Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Netop Vision để dạy Tin học ở Trường Tiểu học Tân Tiến
Mô tả các biện pháp cũ thường làm:
Trong những năm học gần đây, thực hiện đề án dạy và học Tin học trong
các trường học phổ thông ở tỉnh Bắc Giang, Trường Tiểu học Tân Tiến đã
được trang bị phòng máy tính để dạy Tin học, nhưng việc giảng dạy của giáo
viên môn Tin học vẫn thực hiện như một tiết giảng thông thường, sử dụng phấn
bảng hoặc có kết hợp công cụ hỗ trợ như máy chiếu, chưa khai thác nhiều tính
năng mà máy tính và CNTT hỗ trợ vào giảng dạy.
Việc hướng dẫn HS thực hành trên cơ sở giáo viên làm mẫu cho cả lớp quan sát
trên màn chiếu hoặc trực tiếp theo từng nhóm học sinh tại vị trí máy tính HS.
Việc theo dõi, điều chỉnh các thao tác trên máy của học sinh được giáo viên
thực hiện qua quá trình quan sát thường xuyên tại vị trí học sinh thực hành và
điều chỉnh trực tiếp tại máy tính học sinh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tên giải pháp: Sử dụng phần mềm Netop Vision để dạy Tin học ở Trường Tiểu học Tân Tiến 2. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu: Tháng 10/2020 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các biện pháp cũ thường làm: Trong những năm học gần đây, thực hiện đề án dạy và học Tin học trong các trường học phổ thông ở tỉnh Bắc Giang, Trường Tiểu học Tân Tiến đã được trang bị phòng máy tính để dạy Tin học, nhưng việc giảng dạy của giáo viên môn Tin học vẫn thực hiện như một tiết giảng thông thường, sử dụng phấn bảng hoặc có kết hợp công cụ hỗ trợ như máy chiếu, chưa khai thác nhiều tính năng mà máy tính và CNTT hỗ trợ vào giảng dạy. Việc hướng dẫn HS thực hành trên cơ sở giáo viên làm mẫu cho cả lớp quan sát trên màn chiếu hoặc trực tiếp theo từng nhóm học sinh tại vị trí máy tính HS. Việc theo dõi, điều chỉnh các thao tác trên máy của học sinh được giáo viên thực hiện qua quá trình quan sát thường xuyên tại vị trí học sinh thực hành và điều chỉnh trực tiếp tại máy tính học sinh. 2 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp: Theo các giải pháp cũ thường làm thì việc giáo viên thì việc hướng dẫn trên bảng hay thì học sinh có thể không quan sát được chi tiết và đầy đủ. Còn giáo viên tới từng máy thao tác mẫu thì tốn nhiều thời gian. Quá trình theo dõi, điều chỉnh các hoạt động của học sinh được giáo viên quan sát và điều chỉnh trực tiếp. Việc theo dõi này đối với các phòng máy có nhiều máy thì giáo viên không thể bao quát hết được, không theo dõi được hết các thao tác mà học sinh thực hiện. Giáo viên cũng không thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực hành mà học sinh thực hiện. Quá trình tổ chức kiểm tra thông qua các bài kiểm tra viết thông thường, bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực hành giáo viên cũng khó theo dõi được toàn bộ các thao tác mà học sinh thực hiện, không đánh giá hết được mức độ kỹ năng của học sinh. Việc quản lí theo dõi sự hoạt động của từng máy học sinh không chặt chẽ. Học sinh có thể không thực hiện đúng những yêu cầu mà (VD: trong giờ học học sinh chơi game, cuối giờ học sinh không tắt máy hoặc tắt máy không đúng theo quy định...) Chia sẻ kết quả làm việc của học sinh với cả lớp gặp nhiều khó khan. Bằng cách sử dụng phần mềm Netop Vision giảng dạy trên mạng nội bộ ta có thể thấy những nhược điểm này hoàn toàn có thể khắc phục được nhờ những tính năng, lợi ích mà phần mềm đem lại, đó là: + Từ máy tính của mình, giáo viên có thể quản lý, theo dõi, điều khiển toàn bộ các máy tính của học sinh. Việc giáo viên có thể làm mẫu trên máy tính học sinh tại vị trí máy tính giáo viên thì học sinh có thể quan sát được chi tiết và đầy đủ. Không cần giáo viên đến từng máy để thực hiện thao tác mẫu, vì vậy không mất nhiều thời gian của giáo viên và học sinh. + Quá trình theo dõi, điều chỉnh các hoạt