Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6

I. PHẦN MỞ ĐẦU

I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong chiến lược “trồng người” Đảng và Nhà nước ta đã đặt giáo dục ở một vị trí cao, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Bởi vì muốn đất nước phát triển giàu mạnh thì đòi hỏi thế hệ trẻ của đất nước phải giỏi, phải năng động, đó sẽ là một thế hệ trẻ phát triển toàn diện cân đối hài hoà về tất cả các mặt đức - trí - thể - mỹ. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, muốn giáo dục đạt hiệu quả thì phải đổi mới phương pháp giáo dục, việc đổi mới này được tiến hành trong quá trình dạy học, tức là bổ sung thêm một số phương pháp mới để quá trình dạy học đạt hiệu quả cao hơn.

Trong chương trình giáo dục công dân (GDCD) nói chung và ở bậc Trung học cơ sở (THCS) nói riêng, môn GDCD có một vị trí rất quan trọng, cùng với các môn học khác thì môn GDCD góp phần quan trọng trong viêc đào tạo nhân cách học sinh thành những người lao động có tri thức có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.

 

doc22 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4511 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 là giá trị đạo đức thể hiện quan hệ chủ thể với bản thân, với mọi người, với công việc và môi trường sống xung quanh các em hằng ngày.
- Khi dạy phải hình thành ở học sinh xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức, vì đó là động cơ bên trong giúp các em tự hoàn thiện, tự điều chỉnh để vươn tới cái chân - thiện - mỹ trong cuộc sống.
- Dạy môn học này không đơn giản là truyền thụ tri thức mà còn hình thành được tình cảm, niềm tin đạo đức, pháp luật và nhất là hành vi, thói quen đạo đức, pháp luật ở mỗi học sinh, giúp học sinh thấu hiểu nội dung, rèn luyện thái độ, bổn phận, niềm tin, thực hành các chuẩn mực giá trị và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra.
* Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy một số bài cụ thể:
Bài 4: LỄ ĐỘ (Chủ đề đạo đức)
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Về kiến thức: Hiểu những biểu hiện của lễ độ, ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện tình lễ độ.
- Về kĩ năng: Học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân để từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ.
- Về thái độ: Học sinh có thói quen rèn luyện tính lễ độ khi giao tiếp với người trên, kiểm chế nóng nảy với bạn bè
Cách dạy:
+ Ở đơn vị kiến thức 1: Khai thác truyện đọc, Giáo viên cho học sinh tiến hành thảo luận câu hỏi.
Nhóm 1: Hãy kể những việc làm của Thủy khi khách đến nhà ?
Nhóm 2: Hãy nhận xét cách cư xử của bạn Thủy qua truyện đọc ?
Đây là câu hỏi tương đối đơn giản vì đa số câu trả lời đã có ở cốt truyện, nếu học sinh tinh ý, tập trung cao độ sẽ trả lời nhanh, nên giáo viên chỉ cho thời gian thảo luận khoảng 3 phút, mỗi nhóm khoảng 6 em thảo luận ( nếu lớp học khoảng 36 em ), trong mỗi nhóm cử nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi ý kiến thảo luận vào giấy A2 hoặc bảng phụ, các thành viên còn lại phát biểu ý kiến thảo luận và chốt ghi đáp án. Giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh thảo luận, nhắc nhở những học sinh không làm việc riªngđể các em tập trung vào trả lời câu hỏi cho đúng
Hết thời gian thảo luận, các em gián kết quả thảo luận lên bảng và trình bày, hoặc có thể đứng dưới lớp trình bày, các thành viên trong nhóm bổ sung những ý còn sai hoặc thiếu. 
