Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy một số bài đạo đức và pháp luật môn Giáo dục công dân lớp 8
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lí do chọn đề tài nghiên cứu
Hiện nay, ở các trường phổ thông, giáo viên đã quan tâm chú ý sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại kết hợp với những phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân ( GDCD). Thông qua môn học này, giáo viên truyền thụ cho học sinh những tri thức về chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi của HS THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống.
nhiễm HIV/AIDS Găng tay cao su y tế Bát ăn cơm Bàn chải đánh răng Vỏ hộp dao cạo râu Lược chải đầu Điện thoại Khăn mặt Cặp tóc Tờ rơi tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS Chiếc đồng hồ Bấm móng tay Quả bóng Bình sữa trẻ em Số 6 Số 2 Số 7 Một vỉ thuốc ARV Kìm cắt móng tay, móng chân, hoặc rũa mòng tay Kéo Kim tiêm/ kim châm cứu Bài 15 :Phòng ngừa tai nạn vũ khí , chất cháy nổ và các chất độc hại khác Súng bắn nước đồ chơi của trẻ con Con dao cắt bánh trung thu bằng nhựa Bếp ga đồ chơi của trẻ em Một lọ cồn 90 độ. Một hộp diêm Chiếc bật lửa ga Con thú nhồi bông đồ chơi Con nhị khúc Con rắn nhựa (10) Máy sấy tóc (11) Nút nhựa để đảm bảo an toàn ở ổ cắm (12) Cầu dao điện/cầu chì điện (13) Con mực khô( giáo viên làm bằng giấy bìa cứng) (14) Quạt điện đồ chơi (15) Điều khiển ti vi Bài 16 :Quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác Chìa khóa nhà hoặc chìa khóa xe máy Quạt giấy Quạt điện mimi Hộp bút màu Thước kẻ Sách Vở Quyển sổ Điều khiển ti vi Ô tô đồ chơi Bếp ga đồ chơi Máy sấy tóc đồ chơi Máy bay mô hình đồ chơi Xe máy SH đồ chơi Quyển truyện mimi Bút máy Bút chì bi Tiền giấy mệnh giá 5 hoặc 10.000đồng Vòng đeo tay bằng bạc hoặc pha lê Bát ăn cơm hoặc thìa Khăn quàng cổ Khăn tay Tất Dép Giầy Bờm tóc Con chuột của máy tính Tai nghe nhạc Hộp lăn nách Hộp kính Ô ( dù) Quần Áo Mũ Khẩu trang Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản và lợi ích công cộng Cái vòi nước Xe ô tô đồ chơi cứu hỏa Xe máy cảnh sát Kim tiêm Xe ô tô trở rác Xe ô tô trộn bê tông Quả bóng tennis Bút viết bảng Hộp phấn màu hoặc phấn trắng Bảng viết của học sinh Khăn lau bảng Quạt điện mimi Điều khiển điều hòa Găng tay y tế Tờ rơi quảng cáo Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Bút bi Tờ giấy Phong bì Máy ghi âm Điện thoại Băng cát-sét Đĩa CD USB Con tem Máy ảnh Bài 19: Quyền tự do ngôn luận Máy ảnh Máy ghi âm Điện thoại Tờ báo Tờ giấy Con tem Phong bì Đĩa CD Cây bút máy Tập thơ/ tập truyện Bước 3: Làm hộp bắt vật gọi tên Để tổ chức trò chơi này, giáo viên không chỉ chuẩn bị các đồ vật theo danh sách mà còn phải chuẩn bị một chiếc hộp bằng giấy to. Hộp có hình chữ nhật hoặc hình vuông. Mặt trên của hộp, giáo viên dùng dao hoặc kéo cắt, khoét thành hình tròn để cho tay vào bắt vật mang ra. Giáo viên dùng giấy màu dán xung quanh hộp và ghi chữ “ Bắt vật gọi tên” . Khi tổ chức cho học sinh chơi trò này, giáo viên bỏ sẵn vào trong hộp những vật dụng trên và mang theo lên lớp. Giờ đây, nó không chỉ là trò chơi mà còn là một đồ dùng trực quan sinh động giúp giáo viên giới thiệu, mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức bài học; nó giúp học sinh hiểu sâu hơn vấn đề đã học trên lớp. Bước 4: Luật chơi Bất cứ một trò chơi nào cũng đều phải có luật chơi. Đó là những qui định cụ thể làm căn cứ để xác định đội thắng thua. Vì vậy, tôi đã cân nhắc cẩn thận và tự mình đã đưa ra những quy định cụ thể của luật chơi như sau: *Thành