Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thành Trinh

Những năm gần đây, công nghệ thông tin trở thành một công cụng không thể

thiếu đối với đời sống con người, trên tất cả mọi lĩnh vực nói chung và trong giáo dục

nói riêng, nhờ công nghệ phát triển chúng ta có thể nhìn thấy những hình ảnh mà

trước đây chỉ có trong trí tưởng tượng, trong những năm qua, công nghệ thông tin

đóng vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển trí tuệ, phát huy khả năng sáng tạo, tư

duy và khám phá của con người.3

Trong lĩnh vực giáo dục nói chung, sự xuất hiện của nhiều phần mềm ứng dụng

giúp khả năng tư duy của người dạy và người học đạt đến trình độ cao nhất có thể,

những phần mềm hỗ trợ việc dạy và học môn Toán cũng xuất hiện không ít, và trong

đó một công cụ mới và đắt lực mà chúng tôi nhận thấy hiện nay chính là phần mềm

Geogebra, có thể nói đây là trợ thủ đắc lực cho giáo viên trong việc giảng dạy một số

nội dung có liên quan đến “hình học động”, những hình ảnh mà trước đây thế hệ

chúng tôi chỉ có thể nhìn thấy trong tưởng tượng của mỗi cá nhân, chưa được đồng bộ

một cách chính xác mà chỉ có thể hiểu theo cách riêng cuả mỗi người.

Đến thời điểm hiện tại, giáo dục của nước ta không ngừng đổi mới từ phương

pháp giảng dạy đến hình thức thi cử, đòi hỏi người học phải tiếp thu kiến thức nhanh

chóng và chính xác, những nội dung liên quan đến “hình học động” cần có một sự mô

tả rõ ràng từ phía giáo viên để người học có thể hình thành kiến thức một cách chân

thực nhất từ những hình ảnh đó. Và đáp ứng những nhu cầu đó, một số chuyên gia về

lĩnh vực phần mềm đã cho ra đời công cụ Geogebra giúp hỗ trợ giảng dạy môn Toán

hiệu quả nhất.

