Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử 7

Thực trạng

a) Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngành, PGD, nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học trong lịch sử, kết hợp nội dung tích hợp các môn học liên quan khi giảng dạy.

- Ứng dụng công nghệ - thông tin trong dạy học ngày càng trở nên phổ biến, đem lại hiệu quả tích cực phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên (giáo án vi tính, điện tử ). Giáo viên có thể tìm kiếm tài liệu trên trang mạng Internet tin cậy, nguồn tri thức phong phú

- Sách giáo khoa được Bộ giáo dục biên soạn có lồng ghép các bài thơ, đoạn trích nhất là phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến có phần bớt khô cứng. Ngoài ra, có nhiều sách tham khảo có nội dung bổ trợ, nâng cao, hoặc hướng dẫn khai thác SGK có hiệu quả được biên soạn ngày càng nhiều.

- Các tài liệu văn học: truyền thuyết, ca dao, thơ, truyện ngắn phản ánh bối cảnh lịch sử là nguồn sử liệu đa dạng, hấp dẫn, gần gũi với học sinh khi các em học tập.

- Đội ngũ giáo viên đa số có tâm huyết với nghề, thường xuyên tự học hỏi, trau dồi năng lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy và học.

- Học sinh nhìn chung có sự cố gắng vươn lên trong học tập, ở một số em có niềm yêu thích bộ môn.

b) Khó khăn

- Dường như, học sinh thường xem nhẹ môn lịch sử, coi đây là môn học phụ diễn ra phổ biến, học để “đối phó” với thầy cô hơn là muốn lĩnh hội kiến thức, tìm hiểu giá trị của lịch sử.

- Một số giáo viên dạy học phụ thuộc vào sách giáo khoa, nặng về nội dung, ít cho học sinh tìm hiểu các tư liệu bên ngoài.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7
I/ Đặt vấn đề
Nhà văn Xô Viết Rasul Gamzatop đã nói: “Nếu như anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”. Thật vậy, quá khứ đã đi qua nhưng vẫn sống mãi với thời gian, một quá khứ hào hùng hay rất đỗi đau thương chúng ta không thể phủ nhận những giá trị, ý nghĩa mà nó đem lại. Thử hỏi nếu như không có quá khứ, thì làm sao chúng ta có hiện tại và cả tương lai. 
Lịch sử là bộ môn được giảng dạy trong nhà trường, nhằm lưu giữ và truyền tải quá khứ của một dân tộc đến với thế hệ hôm nay. Nó không đơn thuần chỉ là những gì đã qua, mà còn là một quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của bao thế hệ con người đã ngã xuống cho Tổ quốc còn vẹn nguyên đến hôm nay. Tuy nhiên ngày nay môn lịch sử trong trường học dần mất vai trò quan trọng trong việc hình thành giáo dục truyền thống của một dân tộc có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời như đất nước chúng ta. Những năm gần đây, tình trạng học sinh xa rời, chán học, hiểu biết hạn chế thậm chí sai lệch về lịch sử dân tộc là một hiện tượng đáng buồn cho nền giáo dục sử nhà. Có ý kiến cho rằng: “Học sinh chán học môn Lịch sử, chứ không có học sinh nào chán Lịch sử dân tộc”. Dẫu rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thực trạng trên, nhưng mỗi người làm công tác giảng dạy lịch sử trong nhà trường cũng đang nhìn lại vấn đề trên với cương vị là một người thầy.
 	 Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong nhà 
trường là nhiệm vụ hết sức cần thiết trong việc góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng trong thời kì hội nhập  
của đất nước. Cũng như hầu hết các môn khoa học tự nhiên, các môn thuộc 
khoa học xã hội như Văn học, Địa lí và nhất là Lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ trợ và làm phong phú cho việc hình thành tri thức. Việc sử dụng thơ văn trong dạy học lịch sử là một trong những biện pháp truyền tải kiến thức, biến những sự kiện, ngày tháng trở thành con số biết nói thông qua các tác phẩm văn học, tạo biểu tượng, hình ảnh in sâu vào tâm trí các em, khơi gợi nơi các em tình cảm, sự hứng thú khi học bộ môn. Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy khi vận dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử giúp các em học tập sôi nổi, kích thích sự ham hiểu biết, tư duy nơi học sinh, tiết dạy trở nên sinh động bởi các hình tượng văn học miêu tả, ngược lại học sinh phát hiện ra mối liên hệ thực tiễn, bổ trợ kiến thức giữa hai bộ môn, bởi văn học được sáng tác dựa trên hoàn cảnh lịch sử, lịch sử được phản ánh trong các tác phẩm. Từ những lí do đó, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về : sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử 7, đối tượng nghiên cứu chủ yếu dành cho các em học sinh lớp 7.
II/ Nội dung
1/ Thực trạng
Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngành, PGD, nhà trường về đổi mới phương pháp dạy học trong lịch sử, kết hợp nội dung tích hợp các môn học liên quan khi giảng dạy.
- Ứng dụng công nghệ - thông tin trong dạy học ngày càng trở nên phổ biến, đem lại hiệu quả tích cực phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên (giáo án vi tính, điện tử). Giáo viên có thể tìm kiếm tài liệu trên trang mạng Internet tin cậy, nguồn tri thức phong phú
- Sách giáo khoa được Bộ giáo dục biên soạn có lồng ghép các bài thơ, đoạn trích nhất là phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến có phần bớt khô cứng. Ngoài ra, có nhiều sách tham khảo có nội dung bổ trợ, nâng cao, hoặc hướng dẫn khai thác SGK có hiệu quả được biên soạn ngày càng nhiều.
- Các tài liệu văn học: truyền thuyết, ca dao, thơ, truyện ngắn phản ánh bối cảnh lịch sử là nguồn sử liệu đa dạng, hấp dẫn, gần gũi với học sinh khi các em học tập. 
- Đội ngũ giáo viên đa số có tâm huyết với nghề, thường xuyên tự học hỏi, trau dồi năng lực chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy và học.
- Học sinh nhìn chung có sự cố gắng vươn lên trong học tập, ở một số em có niềm yêu thích bộ môn.
b) Khó khăn
- Dường như, học sinh thường xem nhẹ môn lịch sử, coi đây là môn học phụ diễn ra phổ biến, học để “đối phó” với thầy cô hơn là muốn lĩnh hội kiến thức, tìm hiểu giá trị của lịch sử. 
- Một số giáo viên dạy học phụ thuộc vào sách giáo khoa, nặng về nội dung, ít cho học sinh tìm hiểu các tư liệu bên ngoài. 
2) Quá trình chuẩn bị tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
 	a) Đối với giáo viên:
- Trước tiên phải tìm hiểu kĩ các bài có thể khai thác để vận dụng. Đây là khâu quan trọng, xác định đúng nội dung, đối tượng tránh trường hợp ôm đồm kiến thức. 
- Tiến hành sưu tầm các bài thơ, văn, ca dao, câu đố có nội dung liên quan đến bài dạy, không phải là cả một bài thơ mà là chỉ chọn lọc những nội dung đặc sắc nhất, gần gũi nhất với đơn vị kiến thức trong bài dạy nhằm thu hút học sinh.
- Có thể trao đổi với đồng nghiệp cùng chuyên môn, với giáo viên dạy văn để có thêm nguồn tài liệu hỗ trợ khi giảng dạy.
- Phân loại các mảng kiến thức văn học phù hợp với yêu cầu đặc trưng bộ môn lịch sử, ví dụ: thơ về tiểu sử, cuộc đời, triều đại, trận đánh, tội ác của giặc
- Sắp xếp các nội dung thành chủ đề, sau đó vận dụng kiến thức đó vào bài dạy lịch sử đã giới hạn.
b) Đối với học sinh:
- Trước khi dạy bài có liên quan đến tài liệu văn học, giáo viên giao cho học sinh về nhà sưu tầm nội dung kiến thức sẽ được học. 
- Tạo điều kiện cho học sinh phát hiện nguồn tri thức mới bằng một số biện pháp để khích lệ sự cố gắng nỗ lực của học sinh.
3) Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
 	Việc sử dụng tài liệu văn học giúp tăng hiệu quả, thêm nguồn tri thức phong phú, lôi cuốn học sinh. Để phát huy có hiệu quả khi khai thác cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Nội dung tài liệu văn học phải có giá trị giáo dục, giáo dưỡng, bảo đảm tính chân thực lịch sử.
- Tài liệu đó phải phù hợp với đối tượng học sinh khi tái hiện, khắc họa nhân vật hay sự kiện lịch sử.
- Giáo viên đưa nội dung văn học vào hợp lí tránh sa đà, đảm bảo thời gian, không nên biến giờ học lịch sử thành giờ giới thiệu tác phầm văn học. Đề làm tăng hiệu quả giảng dạy, giáo viên cần sử dụng ngôn từ, phong thái diễn đạt cho phù hợp với nội dung lịch sử cần nói tới. 
4) Một số biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử.
a) Sử dụng tài liệu văn học để khắc họa chân dung nhân vật lịch sử
Lịch sử là một dòng chảy, những người làm nên lịch sử như một ánh hào quang hòa mình vào dòng chảy ấy. Giữa đêm tối của dân tộc, họ đã giương cao ngọn cờ đấu tranh, xả thân vì nước vì dân. Việc khắc họa anh hùng dân tộc qua các vần thơ, câu đố làm nổi bật tài năng, tính cách, bồi dưỡng học sinh thêm lòng yêu mến nhân vật, thấy được công lao đóng góp của các vị cho đất nước. Từ đó, khơi gợi các em niềm tự hào, ý chí quyết tâm kế thừa truyền thống dân tộc, ra sức phấn đấu học tập xây dựng quốc gia, dân tộc.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập, Mục 1: Ngô Quyền dựng nền độc lập. Dạy xong phần này, giáo viên có thể cho học sinh sử dụng câu thơ sau để khắc họa, nhớ ơn công lao của Ngô Quyền đã kết thúc hơn một ngàn năm phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra trang sử mới của dân tộc.
“Ngô Quyền quê ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cảnh lầm ngàn năm”
Hoặc khi dạy giáo án điện tử, ngay từ phần mở đầu, giáo viên chiếu bức hình về Ngô Quyền, yêu cầu các em điền vào chỗ trống tên nhân vật còn thiếu trong câu thơ sau:
“ . quê ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cảnh lầm ngàn năm”
Học sinh ghi nhớ rõ hơn, sâu hơn về công lao nhân vật lịch sử, qua đó còn hiểu biết quê hương mà Ngô Quyền sinh ra.
	Ví dụ 2: Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) mục IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Khi giảng dạy và phân tích nguyên nhân thắng lợi do các vị tướng tài chỉ huy, chúng ta không thể không nhắc tới các vị vua nhà Trần anh minh đã xây dựng đất nước, phát triển quốc gia dân tộc, chăm lo bồi dưỡng sức dân, nhờ đó trên dưới một lòng đoàn kết quyết tâm đánh đuổi vó ngựa Mông Cổ hùng mạnh. Giáo viên có thể dùng bốn câu thơ sau được trích trong “Phú sông Bạch Đằng” để làm nổi bật nhân đức của các vị quân vương Nhân Tông và Thánh Tông:
“Anh minh hai vị Thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”.
(Trương Hán Siêu)
Ví dụ 3: Một trong những cách khắc họa chân dung nhân vật sâu sắc, in đậm dấu ấn, lôi cuốn cho học sinh ở lứa tuổi trung học là giáo viên có thể sử dụng câu đố. Khi dạy Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Mục I/ Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418-1423) giáo viên miêu tả xong hành động Lê Lai xả thân mình cứu Lê Lợi, đến cuối bài để củng cố kiến thức cho học sinh giáo viên cho các em một câu đố như sau: 
“Đố ai vì nghĩa quên mình
Hoàng bào đổi mặc, đánh lừa quân Minh
Hôm nay nhắc lại chuyện xưa
Hăm hai, hăm mốt nắng mưa không nhòa”
Học sinh sẽ nhớ tới nhân vật Lê Lai mà các em vừa học, qua đó khắc sâu vào tâm trí các em về tấm gương hy sinh quên mình trọng lời thề của Lê Lai, biết đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân. Đồng thời, qua lời giảng giải của giáo viên, hành động của Lê Lai làm chủ tướng Lê Lợi biết ơn sâu nặng, Lê Lợi đã phong ông làm công thần hạng nhất và căn dặn con cháu nhà Lê làm giỗ của Lê Lai trước ngày Lê Lợi.
Sử dụng tài liệu văn học để minh họa sự kiện lịch sử
Ví dụ 1: Bài 14 : Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII) mục III/ Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288) khi nói về dòng sông Bạch Đằng, làm chúng ta rất đỗi tự hào với ba lần in dấu thất bại thảm hại của quân thù, đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân đội nhà Trần chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm lăng của đế chế Mông Cổ trên đất nước Đại Việt. Câu thơ sau minh họa về sự oanh liệt của dòng sông ấy:
“Bạch Đằng nhất trận hỏa công
Tặc binh đại phá, máu hồng huyết giang”
Dịch thơ:
“Bạch Đằng một trận hỏa công
Giặc kia tan tác máu hồng đỏ sông”
Ví dụ 2: Trong bài 25: Phong Trào Tây Sơn mục IV/ Tây Sơn đánh tan quân Thanh, với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa vang dội. Trưa ngày mồng 5 Tết Kỉ Dậu (30/1/1789) vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân tiến vào Thăng Long giữa cảnh mừng vui khôn xiết của nhân dân:
“Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chung vai sát cánh cùng nhau nói
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta”
(Ngô Ngọc Du)
Sau khi tường thuật sinh động về chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, giáo viên minh họa cho học sinh hình ảnh cuộc sống yên bình trở lại hiện lên trong ánh mắt từ người già đến trẻ nhỏ, khẳng định chủ quyền của đất nước vẫn vẹn nguyên.
Sử dụng tài liệu văn học lên án tội ác của giai cấp thống trị 
Bên cạnh những trang sử hào hùng của dân tộc thì lịch sử còn chứa đựng bóng mờ, đêm tối. Dường như, hình ảnh của các giai cấp thống trị vào cuối mỗi triều đại, đều lâm vào con đường ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến nỗi khốn khổ của nhân dân, đến vận mệnh của dân tộc.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI-XVIII Mục II/ Văn hóa, giáo viên minh họa khi nói về mục 1/Tôn giáo có thể nói bên cạnh những giá trị tốt đẹp của dân tộc được phát huy thì giai đoạn này sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, các thế lực phe phái nổi lên, lối sống tha hóa về phẩm chất con người, mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ ảnh hưởng ngày càng tăng. Tôn ti trật tự không còn như trước, các giá trị đạo đức nhường chỗ cho đồng tiền nên có quan niệm:
“Còn tiền, còn bạc còn đệ tử
Hết cơm, hết gạo hết ông tôi”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Con đường thi cử giờ đây không còn hoan lộ và duy nhất để bổ nhiệm làm quan, đồng tiền đã len lỏi vào mọi ngóc ngách, chi phối con người, tệ hơn đồng tiền trở thành thước đo của giáo dục, quan tước trở thành hàng hóa, nhân dân đã có câu:
“Trăm quan thì được tước hầu
Mười quan tước bá ai nào kém ai”
Sự sa đọa của hàng ngũ quan lại địa chủ làm cho nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc, làm bùng nổ các phong trào đấu tranh ở trong nhân dân dưới các hình thức khác nhau là điều tất yếu.
Ví dụ 2: Vào giữa thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp, khủng hoảng, những gánh nặng của giai cấp thống trị đè nặng lên vai của người dân bằng thuế khóa, lao dịch được phản ánh ở bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII, mục 1. Tình hình chính trị. Câu thơ sau dựng nên hình chân thực tình trạng bắt lính của phủ chúa:
“Lính vua, lính chúa, lính làng
Nhà vua bắt lính cho chàng phải ra”
Cảnh tham ô, kiện tụng của bọn nhà, quan lại giàu ức hiếp dân chúng, khiến lòng dân thêm oán giận:
“Con ơi, mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan”
Những câu thơ ấy, có tác dụng dựng lại bức tranh cuộc sống đương thời của nhân dân phải gánh chịu dưới chế độ phong kiến. Từ đó, giáo viên có thể mở rộng thêm kiến thức, liên hệ với cuộc sống ngày nay.
III) Kết luận
Kết quả của việc ứng dụng sáng kiến:
Bảng số liệu khi chưa vận dụng sáng kiến vào giảng dạy bộ môn lịch sử 7, năm học 2016 -2017.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7/1
44
19
43.18
16
36.36
9
20.45
00
00
7/2
45
12
26.67
20
44.44
13
28.89
00
00
7/3
45
7
15.56
15
33.33
20
44.44
3
6.67
Cộng chung
134
38
28.36
51
38.06
42
31.34
3
2.33
Bảng số liệu sau khi vận dụng sáng kiến vào giảng dạy bộ môn lịch sử 7, năm học 2017-2018.
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7/1
44
39
88.64
5
11.36
00
00
00
00
7/2
45
24
53.33
13
28.89
8
17.78
00
00
7/3
45
16
35.56
17
37.78
11
24.44
1
2.22
Cộng chung
134
79
58.96
35
26.12
19
14.18
1
0.74
Qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, số lượng học sinh trung bình, yếu giảm cụ thể như sau:
Tổng số học sinh: 134
+ Học sinh giỏi tăng tương ứng 30.6%
+ Học sinh khá giảm tương ứng 11.94%
+ Học sinh trung bình giảm tương ứng 17.16%
+ Học sinh yếu giảm tương ứng 1.59 %
-Những kết luận qua quá trình nghiên cứu: 
