Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn Vật lí Lớp 10, 11 ở trường Trung học phổ thông

Trước đây phương pháp dạy học(PPDH) truyền thống quan niệm rằng học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm.

PPDH truyền thống có đặc điểm sau:

* Về nội dung:

- Nội dung được quy định bởi một chương trình giảng dạy và tất cả học sinh học cùng nội dung ở cùng một thời điểm.

- Học sinh sẽ được quyền sử dụng thông tin trong giới hạn, do giáo viên lựa chọn hoặc thư viện trường.

- Các chủ đề được học thường không liên quan đến nhau, đến các lĩnh vực chủ đề và đến thế giới thực.

- Học sinh học thuộc lòng các sự kiện và đôi khi phân tích thông tin một cách độc lập.

- Học sinh làm việc để tìm ra một câu trả lời đúng.

- Giáo viên chọn các hoạt động và cung cấp tài liệu ở cấp độ thích hợp.

* Về cách dạy học:

- Giáo viên là người cung cấp thông tin giúp học sinh đạt được kĩ năng và kiến thức.

- Học sinh hoàn thành những hoạt động và bài học ngắn, tách rời nhau dựa trên những mảng nội dung và kỹ năng cụ thể.

- Giáo viên là chuyên gia, chỉ ra những điểm yếu của học sinh.

- Dạy học là một quá trình truyền đạt thông tin.

* Về môi trường học tập:

- Học sinh học một cách thụ động trong một lớp học thường là yên lặng.

- Học sinh thường làm việc riêng lẻ, một cách độc lập, không có sự trao đổi hay hoạt động theo nhóm nhiều để phát huy hết vai trò trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

* Cách đánh giá:

- Học sinh thi bài thi dùng bút và giấy, một cách yên lặng và riêng lẻ. Câu hỏi được giữ bí mật cho đến giờ thi, để học sinh sẽ phải học tất cả tài liệu mặc dù chỉ kiểm tra một phần trong đó.

- Giáo viên chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc học của học sinh.

 *Công nghệ:

- Giáo viên sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để giải thích, chứng minh và minh hoạ các chủ đề khác nhau.

 Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với :

- Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác

- Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng

- Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin

- Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe.

 PPDH truyền thông đã được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài và cho đến tận ngày nay bởi nó có những ưu, nhược điểm sau: .

 Ưu điểm: Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với :

 - Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác

 - Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng

 - Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin

 - Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe.

Nhược điểm:

 - Không phải học sinh nào cũng học tốt bằng cách nghe

 - Thường khó duy trì lâu sự chú ý của học sinh

 - Phương pháp này có khuynh hướng ít hoặc không đòi hỏi tư duy phê phán

 - Phương pháp này dựa trên giả định là tất cả học sinh đều có một phong cách học giống nhau

 - Hạn hẹp trong sự tiếp thu thông tin, chưa phát huy hết năng lực vốn có của học sinh. Nội dung bài học thường được cung cấp từ sách giáo khoa và giáo viên. Kết quả thu được là học sinh hình thành thói quen học tập thụ động, không có thói quen tự học tự nghiên cứu. Học sinh học xong mà không biết mình vừa học cái gì, vận dụng được gì, một số học sinh có cảm giác mình bị “bỏ rơi” ngay trong chính lớp học của mình.

 