pdf35 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 4087 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy Toán tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thành Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả lời các câu hỏi phục vụ cho quá 
trình lập luận và viết lời giải của bài toán. 
- Bước 4. Kiểm tra lời giải của bài toán: Sau khi giải xong, chúng ta sử dụng các chức 
năng của các phần mềm để minh họa, kiểm tra lại kết quả và toàn bộ quá trình giải 
toán và cho thay đổi các yếu tố đầu bài của bài toán để nghiên cứu mở rộng bài toán. 
3.2. Nội dung chuyên đề 
Giải tích 12: Chương I. Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số 
Đúc kết kinh nghiệm qua các năm giảng dạy, trong chương này người dạy và 
người học gặp rất nhiều khó khăn trong việc tương tác với nhau qua các bài toán về sự 
11 
tương giao giữa các đồ thị, giữa đường thẳng và đường cong hoặc giữa các đồ thị của 
các hàm số có chứa dấu giá trị tuyệt đối. Nó hạn chế rất nhiều về mặt kỹ thuật vẽ hình 
và thời lượng giảng dạy. Để giải quyết những khó khăn đó, chúng tôi tiến hành thực 
hiện ý tưởng giảng dạy như sau: 
Trước hết, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết cách vẽ các loại đồ thị theo 
phương pháp tự luận trước đây, sau khi học sinh đã nắm vững các ý tưởng và thực 
hành vẽ được các loại đồ thị cơ bản, giáo viên mới đưa vào giảng dạy sự tương giao 
đồ thị hàm số bằng phần mềm Geogebra nhằm tiết kiệm thời lượng và tạo hứng thú 
học tập giải toán nhanh chóng cho học sinh. Các dạng toán thường gặp về sự tương 
giao nhất thiết phải có hình ảnh minh hoạ trực quan để học sinh thấy và tư duy hình 
ảnh chính xác. 
Bài toán 1: Sự tương giao giữa hàm số bậc ba  3 2y ax bx cx d C    và 
một đường thẳng  y mx n d .  
Để minh hoạ rõ nét mối quan hệ giữa hai đồ thị hàm số và biện luận số nghiệm 
của phương trình 
3 2ax bx cx d mx n     , ta lần lượt thao tác trên công cụ 
Geogebra đã được thiết kế sẵn như sau: 
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số 
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số 
Thanh trượt 
12 
Lần lượt nhập các hệ số a,b,c,d của hàm số   3 2f x ax bx cx d    và hộp 
nhập dữ liệu ta được đồ thị hàm số  f x nhanh chóng và trực quan. 
Đối với đường thẳng y mx n  ta cũng nhập các hệ số m,n tương ứng, trên 
màn hình sẽ nhanh chóng hiển thị đồ thị của hai hàm số và thể hiện rõ ràng số giao 
điểm của hai đường. Ngoài ra ta có thể thay đổi các hệ số m,n, p,q tương ứng trên 
hộp nhập dữ liệu để tạo ra đường thẳng  g x hoặc một hàm số khác hay một đường 
thẳng song song với trục Ox . 
Công cụ đắc lực chính là thanh trượt, nếu hàm số  g x có chứa tham số giáo 
viên có thể điểu chỉnh thanh trượt để cho đồ thị hàm số  g x di chuyển để hiển thị số 
giao điểm nếu có của hai đường tuỳ vào từng giá trị của tham số đã có trong hàm số 
 g x . 
Với công cụ này, giáo viên có thể minh hoạ nhanh chóng cho ý tưởng về đồ thị 
và sự tương giao giữa chúng. 
Bài toán 2: Sự tương giao giữa hàm số bậc bốn (trùng phương) 
 4 2y ax bx c C   và một đường thẳng  y mx n d . 
Lần lượt nhập các hệ số a,b,c của hàm số   4 2f x ax bx c   và hộp nhập 
dữ liệu ta được đồ thị hàm số  f x . 
Đối với đường thẳng y mx n  ta cũng nhập các hệ số m,n tương ứng, trên 
màn hình sẽ nhanh chóng hiển thị đồ thị của hai hàm số và thể hiện rõ ràng số giao 
điểm của hai đường. 
Nếu hàm số  g x có chứa tham số giáo viên có thể điểu chỉnh thanh trượt để 
cho đồ thị hàm số  g x di chuyển để hiển thị số giao điểm nếu có của hai đường tuỳ 
vào từng giá trị của tham số đã có trong hàm số  g x . Hoặc giáo viên có thể nhấp 
chuột phải vào thanh trượt và chọn lệnh “hiệu ứng trên” để cho đường thẳng  g x tự 
chuyển động lên xuống và chỉ cần quan sát xem số giao điểm mà không cần trực tiếp 
di chuyển thanh trượt. 
13 
Bài toán 3. Sự tương giao của hàm nhất biến    0
ax b
f x ad bc
cx d

  

 và 
đường thẳng  g x mx n.  
Tương tự như hai bài toán trên, ta thao tác tương tự cho hàm nhất biến 
   0
ax b
f x ad bc
cx d

  

, đối với hàm này có xuất hiện thêm hai đối tượng mới là 
hai đường tiệm cận, tuy nhiên, ta chỉ cần nhập các hệ số tương ứng a,b,c,d đồ thị sẽ 
tự động hiển thị hai đường tiệm cận, các thao tác còn lại hoàn toàn tương tự như hai 
bài toán trên. 
Công cụ này hỗ trợ rất hiệu quả và tiết kiệm thời gian đối với việc vẽ đồ thị của 
các hàm nhất biến hoặc các hàm nhất biến chứa dấu giá trị tuyệt đối. 
Hộp nhập dữ 
liệu cho hàm số 
Hộp nhập dữ 
liệu cho hàm 
số 
Thanh trượt 
Hộp ẩn hiện 
Hộp ẩn hiện 
14 
Bài toán 4. Sự tương giao của hàm số   3 2f x ax bx cx d    và đường 
thẳng  g x mx n.  
Với nhu cầu học tập hiện nay, khối lượng bài tập là rất nhiều, vì vậy việc minh 
hoạ cho học sinh thấy được đồ thị của các hàm số có chứa dấu giá trị tuyệt đối là một 
điều mà chúng tôi luôn băn khoăn, vì trong thời lượng 45 phút thì thời gian vẽ hình sẽ 
chiếm đáng kể, vì vậy với công cụ dưới đây, giáo viên chỉ cần nhập dữ liệu vào là 
trên màn ảnh sẽ nhanh chóng hiển thị đồ thị tương ứng, thể hiện rõ ràng sự tương giao 
nếu có giữa đồ thị các hàm số, tiết kiệm rất nhiều về thời gian và làm cho việc tương 
tác của giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao. 
Giáo viên có thể cho hiển thị theo như trình tự giải một bài toán đồ thị thông 
thường, trước tiên là vẽ đồ thị hàm số   3 2f x ax bx cx d    nhấp vào hộp ẩn 
hiện hàm số  h x để hiển thị đồ thị hàm số ban đầu là  f x , từ đồ thị  f x suy ra 
đồ thị hàm số  f x nhấp vào hộp ẩn hiện hàm số  f x để cho hiển thị đồ thị hàm 
 f x ,giáo viên có thể cho ẩn hoặc hiển thị đồ thị hàm số  f x tuỳ theo tình hình 
cụ thể, cuối cùng là hoàn chỉnh bài toán với một hình vẽ cuối cùng trên màn ảnh. 
Hộp nhập dữ 
liệu cho hàm số 
Hộp nhập dữ 
liệu cho hàm 
số 
Thanh trượt 
15 
Nếu cần minh hoạ sự tương giao của đồ thị hàm số  f x với một đường 
thẳng  g x n (n là hằng số) song song với trục Ox giáo viên chỉ cần điều chỉnh 
thanh trượt thì học sinh sẽ thấy được số giao điểm ứng với những giá trị của tham số 
n. Hoặc có thể cho thanh trượt tự di chuyển lên xuống để ta quan sát số giao điểm của 
đồ thị hai hàm số và biện luận theo tham số n về số giao điểm đó của hai đồ thị. 
Bài toán 5. Sự tương giao của hàm số  
3 2
f x a x b x c x d    và đường 
thẳng  g x mx n.  
Trước tiên vẽ đồ thị hàm số   3 2f x ax bx cx d    ta nhập vào các hệ số 
a,b,c,d trên hộp nhập dữ liệu và nhấp vào hộp ẩn hiện để hiển thị đồ thị  h x , lúc 
này chưa cho hiển thị đồ thị hàm số  f x . Trên màn hình chỉ hiển thị đồ thị hàm số 
 f x . 
Từ đồ thị hàm số  f x suy ra đồ thị hàm số  f x , nhấp vào hộp ẩn hàm số 
 h x và hiển thị đồ thị hàm số  f x ta được đồ thị hoàn chỉnh của hàm số  f x . 
Hộp nhập dữ 
liệu cho hàm số 
Hộp nhập dữ 
liệu cho hàm số 
Thanh trượt 
16 
Nếu cần minh hoạ sự tương giao của đồ thị hàm số  f x với một đường 
thẳng  g x n (n là hằng số) song song với trục Ox giáo viên chỉ cần điều chỉnh 
thanh trượt thì học sinh sẽ thấy được số giao điểm ứng với những giá trị của tham số 
n. 
Bài toán 6. Sự tương giao của đồ thị hàm số    0
ax b
f x ad bc
cx d

  

với đường thẳng  g x mx n.  
Việc vẽ đồ thị hàm số nhất biến  
ax b
f x
cx d



 mất khá nhiều thời gian, bên 
cạnh đó đồ thị này xuất hiện thêm hai đối tượng nữa là hai đường tiệm cận, nên việc 
suy từ đồ thị hàm số  f x sang hàm số  f x mất khá nhiều thời gian. Vì vậy, công 
cụ dưới đây sẽ giúp chúng ta vẽ hình và suy đồ thị một cách nhanh chóng và tiết kiệm 
thời gian để có thể giải quyết một khối lượng bài tập nhiều hơn,đồng thời học sinh 
thấy được những hình ảnh trực quan sinh động sẽ làm cho các em hứng khởi hơn 
trong việc giải toán. 
Thao tác tương tự như những công cụ trên, ta nhập vào hộp nhập dữ liệu các hệ 
số tương ứng a,b,c,d trên màn hình sẽ tự động hiển thị các đường tiệm cận và hình 
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số 
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số Hộp ẩn hiện 
Hộp ẩn hiện 
17 
dáng đồ thị tương ứng, tiếp đó là điều khiển thanh trượt để quan sát và biện luận số 
giao điểm giữa đồ thị và đường thẳng theo tham số đã cho trong bài toán, ngoài ra ta 
có thể thay đổi các hệ số để có những bài toán mới cho học sinh quan sát và khắc sâu 
kiến thức hơn. 
Bài toán 7. Sự tương giao của đồ thị hàm số    0
a x b
f x ad bc
c x d

  

với đường thẳng  g x mx n.  
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số 
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số 
Hộp ẩn hiện Hộp ẩn hiện 
Thanh trượt 
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số 
Hộp nhập dữ liệu 
cho hàm số 
Hộp ẩn hiện 
Hộp ẩn hiện 
Thanh trượt 
18 
Hình học 12 cơ bản: Chương I. Khối đa diện 
Bài toán 8. Minh hoạ cho khối chóp và phân chia khối chóp 
Di chuyển thanh trượt để cắt và phân chia khối chóp 
Bài toán 9. Minh hoạ cho khối lăng trụ và phân chia khối lăng trụ 
Di chuyển thanh trượt để tạo và phân chia khối lăng trụ, có thể di chuyển thêm 
điểm J để tách rời khối lăng trụ thành hai khối chóp riêng biệt. 
19 
Hình học 12 cơ bản: Chương II. Khối nón, khối trụ, khối cầu 
Bài toán 10. Minh hoạ sự tạo thành mặt tròn xoay. 
Nhấp chuột phải vào điểm C và chọn “hiệu ứng trên” cho điểm C di chuyển để 
quan sát sự tạo thành mặt tròn xoay. 
20 
Bài toán 11. Minh hoạ sự tạo thành mặt nón tròn xoay 
Nhấp chuột phải vào điểm C và chọn “hiệu ứng trên” cho điểm C di chuyển để 
quan sát sự tạo thành mặt nón tròn xoay. 
21 
Bài toán 12. Minh hoạ sự tạo thành mặt trụ tròn xoay 
Nhấp chuột phải vào điểm D và chọn “hiệu ứng trên” cho điểm D di chuyển để 
quan sát sự tạo thành mặt trụ tròn xoay. 
Bài toán 13. Sự tạo thành mặt cầu 
Nhấp chuột phải vào điểm C và chọn “hiệu ứng trên” cho điểm C di chuyển để 
quan sát sự tạo thành mặt cầu. 
22 
GIẢI TÍCH 12: Chương III. NGUYÊN HÀM TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG 
Trong chương này, học sinh phải làm quen với những bài toán liên quan đến 
hình học không gian và sự tạo thành các khối tròn xoay có hình dạng phức tạp. Vấn đề 
là làm thế nào để minh hoạ trực quan nhất sự tạo thành của các khối tròn xoay đó. 
Công cụ dưới đây sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho phần này. 
Chúng tôi thiết kế sẵn mô hình gồm hệ trục Oxyz và chỉ cần nhập vào hộp 
nhập dữ liệu hàm số có một đồ thị là đường cong quay quanh trục Ox , sau đó điều 
khiển thanh trượt là ta sẽ có một mặt tròn xoay trực quan sinh động. 
Trường hợp 1. Sự tạo thành vật thể tròn xoay 
Người sử dụng có thể thay đổi hàm số và kích thước độ dài đường cong tuỳ ý, 
chỉ cần nhấp thay đổi giá trị cận trên và giá trị cận dưới ta sẽ có một đường cong theo 
ý muốn, tiếp theo chỉ cần nhấp phải vào thanh trượt và chọn “hiệu ứng trên” ta sẽ thấy 
đường cong di chuyển quay quanh trục Ox để tạo ra mặt tròn xoay vô cùng đẹp mắt. 
Trường hợp 2: Sự tạo thành khối nón tròn xoay 
Nhấp vào hộp nhập dữ liệu thay đổi hàm số y sin x thành hàm số y a (a 
là hằng số), nhập giới hạn cận trên và cận dưới, sau đó cho di chuyển thanh trượt ta 
được khối nón cần minh hoạ cho phần bài giảng về khối nón. 
23 
Trường hợp 3. Sự tạo thành khối trụ tròn xoay 
Mở file lên và chỉ cần di chuyển thanh trượt ta quan sát được sự tạo thành khối 
trụ tròn xoay 
Trường hợp 4. Sự tạo thành khối cầu 
Giáo viên mở file phần mềm Geogebra và chỉ cần di chuyển thanh trượt sẽ 
quan sát được sự tạo thành khối cầu từ các phía trong không gian. 
24 
Bài toan 14. Minh hoạ cho việc tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị 
hàm số  y f x ,Ox,x a,x b.   
Đầu tiên nhập vào hộp nhập dữ liệu hàm số  f x . 
Nếu đồ thị  f x cắt trục hoành tại 2 điểm A,B thì nhập cận dưới là giá trị 
hoành độ điểm A, cận trên là giá trị hoành độ điểm B ta sẽ có một hình ảnh thể hiện 
phần diện tích cần tính và giá trị diện tích cũng được thể hiện là S. 
25 
Nếu đồ thị  f x cắt trục hoành tại 3 điểm A,B,C thì nhập cận dưới là giá trị 
hoành độ điểm A, cận trên là giá trị hoành độ điểm C ta sẽ có một hình ảnh thể hiện 
phần diện tích cần tính và giá trị diện tích cũng được thể hiện là S. 
Bài toán 15. Minh họa cho việc tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị 
hàm số    y f x ,y g x ,x a,x b.    
Trường hợp  f x và  g x cắt nhau tại 2 điểm 
26 
Đầu tiên nhập vào hộp nhập dữ liệu hàm số    f x ,g x . 
Nếu đồ thị  f x cắt  g x tại 2 điểm A,B thì nhập cận dưới là giá trị hoành 
độ điểm A, cận trên là giá trị hoành độ điểm B ta sẽ có một hình ảnh thể hiện phần 
diện tích cần tính và giá trị diện tích cũng được thể hiện là S. 
Trường hợp  f x và  g x cắt nhau tại 3 điểm 
Nếu đồ thị  f x cắt  g x tại 3 điểm A,B,C thì ta nhập vào các giá trị lần 
lượt a ( là giá trị hoành độ điểm A), b (là giá trị hoành độ điểm B ),c (là giá trị 
hoành độ điểm C ), d c (vì không có giao điểm D ) ta sẽ có một hình ảnh thể hiện 
phần diện tích cần tính và giá trị diện tích cũng được thể hiện là S. 
Trường hợp  f x và  g x cắt nhau tại 4 điểm 
Nếu đồ thị  f x cắt  g x tại 4 điểm A,B,C,D thì ta nhập vào các giá trị lần 
lượt a ( là giá trị hoành độ điểm A), b (là giá trị hoành độ điểm B ),c (là giá trị 
hoành độ điểm C ), d (là giá trị hoành độ điểm D ) ta sẽ có một hình ảnh thể hiện 
phần diện tích cần tính và giá trị diện tích cũng được thể hiện là S. 
27 
Bài toán 16. Minh hoạ sự tạo thành vật thể tròn xoay giới hạn bởi hai hàm số 
Giáo viên có thể nhập vào hàm số  f x tuỳ ý để tạo ra đường cong, sau đó 
chỉ cần cho di chuyển thanh trượt sẽ quan sát được sự tạo thành mặt tròn xoay, có thể 
di chuyển hệ trục để quan sát tất cả các phía đối với khối hình vừa xây dựng. 
28 
Bài toán 17. Minh hoạ sự tạo thành vật thể tròn xoay giới hạn bởi hai hàm số 
Lần lượt nhập vào hộp nhập dữ liệu các hàm số    f x ,g x , các giá trị cận 
dưới a, cận trên b để tạo các đường cong, sau đó di chuyển thanh trượt để quan sát 
khối hình được tạo thành. 
3.3. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ 
Qua quá trình áp dụng chuyên đề, chúng tôi nhận thấy sự cải thiện rõ nét về mặt 
tâm lí cũng như chất lượng học tập của học sinh thông qua các bài thi, kiểm tra định kì 
được nâng lên đáng kể. Thái độ học tập và khả năng vốn có của các em được phát huy 
một cách tích cực và hiệu quả. Các em tự tin vào khả năng học tập của mình và kĩ 
năng tư duy và giải quyết vấn đề được thực hiện một cách nhanh chóng và đạt độ 
chính xác cao. Sau đây là một số thống kê. 
29 
Khảo sát mức độ yêu thích của học sinh khi học Toán bằng các mô hình công cụ 
Geogebra 
Lớp 
Sĩ 
số 
Hình thức 
áp dụng 
Kết quả 
Thích Tỉ lệ 
Bình 
thường 
Tỉ lệ 
Không 
thích 
Tỉ lệ 
12C3 34 Không áp dụng 15 44,1% 12 35,3% 7 20,6% 
12C4 31 Ít áp dụng 20 64,5% 8 25,8% 3 9,7% 
12C2 33 
Áp dụng 
thường xuyên 
33 100% 0 0% 0 0% 
Biểu đồ biểu diễn mức độ yêu thích của học sinh khi học Toán bằng các mô hình 
Geogebra 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
yêu thích bình thường không thích
44,1% 
35,3% 
20,6% 
64,5% 
25,8% 
9,7% 
100% 
0% 0% 
12C3 12C4 12C2
30 
Khảo sát kết quả học tập môn Toán của học sinh cuối học kỳ I (2018 – 2019) 
Lớp 
Sĩ 
số 
Hình thức 
áp dụng 
Kết quả 
Giỏi Tỉ lệ Khá Tỉ lệ 
Trung 
bình 
Tỉ lệ Yếu 
Tỉ 
lệ 
12C3 34 
Không áp 
dụng 
0 0% 30 88,24% 4 11,76% 0 
12C4 31 Ít áp dụng 1 3,23% 19 61,29% 11 35,48% 0 
12C2 33 
Áp dụng 
thường 
xuyên 
18 54,55% 15 45,45% 0 0 0 
Biểu đồ biểu diễn kết quả học tập của học sinh cuối học kỳ I (2018 – 2019) 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
0% 
88,24% 
11,76% 
0% 
3,23% 
61,29% 
35,48% 
0% 
54,55% 
45,45% 
0% 0% 
12C3 12C4 12C2
31 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 
32 
3.4. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG 
Với nhu cầu hội nhập và đổi mới giáo dục hiện nay của nước ta, việc ứng dụng 
công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều vô cùng cần thiết, nó góp phần 
cải thiện và nâng cao đáng kể hiệu quả làm việc. Trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống 
nói chung và trong giáo dục nói riêng, các phần mềm ứng dụng được tất cả mọi người 
sử dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao. Việc ứng dụng phần mềm Geogebra vào dạy học 
Toán giúp tăng đáng kể khả năng tiếp thu kiến thức và cải thiện rõ rệt hiệu quả dạy và 
học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện 
nay. 
Với việc tổ chức thi Trung học phổ thông quốc gia hiện nay, chuyên đề có thể 
được áp dụng rộng rãi đối với toàn học sinh lớp 12, giúp cho các em khắc sâu kiến 
thức hơn khi được tìm hiểu và xây dựng những công thức đang học. Đồng thời chất 
lượng học Toán và tham gia kì thi Trung học phổ thông quốc gia đạt hiệu quả cao 
hơn. 
Đề xuất, kiến nghị: 
Với tình hình thực tế hiện nay, chúng ta cần xây dựng nhiều mô hình dạy học 
mang yếu tố trực quan hơn nữa cho việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học 
sinh. Vì thế, việc phát hiện và sử dụng có hiệu quả một số phần mềm ứng dụng trong 
Toán học là điều rất cần thiết. Nếu có thể, các nhà quản lí giáo dục cần tổ chức rộng 
rãi và tập huấn các phần mềm mới cho giáo viên để hỗ trợ kịp thời cho việc dạy và 
học hiện nay nhằm hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục như Bộ 
giáo dục và đào tạo nước ta đã đề ra. 
3.5. KẾT LUẬN 
Trên đây là những công cụ mà chúng tôi đã thiết lập sẵn, chỉ cần mở và nhập dữ 
liệu nó sẽ cho những hình ảnh vô cùng thú vị, thu hút sự chú ý và tìm tòi học hỏi của 
học sinh, giúp cho môn Toán có thêm những sắc màu mới. Ngoài những công cụ trên 
đây, phần mềm còn hỗ trợ khả năng soạn bài giảng, lập trình giải toán và soạn bài trắc 
nghiệm phục vụ hiệu quả cho việc giảng dạy môn Toán. 
Phần mềm GeoGebra là một món quà quí giá cho các nhà trường Việt Nam. 
Trong thời đại phát triển vũ bão của Internet và khung cảnh hội nhập của Việt Nam 
33 
trên thị trường toàn cầu, việc xuất hiện dự án GeoGebra thật có ý nghĩa, phần mềm 
Geogebra khá dễ sử dụng, khá đơn giản nhưng vô cùng mạnh mẽ và hữu ích. Các 
giáo viên phổ thông của Việt Nam từ Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông đều 
có thể tiếp cận với phần mềm này, sử dụng nhanh chóng và có thể sử dụng ngay trong 
công việc giảng dạy hàng ngày của mình. 
Với chuyên đề này, chúng tôi mong rằng có thể giúp cho việc giảng dạy môn 
Toán tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao hơn, trong thời gian tới chúng tôi hy vọng 
sẽ thiết lập và phát huy nhiều hơn nữa những công cụ dạy học và công nghệ để đưa 
giáo dục Việt Nam bước lên một tầm cao mới, bên cạnh đó chúng tôi cũng mong nhận 
được sự hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo dục, tạo điều kiện để chúng tôi học tập nghiên 
cứu để đáp ứng tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục cho những thế hệ 
tương lai. Qua chuyên đề này chúng tôi cũng mong nhận được những đóng góp của 
quý đồng nghiệp để chuyên đề ngày càng hoàn thiện hơn. Trân trọng! 
34 
LỜI CAM ĐOAN 
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy Toán 
tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 trường THPT Võ Thành Trinh” là một 
chuyên đề độc lập không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà 
chúng tôi đã nổ lực thực hiện nghiên cứu trong quá trình giảng dạy tại trường. Trong 
quá trình thực hiện chúng tôi có tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, việc 
học tập và nghiên cứu phần mềm nhờ vào sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Sở Giáo dục 
và đào tạo An Giang, của nhà trường và của các đồng nghiệp. 
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 Nguyễn Thị Mỹ Trang 
35 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đào Văn Dũng – Ba Phương Pháp Giải Toán Hình Không Gian Nxb Giáo 
Dục. 
2. Đoàn Quỳnh – Nguyễn Huy Đoan – Trần Phương Dung – Nguyễn Xuân Liêm 
– Đặng Hùng Thắng, Giải Tích 12 Nâng Cao Nxb Giáo Dục. 
3. Đoàn Quỳnh – Văn Như Cương – Phạm Khắc Ban – Lê Huy Hùng -Tạ Mân, 
Hình Học 12 Nâng Cao Nxb Giáo Dục. 
4. Trần Văn Hạo – Nguyễn Mộng Hy – Khu Quốc Anh – Trần Đức Huyên, Hình 
Học 12 Nxb Giáo Dục. 
5. Trần Văn Hạo – Vũ Tuấn – Lê Thị Thiên Hương – Nguyễn Tiến Tài – Cấn Văn 
Tuất, Giải Tích 12 Nxb Giáo Dục. 
6. Văn Như Cương – Phạm Khắc Ban –Lê Huy Hùng – Tạ Mân , Bài Tập Hình 
Học 12 Nâng Cao Nxb Giáo Dục. 
7. Vũ Tuấn –Lê Thị Thiên Hương – Nguyễn Thu Nga – Phạm Phu – Nguyễn Tiến 
Tài – Cấn Văn Tuất, Bài Tập Giải Tích 12 Nxb Giáo Dục. 

File đính kèm:

  • pdfnoi_dung_sang_kien_kinh_nghiem_geogebra_chinh_sua_8b6b19d4fc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan