Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa Lí 8

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc sử dụng di sản văn hóa, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học trong các nhà trường. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập nghiên cứu tại thực địa; giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài dạy có lồng ghép nội dung giáo dục địa phương, di sản văn hóa trong dạy học địa lí. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.

Bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu có giá trị về di sản văn hóa ở địa phương: nguồn tư liệu về vườn quốc gia Cúc Phương.

Giúp học sinh nâng cao kỹ năng sống, kĩ năng thực hành môn địa lí, khả năng tư duy gắn lý thuyết với thực tiễn. Hình thành thái độ hứng thú, say mê của các em đối với môn học, góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách toàn diện. Rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và rèn luyện các kỹ năng sống và kỹ năng địa lí cho học sinh.

 Phát huy giá trị văn hóa, bảo tồn các di sản phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Di sản chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di sản còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước.

Cung cấp cho học sinh các kiến thức về giá trị, chức năng, ý nghĩa của di sản, từ đó nâng cao nhận thức của các em về bảo vệ các giá trị di sản văn hóa của địa phương, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Qua đó, học sinh được hoàn thiện về nhân cách, bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.

 

doc49 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng di sản văn hóa địa phương và việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Địa Lí 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tầm quan trọng của rừng đối với đời sống và hoạt động sản xuất. Từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu làm việc nhóm và thyết trình về một số nội dung cụ thể. Làm phong phú các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường.
3.3 Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn cách thu thập thông tin, tìm kiếm hiện vật, cần thiết thì phải quay phim, chụp ảnh.
- Hướng dẫn cách cho học sinh thu thập thông tin:
+ Qua giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch (nghe, ghi chép, ghi âm, quay phim , chụp ảnh, phỏng vấn)
+ Qua sự hướng dẫn của giáo viên
+ Qua kĩ năng tự thu thập thông tin
- Tìm kiếm hiện vật: chụp ảnh, quay phim (“Không lấy gì ngoài bức ảnh đẹp, không để lại gì ngoài dấu chân, không giết gì ngoài giết thời gian”)
3.4 Giáo viên hoặc hướng dẫn viên giới thiệu sơ lược về địa điểm thực địa: 
Hướng dẫn viên giới thiệu: 
- Năm thành lập. 1962 
- Diện tích 22.200 ha, phân bố trải rộng trên 3 tỉnh: Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Diện tích rừng Cúc Phương trên địa phận huyện Nho Quan là hơn 11.200 ha chiếm 51,4%. 
- Sơ đồ đường đi 
Từ trường THCS Văn Phú, dọc theo Quốc lộ 12B theo hướng Bắc đến đê Sui thuộc địa phận xã Văn Phương (khoảng 3km), rồi rẽ trái theo hướng Tây đi khoảng 7 – 8 km thì đến cổng rừng quốc gia Cúc Phương. 
- Khu vực cụ thể của địa điểm thực địa:
+ Trung tâm cứu hộ linh trưởng và rùa (cách cổng rừng 300m)
+ Vườn thực vật (cách cổng rừng 300m)
+ Động người xưa (cách 7km)
 HS nghe và ghi chép
- Giáo viên và hướng dẫn viên nêu một số quy định của vườn quốc gia, nhắc nhở, chỉ dẫn học sinh đi lại cẩn thận để không ảnh hưởng tới hệ động vật và đảm bảo an toàn; giới thiệu về vườn quốc gia
 4. Từ 8h15 – 11h00 tiến hành học tập tại các điểm cụ thể như sau:
* Từ 8h15 đến 8h50 HS di chuyển đến trung tâm cứu hộ linh trưởng và rùa. 
- Giáo viên và hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung :
+ Sự đa dạng về hệ động vật thông qua thăm quan thực tế.
+ Số loài linh trưởng được bảo tồn ở trung tâm.
+ Vai trò của trung tâm cứu hộ (Chăm sóc, bảo vệ và phát triển nguồn gen)
- Học sinh: tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía giáo viên và hướng dẫn viên nếu cần thiết để điền vào phiếu học tập. Chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu viết báo cáo.
* Từ 8h50 đến 9h20 HS di chuyển đến vườn thực vật
- Giáo viên và hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung :
+ Sự đa dạng về các giống loài thực vật.
+ Những loài đặc hữu của rừng.
+ Vai trò của vườn thực vật.
- Học sinh: tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía giáo viên và hướng dẫn viên nếu cần thiết để điền vào phiếu học tập. Chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu viết báo cáo.
* Từ 9h20 đến 9h50 HS di chuyển đến Động Người Xưa
- Giáo viên và hướng dẫn viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung :
+ Cảnh quan của rừng kín thường xanh.
+ Sự phân tầng thực vật.
+ Phân biệt sự khác nhau giữa rừng tái sinh (ở vùng rìa) và rừng nguyên sinh (ở vùng lõi). So sánh với các hệ sinh thái khác.
- Học sinh: tự khảo sát, tìm kiếm hiện vật, phát hiện thông tin, tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía giáo viên và hướng dẫn viên nếu cần thiết để điền vào phiếu học tập. Chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu viết báo cáo.
	* Từ 9h50 đến 10h10 HS đi thăm quan tự do, thu thập thêm các tư liệu cần thiết để hoàn thành phiếu học tập.
	* Từ 10h10 đến 10h30 GV tập trung học sinh:
+ GV đánh giá nhận xét buổi học.
+ Giao nhiệm vụ tiếp theo cho học sinh: Hoàn thiện sản phẩm theo nhóm, thống nhất kế hoạch báo cáo sản phẩm nghiên cứu (sau 3 ngày, từ ngày 20/10/2015 đến ngày 23/10/2015, dưới hình thức trưng bày). Sản phẩm báo cáo có thể là tác phẩm đóng quyển, thuyết trình qua ảnh, viết bài luận, trình chiếu trên powerpoit). 
 Phụ lục 5
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (tại thực địa)
Câu 1:Hãy quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin cho biết:
- Những đặc điểm nổi bật về động vật, thực vật của vườn quốc gia Cúc Phương (gồm có những loại động vật nào, các loại quí hiếm, ).
- Quan sát, nhận xét sự thay đổi của cảnh quan thực vật từ cửa rừng vào tới Động Người Xưa? Đặc trưng của kiểu rừng ở Cúc Phương
- Những hang động cac – xtơ:
Câu 2: Ngoài những nét nổi bật về tự nhiên VQG Cúc Phương còn có những đặc điểm nổi bật nào khác:
- Về dân cư và xã hội:
- Về khảo cổ học:
Câu 3: Hãy phát biểu cảm tưởng của em khi đi tham quan, học tập tại vườn Quốc gia Cúc Phương?
Phụ lục 6
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THU HOẠCH
1. Vị trí địa lí, diện tích
2. Năm thành lập, Ý nghĩa của việc thành lập VQG Cúc Phương
3. Những nét nổi bật về tự nhiên, động vật, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương: 
- Kiểu rừng
- Sự đa dạng của hệ động vật, thực vật: Số loài, các loài quí hiếm, các loại chim, các loài côn trùng
- Các hang động đẹp.
4. Khái quát về dân cư, xã hội của Cúc Phương
5. Các biện pháp bảo vệ rừng
6. Những cảm nhận về cúc Phương của học sinh
* Lưu ý: Bài báo cáo thu hoạch của các nhóm học tập được thể hiện một trong các hình thức sau đây:
- Bằng văn bản đánh máy trên giấy A4.
- Bằng thuyết trình qua ảnh
- Trình chiếu trên powerpoint
Phụ lục 7
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÁO CÁO GIỮA CÁC NHÓM
Nhóm đánh giá:............................................................. 
Nhóm thực hiện:............................................................
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm các nhóm
Nhận xét của nhóm khác
NỘI DUNG
Nêu được kiến thức trọng tâm
25
Có mở rộng thêm kiến thức mới
15
Liên hệ thực tế
10
HÌNH THỨC
- Đẹp, có tính sáng tạo và hấp dẫn
15
- Sử dụng các hình ảnh, âm thanh, tranh minh họa phù hợp.
10
TRÌNH BÀY
- Khoa học
- Ngắn gọn
- Có minh họa và giải thích thêm
15
- Diễn đạt tự tin và cảm xúc
10
* Lưu ý: Trọng tâm kiến thức
- Động vật đa dạng. Một số loài được đưa vào “ Sách đỏ Việt Nam”. (minh họa số liệu VQG Cúc Phương). Loài đặc hữu (linh trưởng, rùa...)
- Thực vật phong phú. Đưa đầy đủ số lượng và loài đặc hữu. Điển hình là các loài cây họ Dầu (Chò chỉ, Dẻ)
- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh chiếm diện tích lớn (nhiều tầng tán).
- Vai trò của VQG Cúc Phương và ý thức bảo vệ rừng.
Phụ lục 8
SẢN PHẨM BÁO CÁO THU HOẠCH CỦA CÁC NHÓM
NHÓM 1:
Nhóm trưởng: Đinh Đại Nghĩa
Thư kí: Nguyễn Thị Huyền
Các Thành Viên khác: Vũ Ngọc Văn; Bùi Thị Ngọc Ánh; Lương Tấn Đạt; Nguyễn Thị Thùy; Nguyễn Hữu Nam; Hoàng Hải Yến; Đinh Văn Hoàng
THUYẾT MINH VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG
Xin chào các bạn!
Xin tự giới thiệu với các bạn, chúng mình là những học sinh lớp 8A của trường THCS Văn Phú – huyện Nho Quan - tỉnh Ninh Bình, nhóm chúng mình gồm có 9 người.Trong tuần vừa qua, rất may mắn cho bọn mình được là đại diện cho các bạn học sinh của huyện Nho Quan tham gia tiết học “Tìm hiểu đặc điểm sinh vật dưới hình thức tham quan, học tập tại di sản văn hóa: Vườn quốc gia Cúc Phương” của môn địa lí.Sau thăm quan học tập, chúng mình cảm thấy yêu quê hương hơn và muốn mang những kiến thức đã sưu tầm, học tập được để giới thiệu lại cho các bạn và mong một ngày nào đó các bạn cũng tới Cúc Phương, dành cho Cúc Phương tình cảm giống như chúng mình nhé.
Nằm ở tọa độ địa lí Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, 105°29' tới 105°44' kinh đông. với diện tích 22200 ha thuộc địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình ( trong đó tỉnh Ninh Bình chiếm hơn 11.350 ha).Nhìn từ xa, vườn Quốc gia Cúc Phương giống như một thiên đàng xanh với hệ động thực vật hết sức phong phú và đa dạng mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Vườn được thành lập từ năm 1962 – đây là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Cúc Phương có ý nghĩa lớn lao bởi qua đó có thể lưu giữ được những giá trị quý giá của thiên nhiên ban tặng đồng thời đây cũng là việc làm bảo vệ sự phát triển bền vững của chính chúng ta.
Vườn Quốc gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình.
 Sự phong phú của hệ sinh thái rừng Cúc phương
Về sự đa dạng sinh học:Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng , hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách tham quan. Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc. 
Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ô rô. Khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc Himalaya, ẤnĐộ-Myanma và Malesia. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam. Vườn có diện tích 22.200ha, trong đó 3/4 là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m. 
Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7°C. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô...
Trong vườn còn có suối nước nóng 38°C. Hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hiện nay,vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao... Trong tương lai vườn còn xây dựng và mở rộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp giống nhiều loài cây thuốc, cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu.
Cúc Phương có các cây cổ thụ đặc trưng như: Cây đăng cổ thụ (là một cây đại thụ cao 45m, đường kính tới 5m và có bộ rễ nổi trên mặt đất chạy dài chừng 20m. Từ cổng theo đường ô tô, qua động Người Xưa chừng 2 km, phía bên trái là đường dẫn đến cây đăng cổ thụ dài 3 km. Vượt qua 5 dốc đá, với nhiều quần xã thực vật); Cây chò ngàn năm (là cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết. Từ trung tâm theo một con đường mòn trong rừng già để đến cây chò. Chúng ta sẽ gặp trên đường dây leo bàm bàm khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, chạy dài 1 km vắt ngang rừng và loài Đa bóp cổ. Hạt đa nảy mầm trên các hốc cây khác. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất nhanh, dần bóp chết cây chủ);Cây sấu cổ thụ (là cây đại thụ cao 45m, hệ thống rễ bạnh vè được phân ra từ thân cây ở độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m. Trên đường đến Cây sấu, chúng ta cũng được chiêm ngưỡng những dây leo thân gỗ; những loài Đa góp cổ; những loài thực vật phụ sinh như tầm gửi, tổ diều, phong lan; các loài chim như gõ kiến đầu đỏ, đuôi cụt bụng vằn...)
Voọc quần đùi trắng tại Cúc Phương
Vọoc quần đùi trắng
Động vật rừng Cúc Phương khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là Cầy vằn, loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phương cũng có hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây.
Bướm ở vườn Quốc gia Cúc Phương
Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương. Cúc Phương được công nhận là một vùng chim quan trọng tại Việt Nam. Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết hang Cúc Phương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.
Để bảo vệ các giống loài quý hiếm tại đây đã hình thành các trung tâm bảo tồn như; Trung tâm cứu hộ thú Linh Trưởng, rùa, tê tê (có nhiệm vụ cứu hộ từng cá thể các loài thú Linh Trưởng quý hiếm như Voọc mông trắng, Voọc Hà Tình, Voọc đen tuyền, Voọc Lào, Voọc Cát Bà, Voọc Chà vá chân xám từ tịch thu bắt giữ; thả động vật về với tự nhiên; nghiên cứu về thú Linh Trưởng như việc tìm kiếm thức ăn, tập tính sinh hoạt, môi trường, không gian sống).
Tại đây còn có các hang động đẹp ghi lại dấu tích từ thời tiền sử như Động Người Xưa (là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử, là trang văn hoá độc đáo trong lịch sử phát triển của nhân loại và là một di sản quý giá nằm trong đối tượng bảo vệ của rừng Cúc Phương); Hang Con Moong (nằm gần sông suối, khu vực có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng vì vậy đã được người cổ chọn làm nơi cư trú lâu dài. Hang rộng và dài, có 2 cửa thông nhau Động Trăng Khuyết (nằm sâu trong rừng, từ trong cửa động nhìn ra ngoài là hình trăng khuyết); Động Sơn Cung; Động Phò Mã; Động Thủy Tiên (được tạo lên do hoạt động núi đá vôi, có nét đẹp được cho là giống cung vua Thủy Tề với những tiên nữ dưới nước).
Về dân cư văn hóa xã hội: Từ Trung tâm xuyên qua khu rừng già, thung lũng, vượt đèo dốc với chiều dài chừng 16 km, chúng ta sẽ tới bản Mường (bản Khanh thuộc xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình). Bản Khanh nằm bên tả ngạn sông Bưởi với những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang Đường đến bản Mường dài và phải qua nhiều dốc cao với thời gian từ 6-8 tiếng, người dân bản Mường vẫn còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của thôn bản. Đời sống của họ gắn liền với nguồn tài nguyên của rừng trong điều kiện trình độ dân trí còn thấp do vậy đây cũng là một khó khăn trong công tác bảo tồn rừng.
 Với nguồn tài nguyên phong phú, rừng mang lại giá trị lớn lao cho cuộc sống của chúng ta về nhiều mặt như giá trị cho phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống của con người. (Rừng cung cấp cho con người dưỡng khí, lương thực, thực phẩm, rừng còn là nguồn dược liệu vô giá, là nơi lưu giữ bảo tồn những nguồn gen quư hiếm, là chiếc “máy điều hòa khí hậu” khổng lồ, là lá phổi xanh của trái đất. Rừng trực tiếp ngăn gió bão, lũ lụt, rừng còn là nhà của muôn loài ). Sự đa dạng sinh học của rừng chính vì vậy còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với khoa học và cảnh quan du lịch
Văn hóa người Mường ở cúc Phương
Lợi ích của rừng đối với sự tồn, vong của loài người nói chung, người dân địa phương nói riêng có lẽ không còn phải bàn luận. Vậy mà, nhiều thế kỷ qua, có thể do thiếu ý thức, kiến thức, thiếu kinh nghiệm hoặc vì những lợi ích trước mắt, việc khai thác các giá trị của rừng một cách “không nghĩ tới tương lai” đã làm cho rừng bị tàn phá, hủy hoại và là một trong những nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Hơn lúc nào hết, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng, cấp bách không của riêng quốc gia nào mà của toàn nhân loại. Ngay từ bây giờ chúng ta cần phải có những biện pháp hữu hiệu, thiết thực để bảo vệ rừng như: Ban quản lí rừng, hạt kiểm lâm cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những kẻ có dã tâm xâm phạm rừng( lâm tặc, săn bắt thú quý) ;nâng cao ý thức đối với người dân nhất là đối với dân tộc ít người có cuộc sống gắn liền với rừng với trình độ dân trí còn thấp;quan tâm sát sao nhanh chóng phát hiện những giống loài có nguy cơ tuyệt chủng để đưa vào quy hoạch, bảo vệ
Về phía chúng mình, sau chuyến đi học tập thực tế bổ ích chúng mình cảm thấy vô cùng vinh dự và tự hào vì được sinh ra và lớn lên trên quê hương Nho Quan – mảnh đất kiên cường trong những cuộc chiến tranh vệ quốc và có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài nước như vườn Quốc gia Cúc Phương. Chúng mình thấy yêu quê hương hơn, yêu những giá trị quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người và thấy được một phần trách nhiệm của chúng mình trong việc bảo tồn rừng. Các bạn hãy chung tay cùng bọn mình nhé: Một là không sử dụng những thực phẩm động, thực vật có nguồn gốc từ rừng; hai là tuyên truyền vận động những người khác cùng thực hiện và một việc hết sức cần thiết nữa là cần cố gắng học tập thật tốt, có như vậy mới có thể trở thành công dân có ích cho xã hội trong tương lai để bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng quê hương đất nước thêm giầu đẹp. 
Chúng mình xin chân trọng cảm ơn các bạn đã cùng mình tìm hiểu về vườn Quốc gia cúc phương và hi vọng một ngày không xa các bạn đến thăm rừng để cùng được trải nghiệm thực tế và cùng chung tay bảo vệ rừng với chúng mình.
Nhóm 1 thực hiện
NHÓM 2:
Nhóm trưởng: Trần Mĩ Tâm
Thư kí: Phạm Lan Hương
Các thành viên: Đinh Thùy Dương; Đinh Thị Phương Bảo Yến; Phạm Văn Ngọc; Phạm Thị Thu Thảo; Lương Quang Khải; Cao Tiến Dũng; Nguyễn Đức Anh.
THUYẾT TRÌNH VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG QUA ẢNH
Vị trí địa lí và phạm vi
Sơ đồ tham quan Vườn quốc gia Cúc Phương 
Cổng Vườn quốc gia Cúc Phương
Trên đỉnh dốc Sườn Bò
Đường vào Cúc Phương
2. Đa dạng sinh học
a. Thực vật
Hệ sinh thái rừng kín thường xanh
Rừng trên núi đá vôi
Dây leo chạy dài hàng cây số
Cạnh tranh sinh học
Trên đường tới vườn thực vật
Cây bách xanh
Cây Kim Giao
Cây Trò Chỉ
b. Động vật
Voọc quần đùi trắng
Cầy vằn
Vượn đen má trắng
Voọc chà vá chân xám
Một số loài bướm ở Cúc Phương
Một loài rùa ở Trung tâm bảo tồn
Các trung tâm có nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn chăm sóc các loài có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là một số loài trong “sách đỏ Việt Nam”
Tìm hiều nguyên nhân rùa bị suy giảm
Những thứ còn sót lại
Trung tâm cứu hộ linh trưởng
Trung tâm bảo tồn rùa
Thăm Trung tâm cứu hộ linh trưởng
Thăm trung tâm bảo tồn Rùa
3. Khảo cổ học
Lối vào Động Người Xưa
Vỏ ốc trong động Người Xưa
Hang Con Moong
Cầu vào động Người Xưa
4. Dân cư, xã hội
Bản người Mường: Từ Trung tâm xuyên qua khu rừng già, thung lũng, vượt đèo dốc với chiều dài chừng 16 km, du khách sẽ tới bản Mường (bản Khanh thuộc xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình).
Quây quần chuẩn bị hát Sắc bùa
Dệt thổ cẩm
5. Biện pháp bảo vệ rừng
Tuyên truyền bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng
Phòng chống cháy rừng
Học sinh tham gia trồng cây
Bảo vệ rừng
Ban hành luật bảo vệ rừng
Nhóm 2 thực hiện
NHÓM 3
- Nhóm trưởng: Hoàng Thị Chúc
- Thư ký: Nguyễn Thị Thu Huyền
- Các thành viên: Hoàng Trúc Linh; Trần Thị Thủy; Đinh Thị Huế; Nguyễn Văn Phương; Đinh Hải Chiến; Trần Mạnh Quyết; Nguyễn Văn Hải.
Slide 1
Slide 2
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
Slide 10
Slide 11
Slide 12
Slide 13
Slide 14
Slide 15
Slide 16
Slide 17
Slide 18
Slide 19
Slide 20
Slide 21
Slide 22
Slide 23
Slide 24
Slide 25
Slide 26
Nhóm 3 thực hiện
Đánh giá nhận xét của Hội đồng thẩm định chất lượng SKKN.
....................................................................................
Điểm. 	Xếp loại:. 
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

File đính kèm:

  • doc5. PGD NQ Tim hieu dac điem sinh vat duoi hinh thuc tham quan hoc tap tai Vuon Quoc gia Cuc Phuong.doc
Sáng Kiến Liên Quan