Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giờ học tiếng Anh ở trường THCS
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Cộng tác trong học tập là một quá trình làm việc theo nhóm, mỗi thành viên đóng góp và giúp đỡ nhau để cùng đạt được một mục đích chung. Lớp học chính là một môi trường lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm mà sẽ rất cần cho học sinh trong cuộc sống sau này.
Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy được tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học.
Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung được những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập.
dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm. 1. Khái niệm: Dạy học theo nhóm là gì? Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Phát triển nhân cách học sinh. Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" 2. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. - PDH hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên khác như "Phương pháp thảo luận nhóm" hoặc PPDH hợp tác. - Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất. - Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. - Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất. 3. Tiến trình dạy học theo nhóm Khi sử dụng PPDH này, lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung. Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết, một buổi) có thể là như sau: - Giới thiệu chủ đề chung của giờ học. Thông thường giáo viên thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho học sinh trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị từ trước cùng với giáo viên. - Xác định nhiệm vụ của các nhóm. Xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ những mục tiêu cụ thể cần đạt được. Thông thường nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng thể là khác nhau. - Thành lập các nhóm làm việc: Có rất nhiều phương án thành lập nhóm khác nhau. Tuỳ theo mục tiêu dạy học để quyết định cách thành lập nhóm. Làm việc toàn lớp 1. NHẬP ĐỀ VÀ GIAO NHIỆM VỤ. * Giới thiệu chủ đề * Xác định nhiệm vụ các nhóm * Thành lập các nhóm 2. LÀM VIỆC NHÓM. * Chuẩn bị chỗ làm việc * Lập kế hoạch làm việc * Thoả thuận quy tắc làm việc * Tiến hành giải quyết nhiệm vụ * Chuẩn bị báo cáo kết quả Làm việc nhóm Tiến trình dạy học nhóm 3. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ/ĐÁNH GIÁ * Các nhóm trình bày kết quả * Đánh giá kết quả Làm việc toàn lớp 4 Các cách thành lập nhóm học tập Có thể thành lập nhóm theo nhiều tiêu chí khác nhau trong năm học để tăng tính hứng thú trong quá trình học tập Nhóm theo trình độ Nhóm theo biểu tượng Nhóm theo đếm số Nhóm theo tên các loài hoa CÁC CÁCH CHIA NHÓM Nhóm theo mã màu Nhóm cặp Nhóm tương trợ Nhóm theo tháng sinh nhật Nhóm theo sở thích Nhóm theo ghép hình Bàn trên quay xuống bàn dưới Cách chia như sau : Nhóm đếm số : Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì điểm số từ 1 đến 5 rồi quay lại 15. - Ví dụ lớp bạn có 25 học sinh , bạn muốn chia thành 5 nhóm thì yêu cầu học sinh đếm 1,2,3,4; 5; - 1,2,3,4; 5 - 1,2,3,4; 5 - 1,2,3,4; 5- 1,2,3,4; 5 - Bạn yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những học sinh có số 2 về nhóm 2 - Khi chuyển nhóm có thể cho học sinh vừa đi vừa hát Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng . Nhóm cặp: Xếp 2 học sinh vào một cặp . Nhóm sở thích: Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một nhóm, những người cùng sở thích thì sự thống nhất sẽ cao hơn. Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác nhau ( khá giỏi và trung bình- yếu) vào một nhóm , để học sinh khá giỏi có thể hỗ trợ cho học sinh yếu. Nhóm theo ghép hình - Cắt hình ra thành nhiều mảnh, cho học sinh nhận mỗi em mỗi mảnh sau đó ghép lại thành hình lúc đầu.Tuy nhiên, cách này ít khi sử dụng vì tốn nhiều thời gian cho một tiết học, chỉ thích hợp với các hoạt động ngoại khoá . Nhóm theo trình độ: Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ ngồi một nhóm . Nhóm cùng tháng sinh: Nhóm này cũng ít khi sử dụng vì trong lớp đôi khi cùng tháng nhiều hơn khác tháng, gây mất cân bằng. Chỉ thích hợp khi mình có tổ chức sinh nhật cho học sinh - Hiện nay còn có mô hình khăn trải bàn, áp dụng vào trong hoạt động nhóm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy và phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS rất cao 5. Số lượng HS trong nhóm - Nhóm nhỏ: 2 - 3 học sinh. - Nhóm vừa: 4 - 5 học sinh. - Nhóm lớn: 6 - 8 học sinh. 6. Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng ! Thư kí U Báo cáo viên Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. Thành viên 3 Thành viên 1 Thành viên 2 - Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư ký - Cả nhóm tiến hành thảo luận: Trình bày mục đích chung của chủ đề cần thảo luận và phạm vi thảo luận, thảo luận các vấn đề đặt ra. - Vai trò của nhóm trưởng: + Nhóm trưởng phải là người chuẩn bị nội dung: Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng nhóm viên, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lý để các nhóm viên trình bày nội dung của mình. + Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo một bầu không khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật sự thỏa mái. + Trong buổi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các người rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Nói chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một học sinh làm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là MC và là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhóm,...họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các nhóm viên hoạt động nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm. - Vai trò của thư ký: + Ghi lại các ý kiến được phát biểu. Thư ký tổng hợp tất cả cacs ý kiến thảo luận, đặc biệt là những phát hiện mới trong nội dung tìm hiểu, hoặc những điều chưa thống nhất trong nhóm để trao đổi với nhóm khác hay giáo viên hướng dẫn. + Nội dung ghi chép rõ ràng có hệ thống để trình bày. - Cử đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm mình. 7. Cách tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm Có rất nhiều cách để nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, trong số đó có 3 cách sau thường được sử dụng: - Phương pháp thị trường Các nhóm trình bày trên giấy khổ rộng, bảng ghim và trưng bày trong phòng học. Lớp học giống như một thị trường thông tin, các học viên sẽ xem kết quả của từng nhóm, nghe họ giải thích và có thể đặt câu hỏi để họ trả lời, làm rõ vấn đề thảo luận. GV có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết quả làm việc của từng nhóm. - Phương pháp hội chợ Các nhóm không lần lượt trình bày mà chỉ trưng bày kết quả của mình tại một vị trí đã lựa chọn trong phòng. Một đến hai người ở lại nơi trưng bày kết quả của nhóm, còn những người khác đi lại giới thiệu về nhóm mình hoặc có thể trao đổi với bất cứ ai, bất cứ nhóm nào giống như một hội chợ. - Phương pháp triển lãm Các nhóm vẫn lần lượt trình bày kết quả nhưng tiếp sau đó các học viên đi lại tự do, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể thảo luận với các thành viên của nhóm khác giống như các nghệ sĩ trong buổi triển lãm. 6. Một số giờ học được áp dụng dạy học theo nhóm : Đặc thù của bộ môn tiếng Anh là các hoạt động cặp và nhóm được sử dụng khá nhiều để tăng khả năng giao tiếp của các em. Tuỳ theo mỗi mục tiêu của tiết học, từng phần của giờ học mà giáo viên có thể lựa chọn các hình thức khác nhau. Hơn nữa, chương trình sách giáo khoa mới của Bộ giáo dục và đào tạo có rất nhiều các chủ đề hay gần gũi với cuộc sống của học sinh. Cùng với đó, có các hoạt động cần đến sự tổ chức nhóm để giải quyết được nội dung của tiết học đó hoặc cả một chủ đề bài học. Ví dụ: Unit 10 (English 7): Sources of energy.(Work in groups) - Speaking: Talk about advantages and disadvantages of each kind of energy source. (Work in groups) Tôi đã chia theo nhóm tương trợ vì đây là một chủ đề có nội dung khá khó. Lúc này các học sinh khá giỏi sẽ giúp học sinh trung bình về kiến thức để các em có thể hiểu hơn và nói những câu đơn giản. Giáo viên có thời gian giúp đỡ , hỗ trợ những nhóm có trình độ yếu và phát huy tính tự lập cho nhóm khá giỏi. Unit 1(English 7): Hobbies - Speaking: Talk about your hobbies. (Work in groups) Đây là một chủ đề khá thú vị, các em có cơ hội nói về sở thích của riêng mình. Hằng ngày các em ngồi cạnh nhau hoặc chơi với nhau cũng đã nói cho bạn về sở thích của mình rồi. Do vậy, ở hoạt động này, tôi cũng học sinh chia theo nhóm tương trợ một mặt để học sinh khá giỏi có thể giúp học sinh trung bình luyện nói và sửa lỗi cho bạn, mặt khác các em có cơ hội theo nhau hơn. Ví dụ: Unit 10 (English 6): Skills 1 – Speaking: Discuss with your group and put the tips in order from the easiest to the most difficult. Can you add more tips to the list Bài tập này không phải là khó nên tôi đã chia các em nhóm theo bàn trên quay xuống bàn dưới vừa tiết kiệm thời gian lại vừa hiệu quả. Số lượng khoảng từ 4 – 6 học sinh Bộ SGK mới cuối mỗi bài đều có phần Project, ở phần này có khá nhiều chủ đề cần đến hoạt động nhóm. Ví dụ: Unit 8 (English 7): Films – Project: Design a poster for a film you like - Tôi đã giao nhiệm vụ cho các em - Hỏi HS một số câu hỏi để giúp chia nhóm + Do you like films? + How often do you watch films? + What is the name of the film? + What kinds of film do you like? .............................................. - Chia nhóm theo sở thích - Các nhóm cùng ngồi vào nhóm của mình - Lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ (thời gian 1 tuần) + Báo cáo kết quả + Nhóm lên trình bày và có thể thêm thành viên lên bổ sung. + Các bạn nhóm khác lắng nghe, ghi chép và nhận xét. Ví dụ: Unit 11 (English 7): Travelling in the future - Project: Brainstorm your ideas for your own means of transport GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nói về phương tiện tương lai của chính các em dựa trên các câu hỏi sau: + Where does it travel? Does it fly, float, drive or something else? + How does it travel? Do you pedal it? Or is it electric? Is it solar-powered or wind-powered? + Who drives it? +........................ Nếu như bình thường, giáo viên sẽ cho các em làm nhóm quay xuống bàn dưới. Như vậy, mỗi em sẽ có ý kiến khác nhau sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, tôi đã chia các em nhóm theo cùng sở thích thì công việc thảo luận sẽ nhanh chóng và có sự thống nhất cao. Một số tiết học Project khác cũng có thể chia nhóm theo kiểu này: Unit 9 (English 6) nói về một thành phố mà em muốn đến thăm hay Unit 9 (English 7) nói về lễ hội em biết. Phải nói rằng với hình hình thức chia nhóm theo sở thích các em rất hào hứng học tập và thể hiện hết khả năng của mình. Nhóm theo cặp có cùng sở thích trình bày bộ phim yêu thích Nhóm có cùng sở thích Nhóm theo trình độ Tuy nhiên, để tạo không khí hứng thú vào bài học, tuỳ theo nội dung của tiết học mà chúng ta áp dụng cách chia nhóm khác nhau. Unit 3(English 6): My friends - Communication Ở phần tìm hiểu về tính cách của mình dựa trên ngày tháng sinh. Tôi đã hỏi ngày sinh của các em và xếp các em có cùng tháng sinh ngồi vào một nhóm. Sau đó yêu cầu các em trao đổi cùng ghi ra tính cách của mình và xem mình có tính cách giống bạn không. Sau đó nhóm lên viết lại tất cả các tính cách của các bạn trong nhóm. Nhóm theo ngẫu nhiên đếm số 6. Một số kĩ thuật dạy học tích cực hỗ trợ cho hoạt động nhóm đạt kết quả cao. Kĩ thuật giao nhiệm vụ - Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng: + Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào? + Nhiệm vụ là gì? + Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu? + Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu? + Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì? + Sản phẩm cuối cùng cần có là gì? + Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào? - Nhiệm vụ phải phù hợp với: + Mục tiêu HĐ + Trình độ HV + Thời gian, không gian HĐ + CSVC, trang thiết bị * Kĩ thuật “khăn trải bàn” * Kĩ thuật công đoạn Ví dụ: Unit 7 (English 8): Communication * Nội dung bài học: What would you do or say in these situations? - GV đưa ra một số tình huống 1. Your neighbours littered near your house. 2. Your friend wore headphones every day to listen to music. 3. Your brother dumped his clothes and school things on the floor. 4. Your sister had a bath every day. 5. .................................... - HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. + nhóm 1- thảo luận câu 1 + nhóm 2- thảo luận câu 2 + nhóm 3- thảo luận câu 3 + nhóm 4- thảo luận câu D - Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giáy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau. Cụ thể là: Nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1 * Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm * Động não * Kỹ thuật XYZ IV. Kết quả SKKN: Qua thời gian nghiên cứu ở các lớp 6A1, 7A3, 8A2, với đề tài: ”Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giờ học tiếng Anh ở trường THCS,” tôi thấy đã thu được kết quả sau: - Học sinh hào hứng, tích cực thảo luận, lớp học sôi nổi. - Học sinh đã có ý thức học tập bộ môn tiếng Anh, làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Tích cực luyện nói bằng tiếng Anh trong giờ học, đặc biệt một số em rất tự tin khi nói tiếng Anh mà không e rè, sợ hãi. - Cá nhân -> tự giác, linh động, sáng tạo, tự tin. - Nhóm -> hợp tác thích nghi, giúp đỡ trách nhiệm, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi , tự phát hiện , tự chiếm lĩnh kiến thức. - Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên , sinh động và hiệu quả. - Lớp học trở nên thân thiện gần gũi đối với học sinh tạo cho các em có cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Kết quả khảo sát đầu năm học: Lớp Số HS không tham gia vào bài học Số HS chưa tích cực với bài học Số HS tích cực với bài học 6A1 (50 HS) 6% 10% 84% 7A3 (52 HS) 5,8% 11,5% 82,7% 8A2 (48 HS) 10,4% 14,6% 75% Kết quả sau khi thực hiện đề tài này Lớp Số HS không tham gia vào bài học Số HS chưa tích cực với bài học Số HS tích cực với bài học 6A1 (51 HS) 0 0 100% 7A3 (52 HS) 0 2% 98% 8A2 (48 HS) 0 4% 96% PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ: 1. KẾT LUẬN Thực tiễn dạy học trong thời gian qua và việc áp dụng các giải pháp trên vào quá trình dạy học môn tiếng Anh tôi đã rút ra một số bài học sau: - Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc. - Học theo nhóm, học sinh có điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, biết cách hợp tác với mọi người, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. - Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mối người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần được học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. - Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học. Các phương pháp này phát huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên. - Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và vốn sống của người thầy. - Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ lại một vài người có hiểu biết và năng động hơn các thành viên trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. 2. KHUYẾN NGHỊ - Hiện nay, giáo viên đang giảng dạy bộ sách giáo khoa mới của Bộ giáo dục và đào tạo nên vừa dạy vừa mày mò và cố gắng tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với trình độ học sinh của mình. Vậy rất mong, các cấp lãnh đạo tổ chức nhiều tiết chuyên đề hay mang tính thực tiễn hàng ngày của giáo viên, không hình thức. Do điều kiện và năng lực của bản thân tôi còn hạn chế, các tài liệu tham khảo chưa thật đầy đủ nên chắc chắn khi thực hiện đề tài còn những điều chưa hoàn thiện. Nhưng tôi mong rằng đề tài này ít nhiều cũng giúp học sinh có thêm động lực, sự say mê học môn tiếng Anh. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn các đồng chí trong tổ chuyên môn trường THCS đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các đồng chí chuyên môn Phòng Giáo dục và Đào tạo, ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi, không sao chép nội dung của bất kì ai. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2018 Người viết Nguyễn Thị Quỳnh Diệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. J .Đenome, M.Roy (2001),Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác. NXB Thanh niên và Trí thức. 2.Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Tạp chí Giáo dục, số 32. 3. Phương pháp dạy học tích cực (Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV khối THPT) Vụ Giáo dục Trung học; 2013 4. Mckeachie’s Teaching tips Wilbert McKeachie 5. Phạm Quang Tiệp (2012), Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học, Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số12. 6. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học - truyền thống và đổi mới, NXBGDViệt Nam. 7. Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội Phương pháp dạy học tích cực; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV khối THPT; Vụ Giáo dục Trung học; 2013 Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường Nhà xuất bản Đại hcọ sư phạm Hà Nội 2005 Geoffrey Pett, 2nd Edition1998, Teaching today. Nguyễn Kỳ 1995. . , HoughtonMiflin
File đính kèm:
- skkn-17-18-diep-1_07032021.doc