doc47 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4956 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn Vật lí Lớp 10, 11 ở trường Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ và định luật Len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng.
2. Về kỹ năng
- Tiến hành được thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ.
- Vận dụng công thức F = BScosa.
- Xác định được chiều của dòng điện cảm ứng theo định luật Len-xơ
3. Thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
4. Phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua đặt câu hỏi khác nhau về một hiện tượng (cảm ứng điện từ); tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau (từ các thí nghiệm khác nhau); xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới (dự đoán nguyên nhân chung là số đường sức từ qua ống dây thay đổi).
- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn thông qua việc tự nghiên cứu và vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích sự xuất hiện suất điện động cảm ứng trong các trường hợp riêng.
- Năng lực hợp tác nhóm: làm thí nghiệm, trao đổi thảo luận, trình bày kết quả thí nghiệm. 
- Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin: hoàn thành các bảng số liệu khi làm thí nghiệm.
- Năng lực thực hành thí nghiệm: các thao tác và an toàn thí nghiệm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Bài tập ví dụ.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1A
TN1,TN2: Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần mạch kín (C)
Nội dung
Hiện tượng
Khi nam châm di chuyển lại gần
Khi nam châm di chuyển ra xa
Khi nam châm dừng lại
Phiếu học tập số 1B
TN3: Cho mạch kín (C) dịch chuyển lại gần và ra xa nam châm SN
Nội dung
Hiện tượng
Mạch kín (C) di chuyển lại gần
Mạch kín (C) di chuyển ra xa
Mạch kín (C) dừng lại
Phiếu học tập số 1C
TN4: Thay nam châm SN bằng 1 nam châm điện và thay đổi cường độ dòng điện 
Nội dung
Hiện tượng
Khi cường độ dòng điện NC thay đổi
Khi cường độ dòng điện NC không thay đổi
Phiếu học tập số 2
1. Hoàn thành câu C1, C2(SGK – T143)
2. Nguyên nhân nào gây ra dòng điện trong mạch kín (C)
 - Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
2. Học sinh:
- SGK, giấy nháp, vở ghi.
III. Tổ chức các hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn chung
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Tạo tình huống có vấn đề về cảm ứng điện từ
10 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Từ thông 
60 phút
Hoạt động 3
Cảm ứng điện từ 
Hoạt động 4
Định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng
Hoạt động 5
Dòng điện Fuco
Luyện tập
Hoạt động 6
Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
20 phút
Tìm tòi, mở rộng
Hoạt động 7
Tìm hiểu vai trò của hiện tượng cảm ứng điện từ trong đời sống, kĩ thuật
Ở nhà,
45 phút
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1: Tạo tình huống có vấn đề về cảm ứng điện từ:
a) Mục tiêu hoạt động
Cho học sinh vận dụng các kiến thức để trả lời hai câu hỏi sau:
+ Xung quanh dòng điện có từ trường vậy có cách nào từ từ trường ta tạo ra dòng điện không?
+ Dựa vào những gì em biết. Hãy nêu các cách tạo ra dòng điện?
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Đặt các câu hỏi về từng vấn đề để cho học sinh thực hiện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ lại kiến thức, đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm là sáng tỏ vấn đề
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
- Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. 
 c) Sản phẩm của hoạt động
Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
Hoạt động 2: Từ thông
 a) Mục tiêu hoạt động
 Tìm hiểu khái niệm từ thông.
 Nội dung:
- Đọc SGK để tìm hiểu về khái niệm từ thông, công thức tính, đơn vị và ý nghĩa của nó.
 b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
 GV cho các em đọc SGK dể thực hiện nhiệm vụ học tập.
 HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở.
 GV quan sát HS để hỗ trợ kịp thời. GV ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân HS và nhóm HS
 c) Sản phầm hoạt động: Sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm, các báo cáo và thảo luận. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh
Hoạt động 3: Cảm ứng điện từ
 a) Mục tiêu hoạt động
 Nêu được nguyên nhân xuất hiện dòng điện cảm ứng
 Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ.
 Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS, các em HS hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập.
 HS thảo luận nhóm để lĩnh hội được các kiến thức sau: Nguyên nhân chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng là do từ thông qua mạch thay đổi;
 b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Vòng 1:
- GV: Chia lớp ra thành 3 nhóm sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm. Thời gian cho các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận nhóm 5 phút.
Nhóm 1: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1A, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3
Nhóm 2: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1B, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3
Nhóm 3: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1C, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3
Vòng 2:
GV: Chia lại 3 nhóm thành 3 nhóm ghép như sau:
- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:1 sẽ di chuyển về nhóm 1.
- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:2 sẽ di chuyển về nhóm 2.
- Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:3 sẽ di chuyển về nhóm 3.
GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm ghép, thời gian các nhóm ghép thảo luận và viết kết quả thảo luận trên bảng phụ là 6 phút, sau đó treo bảng phụ lên tường
Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2
GV. Cho nhóm trưởng các nhóm lên trình bày còn các nhóm khác nhận xét bổ xung, sau đó gv nhận xét và kết luận
c) Sản phẩm của hoạt động
* Dự đoán các phương án trả lời của học sinh:
-Trong các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 đều xuất hiện dòng điện trong ống dây. TN1 và TN2 dòng điện ngược chiều nhau. TN3 khi lại gần và ra xa dòng điện cũng ngược chiều nhau. TN4 khi tăng và giảm cường độ dòng điện nam châm điện thì dòng điện trong ống dây cũng ngược chiều nhau.
-Thảo luận và đưa ra nhận xét: Khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hoạt động 4: Định luật len-xơ về chiều dòng điện cảm ứng
a) Mục tiêu hoạt động
 Phát biểu được định luật Len-xơ theo những cách khác nhau 
Vận dụng được định luật Len-xơ để xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các trường hợp khác nhau.
 Nội dung: 
 Dưới sự hướng dẫn của GV, HS lĩnh hội kiến thức và vận dụng để trả lời câu hỏi của bài học: Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào chiều biến thiên của từ thông: từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra chống lại sự biến thiên của từ thông sinh ra nó.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động:
Cho hs hoạt động nhóm để rút ra cách xác định chiều của dòng điện cảm ứng để rút ra định luật len xơ và trong trường hợp từ thông biến thiên do chuyển động.
Cho hs xác định chiều dòng điện cảm ứng trong một số ví dụ.
c) Sản phầm hoạt động: Sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm, các báo cáo và thảo luận. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh
Hoạt động 5: Dòng điện Fucô
 a) Mục tiêu hoạt động: 
 Tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của HS với những kiến thức mới bằng cách cho HS quan sát thí nghiệm về dòng điện Fu-cô.
 Nội dung:
	Học sinh được giao nhiệm vụ làm thí nghiệm (hoặc xem video ghi thí nghiệm) về dòng điện Fu-cô và vận dụng kiến thức về hiện tượng cảm ứng điện từ để giải thích một số hiện tượng vật lí.
 Dưới sự hướng dẫn của giáo viên (trực tiếp tại lớp, hướng dẫn tự học ở nhà, thảo luận trên lớp để "chốt" kiến thức), học sinh trình bày được các thí nghiệm và lĩnh hội được các kiến thức về dòng điện Fu-cô cũng như ứng dụng của nó trong đời sống, khoa học kỹ thuật.
	b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề bằng cách cho các em xem video hoặc quan sát thí nghiệm, hướng dẫn các em đọc thêm SGK thực hiện nhiệm vụ học tập. Khi quan sát hiện tượng con lắc đơn được làm bằng tấm kim loại đặc dao động vào, ra khoảng không gian có từ trường của nam châm chữ U, học sinh cần phát hiện ra vấn đề là: chuyển động dao động này có vận tốc chậm hơn khi vẫn con lắc ấy chuyển động trong không gian không có từ trường, ...
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các nhân ý kiến của nhóm.
Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
c) Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của HS.
+ Dòng điện Fu-cô
+ Tính chất và công dụng của dòng điện Fu-cô
Hoạt động 6: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng
a) Mục tiêu hoạt động: 
Thảo luận nhóm để chuẩn hóa kiến thức và luyện tập.
Nội dung: 
+ Giải thích sự xuất hiện suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường và dòng điện Fu-cô.
+ Giao cho học sinh luyện tập theo một số câu hỏi/bài tập đã biên soạn trong bài.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ (có thể dùng các slide để trình bày).
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở, tìm hiểu các kết quả báo cáo thí nghiệm, đọc SGK hoàn thiện kết quả, ghi vào vở ý kiến của mình. Sau đó được thảo luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác vào vở của mình. Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những nhiệm vụ này, thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở các ý kiến của nhóm. 
Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện). GV hệ thống và cùng HS chốt kiến thức.
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà
a) Mục tiêu hoạt động: 
Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp học:
 	 1. Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ .
 2. Tìm hiểu những ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện Fu-cô trong thực tế.
3. Tìm hiểu thêm các video trên mạng và hiện tượng cảm ứng điện từ và dòng điện Fu-cô. Hãy tự làm các thí nghiệm đó nếu làm được.
b) Gợi ý tổ chức hoạt động: 
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ đã nêu trong sách tài liệu để thực hiện ngoài lớp học.
HS ghi nhiệm vụ chuyển giao của GV vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để đưa ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
GV ghi nhận kết quả cam kết của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn, gợi ý cách thực hiện cho HS, hướng dẫn HS tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau (nếu có điều kiện). 
c) Sản phẩm hoạt động: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề
Câu 1.(TH) Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định nằm ngang.
	A. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, sau khi nam châm xuyên qua thì ngược kim đồng hồ.
	B. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, sau khi nam châm xuyên qua thì cùng kim đồng hồ.
	C. không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
	D. Dòng điện cảm ứng luôn cùng kim đồng hồ.
N
S
Câu 2.(TH) Khi cho nam châm xuyên qua vòng dây treo như hình vẽ thì chúng tương tác hút hay đẩy.
	A. Luôn đẩy nhau
	B. Ban đầu hút nhau, sau khi xuyên qua thì đẩy nhau.
	C. Ban đầu đẩy nhau, sau khi xuyên qua thì hút nhau.
	D. Luôn hút nhau
I1
v
Câu 3.(TH) Khi cho khung dây kín chuyển động ra xa dòng điện thẳng dài I1 như hình vẽ thì chúng sẽ
	A. đẩy nhau	B. hút nhau
	C. hút hay đẩy phụ thuộc tốc độ	D. không tương tác
Câu 4.(NB) Cho dòng điện thẳng cường độ I. Khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ đặt gần dòng điện thẳng, cạnh MQ song song với dòng điện thẳng. Trong khung dây không có dòng điện cảm ứng khi
	A. khung quay quanh cạnh MQ	B. khung quay quanh cạnh MN
	C. khung quay quanh cạnh PQ	D. khung quay quanh trục là dòng điện thẳng I
Câu 5.(VDT) Một khung dây phẳng có diện tích 12cm² đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 5.10–2T, mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Tính độ lớn từ thông qua khung
	A. Φ = 2.10–5Wb	B. Φ = 3.10–5Wb	C. Φ = 4.10–5Wb	D. Φ = 5.10–5Wb
Câu 6.(VDT) Một hình vuông cạnh 5cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 4.10–4 T, từ thông qua hình vuông đó bằng 10–6 WB. Tính góc hợp bởi véctơ cảm ứng từ và véc tơ pháp tuyến của hình vuông đó
	A. 0°	B. 30°	C. 45°	D. 60°
Câu 7.(VDT) Một khung dây có diện tích 2 cm² đặt trong từ trường, các đường sức từ tạo với mặt phẳng khung dây một góc 30°. Xác định từ thông xuyên qua khung dây, biết rằng B = 5.10–2 T.	Đs: Φ = 5.10–6 Wb.
Câu 8.(VDT) Một khung dây hình vuông, cạnh 4 cm, đặt trong từ trường đều, các đường sức xiên qua bề mặt và tạo với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây một góc 30°, từ trường có cảm ứng từ 2.10–5 T. Xác định từ thông xuyên qua khung dây nói trên?	Đs. 2,77.10–8 Wb.
5. Một số hình ảnh áp dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Vật lí lớp
10, 11 ở Trường THPTKim Sơn C – Ninh Bình: 
V. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
1. Để đánh giá hiệu quả của đề tài, chúng tôi đã thực hiện một số hình thức sau:
Hình thức 1: Đánh giá các hoạt động của HS thông qua một số tiêu chí
1. TIẾP NHẬN VÀ SẴN SÀNG THỰC HIỆN
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Nhiều HS thụ động, chưa sẵn sàng nhận và thực hiện nhiệm vụ
Còn 1 số HS chưa sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ
Hầu hết học sinh hiểu và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
2. TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO, HỢP TÁC
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Còn nhiều HS thực hiện nhiệm vụ một cách khiên cưỡng, không tích cực.
Chưa lôi cuốn được mọi học sinh tham gia vào các 
hoạt động học và thi đua lành mạnh
Lôi cuốn được mọi học sinh tham gia và thi đua lành mạnh
3. TRÌNH BÀY, TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Đa số học sinh làm việc thụ động, một chiều (nghe giảng và ghi chép thuần túy)
Ít nhất khoảng 50% học sinh hứng thú, tự tin và tích cực tương tác, trao đổi thảo luận và hỗ trợ. 
Hầu hết học sinh hứng thú, tự tin và tích cực tương tác,trao đổi thảo luận và hỗ trợ.
4. MỨC ĐỘ ĐÚNG ĐẮN, CHÍNH XÁC, PHÙ HỢP
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Chỉ 1 số học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp và đạt được mục tiêu của.
hoạt động
Đa số học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp và đạt được mục tiêu của hoạt động
Hầu hết học sinh có kết quả đúng đắn, chính xác, phù hợp. Kết quả học 
Có khả năng trình bày kêt q ủa một cách tự tin.
Hình thức 2: Khảo sát kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực đạt được của học sinh qua một số bài kiểm tra. Đối tượng kiểm tra gồm cả những lớp được áp dụng đề tài thường xuyên và những lớp áp dụng không thường xuyên hay không được áp dụng. Cụ thể:
Một bài kiểm tra 45 phút đối với lớp 11 sau khi học xong chương Cảm ứng điện từ.
Một bài kiểm tra 15 phút đối với lớp 10 sau khi học xong chương Động học chất điểm.
 Kết quả cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt. Điều này thể hiện qua điểm kiểm tra của các em:
Lớp
Mức độ áp dụng đề tài
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
11A
Thường xuyên
30,0%
47,5%
27,5%
0%
0%
11B
Thường xuyên
26,4%
50,6%
23,0%
0%
0%
11C
Ít hoặc không thường xuyên
13,7%
36,6%
41,8%
7,9%
0%
11D
Ít hoặc không thường xuyên
17,6%
29,4%
41,2%
11,8%
0%
11E
Không áp dụng
10,0%
20,0%
55%
12,5%
2,5%
Lớp
Mức độ áp dụng đề tài
Kết quả kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
10A
Thường xuyên
33,3%
41,0%
25,7%
0%
0%
10B
Thường xuyên
25,7%
42,6%
29,8%
1,9%
0%
10C
Ít hoặc không thường xuyên
15,8%
26,7%
47,0%
10,5%
0%
10D
Ít hoặc không thường xuyên
21,1%
31,6%
39,4%
7,9%
0%
10E
Không áp dụng
7,5%
22,5%
52,5%
15,0%
2,5%
Hình thức 3: Chúng tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp (bằng phương pháp phỏng vấn) các giáo viên bộ môn Vật lí trong nhà trường và học sinh các lớp được áp dụng đề tài, đa số ý kiến như sau:
- Giáo viên: 
+ Với kỹ thuật này, HS bắt buộc phải xem trước thật kỹ và nắm vững kiến thức khi chuẩn bị trước bài ở nhà.
+ Kỹ thuật mảnh ghép tạo ra các hoạt động đa dạng, phong phú, từ đó hình thành ở HS tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp.
+ Có một số thầy, cô đã nhận xét rằng, kỹ thuật mảnh ghép còn giúp hình
thành ở HS kỹ năng giao tiếp, hợp tác, trình bày và giải quyết vấn đề.
 + Số lượng HS của lớp còn đông, diện tích phòng học chưa đủ rộng nên việc ghép nhóm vòng 2 sẽ gây mất trật tự.
 + Tốn nhiều thời gian để đầu tư, thiết kế các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm của HS và nội dung bài giảng.
- Học sinh:
+ HS được hoạt động nhiều hơn, được tự mình nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, nên khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
+ HS hứng thú với tiết học này, hầu như các em đều có ý thức hơn trong học tập vì mỗi em cần gánh vác một nhiệm vụ.
+ HS cảm thấy sự có mặt của mình trong lớp học là có ý nghĩ, các em thấy tự tin hơn khi thảo luận với các bạn trong nhóm và khi trình bày trước lớp.
	 + Chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tích cực hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, kĩ năng trao đổi, thuyết trình được cải thiện.
2. Kết quả: 	
Qua kết quả của hai hình thức khảo sát trên đã cho thấy hiệu quả của việc “Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn Vật lí lớp 10, 11 ở trường trung học phổ thông”. Cụ thể: 
- Đối với xã hội: Xây dựng và sử dụng bài dạy có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong giảng dạy Vật lí ở trường THPT là một trong các phương pháp dạy học đáp ứng mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Từ đó đào tạo ra những thế hệ học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước có đầy đủ các phẩm chất và năng lực cần thiết tìm ra các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp.
- Đối với công tác giảng dạy: 
+ Kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và kỹ thuật mảnh ghép nói riêng có tác dụng rất tốt đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề cho HS
+ Tạo được sự hứng thú, niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn. Học sinh năng động, tích cực hơn trong quá trình học bài trên lớp cũng như sự chuẩn bị bài từ nhà.
+ Là nguồn tài liệu phong phú và bổ ích trong quá trình giảng dạy của giáo viên. Góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà.
VI. Điều kiện và khả năng áp dụng
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
Qua các kết quả đạt được ở trên đã cho thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của đề tài. Đây sẽ là một tài liệu bổ ích để giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh đạt hiệu quả cao.
 Ninh Bình, ngày 08 tháng 5 năm 2018
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
 Các tác giả
Nguyễn Thị Nguyệt
Nguyễn Đức Chiến
Mè Tiến Mạnh
PHỤ LỤC
Các giáo án powerpoint minh họa sử dụng kỹ thuật mảnh ghép

File đính kèm:

  • docSKKN.doc.doc
  • docBÌA SKKN.doc
  • pptLỰC HƯỚNG TÂM.ppt
  • pptTỪ THÔNG - CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ.ppt
Sáng Kiến Liên Quan