Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh

- Chi tiết giải pháp cũ: Trước đây, các tiết luyện tập, tiết tự chọn và tiết kiểm tra trong chương trình phổ thông được GV thiết kế theo phân phối chương trình chung. Mỗi tiết học được thiết kế với thời lượng 45 phút phải đảm bảo các thành tố sau

1) Mục tiêu: Học sinh thực hiện được kỹ thuật các nội dung học và đạt được thành tích quy định theo mục tiêu đã đề ra

2) Nội dung: Học sinh học các nội dung quy định sẵn, và phát triển theo các kiến thức đã được truyền thụ một cách thụ động, bài bản không gắn với các tình huống thực tế để xử lý.

3) Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

Phương pháp dạy học: Giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh và GV đóng vai trò trung tâm. Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức đã được quy định sẵn.

Kĩ thuật dạy học: Giáo viên làm mẫu phân tích, hướng dẫn học sinh luyện tập theo các phương pháp truyền thống

4) Phương tiện và cơ sở vật chất: Sử dụng các phương tiện sẵn có trong nhà trường để dạy học.

5) Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá dựa trên tiêu chí có sẵn, và chỉ yêu cầu học sinh tái hiện lại hình thức và kiến thức đã được học

Như vậy sẽ không phát huy được hết năng lực tư duy sáng tạo của HS

- Ưu điểm, nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục: Qua tìm hiểu, điều tra chúng tôi thấy rằng đa số GV đã chú ý đến việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hóa học, tuy nhiên trong quá trình sử dụng bài tập còn có những hạn chế phổ biến sau đây:

- Việc xác định mục đích cần đạt cho bài tập nhiều khi chỉ dừng lại ở bản thân lời giải của bài tập mà chưa có được mục tiêu nhận thức, phát triển tư duy cho HS.

- Chưa chú trọng khuyến khích HS tìm lời giải thông minh, sáng tạo cho bài toán mà bằng lòng với một cách giải đã biết.

Thực tiễn cho thấy bài tập hóa học không chỉ có tác dụng ôn tập, củng cố kiến thức đã học mà còn có tác dụng để phát triển kiến thức, phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh cho HS. Tuy nhiên, việc sử dụng bài tập hóa học như là một phương pháp dạy học hiệu nghiệm thì chưa được chú ý đúng mức.

GV và HS đều quan tâm đến kết quả của bài toán nhiều hơn quá trình giải toán. Tất nhiên, trong quá trình giải các thao tác tư duy được vận dụng, các kĩ năng suy luận, kĩ năng tính toán, kĩ năng viết và cân bằng phương trình phản ứng được rèn luyện. Thế nhưng, nếu chú ý rèn tư duy cho HS trong quá trình giải thì việc giải để đi đến đáp số của các bài toán sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Đối với cách dạy thông thường thì chỉ cần tổ chức cho HS hoạt động tìm ra đáp số của bài toán. Để phát triển tư duy và rèn trí thông minh cho HS thì làm như thế là chưa đủ, thông qua hoạt động giải bài toán hoá học luôn khuyến khích HS tìm nhiều cách giải cho một bài tập, chọn cách giải hay nhất, ngắn gọn nhất.

Khi giải bài toán, cần tổ chức cho mọi đối tượng HS cùng tham gia tranh luận. Khi nói lên được một ý hay, giải bài toán đúng, với phương pháp hay sẽ tạo ra cho HS niềm vui, một sự hưng phấn cao độ, kích thích tư duy, nỗ lực suy nghĩ tìm ra cách giải hay hơn thế nữa.