viên: Mỗi đội gồm 2 học sinh. HS 1 cho tay vào hòm kín( trong đó có chứa các đồ vật liên quan đến nội dung bài học) bắt một đồ vật, sau đó đưa ra những gợi ý để bạn cùng chơi đoán tên đồ vật. HS 2: Dựa trên gợi ý của bạn ghi nhanh tên đồ vật lên bảng. Sauk hi HS 2, ghi tên đồ vật lên bảng, HS 1 lấy đồ vật ra khỏi hòm kín. Nếu HS 2 đoán và ghi tên lên bảng một đồ vật đúng thì được tính một điểm. Sai không được tính điểm. *Thời gian : 3 phút/ 1 đội *Kết quả: Đội nào bắt và đoán đúng nhiều đồ vật trong thời gian 3 phút thì sẽ giành chiến thắng. *Lưu ý: Không được dùng tiếng nước ngoài để gợi ý hoặc có nhắc đến một từ liên quan tới đồ vật. Nếu sử dụng cách này, đồ vật đó sẽ không được tính điểm. Đội đó sẽ bị thua cuộc, bị loại khỏi cuộc chơi. Bước 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở Giáo viên cũng cần sưu tầm tài liệu, thông tin ngắn gọn; biên soạn những câu hỏi gợi mở phát vấn từng đội chơi sau khi học sinh “Bắt vật gọi tên” nhằm củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức về lĩnh vực đạo đức và pháp luật vừa tìm hiểu trong bài.Cụ thể: *Những bài đạo đức: Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác Câu 1: Em hãy cho biết chiếc quần bò có nguồn gốc từ nước nào? Bây giờ, Người Việt Nam ta sử dụng quần bò vào những dịp nào? Câu 2: Phong tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc hay Ai cập cổ đại? Vì sao người ta lại đốt vàng mã cho người chết? Người Việt Nam có nên giữ phong tục này không? Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư Câu 1: Vì sao người ta gọi thiếp mời là “tráp đòi nợ”? Câu 2: Theo em, chiếc chổi dùng có thể là vật dụng hữu ích để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư được không? Vì sao? Câu 3: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi, họ thường nhốt gia súc ở đâu? Cách làm đó có ảnh hưởng đến việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư hay không? *Những bài pháp luật: Bài 13: Phòng , chống tệ nạn xã hội Câu 1: Vì sao, những bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS không cho con bú, họ phải cho con ăn sữa ngoài? Câu 2: Cà phê có chứa chất gì gây nghiện? Câu 3: Theo em, hút thuốc lá có bị nghiện không? Thuốc lá có bao nhiêu chất độc? Nó là nguyên nhân khiến con người mắc những căn bệnh nào? Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại Câu 1: Vì sao khi sử dụng bếp gas xong, chúng ta cần khoá van gas? Câu 2: Khi phát hiện khí gas bị rò rỉ, chúng ta cần làm gì? Có được phép bật công tác điện trong nhà không? Vì sao? Câu 3: Tại sao trong nhà, mạng điện phải có cầu dao hoặc cầu chì? Câu 4: Tại sao, khi ra khỏi nhà, ta phải rút hết phích cắm ở các ổ điện? Em có thường xuyên làm công việc này không? Câu 5: Khi nướng mực, ta cần phải làm gì để hạn chế cháy và thương tích cho mình và những người xung quanh? Trên đây là 5 bước cơ bản đề hoàn tất quá trình chuẩn bị cho trò chơi “ Bắt vật gọi tên”, áp dụng cho việc dạy học một số bài đạo đức và pháp luật môn giáo dục công dân lớp 8. Công việc chuẩn bị tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế khi giáo viên bắt tay vào làm việc mới thấy rõ sự khó khăn, vất vả. Càng chuẩn bị kĩ lưỡng bao nhiêu, bài học có sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” mới hấp dẫn học sinh bấy nhiêu. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy giáo viên lao động sáng tạo, năng động nhằm phát huy tính tính cực, chủ động lĩnh hội tri thức ở học sinh. 2.Cách thực hiện trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong một giờ dạy học a.Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để giới thiệu bài học, tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia lĩnh hội và tiếp thu tri trức. Khi dạy Bài 8: “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”, giáo viên cho vào hộp “ Bắt vật gọi tên” 5 đồ vật sau: Quần bò Giầy Bút bi Ốp lưng điện thoại Chuột máy tính Giáo viên gọi 2 bạn cùng tham gia chơi. Sauk hi học sinh tìm và bắt được đồ vật chính xác, giáo viên giới thiệu bài học: “Những đồ vật này do người Mĩ,Anh sản xuất ra. Nhưng ngày nay, trên thế giới, có rất nhiều quốc gia sử dụng vì sự tiện lợi và cần thiết của chúng trong cuộc sống. Khi ta sử dụng sản phẩm trên nghĩa là ta đã học hỏi kinh nghiệm của người khác, dân tộc khác. Vậy vì sao phải học hỏi kinh nghiệm của các dân tộc khác? Để có câu trả lời, cô trò ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong tiết học hôm nay bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”. Với cách giới thiệu bài như vậy, giáo viên sẽ tạo ra tâm lí hưng phấn giúp học sinh tiếp thu bài học tự giác và chủ động trong giờ học. b. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để làm bài tập trong sách giáo khoa. Sau khi học xong kiến thức Bài 14: “Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS”, giáo viên cho học sinh làm bài tập 3 / trang 40/sgk: “HIV lây qua những con đường nào sau đây?”. Giáo viên bỏ vào hộp những đồ vật sau và yêu cầu 2 đội lên chơi trò chơi này. Bát ăn cơm Bàn chải đánh răng Vỏ hộp dao cạo râu Lược chải đầu Điện thoại Khăn mặt Bơm kim tiêm Chiếc đồng hồ Bấm móng tay Bình sữa trẻ em Kết thúc trò chơi, giáo viên để học sinh khẳng định lại những con đường lây nhiễm HIV/AIDS. Giáo viên xác định được đội thắng cuộc. Giáo viên sẽ đặt câu hỏi gợi mở để hỏi học sinh. Đội thắng cuộc sẽ có cơ hội trả lời trước để nhân đôi số điểm của mình. Nếu đội thắng cuộc không trả lời được câu hỏi nhân đôi số điểm của mình, đội còn lại và các bạn học sinh có quyền giơ tay để trả lời. Nếu học sinh trả lời đúng sẽ có một điểm thưởng do các bạn trong lớp đánh giá câu trả lời đó.Khi học sinh đã bắt vật và gọi tên chính xác đồ vật. Với bài này, giáo viên đặt các câu hỏi như sau: Câu 1: Vì sao, những bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS không cho con bú, con của họ phải ăn sữa ngoài bằng bình sữa trẻ em? Giáo viên nghe ý kiến của một vài bạn học sinh trong lớp và đưa ra gợi ý: Sữa mẹ có chứa vi rút HIV/AIDS. Vì vậy, để không bị lây HIV/AIDS từ mẹ sang con, những người phụ nữ ấy thường cho con ăn sữa ngoài. Đây cũng là trong những cách cơ bản giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDStừ mẹ sang con- Một trong ba con đường lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay. Câu 2: Sử dụng chung lược chải đầu, bàn chải đánh răng có bị lây HIV/AIDS không? Vì sao? Gợi ý: Có nhưng nguy cơ không cao. Trong trường hợp da đầu ta bị chảy máu, chân răng bị chảy máu và bàn chải, lược bị dính máu của người bị nhiễm HIV/AIDS. Nhờ đặt câu hỏi gợi mở nên trò chơi càng trở nên hấp dẫn , tạo sự ganh đua lành mạnh ở học sinh. Học sinh thể hiện sự hiểu biết, liên hệ của bản thân. Đồng thời, nó còn củng cố, nhắc nhở học sinh biết những việc làm cụ thể để phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, trong gia đình. c. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để cung cấp thông tin, kiến thức mới cho học sinh Với Bài 16: “Quyền sở hữu tài sản của công dân và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác”, giáo viên sử dụng trò chơi để tổ chức truyền thụ tri thức pháp luật. Giáo viên dùng trò chơi để giới thiệu những tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân mà học sinh hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Cách làm như sau: Giáo viên bỏ vào hộp những đồ vật sau: Quạt điện mimi Hộp bút màu Thước kẻ Điều khiển ti vi Bếp ga đồ chơi Máy sấy tóc đồ chơi Xe máy SH đồ chơi Tiền giấy mệnh giá 5 hoặc 10.000đồng Vòng đeo tay bằng bạc hoặc pha lê Khăn tay Giáo viên công bố luật chơi. Giáo viên mời 2 đội lên chơi. Sau khi học sinh đã bắt vật gọi tên chính xác từ món đồ một, giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát kĩ lại một lần nữa. Giáo viên sử dụng câu hỏi đàm thoại, phát vấn gợi mở để học sinh nhận biết được những tài sản quen thuộc, thông dụng mà công dân có quyền sở hữu trong cuộc sống hàng ngày. Đó là thu nhập hợp pháp của công dân( Tiền lương); tư liệu sinh hoạt( điều khiển ti vi, bếp gas, quạt điện,) tư liệu sản xuất ( máy sấy tóc, bếp gas), của cải để dành ( vòng đeo tay bằng bạc hoặc bằng pha lê) Ngoài ra, giáo viên còn giới thiệu thêm những loại tài sản khác mà công dân có quyền sở hữu đặc biệt là những nhà kinh doanh bất động sản hay các danh nhân như nhà ở, vốn và tài sản khác trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế ( GV chiếu lên máy hoặc giơ tranh về ngôi nhà, cổ phiếu, trái phiếu,) d. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” để củng cố kiến thức bài học ở cuối giờ Kết thúc tiết dạy, thông thường giáo viên thường nhắc học sinh học bài và hoàn thành nốt những bài tập chưa làm xong trên lớp. Nhưng với những tiết học có áp dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” này, giáo viên có thể khái quát lại nội dung bài học và củng cố kiến thức, kiểm tra kiến thức của các em học sinh ngay tại lớp. Cụ thể , khi dạy Bài 17: “Nghĩa vụ bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng”, giáo viên đã làm như sau: Giáo viên kết thúc tiết dạy bằng cách dẫn dắt : “ Là công dân, chúng ta có nghĩa vụ phải tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Vậy theo em, đâu là những tài sản nhà nước, đâu là lợi ích công cộng? Cô trò ta cùng tham gia trò chơi: “ Bắt vật gọi tên” để củng cố nội dung kiến thức bài vừa học nhé.” Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng tài sản và lợi ích công cộng Cái vòi nước Xe ô tô đồ chơi cứu hỏa Xe máy cảnh sát Kim tiêm Xe ô tô trở rác Xe ô tô trộn bê tông Quả bóng tennis Bút viết bảng Hộp phấn màu hoặc phấn trắng Bảng viết của học sinh Khăn lau bảng Quạt điện mimi Điều khiển điều hòa Găng tay y tế Tờ rơi quảng cáo Nói tóm lại, dù giáo viên sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết cũng tạo ra nhiều điều thú vị. Khi áp dụng trò chơi này vào trong từng tiết học môn giáo dục công dân, giáo viên cần lưu ý những điều sau: + Dựa vào nhận thức của từng đối tượng học sinh của từng lớp giảng dạy mà đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý cho phù hợp. + Dựa vào nội dung bài học mà đưa ra những đồ vật hợp lí để truyền đạt kiến thức theo những yêu cầu cụ thể củng cố, mở rộng, giới thiệu hay liên hệ để bố trí thời gian chơi cho hợp lí không làm mất quá nhiều thời gian, gây sự lãng phí thời gian trong giờ học. + Cần hướng dẫn học sinh gợi ý bạn tìm câu trả lời bằng lời văn thuyết minh về đồ vật ngắn gọn, tránh gợi ý tối nghĩa, khó hiểu làm cho người chơi không ghi được đáp án đúng lên bảng, gây ra sự mất tập trung chú ý của học sinh trong lớp vào nội dung kiến thức bài học. + Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên cần xác định