động của học sinh được giáo viên quan sát và điều chỉnh trực tiếp. Việc theo dõi này đối với phòng máy có sử dụng phần mềm Netop Vision thì giáo viên có thể bao quát hết được và theo dõi được hết các thao tác mà học sinh thực hiện. Giáo viên cũng có thể theo dõi được toàn bộ quá trình thực hành mà học sinh thực hiện mà không cần đi đến tận máy học sinh. + Quá trình tổ chức kiểm tra thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc các bài kiểm tra thực hành giáo viên cũng theo dõi được toàn bộ các thao tác mà học sinh thực hiện, có thể đánh giá hết được mức độ kỹ năng của học sinh. + Việc quản lí theo dõi sự hoạt động của từng máy học sinh được chặt chẽ. Giám sát được học sinh có thực hiện đúng những yêu cầu mà giáo viên yêu cầu không. Cuối giờ học sinh có tắt máy không, giáo viên có thể khóa hoặc tắt máy học sinh. 3 6. Mục đích của giải pháp - Quản lý tốt phòng máy tính, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị đồ dùng - Theo dõi được toàn bộ các máy tính học sinh đang thực hành, kịp thời hỗ trợ HS gặp khó khăn, giúp đánh giá năng lực, phẩm chất của HS một cách chính xác hơn - Chia sẻ kết quả làm việc của HS dễ dàng, HS hứng thú, chăm chỉ học tập - Học sinh quan sát và tiếp thu bài nhanh hơn, thực hiện các thao tác trên máy tính linh hoạt và sáng tạo hơn. Nâng cao chất lượng giảng dạy 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới 7.1.1. Chuẩn bị cài đặt phần mềm - Kết nối mạng LAN cho toàn bộ máy học sinh và máy giáo viên, đặt tên cho các máy từ 01 đến hết, lập bảng theo dõi tên học sinh trên mỗi máy tính. - Download bộ cài phần mềm Netop Vision Pro Link tải về: https://www.netop.com/edu/register.htm - Cóp bộ cài phần mềm vào USB hoặc chia sẻ folder chứa bộ cài trên mạng LAN để cài đặt cho tất cả các máy khác. * Lưu ý: Khi cài đặt Netop Vision trên các máy tính đã cài Vision bản cũ, phải gỡ cài đặt các phiên bản cũ trước khi cài mới. 7.1.2. Cài đặt phần mềm * Cài đặt máy học sinh: - Chạy bộ cài: 4 - Nếu bạn login bằng user thường, hệ thống sẽ yêu cầu xác thực quyền admin. Hãy nhập user name và password của account có quyền admin vào hộp thoại xuất hiện đó. Nếu bạn đã đăng nhập bằng quyền admin thì chỉ cần chọn “Yes” trong hộp thoại dưới đây: 5 - Chọn “Run installer” và nhấn “Next” - Nhấp chọn “I accept the term in the license agreement” và nhấn “Next” - Chọn “Vision Student module” và nhấn “Next” - Chọn “Start Vision before Windows starts. The student cannot exit Vision” và nhấn nút “Install” - Chờ đợi hệ thống cài đặt hoàn thành và khởi động lại máy tính là xong. - Kiểm tra lại biểu tượng Netop Vison “Student module” trên thanh task bar ở góc dưới, bên phải màn hình. + Nếu biểu tượng có màu xanh, chứng tỏ cài đặt thành công. + Nếu biểu tượng có màu xám chứng tỏ cài đặt bị lỗi. * Cài đặt trên máy tính của giáo viên (Teacher module) - Mở thư mục chia sẻ bộ cài từ Run command từ máy tính của học sinh Ấn tổ hợp phím “Windows + R” --> gõ: \\ 6 (Lưu ý: nếu bạn cài bằng USB thì chỉ cần cắm USB vào máy tính và mở thư mục có chứa bộ cài.) - Chạy bộ cài: Tương tự như khi cài máy học sinh - Chọn “Run installer” và nhấn “Next” - Nhấp chọn “I accept the term in the license agreement” và nhấn “Next” - Chọn “Vision Teacher module” và nhấn “Next” - Nhập license key (nếu có), hoặc bỏ qua bước này nếu bạn không có license key, đang dùng bản trial. - Nhập password để mở phần mềm Netop Vision Pro mỗi khi khởi động phần mềm và nhấn “Install” Bạn có thể bỏ qua bước tạo password khởi động phần mềm này nếu không muốn - Chờ đợi hệ thống cài đặt hoàn thành và khởi động lại máy tính là xong. 7.1.3. Tạo lớp học (Classroom) - Yêu cầu: Kiểm tra lại tất cả các máy tính của học sinh để đảm bảo rằng chúng đã được cài đặt phần mềm tương ứng và đã được khởi động đầy đủ. 7 Khi khởi động lần đầu tiên Netop Vision Pro trên máy tính của giáo viên, xuất hiện hộp thoại yêu cầu tạo lớp học, nhấp chọn “Yes” Hộp thoại “Vision Classroom Wizard” xuất hiện. Chọn “Next” và thực hiện chọn các máy HS để thêm vào lớp học trong giao diện dưới đây: Nhấp nút “Add” để chuyển máy HS vào lớp học 7.1.4. Kiểm tra và gỡ lỗi - Trên máy tính của giáo viên, nhấp vào “Home” menu để chuyển sang màn hình giám sát lớp học để kiểm tra tình trạng cài đặt đã đúng chưa? - Nếu tất cả các máy tính học sinh đều hiện đúng màn hình thực tế của mình thì chứng tỏ bạn đã cài đặt đúng. Thêm vào lớp Chọn máy HS 8 - Nếu một trong các máy tính của học sinh có màn hình màu đen như hình bên dưới thì: + Cần kiểm tra lại xem máy tính có bật không (shutdown), đang ở trạng thái ngủ (sleep) hay không? Nếu đúng thì khởi động (turn-on) hoặc wake-up lại các máy tính này và xem lại màn hình giám sát sau khoảng 1 đến 2 phút có hiện đúng màn hình thực tế của máy tính đó hay không? + Nếu máy tính đã bật, phần mềm đã cài mà biểu tượng Netop vision pro “Student module” ở trên máy tính học sinh màu xám thì phải gỡ phần mềm và cài đặt lại máy tính này. 7.1.5. Sử dụng phần mềm Khởi động phần mềm trên máy giáo viên, trong thẻ Home sẽ hiện toàn bộ các máy học sinh, muốn xem chi tiết HS thao tác hoặc điều khiển máy học sinh ta sẽ nhấn chọn từng máy 7.1.5.1.Thao tác cấm máy học sinh sử dụng các chức năng * Chặn Web: Chọn máy học sinh sau đó chọn Lock Web *Làm cho màn hình học sinh đen để HS chú ý lên bảng: Chọn Blank Screen * Khóa chuột, bàn phím: Chọn Block Input Bỏ chặn: Vào Stop, chọn các chức năng muốn bỏ chặn, riêng bỏ chặn Web thì lại nhấn vào Lock Web Làm màn hình đen Bỏ chặn Chặn Web Chặn bàn phím, chuột Điều khiển máy HS Chia sẻ màn hình GV 9 7.1.5.2.Thao tác điều khiển máy học sinh: Chọn Remote Control sau đó chọn máy học sinh muốn điều khiển. Bỏ điều khiển ta tắt chỉ việc tắt cửa sổ máy HS. 7.1.5.3. Chia sẻ màn hình giáo viên: Dùng chức năng Demo 7.1.5.4. Chuyền dữ liệu từ máy GV sang máy HS: Dùng chức năng Show Document. 7.1.5.4. Chat từ máy giáo viên đến máy học sinh: Dùng chức năng Chat ở thẻ View. 7.1.5.5. Tắt máy, mở tất các máy tính học sinh. Trên đây là một số chức năng của phần mềm Netop Vision mà tôi đã nghiên cứu, áp dụng trong thực tế quản lý phòng máy tính và giảng dạy Tin học ở Trường Tiểu học Tân Tiến, TP Bắc Giang. Sau một thời gian áp dụng, tôi thấy việc quản lý việc sử dụng máy tính của HS thuận tiện, hiệu quả hơn, các em say mê hứng thú học tập và có sự tiến bộ rõ dệt. Sau đây là bảng thống kê về chất lượng môn Tin học đã đạt được trong năm học 2020 - 2021 ở Trường Tiểu học Tân Tiến – TP Bắc Giang. Khối lớp Cuối kì 1 Cuối năm TS T H C TS T H C SL % SL % SL % SL % SL % SL % K 3 242 79 32,6 163 67,4 0 0 242 130 53,7 113 46,3 0 0 K 4 192 74 38,5 118 61,5 0 0 192 86 44,8 106 55,2 0 0 K 5 175 58 33,1 116 66,3 1 0,6 174 81 46,3 93 53,1 0 0 7.2. Phạm vi áp dụng biện pháp Giải pháp này có thể áp dụng vào dạy Tin học ở Tiểu học và các cấp học ở bậc học phổ thông, quản lý phòng máy 7.3. Lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh sử dụng thạo máy tính mỗi năm một tăng lên, kỹ năng thao tác tốt, vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản để thực hành. Số lượng học sinh tham gia các sân chơi giải toán Tiếng Anh, thi Tin học trẻ ngày càng tăng cả về lượng và chất. Kết quả thi các sân chơi phần mềm, lập trình đạt kết quả khả quan. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Tất cả đều xuất phát từ niềm đam mê học tin học của các em thông qua các giải pháp mà tôi đã thực hiện trong năm học qua. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 10 Xác nhận của cơ quan, đơn vị (Chữ ký, dấu) Hiệu trưởng Nguyễn Thị Út Ba Tác giả biện pháp (Chữ ký và họ tên) Đỗ Văn Phong
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phan_mem_netop_vision_de_day_t.pdf