 

doc106 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HCl và HOH là HX , giải theo cách 2.
Cách 2.1: Công thức trung bình kết hợp với biến đổi tổng quát
Giả sử khối lượng khí H2 là a gam Khối lượng dung dịch axit là 20.a gam
Đặt công thức chung của HCl và HOH là H 
2.1.a. Gọi số mol HCl là x số mol HOH là a - x:
2.1.b. Sơ đồ đường chéo:
Cách 2.2: Công thức trung bình kết hợp với tự chọn lượng chất
Giả sử khối lượng dung dịch axit ban đầu là 100 gam
Tương tự đến đây ta có thể tính đặt ẩn giải hoặc lập sơ đồ chéo
Sơ đồ đường chéo:
Qua các cách giải trên ta thấy, với các bài toán cho lượng chất tổng quát thì chúng ta nên tự chọn một lượng chất cụ thể khi đó việc giải bài toán sẽ trở nên dễ dàng hơn mà vẫn không mất đi tính tổng quát của bài toán.
Bài 75: Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B đều hoá trị 2. Sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và còn lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với HCl dư rồi cho khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 32,5 gam muối khan.
1. Tính giá trị của m.
2. Nếu A, B là 2 kim loại thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II (MA< MB). Xác định 2 kim loại A, B.
Lời giải:
Vì chất rắn Y tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí thoát ra Trong chất rắn Y có muối cacbonat còn dư.
Cách 1: Phương pháp đại số
Đặt số mol các chất trong m gam X {ACO3: x mol; BCO3: y mol}
Nung X xảy ra các phản ứng:
Chất rắn Y gồm {AO: x1 mol; BO: y1 mol; ACO3: (x - x1) mol; BCO3: (y - y1) mol}
Y + HCl: Xảy ra các phản ứng
Muối khan gồm { ACl2: x mol; BCl2: y mol}
 (A + 71)x + (B + 71)y = 32,5 Ax + By = 11,2
1. X gồm { ACO3: x mol; BCO3: y mol}
 m = (Ax + By) + 60(x + y) = 11,2 + 60.0,3 = 29,2gam
Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 40 (Ca)
Việc giải một cách trân phương như trên khá dài dòng, số ẩn lại nhiều, nếu khả năng tư duy toán học không tốt, chưa chắc đã làm được ý 2.
Ta có thể đặt công thức trung bình của 2 muối là MCO3 , việc giải bài toán lúc này trở nên khá đơn giản
Cách 2: Phương pháp trung bình
Cách 2.1. Biến đổi đại số:
Y + HCl: Xảy ra các phản ứng
Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 40 (Ca)
Với HS có năng lực quan sát, nhận thấy 2 muối và khác nhau ở 2 gốc axit, dùng phương pháp tăng giảm khối lượng, làm theo cách 2.2.
Cách 2.2: Bảo toàn số mol nguyên tử + Tăng giảm khối lượng
1. m + 11.0,3 = 32,5 m = 29,2gam
Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 40 (Ca)
Cách 2.3: Bảo toàn số mol nguyên tử
2. Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 40 (Ca)
Cách 2.4: Phương pháp bảo toàn điện tích
Vì A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp trong phân nhóm chính nhóm II nên A = 24 (Mg) ; B = 40 (Ca)
Bài 76: Cho 1,52 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Al2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A và làm khô thu được 3,92 gam muối khan. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng.
Lời giải:
Cách 1: Phương pháp đại số
Đặt số mol các oxit trong 15,2 gam hỗn hợp: {Al2O3: x ; MgO: y ; ZnO: z}
 102x + 40y + 81z = 1,52 (I)
Từ các phản ứng:
Muối khan gồm {Al2(SO4)3: x ; MgSO4: y ; ZnSO4: z}
 342x + 120y + 161z = 3,92 (II)
Nhận thấy, ở đây chỉ có 2 phương trình đại số, mà có đến 3 ẩn, nên không tìm được giá trị cụ thể của x, y, z cần phải tách ghép ẩn:
Lấy (III) – (I) ta có:
Cách 2: Bảo toàn khối lượng
Cách 3: Bảo toàn điện tích
HS có tư duy logic, khả năng suy luận, nhận thấy số oxi hóa của kim loại trong oxit và trong muối không đổi nên theo định luật bảo toàn điện tích: 
Bài tập vận dụng:
Bài 77: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Ba với số mol bằng nhau vào nước được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y đến khi lượng kết tủa đạt giá trị lớn nhất thấy dùng hết 200ml. Tính m.