nội dung kiến thức cụ thể trọng tâm của từng bài để chơi có hiệu quá, tránh dàn trải. Dưới đây là hình ảnh minh hoạ cho hộp đồ chơi và các đồ vật mà giáo viên cho vào hộp để chơi trò “ Bắt vật gọi tên”. III. Kết quả Tuy thời gian áp dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong một số giờ học đạo đức và pháp luật môn giáo dục công dân lớp 8 của cá nhân tôi chưa nhiều nhưng tôi nhận thấy học sinh có sự thay đổi rõ rệt ở một số mặt sau: 1.Về kĩ năng Học sinh rèn được kĩ năng thuyết trình, chủ động nghiên cứu, sưu tầm tài liệu học tập ở nhà hơn. Học sinh rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp linh hoạt, uyển chuyển, mền mại và tỏ rõ mình là người lịch sự, biết tôn trọng lẽ phải, có văn hoá trong giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh. Đa số học sinh đều cho rằng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” rất thú vị. Nó giúp các em tập suy nghĩ trước khi nói, tạo thói quen sử dụng từ ngữ cẩn thận trong quá trình giao tiếp. Rất nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng trò chơi sẽ đem lại sự hưng phấn, kích thích sự tri giác và tạo nên những cảm xúc nhất định cho người chơi. Vì vậy, giáo viên cần phải áp dụng phương pháp trò chơi trong bài dạy của mình. Nó chính là nhịp cầu nối tình cảm, suy nghĩ, nhận thức của học sinh và giáo viên trong một giờ học. Học sinh rèn kĩ năng phán đoán và tư duy lô-gic của bản thân. Học sinh rèn kĩ năng ghi nhớ và quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh mình và biết sử dụng ngôn ngữ để tái hiện lại đồ vật, hiện tượng, khái niệmtrong quá trình học tập. 2.Về kiến thức Trò chơi “ Bắt vật gọi tên” không chỉ giúp học sinh hình thành niềm tin, tình cảm mà nó còn giúp học sinh có ý thức ghi nhớ kiến thức đã học một cách tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc. Học sinh hiểu bài ngay ở trên lớp, không áp đặt một chiều cứng nhắc. Kiến thức đạo đức và pháp luật được giáo viên cung cấp cho học sinh gắn liền với thực tiễn, khai thác chất liệu từ cuộc sống thực tiễn để bổ sung những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật.Và từ đó, học sinh được tiếp cận với những chất liệu của cuộc sống, vốn sống kinh nghiệm của bản thân được củng cố, được chia sẻ với mọi người xung quanh. Các em học sinh tự tin về bản thân. Qua việc sử dụng trò chơi “ Bắt vật gọi tên” trong việc dạy học một số bài đạo đức và pháp luật môn giáo dục công dân lớp 8, giáo viên và học sinh đều là chủ thể tích cực, tự giác của hoạt động dạy và học; cùng nhau xây dựng bài học và tự rút ra kiến thức cơ bản cho riêng mình. Giáo viên có cơ hội để trau dồi kiến thức đạo đức và pháp luật thông qua những câu trả lời hóm hỉnh, dí dỏm và vui nhộm của học sinh; có cách ứng xử sư phạm khéo léo với học trò trong những tình huống khác nhau. Ngược lại, đây cũng là điều kiện cần và đủ giúp học sinh tự vận dụng những kiến thức đã học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để hình thành và phát triển nhân cách bản thân từ lời ăn tới tiếng nói, từ suy nghĩ tới hành động, từ tư duy tới thói quen trong sinh hoạt hàng ngày. 3.Về thái độ Trò chơi “ Bắt vật gọi tên” hướng học sinh tới những giá trị xã hội tốt đẹp trong cuộc sống, những hành vi cao thượng trong cuộc sống. Chính những giá trị ấy tạo cho học sinh suy nghĩ tích cực, có niềm tin vào chính bản thân mình và vào những chuẩn mực đạo đức và pháp luật đã học. Với việc tổ chức linh hoạt trò chơi này trong các tiết học, giáo viên giúp học sinh biết tự hoàn thiện bản thân mình để trở thành một chủ thể