Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn Giáo dục công dân 12
Cơ sở lí luận
Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự
lực ghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt
ra. Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn
xung đột.Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án
giải quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu
chuyện có cốt chuyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được
viết ra để chứng minh một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình
huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống
thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học.
- Cách tiến hành
Các bước nghiên cứu tình huống có thể là:
+ Học sinh đọc (hoặc xem hay nghe) tình huống thực tế và suy nghĩ về nó.
+ Giáo viên đưa ra một hay nhiều câu hỏi hướng dẫn liên quan đến tình
huống.
+ Thảo luận tình huống thực tế.
+ Thảo luận vấn đề chung hay các vấn đề được minh chứng bằng thực tế.
- Yêu cầu sư phạm
+ Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy từng nội dung vấn đề.
+ Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu hỏi như:
Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? Nhân
vật B?.Vấn đề này có thể đã được ngăn chặn như thế nào? Lúc này cần phải làm
gì để hạn chế tính trầm trọng của vấn đề?
+ Vấn đề trả lời các câu hỏi này phải được dùng để khái quát một tình huống
rộng hơn, khái quát hơn.
+ Tình huống cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như tình huống cuộc
sống, nghề nghiệp trong tương lai của người học.
+ Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học và để mở nhiều
hướng giải quyết.
+ Tình huống cần chứa đựng mâu thuẫn, vấn đề và có thể có liên quan đến
nhiều phương diện.
+ Tình huống cần vừa sức với học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ
thể.
+ Tình huống cần có nhiều cách giải quyết khác nhau. Trong việc giải quyết
các tình huống thực tiễn, không phải bao giờ cũng có những giải pháp duy nhất
đúng.
+ Đôi khi, nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một
băng, đĩa mà không phải dựa trên dạng chữ viết.
uống phải chứa đựng mâu thuẫn/ vấn đề, có thể liên quan đến nhiều phương diện, gợi cho học sinh nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết. + Tình huống phải vừa sức với khả năng của học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể. + Tình huống cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, giúp học sinh hiểu rằng một tình huống thực tiễn có nhiều phương diện xem xét khác nhau, có nhiều cách giải quyết, không phải là duy nhất. + Phương án giải quyết tình huống tối ưu đối với mỗi học sinh có thể giống nhau hoặc khác nhau. Giáo viên chỉ nên định hướng cho học sinh, không nên áp đặt một phương án nào. SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 12 4. Việc áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy bộ môn GDCD lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Cảnh Chân. 4.1. Về phía học sinh . Học sinh trường THPT Nguyễn Cảnh Chân có chất lượng đầu vào tương đối cao so với mặt bằng chung của tỉnh nên thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Đa số học sinh khối 12 quan tâm, đầu tư để học môn GDCD vì phần lớn các em lựa chọn bộ môn để thi tốt nghiệp. 4.2. Về phía giáo viên. Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân có 03 giáo viên giảng dạy môn GDCD, là các giáo viên chuyên ngành Giáo dục chính trị được đào tạo chính qui tại các trường đại học sư phạm nên rất thuận lợi trong việc giảng dạy bộ môn. Trước năm 2017, mặc dù các giáo viên đã có sự đầu tư về đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng còn thiếu sự đồng bộ. Từ năm 2017 bộ môn GDCD được đưa vào tổ hợp bài thi KHXH trong kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia thì việc giảng dạy bộ môn được chú trọng hơn rất nhiều cả về nội dung và phương pháp, đặc biệt là việc sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy pháp luật ở khối lớp 12. 5. Một số giải pháp, sáng kiến về áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy bộ môn GDCD khối 12 bậc THPT. Khi giảng dạy chương trình lớp 12, tùy thuộc vào nội dung của từng bài mà giáo viên có thể quyết định sử dụng các loại tình huống cho hợp lí. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể: a. Bài 2: Thực hiện pháp luật. Tình huống: H đi xe máy qua ngã tư đường phố thì bị một CSGT yêu cầu dừng xe và lập biên bản xử phạt về hành vi không thực hiện theo chỉ dẫn của cảnh sát giao thông. H cho rằng, hành vi của CSGT là hành vi thực hiện sai pháp luật vì người tham gia giao thông chỉ cần tuân thủ theo hiệu lệnh của biển báo, tín hiệu đèn giao thông và vạch kẻ đường . Câu hỏi: 1. Theo em, hành vi của người CSGT có đúng là hành vi thực hiện pháp luật không? Nếu đúng thì đó là hành vi áp dụng pháp luật hay tuân thủ pháp luật ? 2. Hành vi không thực hiện theo chỉ dẫn của cảnh sát giao thông của H có vi phạm pháp luật không? Nếu có, đó là hành vi vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào? 3. Qua tình huống này em rút ra cho mình bài học gì ? SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 13 Sau khi học sinh trả lời các ý kiến cá nhân của mình, giáo viên chốt nội dung và có thể cung cấp thêm một số kiến thức pháp luật về giao thông như sau: Theo khoản 2 Điều 10 Luật giao thông 2018, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông bao gồm: - Tay giơ thẳng đứng: Báo hiệu cho người tham giao thông ở các hướng dừng lại. - Hai tay dang ngang: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi. - Tay phải giơ về phía trước: Báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ phải đi sau lưng người điều khiển giao thông. b. Bài 2: Thực hiện pháp luật - vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí - và bài 3 “Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí” Giáo viên có thể lấy các tình huống từ thực tiễn gần đây, các vụ án tham nhũng, làm trái qui định pháp luật của các cán bộ cao cấp vẫn bị xử lí theo pháp luật như : Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Nguyễn Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa hoặc có thể hệ thống bài tập tình huống theo bảng để HS nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật: SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 14 Có chủ ý thực hiện Vi phạm PL Tình huống Có Không Lỗi Hậu quả Có Không 1. Ông A xây nhà cao tầng không giấy phép và đem đổ phế thải xây dựng xuống cống thoát nước. Xây nhà trái phép, đổ phế thải xuống cống thoát nước Tắc cống, ngập nước, ô nhiễm môi trường x 2. N cùng bạn tham gia đua xe máy, vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông. Đua xe, vượt đèn đỏ Gây tai nạn, thiệt hại về người và của x 3. A là bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá nhiều tài sản quý của bệnh viện. Đập phá Thiệt hại nhiều tài sản quý 4. Thiếu tiền tiêu xài, N cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi dường. Cướp tài sản Gây tổn thất tài sản cho người khác x 5. Bà T vay tiền của chị B đã quá hạn, nhưng không chịu trả nợ. Vay tiền không trả Xâm phạm tài sản của người khác. x 6. Anh S là công nhân công ty môi trường đô thị. Khi chặt cây, anh đã Chặt cây, tỉa cành không Người đi đường bị thương x SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 15 không đặt biển báo nguy hiểm theo quy định. Hậu quả là một người đi đường đã bị thương do cành cây rơi xuống. đặt biển báo Sau khi giúp học sinh điền vào ô trống, GV có thể đặt câu hỏi: - Vì sao các hành vi 1,2,4,5,6 là hành vi vi phạm pháp luật? - Vì sao hành vi 3 không vi phạm pháp luật? Sau khi HS trả lời: Vì các hành vi 1, 2, 4, 5, 6 là hành vi trái Pháp luật, có lỗi và do người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình thực hiện gây hậu quả xấu cho xã hội. Hành vi 3 không vi phạm pháp luật mặc dù hành vi của anh A là có lỗi vì anh A mắc bệnh tâm thần, A không ý thức được hành vi của mình nên không có năng lực trách nhiệm pháp lí và không phải chịu trách nhiệm pháp lí. GV giảng giải: Người có khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được tự do lựa chọn cách ứng xử và chịu trách nhiệm về hành vi của mình được gọi là người có năng lực trách nhiệm pháp lí. Năng lực trách nhiệm pháp lí gồm hai yếu tố: + Khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và độ tuổi của một người. Ví dụ: Một em bé lên 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm. Vì em bé mới 5 tuổi nên em bé chưa có năng lực trách nhiệm pháp lí vì vậy hành vi làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm là không vi phạm Pháp luật. + Độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau được qui định khác nhau. + Công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí dù người đó là công dân bình thường hay là người có chức quyền và địa vị xã hội. Sau đó GV có thể bổ sung thêm tình huống khác để nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức cho các em như: K và P bàn nhau về việc lấy trộm xe đạp của một người trong xóm. Q theo dõi, nghe được câu chuyện này đã khẳng định K và P vi phạm Pháp luật và gọi điện cho công an đến bắt họ ngay lập tức. Em hãy cho biết ý kiến của mình về trường hợp này? Đáp án tình huống: Hành vi của Q là sai vì Kvà P không vi phạm pháp luật vì chưa thực hiện hành vi lấy trộm. GV nhấn mạnh: Hành vi có thể là một hành động cụ thể (ví dụ: đi ăn trộm) hoặc không hành động (ví dụ: thấy người bị tai nạn nhưng không làm gì để cứu SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 16 giúp). Nếu chỉ là ý định, ý tưởng nào đó thì không thể bị coi là vi phạm pháp luật. GV giảng giải thêm: Ý định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ không phải là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng nếu đem ý định đó ra đe dọa người khác thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật vì sự đe dọa là ý định được thể hiện bằng lời nói và hành động được coi là hành vi đe dọa. c. Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình huống: Anh H cùng giám đốc Công ti vận tải Y thỏa thuận về kí kết hợp đồng lao động, theo đó, anh H được nhận vào làm việc tại Công ti này với thời hạn xác định. Nhưng, trong hợp đồng lại không ghi rõ anh H sẽ làm việc gì. Theo anh H việc làm như vậy là trái pháp luật nên anh đã đề nghị bổ sung về nội dung này. Thế nhưng giám đốc thì nhất định không nghe vì ông cho rằng sau này anh H làm gì là thuộc quyền quyết định của ông mà không cần phải gi rõ trong hợp đồng. Thấy vậy anh H đã từ chối kí hợp đồng. Câu hỏi: 1. Anh H có quyền yêu cầu ghi rõ trong hợp đồng về công việc phải làm không ? 2. Anh H có quyền thỏa thuận với Giám đốc về những nội dung được ghi trong hợp đồng không ? Sau khi giáo viên đưa ra tình huống, học sinh nghiên cứu tình huống, thảo luận, đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng giáo viên kết luận. Như vậy việc tạo ra tình huống để học sinh tự giải quyết, học sinh sẽ hứng thú hơn, không lệ thuộc vào sách vở sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Tiết học sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, cũng bằng phương pháp tình huống được sử dụng một cách sáng tạo hơn, kết hợp với phương pháp làm việc theo nhóm sẽ phát huy tính chủ động, tự giác, sáng tạo từ phía học sinh bằng cách yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp. d. Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm xây dựng một kịch bản tình huống có vấn đề bằng các tiểu phẩm ngắn hoặc các tình huống cụ thể từ bên ngoài cuộc sống, khuyến khích các tình huống pháp luật có thực ở địa phương. Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm tương ứng với mỗi đơn vị kiến thức trong bài học Nhóm 1: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 17 Nhóm 2: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân Nhóm 3: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Nhóm 4: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Nhóm 5: Chuẩn bị một tình huống về hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân. Giáo viên yêu cầu sau mỗi tình huống, các nhóm phải nêu ra được các vấn đề bằng cách đặt từ 2 đến 3 câu hỏi cho các bạn trong lớp cùng giải quyết. Như vậy với yêu cầu trên học sinh sẽ phải dành thời gian chuẩn bị trước ở nhà. Tư liệu tham khảo có thể là sách báo, Iternet, hay có thể lấy những tình huống mà các em đã bắt gặp trong cuộc sống. Học sinh sẽ chủ động làm việc theo nhóm. Kết quả chuẩn bị bài của mỗi nhóm sẽ được giáo viên phân tích, đánh giá và cộng vào điểm kiểm tra thường xuyên lần 1 nhằm động viên khích lệ tinh thần học tập của các em. Khi giảng tới mỗi phần kiến thức đó, học sinh đại diện cho nhóm mình trình bày trước lớp kết quả chuẩn bị bài của nhóm mình. Sau đó giáo viên sẽ phân tích, giảng giải và yêu cầu học sinh rút ra nội dung chính của bài học. Như vậy, qua việc tự tạo ra các tình huống ta thấy rõ sự hứng thú của học sinh trong việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Đây là một phương pháp rất hiệu quả trong vấn đề giảng dạy. Qua đó, học sinh không những tìm ra được mối liên hệ giữa lí luận và thực tiễn mà còn tăng thêm tính chủ động, sự tìm tòi, khám phá nhằm lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh việc tự tạo ra tình huống và giải quyết tình huống của nhóm mình thì mỗi nhóm có thể tham gia giải quyết tình huống với các nhóm còn lại bằng việc bổ sung những vấn đề còn thiếu. Như vậy tất cả các nhóm có thể tham gia được công việc một cách hiệu quả nhất. 7. Kết quả đạt được. a. Đối với giáo viên: Để gây được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học tập môn học, thu hút của các em vào hoạt động dạy - học trong môn Giáo dục công dân ở trường THPT. Trong năm học 2018-2019, 2019-2020 tôi đã sử dụng phương pháp dạy học bằng xây dựng những tình huống, nhất là dựa trên các câu chuyện, vụ án có thật, có tính thời sự vào dạy - học các chủ đề pháp luật môn Giáo dục công dân 12 đem lại kết quả khả quan. Trong kì thi tốt nghiệp THPT đã đạt được thành tích rất cao so với mặt bằng tỉnh. Cụ thể : có 110/110 HS dự thi đạt kết quả từ khá trở lên, trong đó 98 em đạt điểm từ 8,5 trở lên, có 4 em đạt điểm 10. SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 18 Trong những năm học trước đó tôi đã áp dụng kinh nghiệm trên vào dạy học các chủ đề môn Giáo dục công dân 10,11,12 và đã đạt kết quả tốt. b. Đối với học sinh: Đa phần các em học sinh đều tỏ ra hứng thú khi học môn GDCD, các em hăng hái thảo luận những tình huống giáo viên đưa ra và nghiêm túc chuẩn bị những tình huống giáo viên giao một cách có hiệu quả. Phần lớn các em nắm vững nội dung cơ bản của bài học. Kết quả thực nghiệm: Trong quá trình giảng dạy tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 12A8 và đối chứng ở lớp 12A5. Kết quả như sau: Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % 12A8 38 19 50 12 32 7 18 0 0 Giỏi Khá TB Yếu Kém Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % SL % 12A5 38 6 16 7 45 5 9 0 0 Sau khi kiểm tra và phân tích số liệu cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Ở lớp 12A8 các em đều tỏ ra hứng thú khi học môn GDCD, các em hăng hái thảo luận những tình huống giáo viên đưa ra và nghiêm túc chuẩn bị những tình huống giáo viên giao một cách có hiệu quả. Phần lớn các em nắm vững nội dung cơ bản của bài học. Qua đó tôi kết luận sử dụng phương pháp dạy học tình huống được đề xuất trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm là hoàn toàn khả thi vì đã tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Qua thực tiễn cùng với một số kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình giảng dạy, bản thân tôi bước đầu đã thu nhận đượcnhững kết quả đáng mừng từ việc vận dụng một cách linh hoạt phương pháp tình huống theo cách riêng của mình khi giảng dạy một số bài trong chương trình GDCD lớp 12. Bằng việc tự nghiên cứu chuẩn bị bài trước, học sinh phải tự tìm hiểu, thâm nhập thực tiễn đầy SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 19 sinh động đang diễn ra hàng ngày, học sinh có thể rèn luyện cho mình khả năng phân tích, đặc biệt là khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đây cũng là mục đích, yêu cầu của môn học này. Tuy nhiên, người giáo viên không linh hoạt, nhạy bén khi sử dụng phương pháp này phù hợp thì bài giảng sẽ trở nên khô khan, khó hiểu như vốn dĩ như người ta vẫn nhận xét về môn học này, các kiến thức sẽ mang tính hàn lâm, kinh viện, tồn tại trên cơ sở lí thuyết suông. Mặt khác, học trò sẽ không có những bước bứt phá ra khỏi thụ động, tiếp thu bài một cách máy móc, kém hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi luôn tìm tòi các phương pháp dạy học phù hợp để giúp cho học sinh hứng thú với bộ môn và tiếp thu bài một cách tốt nhất. 2. Kiến nghị. Qua thực tiễn cùng với một số kinh nghiệm tích lũy được trong suốt quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã bước đầu thu nhận được những kết quả đáng mừng từ việc vận dụng một cách linh hoạt phương pháp tình huống theo cách riêng của mình khi giảng dạy một số bài trong chương trình GDCD lớp 12. Bằng việc tự nghiên cứu chuẩn bị bài trước, học sinh phải tự tìm hiểu, thâm nhập thực tiễn đầy sinh động đang diễn ra hàng ngày, học sinh có thể tự rèn luyện cho mình khả năng phân tích, đặc biệt là khả năng ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Đây cũng là mục đích, yêu cầu sư phạm của môn học này. Khi sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy môn GDCD nói chung và phần pháp luật nói riêng đã đem lại nhiều hiệu quả, nhất là đã giúp học sinh nắm rõ kiến thức bài học, những nội dung về pháp luật vốn khô khan, khó nhớ đã trở nên mềm mại và dễ nhớ hơn. Từ đó giúp các em có được những thái độ đúng đắn và có những hành vi, việc làm đúng mực trong cuộc sống hằng ngày. Và để sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống được hiệu quả hơn, các giáo viên bộ môn cần lưu ý một số điểm sau: Thứ nhất, để có những tình huống hay, mang tính thời sự người giáo viên phải thường xuyên thu thập các thông tin trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng hay ở ngay địa phương mình sinh sống, nhưng cần điều chỉnh để phù hợp với nội dung bài học. Thứ hai, nguồn cung cấp tình huống đa dạng phong phú phải kể đến học sinh. Học sinh có thể đưa ra được những tình huống sát thực với thực tế và giáo viên cần điều chỉnh cho phù hợp. Nếu là tình huống hay, giáo viên nên cộng điểm cho học sinh để khuyến khích, động viên kịp thời nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh. Thứ ba, tình huống phải tập trung vào trọng tâm bài học, phải phù hợp với điều kiện trường lớp. Thứ tư, giáo viên phải kịp thời quan sát lắng nghe, phát hiện những lúng túng của học sinh để hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời những sai sót của các em. SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 20 Đặc biệt, GV phải nắm rõ ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa giáo dục của những tình huống đối với từng cá nhân HS, cho học sinh thảo luận để tạo ra các tình huống liên quan đến nội dung bài học nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cuối cùng, sau khi học sinh đưa ra các tình huống, giáo viên yêu cầu học sinh nghiêm túc thảo luận tình huống mình nêu, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. Kết quả trình bày tình huống phải được giáo viên nhận xét, đánh giá (có thể cho điểm hoặc không). Đồng thời, phải rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ làm việc của từng nhóm, từng thành viên. Nếu sáng kiến kinh nghiệm được phổ biến sẽ được đông đảo đồng nghiệp đón nhận, qua quá trình áp dụng sẽ có những góp ý, bổ sung, hoàn thiện trở thành một công trình khoa học chung cho các giáo viên môn GDCD. Nếu được công nhận Sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 kiến nghị Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An, lãnh đạo trường THPT Nguyễn Cảnh Chân và đồng nghiệp ứng dụng sáng kiến này một cách rộng rãi trong việc “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD lớp 12” để đem lại hiệu quả cao. - Bản thân luôn mong muốn nhận được sự đóng góp chân tình của các đồng nghiệp, lãnh đạo các cấp để SKKN này có điều kiện phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Thanh Chương, ngày 10 tháng 03 năm 2021 Người thực hiện Nguyễn Thị Loan Lê Ngọc Hiệp SKKN: “Sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong bộ môn GDCD 12” ========================================================== =========================================================== 21
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tinh_huong.pdf