Đáp số: 8,2 gam.
Bài 78: Cho 150 ml dung di ̣ ch KOH 1,2M tác dung với 100 ml dung dic̣ h AlCl3 nồng độ x mol/l, thu được dung dịch Y và 4,68 gam kết tủa. Loại bỏ kết tủa, thêm tiếp 175 ml dung dịch KOH 1,2M vào Y, thu được 2,34 gam kết tủa. Giá tri ̣ của x là
A. 1,2 	B. 0,8 	C. 0,9 	D. 1,0
(TSĐH Khối B – 2010)
Bài 79: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng mô ̣ t lượng O2 vừa đủ, thu đươc̣ khi ́ X. Hấp thu ̣hết X vào 1 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu đươc̣ dung dic̣h Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá tri ̣ của m là
A. 23,2 	B. 12,6 	C. 18,0 	D. 24,0
(TSĐH Khối B – 2010)
Bài 80: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4: 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
A. 13,70 gam. 	B. 18,46 gam. 	C. 12,78 gam. 	D. 14,62 gam.
P13. Bài tập chương crom, sắt, đồng
Bài 81: Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700ml dung dịch HCl 1M thu được 3,36lít khí H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa, lọc tách kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Tính giá trị của m.
Lời giải:
Cách 1: Bảo toàn khối lượng
Bảo toàn khối lượng:
Cách 2: Phương pháp trung bình
Đặt công thức chung của 3 oxit là FexOy
X gồm {Fe: a ; FexOy: b} 56a + (56x + 16y)b = 20
X + HCl:
Chất rắn Y là Fe2O3: 0,5a + 0,5bx = 0,15 m = 0,15.160 = 24gam
Cách 3: Bảo toàn điện tích
Với HS có tư duy logic, nhanh nhậy dễ nhận thấy chất rắn Y là Fe2O3. Hỗn hợp ban đầu được tạo nên bởi 2 nguyên tố Fe và O, nếu biết số mol Fe ban đầu thì coi như bài toán này được giải quyết, để tính được số mol sắt ta phải tính được số mol của O Số mol HCl phản ứng với Fe là mol
Þ Số mol HCl phản ứng với các oxit là 0,7 - 0,3 = 0,4mol
Cách 3.2: Để tạo thành phân tử H2O, cần 2H+ và O2-
Bài 82: Hoà tan hoàn toàn 3,76gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm FeS, FeS2 và S trong HNO3 đặc, đun nóng thu được 10,752lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào D thu được kết tủa E, lọc tách lấy kết tủa E và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m. 
Lời giải
Cách 1: Phương pháp đại số
Đặt số mol FeS, FeS2 và S lần lượt là x, y và z.
Phương trình hóa học các phản ứng:
X + HNO3:
D + Ba(OH)2:
Theo PTHH các phản ứng ta có:
Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.(x + y) = 0,015 ; BaSO4: (x + 2y + z) = 0,065}
 m =160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam
Cách 2: Bảo toàn số mol electron
Đặt số mol các chất trong 3,76gam X {FeS: x ; FeS2: y ; S: z}
 56(x + y) + 32(x + 2y + z) = 3,76
Bảo toàn số mol electron
 9x + 15y + 6z = 0,48 3x + 5y + 2z = 0,16 (x + y) + 2(x + 2y + z) = 0,16
Từđó x + y = 0,03 ; x + 2y + z = 0,065
Chất rắn thu được {Fe2O3: 0,5.(x + y) = 0,015 ; BaSO4: (x + 2y + z) = 0,065}
 m =160.0,015 + 233.0,065 = 17,545gam
Bài 83: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062 gam kết tủa. Hoà tan hết chất rắn B vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy có V lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Tính giá trị của V
Lời giải
Khí ra khỏi ống sứ hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư xảy ra phản ứng:
Ba(OH)2 + CO2 BaCO3 + H2O
Đặt số mol các chất trong A là{ FeO: a;Fe2O3: b }
Cách 1: Phương pháp đại số
PTHH của các phản ứng xảy ra:
Chất rắn B gồm{Fe2O3: x mol; Fe3O4: 3y mol; FeO: 3z mol; Fe: t mol}
Bảo toàn số mol nguyên tử Fe:
B + HNO3 dư: Xảy ra các phản ứng
	(III)
Chỉ có 3 phương trình mà có 4 ẩn, do đó ta không tìm được giá trị cụ thể của x, y, z, t. Thực tế ta chỉ cần tính tổng (y + z + t) nên ta có thể biến đổi như sau:
Cách 2. Bảo toàn khối lượng
Thay số: 4,784 + 63(0,21 + nNO) = 0,07.242 + 30nNO + 18.0,5(0,21 + nNO)
Cách 3. Bảo toàn nguyên tố