xã hội tích cực, có ích, năng động, sáng tạo trong cuộc sống. Qua những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống, trò chơi cũng làm cho học sinh hiểu cần phải sống lành mạnh, trong sáng; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Những đồ vật ấy định hướng tình cảm, suy nghĩ và hành động của học sinh. Hình thành ở học sinh sự ghi nhớ kiến thức sâu hơn, tự giác hơn. Nó cách khác, nó tạo được tình cảm, yêu thích và sự chú ý của học sinh đối với từng đơn vị kiến thức được truyền đạt ở trong bài học. PHẦN III: KẾT LUẬN Những đồ chơi từ thuở ấu thơ hay những vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày đã trở thành đồ dùng trực quan sinh động. Có thể nói, đây là đồ dùng trực quan độc đáo . Nó gợi lại những kí ức, hồi ức trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ. Bên cạnh đó, nó giúp các em học sinh hiểu rõ công dụng của đồ vật, có ý thức sử dụng, bảo quản và trân trọng những đồ vật.. Thông qua những món đồ chơi nhỏ bé, tầm thường và đơn giản, giáo viên đã giúp các em ghi nhớ những bài học đạo đức, pháp luật sâu sắc hơn. Nó cũng giúp các em hình thành và củng cố niềm tin, tình cảm vào những giá trị đạo đức và những điều cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân đã được học trong chương trình giáo dục công dân lớp 8. Trong quá trình dạy học, tôi luôn luôn ghi nhớ không có phương pháp nào là vạn năng. Nắm được kinh nghiệm ấy, tôiđã sử dụng linh hoạt phương pháp trò chơi với đàm thoại, phát vấn,..để tạo ra hiệu quả nhất định trong giời dạy học môn giáo dục công dân, đặc biệt là lớp 8 với những bài đạo đức và pháp luật. Trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân, kinh nghiệm của cá nhân tôi chưa nhiều. nhưng để nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân, giúp giáo viên và học sinh có thể tiếp cận kiến thức đạo đức , pháp luật nhanh nhất, theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường nên nghiên cứu và biên soạn lại những nội dung cơ bản thiết thực phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, cần cấp kinh phí hỗ trợ cho giáo viên làm đồ dùng dạy học sủ dụng trong quá trình giảng dạy sẽ có hiệu quả tốt hơn. Bộ và Phòng nên kết hợp với các trường phổ thông tổ chức cho giáo viên đi tập huấn kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ chuyên môn về pháp luật và có chế độ đãi ngộ xứng đáng dành cho giáo viên có những sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng có hiệu quả cao trong việc giảng dạy. Đây là ý kiến mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, sự chia sẻ kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm và làm tốt công tác giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân THCS nói chung, môn Giáo dục công dân lớp 8 nói riêng. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. ( Kí và ghi rõ họ tên) Phùng Hồng Thuỷ PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Sách giáo khoa môn GDCD lớp 8-NXB Giáo dục, năm 2004. 2.Sách giáo viên môn GDCD lớp 8- NXB Giáo dục, năm 2004. 3.Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013- NXB Chính trị quốc gia, năm 2014. 4. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người( HIV/AIDS) của Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam( có hiệu lực 01/01/2007)- NXB Lao động-Xã hội, năm 2006. 5.Sổ tay kiến thức pháp luật dành cho giáo viên môn giáo dục công dân THCS-NXB Giáo dục, năm 2003. 6.Thuốc lá hay sức khoẻ- NXB Y học, năm 2002.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mon_giao_duc_cong_dan.docx