Qua thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy tài liệu văn học là phương tiện truyền tải kiến thức đem lại hiệu quả cao, giúp học sinh hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức nhanh và các em học được phương pháp học tập mới trong việc tích hợp liên môn. Người giáo viên không phải là giảng dạy hoàn toàn kiến thức sách giáo khoa là đủ, mà còn linh hoạt mềm dẻo trong việc ứng dụng các phương pháp dạy học sử, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới, góp phần phát huy tính tích cực chủ động trong học tập, bồi dưỡng và phát triển nhân cách học sinh. 
Tài liệu văn học được vận dụng trong các tiết dạy lịch sử làm tăng khả năng ghi nhớ để lại ấn tượng lâu bền trong lòng các em, đưa các em tiếp cận lịch sử ở góc nhìn đa chiều. Đây còn là cơ sở giáo dục học sinh về niềm tự hào dân tộc, các giá trị truyền thống của bao thế hệ trong chiến đấu cũng như trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc, từ đó các em sẽ ra sức học tập kế thừa và làm vẻ vang hơn cho truyền thống lịch sử dân tộc. Mặt khác, các em nhận thấy rằng lịch sử không hề khô khan, nhàm chán, trái lại nó thật sự sống động bởi các biểu tượng văn học. Lịch sử có vẻ đẹp riêng, có lúc hào hùng, bình yên, phẳng lặng, nhưng có lúc cũng đầy dữ dội, đau thương, qua đó góp phần nâng tầm giá trị môn học trong nhà trường và xã hội.
	Trong thời gian có hạn với năng lực và kinh nghiệm còn mới, không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học, quý thầy cô, cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện và có tính khả thi.
Tài Liệu Tham Khảo
Sách giáo khoa lịch sử lớp 7.
Một số tài liệu khác liên quan.
Mục Lục
Nội dung	Trang	
I/ Đặt vấn đề:.1
II/ Nội dung:
Thực trạng:..2
Thuận lợi:..2
Khó khăn:.............3
2) Quá trình chuẩn bị tài liệu văn học trong dạy học lịch sử..3
Một số yêu cầu khi sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử:.3
4) Một số biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử:4
a) Sử dụng tài liệu văn học để khắc họa chân dung nhân vật lịch sử:..4
b) Sử dụng tài liệu văn học để minh họa sự kiện lịch sử:5
Sử dụng tài liệu văn học lên án tội ác của giai cấp thống trị: ..6
III) Kết luận:8
Tài liệu tham khảo:10
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG 
Tân Phong, ngày 7 tháng 5 năm 2019
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Trường..
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới: 	/30 điểm 
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng:	/20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: 	/10 điểm
- Hình thức: 	/05 điểm
 Tổng điểm:	 /100 điểm
.., ngày tháng năm 20
CHỦ TỊCH HĐKH
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Phòng GD-ĐT thị xã Giá Rai
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tính mới: 	/30 điểm 
- Tính hiệu quả: 	/35 điểm
- Tính ứng dụng:	/20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao: 	/10 điểm
- Hình thức: 	/05 điểm
 Tổng điểm:	 /100 điểm
Giá Rai, ngày tháng năm 20
CHỦ TỊCH HĐKH
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
(Theo Quy định được ban hành Quyết định số 9447/QĐ-HĐTĐKT ngày 30/12/2016 của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng thị xã ban hành Quy định Xét công nhận sáng kiến, giải pháp trong công tác hoặc đề tài nghiên cứu)
Họ tên người chấm điểm: ..
Chức vụ trong Hội đồng: 
Tên giải pháp/đề tài nghiên cứu: 
.................................................................................................................................
Tác giả/nhóm tác giả: 
STT
Tiêu chuẩn
Tiêu chí
Điểm chuẩn
1
Tính mới
(30 điểm)
Những sáng kiến, giải pháp đưa ra chưa có người nào thực hiện trước đó; những cải tiến, đề xuất mới
Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu mới về khoa học – công nghệ, luận điểm, quan điểm mới, những chủ trương, chính sách mới.
 /20 điểm
 /10 điểm
2
Tính hiệu quả
(35 điểm)
Đem lại hiệu quả trong công tác
Dễ thực hiện, không tốn kém nhiều chi phí
 /25 điểm
 /10 điểm
3
Tính ứng dụng
(20 điểm)
Có khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiển (tùy theo tỷ lệ đơn vị, cá nhân áp dụng để làm căn cứ tính điểm)
 /20 điểm
4
Phù hợp với nhiệm vụ được giao
(10 điểm)
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của cá nhân thì được 10 điểm.
- Nếu phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị thì được 5 điểm.
- Nếu không phù hợp với nhiệm vụ được giao của cá nhân và đơn vị thì không được tính điểm.
 /10 điểm
5
Hình thức
(5 điểm)
Trình bày đúng bố cục; câu văn rõ ràng, dễ hiểu, mạch lạc; từ ngữ sử dụng chính xác.
 /5 điểm
Tổng cộng
 /100 điểm
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tai_lieu_van_hoc_trong_day_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan