Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học một số bài môn Hóa Lớp 10, 11 ở trường Trung học phổ thông
Trước đây phương pháp dạy học truyền thống quan niệm rằng học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.
PPDH truyền thống có đặc điểm sau:
Về nội dung:
• Nội dung được quy định bởi một chương trình giảng dạy và tất cả học sinh học cùng nội dung ở cùng một thời điểm.
• Học sinh sẽ được quyền sử dụng thông tin trong giới hạn, do giáo viên lựa chọn hoặc thư viện trường.
• Các chủ đề được học thường không liên quan đến nhau, đến các lĩnh vực chủ đề và đến thế giới thực.
• Học sinh học thuộc lòng các sự kiện và đôi khi phân tích thông tin một cách độc lập.
• Học sinh làm việc để tìm ra một câu trả lời đúng.
• Giáo viên chọn các hoạt động và cung cấp tài liệu ở cấp độ thích hợp.
Về cách dạy học:
• Giáo viên là người cung cấp thông tin giúp học sinh đạt được kĩ năng và kiến thức.
• Học sinh hoàn thành những hoạt động và bài học ngắn, tách rời nhau dựa trên những mảng nội dung và kỹ năng cụ thể.
• Giáo viên là chuyên gia, chỉ ra những điểm yếu của học sinh.
• Dạy học là một quá trình truyền đạt thông tin.
Về môi trường học tập:
• Học sinh học một cách thụ động trong một lớp học thường là yên lặng.
• Học sinh thường làm việc riêng lẻ, một cách độc lập, không có sự trao đổi hay hoạt động theo nhóm nhiều để phát huy hết vai trò trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Cách đánh giá:
• Học sinh thi bài thi dùng bút và giấy, một cách yên lặng và riêng lẻ. Câu hỏi được giữ bí mật cho đến giờ thi, để học sinh sẽ phải học tất cả tài liệu mặc dù chỉ kiểm tra một phần trong đó.
• Giáo viên chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc học của học sinh.
Công nghệ:
• Giáo viên sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để giải thích, chứng minh và minh hoạ các chủ đề khác nhau.
Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với :
• Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác
• Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng
• Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin
• Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe.
PPDH truyền thông đã được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài và cho đến tận ngày nay bởi nó có những ưu, nhược điểm sau: .
* Ưu điểm: Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với :
- Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác
- Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng
- Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin
- Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe.
* Nhược điểm:
- Không phải học sinh nào cũng học tốt bằng cách nghe
- Thường khó duy trì lâu sự chú ý của học sinh
- Phương pháp này có khuynh hướng ít hoặc không đòi hỏi tư duy phê phán
- Phương pháp này dựa trên giả định là tất cả học sinh đều có một phong cách học giống nhau
- Hạn hẹp trong sự tiếp thu thông tin, chưa phát huy hết năng lực vốn có của học sinh. Nội dung bài học thường được cung cấp từ sách giáo khoa và giáo viên. Kết quả thu được là học sinh hình thành thói quen học tập thụ động, không có thói quen tự học tự nghiên cứu. Học sinh học xong mà không biết mình vừa học cái gì, vận dụng được gì, một số học sinh có cảm giác mình bị “bỏ rơi” ngay trong chính lớp học của mình.
H của axit cacboxylic – hoàn thành PHT số 2. Phiếu Học Tập Số 2 Em hãy cho biết axit axetic có thể tác dụng được với những chất nào? Viết phương trình hóa học minh họa?. Từ đó rút ra nhận xét về tính chất hóa học của axit cacboxylic. 2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của nhóm cacboxyl trong axit cacboxylic ? Nội dung: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Dùng kĩ thuật mảnh ghép Vòng 1: -GV: Chia lớp ra thành 4 nhóm sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm.Thời gian cho các nhóm làm thí nghiệm và các thành viên trong nhóm làm việc độc lập là 4 phút, sau đó thảo luận nhóm 1 phút: Nhóm 1: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1A, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT 1,2,3,4 Nhóm 2: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1B, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT 1,2,3,4 Nhóm 3: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1C, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Nhóm 4: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1D, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Vòng 2: GV: Chia lại 4 nhóm thành 4 nhóm ghép như sau: Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:1 sẽ di chuyển về nhóm 1, Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:2 sẽ di chuyển về nhóm 2, Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:3 sẽ di chuyển về nhóm 3, Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:4 sẽ di chuyển về nhóm 4 GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm ghép, thời gian các nhóm ghép thảo luận và viết kết quả thảo luận trên bảng phụ là 6 phút, sau đó treo bảng phụ lên tường Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2 GV. Cho nhóm trưởng các nhóm lên trình bày còn các nhóm khác nhận xét bổ xung, sau đó gv nhận xét và kết luận Hoạt động 2: GV: Cho HS xem mô phỏng thí nghiệm phản ứng giữa CH3COOH với C2H5OH sau đó yêu cầu HS nêu hiện tượng và rút ra nhận xét GV: Hướng dẫn HS viết ptpu, sau đó yêu cầu HS viết phương trình tổng quát GV nói thêm: Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc. Phản ứng theo chiều thuận gọi là phản ứng este hóa, phản ứng theo chiều nghịch là phản ứng thủy phân este Hoạt động 3: Hoạt động nhóm GV: giao nhiệm vụ cho các nhóm, thời gian cho các nhóm thảo luận và viết kết quả thảo luận lên bảng phụ là 2 phút, sau đó các nhóm sẽ trình bày kết quả của nhóm Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tâp số 3 GV: Nhận xét và kết luận Hoạt động 4: GV: Yêu cầu HS hãy kể một số ứng dụng của axit cacboxylic? V. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: 1. Tính axit: a) Trong dung dịch, axi cacboxylic phân li thuận nghịch: CH3COOH CH3COO-+ H+ b) Tác dụng với kim loại ( đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại) 2CH3COOH+Zn"(CH3COO)2Zn+ H2↑ c) Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước: 2CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O d) Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O e) Tác dụng với muối: 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 ↑ +H2O 2. Phản ứng thế nhóm -OH ( Còn gọi phản ứng este hoá) Tổng quát: Phản ứng thuận nghịch, xúc tác H2SO4 đặc. Phản ứng theo chiều thuận gọi là phản ứng este hóa, phản ứng theo chiều nghịch là phản ứng thủy phân este V. ĐIỀU CHẾ: 1. Phương pháp lên men giấm : ( phương pháp cổ truyền) C2H5OHCH3COOH+H2O 2. Oxi hoá anđehit axetic: 2CH3CHO + O22CH3COOH 3. Oxi hoá ankan: 2CH3CH2CH2CH3 4CH3COOH + 2H2O 4. Từ metanol ( pp hiện đại) CH3OH + CO CH3COOH IV. ỨNG DỤNG: Axit cacboxylic dược ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: làm nguyên liệu cho CN mĩ phẩm, CN dệt, CN hóa học..... 4.Củng cố: Câu 1 :Cho axit axetic tác dụng lần lượt với các chất sau: Na, KOH, CaO, Ag, Na2CO3, C6H5CH2OH, C6H5OH. Số phản ứng xảy ra là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 2: Từ CH4 và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế axit axetic Câu 3: Cho 3g một axit cacboxylic đơn chức tác dụng hết với 100ml dd NaOH 0,5M. Tìm CTCT của axit cacboxylic trên? V. Dặn dò: Học bài, làm bài tập SGK chuẩn bị luyện tập VI. Rút kinh nghiệm: Tiết 40: BÀI 23: HIĐRO CLORUA- AXIT CLOHIĐRIC- MUỐI CLORUA (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric). - Tính chất vật lí Hiểu được : - Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử . 2.Kĩ năng: - Dự đoán tính chất hóa học, - Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất của HCl - Viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của axit HCl. 3. Năng lực: -Phát triển khả năng tính toán, phát huy khả năng tư duy logic của học sinh, -Phát huy năng lực hoạt động nhóm - Có ý thức học tập tốt, tạo hứng thú với bộ môn Hoá học II.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Đàm thoại nêu vấn đề - Kĩ thuật mảnh ghép - Hs hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv - Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức III. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Máy chiếu, bảng phụ - Dụng cụ: ống nghiệm, giấy quỳ tím, kẹp gỗ, pipet,gang tay - Hóa chất: Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, CuO, CaCO3, MnO2, Cu, Fe, phenolphtalein - Phiếu học tập: Phiếu Học Tập Số 1A Tiến hành thí nghiệm sau: -Nhỏ vài giọt dung dịch HCl 0,1M vào mẩu giấy quỳ tím - Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một mẩu CaCO3 + 3ml HCl 0,1M Quì tím ống nghiệm Hiện tượng Phương trình phản ứng Nhận xét Phiếu Học Tập Số 1B Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 ống nghiệm: - Ống 1: Cho một ít bột CuO + 2ml HCl 0,1M - Ống 2: Cho 2ml NaOH 0,1M+ vài giọt phenolphtalein+2ml HCl 0,1M Ống 1 ống 2 Hiện tượng Phương trình phản ứng Nhận xét Phiếu Học Tập Số 1C Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 ống nghiệm: - Ống 1: Cho một đinh sắt + 2ml HCl 0.1M - Ống 2: Cho một mẩu Cu + 2ml HCl 0.1M Ống 1 ống 2 Hiện tượng Phương trình phản ứng Nhận xét Phiếu Học Tập Số 1D Tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 1 ống nghiệm: Cho vào ống nghiệm một ít bột MnO2 + 2ml HCl 0.1M bịt ống nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH Hiện tượng Phương trình phản ứng, xác định chất oxh, ck, cân bằng phản ứng theo pp thăng bằng e Nhận xét Phiếu Học Tập Số 2 Em hãy cho biết HCl có thể tác dụng được với những chất nào?, cho ví dụ?. Từ đó rút ra nhận xét về tính chất hóa học của axit clohiđric Học sinh - Học bài cũ - Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: H2 + Cl2 → Na + Cl2 → Fe + Cl2 → Cl2 + H2O → MnO2 + HCl → 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Dẫn dắt từ bài cũ Triển khai bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 GV: Yêu cầu HS hãy trình bày quá trình hình thành phân tử hiđrôclorua? GV: Cho HS xem mô phỏng thí nghiệm rồi nêu tính chất của khí hiđroclorua I. HIĐRO CLORUA: 1. Cấu tạo phân tử: Hợp chất cộng hoá trị, phân tử có cực hay H-Cl 2. Tính chất: - Hidro Clorua là chất khí, không màu, mùi xốc, độc. - Tỉ khối Þ Nặng hơn không khí. - Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl (0oC, gần 500lít HCl hoà tan 1 lít nước). Hoạt động 2: GV : Yêu cầu HS dựa vào SGK cho biết một số tính chất vật lí của axit clohiđric Hoạt động 3: Dùng kĩ thuật mảnh ghép Vòng 1: -GV: Chia lớp ra thành 4 nhóm sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm.Thời gian cho các nhóm làm thí nghiệm và các thành viên trong nhóm làm việc độc lập là 5 phút, sau đó thảo luận nhóm 2 phút: Nhóm 1: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1A, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Nhóm 2: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1B, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Nhóm 3: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1C, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Nhóm 4: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1D, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Vòng 2: GV: Chia lại 4 nhóm thành 4 nhóm ghép như sau: Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:1 sẽ di chuyển về nhóm 1, Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:2 sẽ di chuyển về nhóm 2, Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:3 sẽ di chuyển về nhóm 3, Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:4 sẽ di chuyển về nhóm 4 GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm ghép, thời gian các nhóm ghép thảo luận và viết kết quả thảo luận trên bảng phụ là 6 phút, sau đó treo bảng phụ lên tường Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2 GV. Cho nhóm trưởng các nhóm lên trình bày còn các nhóm khác nhận xét bổ xung, sau đó gv nhận xét và kết luận II. AXIT CLOHIĐRIC: 1. Tính chất vật lí: - Chất lỏng không màu, mùi xốc - Khối lượng riêng D= 1,19g/cm3 - Dung dịch HCl đậm đặc bốc khói trong không khí ẩm 2. Tính chất hoá học: a) Tính axit: Axit HCl là axit mạnh .Làm quì tím ® đỏ. .Tác dụng với kim loại (Đứng trước H) Ví dụ: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 . Tác dụng với axit bazơ, bazơ Ví dụ: 2HCl + CuO ® CuCl2 + H2O HCl + NaOH ® NaCl + H2O . Tác dụng với muối: Ví dụ: 2HCl + CaCO3 ® CaCl2 + H2O + CO2 b)Tính khử: Do trong phân tử HCl có số oxi hoá –1 (Thấp nhất) Ví dụ: 4. Củng cố: 1. Axit HCl tác dụng được với các chất nào sau đây: a. CaCO3, Fe, Cu, NaOH b. BaSO4, CuO, KOH, Mg c. Mg, KOH, CaCO3,CuO 2.Phương trình nào thể hiện tính khử của axit HCl: MnO2 + 4HClđ → MnCl2 + 2H2O + Cl2 NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl Mg + HCl → MgCl2 + H2↑ 5. Dặn dò: - HS làm bài 1, 2, 4, 6, 7 trang 106 SGK. - Chuẩn bị phần điều chế HCl và muối clorua Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 5. Một số hình ảnh áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Hóa học lớp 10, 11 ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng – Thành phố Ninh Bình: Nhóm “chuyên gia ” đang cùng nhau thảo luận Nhóm “mảnh ghép” cùng nhau thảo luận Đại diện “nhóm mảnh ghép” trình bày kết quả Giáo viên chuẩn kiến thức của các nhóm Nhóm “chuyên gia ” đang cùng nhau thảo luận Nhóm “mảnh ghép” cùng nhau thảo luận Đại diện “nhóm mảnh ghép” trình bày kết quả Giáo viên chuẩn kiến thức của các nhóm III. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 1. Để đánh giá hiệu quả của đề tài, chúng tôi đã thực hiện một số hình thức sau: Hình thức 1: Đánh giá các hoạt động của HS thông qua một số tiêu chí 1. TIẾP NHẬN VÀ SẴN SÀNG THỰC HIỆN Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Nhiều HS thụ động, chưa sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ Còn 1 số HS chưa sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ Hầu hết học sinh hiểu và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ 2. TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, HỢP TÁC Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Còn nhiều HS thực hiện nhiệm vụ một cách khiên cưỡng, không tích cực. Chưa lôi cuốn được mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học và thi đua lành mạnh Lôi cuốn được mọi học sinh tham gia và thi đua lành mạnh 3. TRÌNH BÀY, TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Đa số học sinh làm việc thụ động, một chiều (nghe giảng và ghi chép thuần túy) Ít nhất khoảng 50% học sinh hứng thú, tự tin và tích cực tương tác, trao đổi thảo luận và hỗ trợ. Hầu hết học sinh hứng thú, tự tin và tích cực tương tác,trao đổi thảo luận và hỗ trợ. 4. MỨC ĐỘ ĐÚNG ĐẮN, CHÍNH XÁC, PHÙ HỢP Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Chỉ 1 số học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp và đạt được mục tiêu của. hoạt động Đa số học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp và đạt được mục tiêu của hoạt động Hầu hết học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp. Kết quả học Có khả năng trình bày kêt q ủa một cách tự tin. Hình thức 2: Khảo sát kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực đạt được của học sinh qua một số bài kiểm tra. Đối tượng kiểm tra gồm cả những lớp được áp dụng đề tài thường xuyên và những lớp áp dụng không thường xuyên hay không được áp dụng. Cụ thể: Một bài kiểm tra 45 phút đối với lớp 11 sau khi học xong chương Nitơ - Phôtpho Một bài kiểm tra 15 phút đối với lớp 10 sau khi học xong chương Tốc độ phản ứng. Kết quả cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt. Điều này thể hiện qua điểm kiểm tra của các em: Lớp Mức độ áp dụng đề tài Kết quả kiểm tra Giỏi Khá TB Yếu Kém 11B6 Thường xuyên 30,0% 37,5% 37,5% 0% 0% 11B10 Thường xuyên 36,4% 45,6% 18,0% 0% 0% 11B7 Ít hoặc không thường xuyên 23,7% 31,6% 36,8% 7,9% 0% 11B4 Ít hoặc không thường xuyên 17,6% 29,4% 41,2% 11,8% 0% 11B5 Không áp dụng 10,0% 20,0% 55% 12,5% 2,5% Lớp Mức độ áp dụng đề tài Kết quả kiểm tra Giỏi Khá TB Yếu Kém 10B2 Thường xuyên 25,7% 42,6% 28,8% 2,9% 0% 10B8 Thường xuyên 33,3% 41,0% 25,7% 0% 0% 10B7 Ít hoặc không thường xuyên 15,8% 26,3% 47,4% 10,5% 0% 10B1 Ít hoặc không thường xuyên 21,1% 31,6% 39,4% 7,9% 0% 10B3 Không áp dụng 7,5% 22,5% 52,5% 15,0% 2,5% Hình thức 3: Chúng tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp (bằng phương pháp phỏng vấn) các giáo viên bộ môn Hóa học trong nhà trường và học sinh các lớp được áp dụng đề tài, đa số ý kiến như sau: - Giáo viên: + Với kỹ thuật này, HS bắt buộc phải xem trước thật kỹ và nắm vững kiến thức khi chuẩn bị trước bài ở nhà. + Kỹ thuật mảnh ghép tạo ra các hoạt động đa dạng, phong phú, từ đó hình thành ở HS tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. + Có một số thầy, cô đã nhận xét rằng, kỹ thuật mảnh ghép còn giúp hình thành ở HS kỹ năng giao tiếp, hợp tác, trình bày và giải quyết vấn đề. + Số lượng HS của lớp còn đông, diện tích phòng học chưa đủ rộng nên việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự. + Tốn nhiều thời gian để đầu tư, thiết kế các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm của HS và nội dung bài giảng. - Học sinh: + HS được hoạt động nhiều hơn, được tự mình nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. + HS hứng thú với tiết học này, hầu như các em đều có ý thức hơn trong học tập vì mỗi em cần gánh vác một nhiệm vụ. + HS cảm thấy sự có mặt của mình trong lớp học là có ý nghĩ, các em thấy tự tin hơn khi thảo luận với các bạn trong nhóm và khi trình bày trước lớp. + Chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tích cực hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, kĩ năng trao đổi, thuyết trình được cải thiện. 2. Kết quả: Qua kết quả của hai hình thức khảo sát trên đã cho thấy hiệu quả của việc “Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học một số bài môn hóa lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông”. Cụ thể: - Đối với xã hội: Xây dựng và sử dụng bài dạy có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy hóa học ở trường THPT là một trong các phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó đào tạo ra những thế hệ học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết tìm ra các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. - Đối với công tác giảng dạy: + Kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và kỹ thuật mảnh ghép nói riêng có tác dụng rất tốt đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề cho HS + Tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Hoá học. Học sinh năng động, tích cực hơn trong quá trình học bài trên lớp cũng như sự chuẩn bị bài từ nhà. + Là nguồn tài liệu phong phú và bổ ích trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng. PHẦN BA: KẾT LUẬN I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Qua các kết quả đạt được ở trên đã cho thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài. Đây sẽ là một tài liệu bổ ích để giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao. Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì không thể nhồi nhét vào đầu óc học sinh khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. Kỹ thuật mảnh ghép tạo cho học sinh hứng thú học tập, nghiên cứu, hình thành và vận dụng tốt kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông. II. KIẾN NGHỊ Vấn đề đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Để giảng dạy Hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả chúng tôi đề nghị một số vấn đề sau: + Đối với mỗi giáo viên dạy môn Hoá học ngoài việc tự học, tự nâng cao kiến thức chuyên môn còn phải biết kết hợp linh động, thành thạo nhiều phương pháp dạy học, phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề Hóa học, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy Hoá học để có bài giảng thu hút được học sinh. + Đối với nhà trường và các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, tổ chức nhiều buổi trao đổi chuyên đề về phương pháp giảng dạy để các giáo viên có thể học tập cũng như bổ sung kinh nghiệm cho nhau nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất phục vụ cho nhu cầu dạy và học trong nhà trường. Cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên một cách có hệ thống. + Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn, qua đó các giáo viên cùng nhau nghiên cứu bài học một cách có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian đầu tư có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi kính mong thầy, cô giáo và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn để có thể ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy. Xin trân trọng cảm ơn! Ninh Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2016 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Các tác giả Hà Thị Thanh Thúy Hoàng Thị Thanh Quyên Bùi Thị Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Sách giáo khoa Hoá học lớp 10, 11,12 cơ bản - NXBGD, năm 2007 [2]. Sách bài tập Hoá học lớp 10, 11,12 cơ bản - NXBGD, năm 2007 [3]. Sách giáo viên Hoá học lớp 10, 11, 12 - NXB GD, năm 2007 [4]. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Môn Hóa Học - Bộ GD&ĐT [5]. Thông tin trên mạng internet PHỤ LỤC Các giáo án powerpoint minh họa sử dụng kỹ thuật mảnh ghép
File đính kèm:
- SKKN.doc.doc
- amoniac.ppt
- axit cacboxylic.ppt
- axit nitric.ppt
- Bai 23 Hidro clorua Axit clohidric va muoi clorua.ppt
- Bìa sáng kiến.doc.doc
- Toc do puhh.ppt