Áp dụng bảo toàn nguyên tố O ta có:
Trong đó:
Thay số:
(4,784 – 56.0,07) + 16.3.(0,21 + nNO) = 16.9.0,07 + 16.nNO + 16.0,5.(0,21 + nNO)
Cách 4. Phương pháp bảo toàn electron
Áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 0,01 + 2.0,046 = 3x x = 0,034
Bài tập áp dụng
Bài 84: Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp chất rắn X gồm: Cu, CuS, FeS, FeS2, FeCu2S2, S thì cần 2,52 lít O2 và thấy thoát ra 1,568 lít SO2. Mặt khác cho 6,48 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lít NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V và m là:
A. 12,316 lít và 24,34 gam 	B. 13,216 lít và 23,44 gam
C. 16,312 lít và 23,34 gam 	D. 11,216 lít và 24,44 gam
Bài 85: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với khí hiđro bằng 21,25. Tính % khối lượng của AgNO3 trong hỗn hợp X.
Bài 86: Dẫn luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 16gam bột FexOy nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc (giả sử xảy ra phản ứng khử trực tiếp oxit sắt thành Fe kim loại), toàn bộ khí thoát ra được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thấy có 30gam kết tủa trắng. Xác định công thức FexOy.
Bài 87: Hoà tan 16,4gam hỗn hợp bột X gồm Fe kim loại và một oxit sắt bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau đó đun nóng trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 20gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt.
Bài 88: Nung nóng 18,56 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và một oxit sắt FexOy trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí CO2 và 16 gam một oxit sắt duy nhất. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Xác định công thức của FexOy
Bài 89: Hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 trộn với nhau theo tỉ lệ khối lượng 7: 3,6: 17,4. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HCl thu được dung dịch B. Chia B thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa C.
- Phần 2: Sục khí Cl2 đi qua dung dịch B đến khi phản ứng hoàn toàn, đun nóng, thêm NaOH tới dư, thu được kết tủa D. Kết tủa C, D có khối lượng chênh lệch nhau 1,7 gam. Nung kết tủa C, D trong không khí thu được m gam chất rắn E.
Tính khối lượng hỗn hợp A và giá trị của m.
Bài 90: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,01 mol Fe và 0,02 mol Fe2O3 trong dung dịch chứa 0,14 mol HCl thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch KMnO4 dư đã được axit hoá bằng H2SO4 loãng thu được khí B. Tính thể tích khí B ở đktc.
Bài 91: Hoà tan hoàn toàn 3,76gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm FeS, FeS2 và S trong HNO3 đặc, đun nóng thu được 10,752lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào D thu được kết tủa E, lọc tách lấy kết tủa E và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Bài 92: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Để khử hoàn toàn 3,04gam hỗn hợp X thành kim loại cần vừa đủ 0,1gam khí H2. Hoà tan hết 3,04gam hỗn hợp X bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của V.
Bài 93: Cho m gam hỗn hợp Z gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 3,2M loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Z1 và còn lại 1,46gam kim loại. Tính giá trị của m.
Bài 94: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau, M là kim loại có hoá trị không đổi. Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đun nóng, thu được dung dịch A1 và 13,216 lít (đktc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng là 26,34 gam gồm NO2 và NO. Thêm một lượng dư dung dịch BaCl2 loãng vào A1, thấy tạo thành m1 gam chất kết tủa trắng trong dung dịch dư axit trên.
1. Xác định kim loại M trong MS.
2. Tính giá trị khối lượng m1.
Bài 95: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khí ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062 gam kết tủa. Hoà tan hết chất rắn B vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy có V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Tính giá trị của V.
Bài 96: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Đáp số: m = 59,4gam
Bài 97: Cho 2,8gam bột Fe vào 240ml dung dịch AgNO3 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và chất rắn Y. Tính khối lượng chất rắn Y.
Đáp số: mY = 12,96gam
Bài 98: Hoà tan hết 25,2 gam bột Fe vào dung dịch HNO3, sau khi kết thúc phản ứng thu được 8,96 lít khí không màu, hoá nâu ngoài không khí (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Tính khối lượng muối sắt có trong X.
Đáp số: mMuối = 99,6gam
Bài 99: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là
A. Cr2O3. 	B. FeO. 	C. Fe3O4. 	D. CrO.
(TSĐH Khối B – 2010)
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn căn bản được hoàn thành những vấn đề sau:
Một là, nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về các vấn đề:
- Năng lực nhận thức, quá trình tư duy của học sinh.
- Năng lực tư duy, phát triển tư duy hóa học.
- Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học.
Hai là, chúng tôi đã sưu tầm và xây dựng được
- 15 ví dụ tiêu biểu cho bài toán nhiều cách giải.
- 99 bài toán hóa học theo từng lớp, từng chương có nhiều cách giải để rèn luyện năng lực tư duy, trí thông minh và óc sáng tạo của học sinh.
Ba là, đã chấm được 198 bài kiểm tra, đánh giá, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và phân tích. Kết quả thu được:
- Số liệu TNSP đã so sánh được kết quả việc áp dụng phương pháp giải BTHH bằng nhiều cách so với việc học sinh chỉ giải BTHH một cách thông thường.
- Qua thực nghiệm chúng tôi đánh giá được chất lượng hiệu quả các bài toán đã xây dựng để từ đó bổ sung những thiếu sót cho đề tài, loại bỏ những bài toán không hay, phức tạp.
Bốn là, bản thân chúng tôi sau khi nghiên cứu, thực hiện đề tài đã thu được nhiều kinh nghiệm và bài học bổ ích như:
- Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của BTHH nói chung và BTHH có nhiều cách nói riêng đối với việc phát triển năng lực tư duy, khả năng sáng tạo của HS.
- Biết cách phát huy khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt, trí tò mò của học sinh trong việc học tập môn hóa học.
- Nâng cao kĩ năng giải BTHH và kĩ năng hướng dẫn HS giải BTHH.
Năm là, chúng tôi hy vọng đề tài nghiên cứu đã đem lại những ý nghĩa thiết thực để vận dụng vào trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa.
Trên cơ sở những kiến thức và phương pháp nghiên cứu đã thu được trong thời gian qua, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm:
- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống BTHH, đồng thời tiếp tục lựa chọn, xây dựng hệ thống BTHH nhằm phục vụ cho quá trình dạy học hoá học ở trường THPT.
- Sử dụng BTHH trong dạy học hoá học để phát huy hơn nữa năng lực nhận thức và tư duy của HS, nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
B. KIẾN NGHỊ
Xu hướng của dạy học hiện nay là tăng cường vai trò chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thông qua tổ chức thực hiện hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh có một phương pháp tư duy logic, sáng tạo. Vì vậy chúng tôi có một số ý kiến đề xuất với các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, ngành giáo dục như sau:
- Cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Khuyến khích GV tự mình xây dựng hệ thống bài tập có chất lượng tốt trong đó bài tập có nhiều cách giải hay để kích thích sự phát triển tư duy cho HS.
