Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần di truyền học – lớp 12 ban cơ bản

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1. Cơ sở lý luận

 Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở các trường trung học phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ.

 

doc18 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4747 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần di truyền học – lớp 12 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nêu vấn đề của sáng kiến
1.1. Nội dung của sáng kiến
Những nội dung chính của sáng kiến được thể hiện trên sơ đồ sau: 
Hình 2.1: Sơ đồ nội dung của sáng kiến
1.1.1 Kiến thức tích hợp trong phần Di truyền học
1.1.1.1. Tổng quan về chuơng trình Sinh học 12 và phần Di truyền học
Sinh học lớp 12 là chương trình năm cuối trong toàn bộ hệ thống chương trình Sinh học ở trường phổ thông. Với vị trí này, chương trình sinh học lớp 12 vừa mang tính chất kế thừa tất cả tính chất những kiến thức sinh học mà học sinh học ở lớp dưới, đồng thời vừa mang tính mở rộng và phát triển những kiến thức mà học sinh học được. Vì vậy chương trình sinh học 12 được đánh giá nặng và trừu tượng về kiến thức, đồng thời là chương trình chủ yếu để thi THPT Quốc gia. Chuơng trình gồm 3 phần giới thiệu chung về di truyền, tiến hóa và sinh thái học. 
Phần Di truyền học được đề cập đầu tiên, với những mục tiêu giới thiệu về cơ chế di truyền và biến dị, tính quy luật của hiện tượng di truyền, di truyền học quần thể, ứng dụng di truyền học và di truyền học người.
1.1.1.2. Vận dụng phương pháp dạy học liên môn trong giảng dạy phần Di truyền học
Dưới đây là một số ví dụ có thể áp dụng trong dạy học phần Di truyền học ở trong dạy học phần Di truyền học ở một số bài cụ thể.
* Liên môn Toán học: 
Giúp học sinh giải các bài tập toán sinh, đặc biệt là các bài tập liên quan đến tính xác suất. Phần tích hợp này được sử dụng nhiều nhất trong chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”.
* Liên môn Vật lý: 
Trong bài “Đột biến gen”, hoặc bài “Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học” để giới thiệu, giải thích những tia sóng có bước sóng ngắn có khả năng gây đột biến ở người, những hoạt động sản xuất nào của con người làm tăng tỉ lệ những tia sóng ngắn gây nguy hiểm cho con người, các tia bức xạ, tia tử ngoại của ánh sáng Mặt trời còn có thể gây ung thư da
* Liên môn Hóa học: 
- Sử dụng kiến thức hóa học để giải thích và chứng minh những hậu quả nghiêm trọng khi người Mỹ rải chất độc điôxin xuống miền nam nước ta, người Mỹ ném bom vào hai thành phố của nước Nhật năm 1945. 
- Sự thiếu hiểu biết của con người khi sử dụng các chất hóa học độc hại, thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ bị các đột biến, và bệnh tật di truyền. Ví dụ auxin nhân tạo nếu tích lũy trong nông phẩm sẽ gây độc cho con người.
(Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.)
* Liên môn Địa lí: 
Việc liên môn sinh học và địa lí đóng vai trò quan trọng trong việc xác định điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực. Những động thực vật đặc trưng của từng vùng khí hậu, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cuộc sống của các loài động thực vật và con người 
* Liên môn Lịch sử: 
Khi tìm hiểu về tác nhân gây đột biến gen 
- GV sử dụng kiến thức lịch sử giới thiệu hình ảnh Cầu lửa phóng xạ ở đỉnh của cột khói cao 18,2m phát ra từ bom nguyên tử trên bầu trời Hiroshima ngày 6/8/1945 và Nagasaki ngày 9/8/1945 đã để lại những hậu quả to lớn cho người dân Nhật Bản.
- Sử dụng kiến thức môn lịch sử để giải thích: tại sao đa số con của những người đi lính thời gian kháng chiến chống mỹ cứu nước lại bị mắc bệnh, tật di truyền.
(Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Nga Xofronov Ghenrik Alexandrovich và Giáo sư Rumax Vladimia Xtepanovich, đồng Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga đã khẳng định rằng hậu quả về mặt y sinh học của chất độc da cam đối với con người và môi trường sinh thái là rất nghiêm trọng. Qua kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, các nhà khoa học kết luận rằng chất độc da cam đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm. Thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm chất độc hoá học cũng có biểu hiện bệnh lý.)
* Liên môn Giáo dục công dân: 
	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính con người chúng ta. (Ví dụ: tránh các loại thực phẩm có thể gây ung thư, đột biến).
	- Giáo dục tinh thần thương yêu, đoàn kết giúp đỡ những hoàn cảnh khó khan, không kỳ thị, xa lánh với những người bị mắc các bệnh, hội chứng do di truyền.
* Liên môn các lĩnh vực khoa học khác. 
Việc vận dụng kiến thức liên môn với các lĩnh vực khoa học khác (văn học, địa lý,) giúp tăng hiệu quả học tập bộ môn và các môn học khác, đồng thời tuyên truyền sâu rộng hơn đến nhân dân để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
1.1.1.3. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy
Phương pháp: 
- Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần (phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn bài...). Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lôgic và hài hòa. 
Hình thức dạy học: 
- Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một số hình thức để dạy học tích hợp như sau: 
+ Dạy học theo dự án. 
+ Phương pháp trực quan. 
+ Phương pháp thực địa. 
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề 
1.1.2. Giáo án giảng dạy minh họa
Sau khi nghiên cứu đề tài phần lí thuyết và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, nhóm chúng tôi đã tiến hành áp dụng sáng kiến theo hai chuyên đề lớn 
(1 chuyên đề về bài tập và 1 chuyên đề về lý thuyết)
STT
Bài
Nội dung
Phương pháp chính
1
Tiết tự chọn
CĐ: ứng dụng tóan xác suất trong giải các bài tập di truyền
Đặt tình huống có vấn đề
Thảo luận nhóm
2
27, 28,29,30
CĐ: Di truyền học người
Dạy học theo dự án
	Giáo án chi tiết tôi xin được trình bày rõ ở phần phụ lục.
1.1.3. Kinh nghiệm từ quá trình thực nghiệm
Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện sáng kiến:
	+ Trong quá trình giảng dạy liên môn giáo viên sẽ phải giảng dạy cả những kiến thức không thuộc chuyên môn của mình do đó giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức, tài liệu tham khảo và giáo án giảng dạy trước khi thực hành dạy.
	+ Học sinh chưa có tài liệu học tập và chưa có thói quen học liên môn, do đó cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho mỗi tiết học thật kĩ lưỡng hoặc giáo viên biên soạn tài liệu cho chủ đề dạy học và chuyển đến học sinh để học sinh chuẩn bị bài.
1.2. Quy trình cách thức tạo ra sáng kiến
Nhóm tác giả nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án giảng dạy tích hợp, liên môn cho chủ đề đã chọn, tổ chức dạy thử nghiệm và đánh giá rút kinh nghiệm toàn bộ quá trình làm việc. Trên cơ sở kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện nhóm tác giả tiếp tục thảo luận điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh các bước thực hiện sáng kiến.
Nghiên cứu tài liệu, xây dựng nội dung dạy học
Soạn giáo án cho từng nội dung
Dạy thử nghiệm
Rút kinh nghiệm và điều chỉnh 
Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã và đang được áp dụng: 
Khi xây dựng một số giáo án, chuyên đề theo hướng tiếp cận năng lực bằng phương pháp dạy học tích hợp liên môn. Tôi nhận thấy sự hứng thú, chủ động học tập của học sinh đồng thời qua chính những nhiệm vụ học tập học sinh có nhiều kỹ năng hơn đặc biệt là các thao tác tìm tài liệu, thu thập thông tin, kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Mặc dù chương trình sinh lớp 12 rất khó nhưng tôi nhận thấy hiệu quả tiếp thu tốt hơn, các em chủ động rèn luyện kiến thức và kỹ năng làm bài tập, làm cho môn Sinh không còn là nỗi sợ hãi. Từ đó, các em còn có thể vững vàng tiếp thu kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng kỳ - thi THPT Quốc gia. 
Thành công nữa chính là từ những hiểu biết của bản thân các em đã tuyên truyền đến gia đình bố mẹ về hậu quả của các tác nhân vật lý, hóa học đến chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi để từ đó tự bản thân mỗi người, mỗi gia đình có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống của con người. 
2. Giải pháp thực hiện sáng kiến
	Các giáo viên tham gia thực hiện sáng kiến lựa chọn những nội dung kiến thức ở môn học hiện nay mình đang giảng dạy nhưng có liên quan đến chủ đề Di truyền học. Sau khi lựa chọn kiến thức liên quan nhóm giáo viên cùng nhau thảo luận để lược bớt những nội dung trùng lặp và xây dựng thành nội dung kiến thức của các chuyên đề.
	Tổ chức thực hành giảng dạy theo dạng chuyên đề của tổ chuyên môn, có mời thêm các giáo viên cùng bộ môn tham gia dự giờ. Qua đó sẽ có thêm những ý kiến bổ sung giúp sáng kiến hoàn thiện, đồng thời giúp các giáo viên không trực tiếp tham gia sáng kiến được làm quen với dạy học liên môn tích hợp.
	Trong quá trình tiến hành xây dựng sáng kiến, tôi nhận thấy bước thực nghiệm sư phạm và xử lý đánh giá kết quả thực nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày rõ tiến trình thực nghiệm của chúng tôi như sau
Mục đích thực nghiệm
 - Kiểm tra tính khả thi của các nội dung đề cập trong sáng kiến.
- Xác định hiệu quả của việc sử dụng tích hợp liên môn trong dạy học phần DTH.
Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm
- Phải đảm bảo tính khoa học, khách quan về khối lượng kiến thức trong phần DTH trong SGK Sinh học 12 Cơ bản do nhà xuất bản Giáo Dục phát hành.
- Tuân thủ theo chương trình giảng dạy do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đảm bảo kiến thức cơ bản của bài dạy trong SGK.
- Việc dạy thực nghiệm phải tôn trọng thời khoá biểu của nhà trường không làm ảnh hưởng tới hoạt động dạy và học của lớp được chọn để tiến hành thực nghiệm.
- Quá trình thực nghiệm và kết quả thực nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê toán học.
Nội dung thực nghiệm
STT
Bài
Nội dung
1
Tiết tự chọn
Chuyên đề: ứng dụng tóan xác suất trong giải các bài tập di truyền
2
27, 28,29,30
Chuyên đề: Di truyền học người
Chúng tôi đã soạn đề kiểm tra chất lượng học tập của HS trong và sau TN. Sau mỗi bài, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức của HS ở cả 2 nhóm lớp ĐC và lớp TN với cùng thời gian, cùng đề và cùng biểu điểm.
Phương pháp thực nghiệm
Chọn trường thực nghiệm
TN được tiến hành trong năm học 2016 - 2017, học kì 1 tiến hành ở 4 lớp 12 tại trường THPT 19/5, trong đó có 2 lớp TN và 2 lớp ĐC.
Chọn học sinh thực nghiệm
Số lượng, trình độ và chất lượng học tập của các lớp này là gần tương đương nhau (dựa vào kết quả điểm học tập bộ môn và phân loại HS theo đánh giá của GV bộ môn và GV chủ nhiệm). Tôi chọn học sinh của 4 lớp 12 (từ A2 đến A5) có độ đồng đều về nhận thức, ý thức để thực nghiệm sư phạm.
Hai lớp TN mà chúng tôi chọn là 12A2 (32HS) và 12A4 (32 HS). Tổng sỹ số của hai lớp là 64 HS.
 Hai lớp ĐC là 12A3 (34HS) và 12A5 (31 HS). Tổng sỹ số của hai lớp là 65 HS.
Chọn giáo viên dạy thực nghiệm
GV tham gia TN là những GV có thâm niên và trình độ giảng dạy tương đối đồng đều, khá thành thạo việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Chúng tôi tiến hành thỏa luận và thống nhất ý đồ về phương pháp và tiến trình thực hiện với GV dạy thực nghiệm, có rút kinh nghiệm trước khi dạy thực nghiệm chính thức.
Phương án thực nghiệm
Phương án thực nghiệm được tiến hành song song trên 2 lớp ĐC và TN. Lớp TN, ĐC đều do cùng một GV dạy, khác nhau ở chỗ:
- Lớp TN: sử dụng giáo án có tích hợp liên môn trong dạy học với các phương pháp dạy học thích hợp.
	- Lớp ĐC: Dạy học bằng giáo án thông thường.
Phương pháp kiểm nghiệm kết quả của SKKN
- Về mặt định tính: đánh giá qua thái độ, chất lượng học tập của HS, đồng thời đánh giá lợi ích thu được đối với GV qua các bài giảng thực nghiệm.
- Về mặt định lượng: Sau mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học:
- Tính trung bình ():
Trong đó: xi : biến cố biểu thị điểm bài kiểm tra ( xi nhận giá trị từ 0 đến 10)
 fi : là số bài kiểm tra có điểm là xi
 n : là số bài làm
Trung bình cộng là một trị số đặc trưng tiêu biểu cho toàn bộ các phần tử trong tập hợp. Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp nếu tập hợp đó có độ đồng nhất cao.
+ Hệ số biến thiên (Cv):
Khi có hai giá trị trung bình cộng khác nhau, độ lệch chuẩn khác nhau thì phải xét hệ số biến thiên:
Hệ số biến thiên thường được sử dụng để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu của hai dãy số liệu không cùng thứ nguyên.
Cv % có giá trị trong khoảng (0 - 10%): dao động nhỏ, độ tin cậy cao
	 (10 - 30%): dao động trung bình
	 (30 - 100%): dao động lớn,độ tin cậy thấp.
- Ước lượng phương sai (α):
Xác định khoảng tin cậy của phương sai tổng thể dựa vào các tham số trên: 
α = 0,05à KTC = S2 ± 2 S2 (2/n)0,5	
α = 0,01à KTC = S2 ± 2,6 S2 (2/n)0,5
α = 0,001à KTC = S2 ± 3,3 S2 (2/n)0,5
	Sau khi tính toán, nếu kết quả cho độ tin cậy cao thì chúng tôi kết luận: sáng kiến đã đem lại hiệu quả thực sự đến chất luợng chứ không phải hiệu quả do sự ngẫu nhiên.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến
	Sáng kiến giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Học sinh được tham gia vào các hoạt động có tính thực tiễn cao vừa làm tăng hứng thú học tập của học sinh vừa hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề.
	Qua quá trình làm việc nhóm giáo viên đã cải thiện khả năng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về kiến thức chuyên môn. Trong quá trình dạy học giáo viên không nặng về truyền thụ kiến thức mà chủ yếu là định hướng, tổ chức học sinh giải quyết vấn đề. Do đó kĩ năng sư phạm của giáo viên được cải thiện.
3.1. Cơ sở đánh giá kết quả
Chúng tôi tiến hành làm 2 bài kiểm tra 15 phút trong quá trình TN.
- Bài kiểm tra số 1: TN1 và ĐC1
- Bài kiểm tra số 2: TN2 và ĐC2
Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra TN được tổng hợp trong bảng sau
Phương án
Xi
ni
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN1
64
0
0
0
0
3
10
19
22
6
4
ĐC1
65
0
0
1
3
13
20
16
8
4
0
TN2
64
0
0
0
1
2
8
12
23
13
5
ĐC2
65
0
0
2
1
8
27
15
9
2
1
3.2. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm
3.2.1. Phân tích định luợng
- Giá trị trung bình ()
Phương án
Xi
ni
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
TN1
64
0
0
0
0
3
10
19
22
6
4
7.47
ĐC1
65
0
0
1
3
13
20
16
8
4
0
6.34
TN2
64
0
0
0
1
2
8
12
23
13
5
7.77
ĐC2
65
0
0
2
1
8
27
15
9
2
1
6.42
Thông qua bảng trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng điểm trung bình của bài kiểm tra cả hai lần 1 và 2 thì lớp TN đều cao hơn lớp ĐC. 
Tính phương sai S2 và độ lệch tiêu chuẩn S
Phương án
n
S2
S
TN1
64
7.47
1.41
1.19
ĐC1
65
6.34
1.70
1.30
TN2
64
7.77
1.68
1.29
ĐC2
65
6.42
1.60
1.26
	Kết quả kiểm tra sau xử lí tôi thấy điểm trung bình trong thực nghiệm của nhóm lớp TN đều cao hơn so với nhóm ĐC ở mức độ đáng tin cậy (td ở các lần kiểm tra đều lớn hơn tα , tα = 1,96 với α = 0,05), điều này chứng tỏ kết quả lĩnh hội kiến thức của nhóm TN cao hơn, nhanh hơn nhóm ĐC là đáng tin cậy và sự sai khác giữa nhóm TN và ĐC là có ý nghĩa.
 + Độ lệch chuẩn (S) và hệ số biến thiên (Cv%) ở nhóm lớp TN đều thấp hơn nhóm lớp ĐC ở 2 lần kiểm tra, chứng tỏ việc thiết kế bài giảng sử dụng phương pháp tích hợp có hiệu quả hơn so với phương pháp dạy thông thường.
Khi phân loại trình độ HS, tôi nhận thấy:
 + Ở nhóm lớp TN: Tỉ lệ HS đạt điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ thấp, HS đạt điểm khá và giỏi có xu hướng tăng dần qua các lần kiểm tra.
 + Ở nhóm lớp ĐC: Tỉ lệ HS đạt điểm yếu kém cao hơn rất nhiều, số HS điểm khá, giỏi chiếm tỉ lệ thấp và không ổn định. 
Kết quả thu được cho tôi thấy rằng kết quả việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của nhóm lớp TN tốt hơn nhóm ĐC.
3.2.1. Phân tích định tính
	Tuy sáng kiến mới chỉ áp dụng được một số tiết, một số chủ đề nhưng trong quá trình giảng dạy tôi đã thay đổi cách dạy để phù hợp với nội dung từng bài. Sau thực hiện các giải pháp đã nêu trong sáng kiến thì tỉ lệ học sinh đạt kết quả cao hơn, thể hiện ở 2 mặt:
- Về chất lượng lĩnh hội kiến thức:
	Thông qua việc đánh giá sau mỗi tiết học và kết quả các bài kiểm tra khảo sát, tôi có nhận xét là chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS nhóm lớp TN cao hơn hẳn nhóm lớp ĐC, biểu hiện ở việc hiểu sâu sắc các khái niệm, các quá trình, các quy luật sinh học và khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiến cuộc sống tốt hơn.
- Về năng lực tư duy, khả năng thu thập xử lí thông tin để trả lời các câu hỏi, giải bài tập di truyền của HS:
	Ở nhóm lớp TN, các HS được rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, thu thập, xử lí thông tin cho nên năng lực tư duy của HS được nâng cao rõ rệt thể hiện ở tốc độ làm bài kiểm tra nhanh, thái độ tự tin hào hứng, trình bày mạch lạc.
- Về ý thức học tập:
Chủ động trong quá trình học tập, trong các giờ học hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, chủ động tìm tòi kiến thức và kết hợp với luyện câu hỏi trắc nghiệm từng phần để khắc sâu kiến thức. 
- Về khả năng vận dụng thực tế
	Khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn có liên quan đến kiến thức bộ môn được nâng cao rõ rệt, hạn chế học sinh học vẹt, giúp học sinh nắm chắc kiến thức, vận dụng tốt vào thực tiễn cũng như tình huống của câu hỏi trắc nghiệm, hình thành thêm nhiều kĩ năng mới như quan sát, phân tích, so sánh, khái quát vấn đề. Như vậy có thể giúp các em tự tin trong việc thay đổi hình thức thi của Bộ GD trong kỳ thi THPT Quốc Gia.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
-	Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Từ đó, đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
- Sáng kiến đã đề xuất nội dung và phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần Di truyền học – Sinh học 12, kèm theo giáo án minh họa cụ thể. Sau khi áp dụng, sáng kiến đã đem lại hiệu quả rõ rệt về sự tiến bộ của học sinh, qua bảng số liệu so sánh kết quả học tập giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.
Khi thực hiện tốt sáng kiến này sẽ mang lại nhiều lợi ích như: 
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Sinh học ở bậc trung học. 
- Rèn khả năng tự học, tự tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau cho học sinh. 
- Học sinh tích cực, chủ động và kết quả học tập cao hơn. 
- Tạo ra không khí sôi nổi trong sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, góp phần tự bồi dưỡng cho mỗi giáo viên bộ môn. 
Tóm lại, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
Đề xuất
	Do hạn chế về mặt thời gian nên sáng kiến này tôi mới chỉ áp dụng ở hai chuyên đề của Di truyền học. Vì vậy, việc cần thiết là mở rộng đối với các phần, các chương khác của chương trình Sinh học 12 và của toàn bộ chương trình Sinh học THPT theo hướng sử dụng phương pháp tích hợp liên môn để giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo và khắc sâu trong lĩnh hội tri thức, tăng khả năng vận dụng trong thực tiễn.
	Để thực tốt được đổi mới trong dạy học - đặc biệt là dạy học vận dụng kiến thức liên môn, người giáo viên cần tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn, luôn tự đổi mới trong công tác giảng dạy. Vì vậy kính mong nhận được sự quan tâm của các đơn vị cơ sở đầu tư cơ sở vật chất như mua sắm tài liệu, trang thiết bị phục vụ nhu cầu đọc và tìm hiểu của cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân, góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước.
	Bản thân chúng tôi trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. 
Xin chân thành cảm ơn!.
Kim Bôi, ngày 15 tháng 05 năm 2017
HIỆU TRƯỞNG
NGƯỜI VIẾT
Dương Thị Huyền
Nguyễn Trung Kiên

File đính kèm:

  • dochoan chinh - Copy.doc
  • docbìa.doc
  • docxBÌA.docx
  • docDANH MỤC C￁C CỤM TỪ VIẾT TẮT.doc
  • docxDANH MỤC C￁C CỤM TỪ VIẾT TẮT.docx
  • docL￀M LẠI.doc
  • docxPHỤ LỤC 1.docx
  • docxPHỤ LỤC 2.docx
  • docxPHỤ LỤC 3.docx
  • docxphụ lục 4 (2).docx
  • docPHỤ LỤC.doc
  • docT￀I LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docxT￀I LIỆU THAM KHẢO.docx
Sáng Kiến Liên Quan