Nhóm 1: Khi khách đến nhà, Thủy chào khách, mời khách vào nhà, giới thiệu bà nội với khách, kéo ghế mời khách ngồi, pha trà mời bà và khách uống nước, ngồi tiếp chuyện với khách ân cần, tiễn khách ra về và mời lần sau anh (khách) lại ghé nhà em chơi
Nhóm 2: Thủy cư xử lế phép, đúng mực, lễ độ với người lớn tuổi hơn mình
Cuối cùng giáo viên tổng kết ý kiến, nhận xét đáp án của từng nhóm và kịp thời tuyên dương những nhóm làm tốt để khuyến khích cho những lần thảo luận tiếp theo
+ Ở đơn vị kiến thức 2: Nội dung bài học, giáo viên nên nêu tình huống gợi mở để học sinh trả lời, và sau đó rút ra khái niệm: Lễ độ, biểu hiện của lễ độ, liên hệ bản thân về đức tính lễ độ.
+ Ở đơn vị kiến thức 3: Bài tập.
Giáo viên nên cho học sinh thảo luận làm bài tập b/sgk/11: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: “ Cháu muốn gặp ai?” Bạn Thanh dừng lại và trả lời: “ Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?”
- Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy ?
- Nếu em là Thanh thì em sẽ trả lời thế nào với chú bảo vệ ?
GV phân 3 câu hỏi cho các nhóm trả lời, nếu lớp 36 học sinh thì phân thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm trả lời 1 câu hỏi, nhóm trưởng và thư kí có thể thay đổi, không nhất thiết là giống lần thảo thảo luận trước.
Đây là bài tập áp dụng tương đối khó, nên cho khoảng 5 phút thảo luận, quá trình thảo luận giáo viên cần bám sát học sinh để hướng dẫn, uốn nắn học sinh kịp thời
Hết thời gian, từng nhóm học sinh đưa ra đáp án:
Câu 1: Chú bảo vệ làm như vậy thể hiện trách nhiệm bảo vệ của mình và sự quan tâm sâu sắc tới cháu bé, có thể sẽ giúp được gì đó cho cháu bé.
Câu 2: Bạn Thanh cư xử chưa lễ độ, chưa khiêm tốn.
Câu 3: Nếu là em, em sẽ nhờ chú bảo vệ chỉ phòng, nơi mẹ đang làm việc để lấy chìa khóa
Cũng như các câu hỏi trước, sau khi trình bày ý kiến thảo luận, giáo viên nên tuyên dương kịp thời để khuyến khích động viên các em, hoặc nhóm có câu trả lời đúng, cũng từ đó uốn nắn kịp thời những em, những nhóm thảo luận chưa tốt
Từ nội dung thảo luận, học sinh được quyền giơ tay phát biểu bổ sung thêm cho câu trả lời của nhóm mình, hoặc nhận xét câu trả lời của nhóm bạn, các học sinh còn lại chú ý lắng nghe, từ đó các em càng được khắc sâu tri thức hơn, nhớ bài lâu hơn nhờ sự trao đổi kiến thức ở trong giờ thảo luận đó.
Bài 14: THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG( Chủ đề pháp luật) 
(Tiết 1)
Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức: Học sinh hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông, tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông.
- Về kỹ năng: Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống khi đi đường thường gặp.
- Về thái độ: Tôn trong các quy định về trật tự an toàn giao thông.
+ Ở đợn vị kiến thức 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện: Câu hỏi: “ Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra” , Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, liên hệ thự tế
Câu hỏi: “ Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào là nguyên nhân phổ biến nhất ?”, Giáo viên cho học sinh thảo luận câu hỏi này.
Đây là câu hỏi khó, nên trước khi thảo luận, giáo viên nên gợi ý học sinh bằng một vài hình ảnh chiếu lên máy chiếu như chở hàng, chở người quá tải, đường gồ ghề để học sinh đi đến thống nhất ý kiến thảo luận đúng hơn, đủ hơn.
 Sau thời gian thảo luận, từng nhóm trình bày đáp án, cá nhân nhóm bổ sung ý kiến, nhóm khác nhận xét, cuối cùng giáo viên chốt ý:
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân:
- Do ý thức của một số người tham gia giao thông chưa tốt.
- Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
- Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân.
- Dân số tăng nhanh.
- Sự quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế.
- Nguyên nhân chủ yếu, phổ biến nhất là : Do người tham gia giao thông thiếu hiểu biết và ý thức kém, không tự giác chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông.
 Như vậy từ kết quả của mỗi câu thảo luận, học sinh sẽ khắc sâu được kiến thức sâu và lâu hơn, vì trong quá trình làm việc các em được bày tỏ chính kiến của riêng mình, các em được trao đổi, bàn bạc và đi đến thống nhất cuối cùng. Đồng thời trong quá trình phát biểu, các bạn trong từng nhóm đều có ý kiến bổ sung thêm, hình thành cho các em tính tích cực, chủ động làm việc, dần dần rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, sáng tạo, tích cực, tự giác đó là nhân tố dẫn đến kết quả học tập tốt hơn.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để nâng cao hiệu quả của tiết dạy có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong môn học giáo dục công dân thì cần các yếu tố như: tranh ảnh, máy chiếu, các loại bảng phụ, giấy A2, bút dạđầy đủ và đặc biệt là lớp học không quá đông. Đồng thời giáo viên phải có trình độ, phải áp dụng thuần thục và linh hoạt các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp thảo luận nhóm, phải chuẩn bị kĩ giáo án trước giờ lên lớpGiáo viên phải là người định hướng cho các em biết rằng để học tốt, các em phải soạn bài kĩ trước khi lên lớp, trong quá trình học các em không phải chỉ ngồi lắng nghe cô giáo giảng bài là đủ mà phải tự mình đi tìm tri thức nữa, phải luôn là người chủ động trong quá trình lĩnh hội các tri thức. 
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Nâng cao hiệu quả học tập nhờ phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân là tổng hòa của tất cả các yếu tố: Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục, giữa ngành giáo dục và nhà trường, giữa nhà trường với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, Nếu như mối quan hệ đó được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ thì kết quả cuối cùng là chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên như mong muốn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
e.1. Kết quả khảo nghiệm.
Để tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành điều tra trắc nghiệm trên 78 học sinh lớp 6 ( gồm 2 lớp: 6A, 6B) của trường THCS Lê Duẩn ngay từ đầu năm học với nội dung câu hỏi: ( Yêu cầu không cần ghi họ và tên để các em trả lời một cách trung thực nhất)
Câu 1: Trong các môn học sau, em thấy môn học nào quan trọng nhất?
Môn Toán.
Môn Văn.
Môn GDCD.
Cả 3 môn
Câu 2: Em thấy môn GDCD là môn học như thế nào ?
Môn học giống như các môn học khác.
Là môn học khô khan, nhàm chán, toàn những kiến thức đã biết.
Là môn học thú vị, bổ ích vì nó giáo dục kiến thức đạo đức, pháp luật.
Câu 3: Trong giờ học môn GDCD, em cảm thấy gì?
Buồn ngủ.
Thích thú.
Chán nản.
Câu 4: Để sống và làm việc không vi phạm pháp luật, em cần học tốt môn nào nhất?
Môn Công Nghệ.
Môn Giáo dục công dân.
Môn Địa.
Câu 5: Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết môn giáo dục công dân, em thường làm gì?
Học kĩ phần cô giới hạn để làm bài thi.
Cứ học bình thường các môn học khác, khi thi thì nhìn bài bạn.
Chỉ cần học ít thời gian đủ để đạt khoảng 5 điểm là được.
Câu 6: Tại sao hiện nay có ngày càng nhiều vụ án hình sự xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên như giết người, cướp của?
Vì đa số họ nghèo đói.
Vì họ không học hành đến nơi đến chốn.
Vì họ không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, nhất là môn Giáo dục công dân.
Câu 7: Trong giờ học, em thường:
 Chú ý, giơ tay phát biểu ý kiến.
Ngồi nghe, ngại phát biểu vì sợ sai.
Trao đổi ý kiến chưa hiểu với bạn và thầy cô.
 Câu 8: Em thường xuyên đọc truyện để làm gì ?
Áp dụng những tình huống truyện vào môn học giáo dục công dân.
Đọc để cho vui.
Đọc vì sở thích.
 Câu 9: Phòng giáo dục đào tạo thông báo tổ chức thi học sinh giỏi môn GDCD, nếu được chọn đi thi môn này, em sẽ:
Hưởng ứng nhiệt tình, vì đây là môn học quan trọng.
Không đi, để thời gian đầu tư cho việc thi môn Văn, Toán.
Đi thi, nếu không cô giáo sẽ buồn.
Câu 10: Để học tốt môn giáo dục công dân, theo em cần phải học như thế nào ?
Học thuộc lòng kiến thức nội dung bài học.
Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
Cả a và b.
Qua 10 câu hỏi trắc nghiệm trên, kết quả thu được như sau:
Câu 1: đáp án 1 (50%), đáp án 2 (40%), đáp án 3(0,8%), đáp án 4 (0,2%)
Câu 2: đáp án 1 (60%), đáp án 2 (20%), đáp án 3(20%)
Câu 3: đáp án 1 (30%), đáp án 2 (40%), đáp án 3(30%)
Câu 4: đáp án 1 (50%), đáp án 2 (20%), đáp án 3(30%)
Câu 5: đáp án 1 (70%), đáp án 2 (10%), đáp án 3(20%)
Câu 6: đáp án 1 (20%), đáp án 2 (10%), đáp án 3(70%)
Câu 7: đáp án 1 (10%), đáp án 2 (80%), đáp án 3(10%)
Câu 8: đáp án 1 (15%), đáp án 2 (40%), đáp án 3(45%)
Câu 9: đáp án 1 (20%), đáp án 2 (30%), đáp án 3(50%)
Câu 10: đáp án 1 (35%), đáp án 2 (30%), đáp án 3(35%)
Với kết quả như trên, cho thấy đa số các em không hào hứng với môn học này, các em còn xem đây là môn học phụ, ai dạy cũng được, chỉ cần đạt điểm trung bình là được, không thực sự chú trọng, đầu tư cho môn học này.
 Hơn nữa, là học sinh mới bước vào ngưỡng của cấp THCS, các em còn có phần bỡ ngỡ với trường, lớp, thầy cô, bè bạn, đặc biệt là phương pháp học cũng khác với cấp tiểu học, nên phần nào đó sự tiếp thu tri thức của các em còn chưa được như mong muốn.
Với kết quả như trên, bản thân tôi rất buồn, nhiều lúc cảm thấy tự ái, vì sao học sinh lại có thái độ như vậy. Vì thế tôi quyết định đầu tư vào môn mà bản thân đang dạy. Tôi ra sức nghiên cứu tài liệu, tìm tòi mọi phương pháp và tìm ra phương pháp tối ưu nhất nhằm mang lại cho học sinh một luồng gió mới trong suy nghĩ và quan niệm của các em, tôi nhận thấy, phải để cho các em làm việc độc lập, phải để cho các em tư duy, tìm tòi kiến thức, chứ không phải chỉ mình giáo viên làm điều này, phải tạo cho các em không gian và thời gian trao đổi chính kiến của mình, từ đó mới hình thành khả năng tiếp thu nhanh, nhạy và thấy được sự quan trọng trong sản phẩm các em đã tìm ra, và tôi đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực, là phương pháp thảo luận nhóm. 
 e.2. Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Để thay đổi kết quả học tập của học sinh, tôi nghĩ việc đầu tiên là phải làm thay đổi tư tưởng của các em. Ông cha ta thường có câu: “ Tư tưởng không thông, vác bình đông không nổi”. Một khi các em thấy được tầm quan trọng của môn GDCD, yêu thích môn học GDCD bởi phương pháp truyền đạt hấp dẫn, luôn gây hứng thú cho các em, bởi các em được tích cực làm việc, tạo ra những sản phẩm học tập ngay trong giờ học, trước bạn bè, trước thầy cô giáo thì đó là niềm vui lớn nhất, nguồn động viên khích lệ lớn nhất để các em càng cố gắng nhiều hơn trong học tập, đó cũng chính là giá trị khoa học mà tôi tìm thấy khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này.
II.4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM, GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
 Nếu như kết quả học tập môn GDCD khối 6 năm học 2014 – 2015 là :
 Xếp loại
Sĩ số HS/lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
6A/ 40
2
5
8
20
24
60
6
15
0
6B/ 38
3
7,9
7
18,4
25
65,7
3
8
0
Thì qua thời gian học kì I năm học 2015 – 2016 vừa qua, kết quả môn học đã có sự chuyển biến, thay đổi theo hướng tích cực. Kết quả môn giáo dục công dân khối 6 như sau:
 Xếp loại
Sĩ số HS/lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL 
TL(%)
SL 
TL(%)
SL
TL(%)
6A/ 40
17
42,5
16
40
7
17,5
0
0
6B/ 38
13
34,2
19
50
6
15,7
0
Với tỉ lệ nêu trên cho chúng ta thấy nhờ áp dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học nên đã thực sự gây hứng thú học tập cho các em. Sau khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học, tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng cao rõ rệt, tỉ lệ học sinh trung bình thấp, đặc biệt không có học sinh yếu nữa. Một lần nữa, tôi lại cho các em làm lại bài trắc nghiệm tôi đã áp dụng ngay từ đầu năm học, kết quả như sau:
Qua 10 câu hỏi trắc nghiệm, kết quả đáp án đúng thu được như sau:
Câu 1: đáp án 4 (90%)
Câu 2: đáp án 3( 100%)
Câu 3: đáp án 2 (100%)
Câu 4: đáp án 2 (100%)
Câu 5: đáp án 1 (100%)
Câu 6: đáp án 3 (95%)
Câu 7: đáp án 3 (75%)
Câu 8: đáp án 1 (95%)
Câu 9: đáp án 1 (100%)
Câu 10: đáp án 3 (95%)
Với kết quả đó, một lần nữa khẳng định việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học là hoàn toàn hợp lí, có hiệu quả.
Như vậy, một giá trị khoa học hết sức lớn ở đề tài nghiên cứu này đó là nghiên cứu cái gì, nghiên cứu như thế nào thì chung quy lại vẫn là nâng cao chất lượng dạy học, là nâng cao chất lượng giáo dục, mà để làm được điều đó thì những nhà giáo, những ban ngành giáo dục hãy quan tâm hơn nữa tới chiến lược đầu tư cho giáo dục, vì đầu tư cho giáo dục chính là sự đầu tư thông minh nhất, mang lại hiệu quả thiết thực nhất trong chiến lược “trồng người” và phát triển nền kinh tế nước nhà.
III. PHẦN KẾT LUẬN
III.1. KẾT LUẬN.
a. Tóm lược giải pháp.
 Đề tài bước đầu áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học môn Giáo dục công dân lớp 6 chủ yếu đưa ra các giải pháp nhằm hướng dẫn giáo viên sử dụng, áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào quá trình dạy học một cách linh hoạt sáng tạo, tức là người giáo viên phải lựa chọn các đơn vị kiến thức phù hợp với phương pháp dạy học này, tránh tình trạng đưa ra câu hỏi không phù hợp, quá khó hoặc quá dễ sẽ làm mất thời gian tiết học mà hiệu quả không cao. Quá trình đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng, phải tìm tòi, sáng tạo không ngừng nhằm phát huy được sự hứng thú học tập cho học sinh.
b. Kết quả.
Như vậy qua nghiên cứu bước đầu áp dụng phương pháp thảo luận vào quá trình dạy học môn GDCD 6 đã giúp tôi đạt được kết quả bước đầu như mong muốn.
Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu điểm đó là phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh chi thức của học sinh, giúp học sinh phát huy tính tự giác, tinh thần hợp tác tập thể do được tranh luận, trao đổi trong thời gian thảo luận nên học sinh nắm kiến thức khá vững.
Qua việc vận dụng các phương pháp dạy học trong đó chủ đạo là phương pháp thảo luận nhóm vào dạy một số bài cụ thể của môn GDCD lớp 6, tôi nhận thấy :
Để một giờ dạy có hiệu quả thì giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học, bởi vì không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, mà phương pháp dạy học nào cũng có ưu và nhược điểm của nó.
Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp thảo luận nhóm cũng có những nhược điểm đó là:
Nếu giáo viên không quán triệt thời gian trong khi thảo luận nhóm thì tiết dạy có thể bị thiếu thời gian, hoặc trong quá trình thảo luận giáo viên không quan sát đối tượng học sinh thì sẽ có một số học sinh không tham gia thảo luận cùng các bạn trong nhóm mà làm việc riêng. Việc phân chia số lượng nhóm cũng phải phù hợp, không quá đông học sinh trong một nhóm, hoặc câu hỏi quá khó hay quá dễ cũng làm ảnh hưởng tới thời gian tiết họcNên quá trình thảo luận đòi hỏi người giáo viên phải quan sát hướng dẫn học sinh, phải thiết kế phần thảo luận nhóm phù hợp thì khi đó sử dụng phương pháp thảo luận nhóm mới hiệu quả và mang tính khoa học.
III.2. KIẾN NGHỊ:
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng môn Giáo dục công dân nói riêng thì Đảng và Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực giáo dục, đó là phải kiện toàn cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học.
Phải có đội ngũ giáo viên yêu nghề, yêu trẻ, luôn luôn đổi mới phương pháp trong giảng dạy, nhất là phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp thảo luận nhóm.
 Phải thường xuyên tập huấn công tác giảng dạy cũng như tập huấn việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên.
 Luôn tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí thiết thực từ môn học để các em hăng say hơn trong học tập, tạo điều kiện cho các em phát triển nhân cách toàn diện.
Để giúp người giáo viên GDCD trường THCS gắn bó tâm huyết với bộ môn, đầu tư sức lực của mình trong giảng dạy hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ của môn học.Tôi xin đề nghị các cấp quản lí giáo dục phải có sự nhìn nhận đúng đắn đối với bộ môn. Nên tổ chức thi học sinh giỏi định kì môn GDCD các cấp giống như các môn văn hóa khác, từ đó động viên giúp đỡ tạo điều kiện để giáo viên GDCD tránh được mặc cảm, tự ti, để có sự tự tin không ngừng rèn luyện nâng cao nghiệp vụ.
Trên đây là những kinh nghiệm được tích lũy của bản thân trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp bổ sung của quý thầy cô để sáng kiến kinh nghiệm này có thể đưa vào áp dụng trong thực tiễn dạy học.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Eapuk ngày 18 tháng 3 năm 2016
Người thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001-2010 (Nhà xuất bản giáo dục).
Lý thuyết kiến tạo “ Bùi Gia Thịnh” . Một hướng phát triển mới của lí luận dạy học hiện đại . 
Dạy học kiến tạo , vai trò của người học và quan điểm kiến tạo trong dạy học. “ Nguyễn Hữu Châu” . Tổ chức dạy học ngày nay số 5/2005.
Tâm lý học Vqotxki .(Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1997) .
Đặng Thành Hưng: Dạy học hiện đại. Lí luận – biện pháp –kĩ thuật, nhà xuất bản Quốc Gia Hà Nội.
SGK GDCD 6
SGV GDCD 6
Sách chuẩn kiến thức kĩ năng môn giáo dục công dân
	PHỤ LỤC
MỤC LỤC TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU. ...1
I.1. Lí do chọn đề tài...1
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài..2
I.3. Đối tượng nghiên cứu.......2
I.4. Giới hạn nghiên cứu.2
I.5. Phương pháp nghiên cứu.2
II. PHẦN NỘI DUNG2
II.1. Cơ sở lí luận2
II.2. Thực trạng...4
a. Thuận lợi, khó khăn4
b. Thành công, hạn chế...4
c. Mặt mạnh, mặt yếu5
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động...5
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra6
II.3. Giải pháp, biện pháp...8
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..8
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp...8
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp..16
d. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp.....17
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu17
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 19
III. PHẦN KẾT LUẬN.20
III. 1. Kết luận...20
a. Tóm lược giải pháp...20
b. Kết quả..20
III.2. Kiến nghị.21
TƯ LIỆU THAM KHẢO.23
PHỤ LỤC:24

File đính kèm:

  • docskkn_lich_su.doc
Sáng Kiến Liên Quan