
Nhận xét:
- Trò chơi này nhằm cũng cố các kiến thức trong chương, thông qua trò chơi các em có thể ôn tập một cách tích cực các kiến thức trong chương.
- Cũng như trò chơi 2, trò chơi này cũng giúp các em rèn luyện các phẩm chất đạo đức như: ý thức trách nhiệm cao, gắn bó với đồng đội, tích cực hoạt động vì danh dự của đội, nhóm.
Trò chơi 4: “ Khám phá ô chữ”
 - Mục đích: củng cố tính chất cơ bản của phân số
 - Đồ dùng: 2 bảng phụ có nội dung như nhau:
 	 Đại dương nào lớn nhất trên hành tinh của chúng ta?
 B. A. 
 U. N. 
 G. D. 
 T. H. 
 I. O. 
84 11 25 -12 16 -12 -15 11 80 55 75 -15 85
- Giáo viên giới thiệu trò chơi:
	+ Giáo viên nêu tên trò chơi: “ Khám phá ô chữ”
	+ Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
- 10 học sinh, chia thành 2 đội, mỗi đội xếp thành một hàng dọc. 
- Người thứ nhất tìm ra kết quả đầu tiên sẽ điền chữ tương ứng vào ô có kết quả ấy sau đó quay trở lại chuyền phấn cho đồng đội của mình, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hoàn thành ô chữ. 
- Lưu ý: người sau có thể sữa lại cho người trước nếu người trước sai.
- Trò chơi kết thúc khi hai đội cùng hoàn thành ô chữ, đội nào hoàn thành sớm sẽ là đội thắng cuộc.
- Giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật.
- Giáo viên nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự.
T
H
A
I
B
I
N
H
D
U
O
N
G
 84 11 25 -12 26 -12 -15 11 80 55 75 -11 85
Nhận xét:
- Trò chơi trên có thể tăng hoặc giảm ô chữ, thay thế nội dung một cách linh hoạt để phù hợp với nội dung cần củng cố như phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Trò chơi này kích thích trí tò mò, muốn khám phá của học sinh. Thông qua trò chơi ngoài việc củng cố kiến thức, học sinh còn được biết các kiến thức khác do ô chữ mang lại.
Trò chơi 5: “Ai nhanh hơn”
- Đồ dùng: 2 bảng phụ
 Bảng 1 Bảng 2
- Giáo viên nêu tên trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi: 
+ Hãy sắp xếp các phân số trên vào các ô trống sao cho trong mỗi hàng các phân tử tăng dần từ trái sang phải và trong mỗi cột các phân số tăng dần từ trên xuống dưới.
+ Giáo viên chọn 2 đội chơi: mỗi đội 3 học sinh
+ Học sinh 1 chạy lên điền vào ô trống sau đó chạy về trao phấn cho học sinh 2, cứ tiếp tục như thế đến khi hoàn thành hết các ô trống. Bạn sau có thể sữa cho bạn trước. Đội nào hoàn thành trước và chính xác sẽ thắng.
+ Giáo viên có thể cho học sinh chơi thử trước khi chơi thật.
+ Giáo viên nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người tham dự.
Nhận xét:
- Trong trò chơi này ngoài việc củng cố cho học sinh kiến thức so sánh phân số cùng mẫu còn rèn luyện cho học sinh óc quan sát, sự vận động, tinh thần đồng đội, tính tích cực hoạt động. Đồng thời tạo sự hấp dẫn và tạo các cơ hội học tập đa dạng hơn.
Trò chơi 6: “Đố”
- Đồ dùng: 9 que tính, bảng dính, sắp xếp như bảng sau:
VI = V - I
- Giáo viên giới thiệu trò chơi:
	- Giáo viên nêu tên trò chơi: “Đố”
	- Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
+ Cho 9 que tính được sắp xếp như trên, hãy chuyễn chỗ 1 que diêm để được kết quả đúng. Trò chơi này có thể cho cả lớp cùng tham gia, ai có cách di chuyển nhanh nhất sẽ giơ tay. Giáo viên gọi học sinh lên bảng di chuyển.
+ Sau đó giáo viên gọi người khác lên di chuyển cách khác nếu có thể.
Nhận xét:
- Trò chơi trên ngoài việc củng cố kiến thức số La Mã còn giúp các em tập trung hơn, gây hứng thú đối với các em, các em trực tiếp thấy sự di chuyển để được kết quả đúng, khắc sâu kiến thức.
- Trò chơi này thường được áp dụng môn hình học, tạo điều kiện cho các em quan sát trực quan, dễ nắm bắt vấn đề.
- Ví dụ: Dùng 6 que tính xếp thành 4 tam giác như nhau (hình chóp tam giác đều).
 KẾT QUẢ:
- Thông qua trò chơi học tập, các em học sinh hứng thú hơn, tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn, tạo cho học sinh các cơ hội học tập đa dạng hơn. Ngoài ra các trò chơi học tập còn góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức như: ý thức trách nhiệm cá nhân cao, dễ bỏ qua sai phạm của người khác, tôn trọng kỷ luật, giúp đỡ đồng đội, gắn bó với đồng đội, tích cực hoạt động vì danh dự của đồng đội. Tôi đã áp dụng đề tài vào các lớp 63, 64, 611,79, 710 tôi đã thấy rằng các trò chơi học tập có tác dụng rất tích cực, qua điều tra học sinh các lớp tôi thấy có 96% học sinh thích được tổ chức trò chơi học tập trong quá trình học tập. Tuy nhiên vẫn còn những học sinh thụ động không muốn tham gia các trò chơi và còn có những học sinh có những phản ứng không tích cực trong quá trình chơi.
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Các trò chơi chỉ nên tiến hành với thời lượng từ 5 đến 10 phút, không nên để thời gian chơi quá dài gây ảnh hưởng đến giờ học. Giáo viên cần nắm được cách thiết kế, cách tổ chức trò chơi và những yêu cầu của trò chơi. Thưởng - phạt phải công minh tạo cho các em sự thoải mái và tự giác. Giáo viên cần uốn nắm, kịp thời sữa chữa, nhắc nhở các học sinh có phản ứng không tích cực, khen ngợi, động viên những học sinh có những phản ứng tích cực để phát huy tác dụng tích cực của trò chơi.
 SÁCH THAM KHẢO:
Sách “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn toán học”
( GS Trần Bá Hoành, thạc sĩ Nguyễn Đình Khuê, thạc sĩ Đào Như Trang)
Các SGK môn toán lớp 6, 7, 8, 9.
 Thanh Sơn ngày 28 tháng 9 năm 2008
 Giáo viên
 Cao Xuân Nhân

File đính kèm:

  • docskkn_dat_gvgh_2009.doc
Sáng Kiến Liên Quan