Vì thời gian và phạm vi đề tài có hạn nên chúng tôi chỉ mới nghiên cứu được một số dạng BTHH nhiều cách giải theo một số chương ở SGK. Nếu có điều kiện, chúng tôi tiếp tục phát triển đề tài theo hướng tuyển chọn, biên soạn hệ thống BTHH theo từng dạng toán cụ thể và phân loại theo từng mức độ khác nhau đặc biệt là hệ thống bài tập bồi dưỡng HS giỏi.
Chúng tôi nhận thấy rằng nội dung đề tài chỉ là những kết quả nghiên cứu bước đầu. Vì trình độ, năng lực của bản thân và điều kiện thời gian còn hạn chế chúng tôi mong nhận được sự góp ý xây dựng của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BTHH: 	Bài tập hóa học
ĐC: 	Đối chứng
ĐKTC: 	Điều kiện tiêu chuẩn
GV: 	Giáo viên
HS: 	Học sinh
PTHH: 	Phương trình hóa học
THPT: 	Trung học phổ thông
TN: 	Thực nghiệm
TNSP: 	Thực nghiệm sư phạm
TSCĐ: 	Tuyển sinh cao đẳng
TSĐH : 	Tuyển sinh đại học
THPTQG: 	Trung học phổ thông quốc gia
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Ngọc Bằng, Vũ Khắc Ngọc, Hoàng Thị Bắc, Từ Sỹ Chương, Lê Phạm Thành... (2009), 16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa học, NXB ĐHSP Hà Nội.
[2]. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp dạy học hóa học, NXBGD, Hà Nội.
[3]. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển năng lực trí tuệ cho HS thông qua BTHH, luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4]. Cao Cự Giác (2001), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 1, NXB ĐHQG Hà Nội.
[5]. Cao Cự Giác (2001), Hướng dẫn giải nhanh bài tập hóa học, tập 2, NXB ĐHQG Hà Nội.
[6]. Cao Cự Giác (2009), Cẩm nang giải toán trắc nghiệm hóa học, NXB ĐHQG Hà Nội.
[7]. Cao Cự Giác( 2008), “ Xây dựng một số dạng bài tập bồi dưỡng năng lực tưu duy hóa học cho học sinh THPT”, Tạp chí giáo dục, (191), tr. 48 -50
[8]. Nguyễn Thị Ngân (2008), Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài toán hóa học vô cơ có nhiều cách giải để rèn tư duy và trí thông minh cho HS ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.
[9]. Vũ Khắc Ngọc, "18 cách giải cho một bài toán hóa học", Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 3/2009.
[10]. Vũ Khắc Ngọc, "Bài toán hóa hữu cơ có nhiều cách giải", Tạp chí hóa học và ứng dụng số 11/2009.
[11]. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lý luận dạy học hoá học, Tập 1, NXB ĐHSP, Hà Nội.
[12]. Lê Xuân Trọng, Từ Ngọc Ánh, Lê Mậu Quyền, Phan Quang Thái (2006), Hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[13]. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2007), Sách giáo khoa hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[14]. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2008), Sách giáo khoa hóa học 12 nâng cao, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[15]. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Xuân Trường (2007), Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[16]. Nguyễn Xuân Trường (2006), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
[17]. Nguyễn Xuân Trường (2005), "Giải bài tập hóa học bằng nhiều cách - một biện pháp nhằm phát triển tư duy", Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 12/2005.
[18]. Nguyễn Xuân Trường (2006) “ Rèn trí thông minh trong dạy hóa học” Hóa học và ứng dụng, 53(5), Tr. 3-9
[19]. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV trung học phổ thông chu kỳ III (2004-2007), Hà Nội.
[20]. Nguyễn Xuân Trường (2010), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.
[21]. Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm phát triển tư duy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[22]. Tài liệu tập phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[23]. Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo
[24]. Tìm hiểu trên internet

File đính kèm:

  • doc4. BM Sử dụng hệ thống bài tập hóa học có nhiều cách giải để phát triển năng lực tư duy cho học sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan