Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học "Các quốc gia cổ đại Phương Đông"

Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh.

Do đó, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói riêng đã được đề cập và đặt ra trong thực tiễn trong suốt nhiều năm gần đây và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lí giáo dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp. Tất cả đều khẳng định phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.

Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan

Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đó là một trong những vấn đề đòi hỏi các nhà giáo dục hiện nay cần thực hiện để đạt hiệu quả cao. Vấn đề đặt ra là sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trong để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu là:

- Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa và coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy – học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hấp, dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.

- Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo khoa mà không được chú trong bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước.

- Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang tình hình thức minh hoạ cho bài giảng.

Chính vì vậy mà để phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức lịch sử của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì kênh hình trong sách giáo khoa có một ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Kênh hình sẽ giúp cho học sinh có được những biểu tượng lịch sử, qua đó hình thành các khái niệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát, khắc phục tình trạng, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Qua hệ thống kênh hình sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu sâu kiến thức lịch sử.

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3966 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các tài liệu tham khảo và kênh hình trong dạy học "Các quốc gia cổ đại Phương Đông"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác định rõ vai trò của thầy và trò trong dạy – học. Trong phương pháp đổi mới phải có sự kết hợp, hợp tác của thầy – trò và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong sách giáo khoa lịch sử kênh hình gồm nhiều loại: Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ,  Trong một bài học có thể có một hoặc nhiều kênh hình vì vậy giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bài học, xác định loại kênh hình để có những cách khai thác sử dụng phù hợp và có hiệu quả.
 	* Phương pháp sử dụng bản đồ, sơ đồ lịch sử.
 Bản đồ, sơ đồ lịch sử là những kênh hình không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ, sơ đồ mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lí, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Vì vậy khi giảng bài, giáo viên có thể không trình bày tất cả nội dung trong sách giáo khoa mà lên hướng dẫn học sinh nhận biết các sự kiện qua việc quan sát bản đồ. Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh, những câu hỏi mà chỉ có thể đọc được bản đồ mới trả lời được.
Như vậy bản đồ, sơ đồ giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn về không gian, hoàn cảnh địa lí xảy ra sự kiện, ghi nhớ địa danh gắn liền với những đặc điểm điều kiện tự nhiên, cụ thể hoá sự kiện lịch sử. Bản đồ còn góp phần phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cũng như tính tích cực hoạt động của học sinh. Nhìn vào bất cứ bản đồ lịch sử nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung những hiện tượng lịch sử được phản ánh, suy nghĩ và diễn đạt bằng lời nói chính xác, rõ ràng, cụ thể những hiện tượng lịch sử đã qua.
Lược đồ gợi ý học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh nắm được nội dung lịch sử trên lược đồ. Cuối cùng giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên lược đồ.
*PhƯơng pháp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, chân dung lịch sử.
Hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp trong sách giáo khoa là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần quan trọng tái tạo lại cho học sinh những hình ảnh lịch sử với các nét điển hình đặc trưng nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Trên lược đồ các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời điểm, địa điểm cùng một số yếu tố địa lí nhất định. Đối với học sinh việc sử dụng lược đồ không những chỉ để ghi nhớ, xác định vị các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của lược đồ. Hiểu lược đồ không chỉ là biết các chú dẫn, các kí hiệu mà cần thấy sau các điều quy ước ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động.
Về cách sử dụng lược đồ giáo viên cần lưu ý:
Trước hết phải giới thiệu cụ thể tên lược đồ và giải thích rã cho học sinh các kí hiệu ghi trên lược đồ. Sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung lịch sử được thể hiện trên lược đồ theo hai cách sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ và lên bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên lược đồ. Sau đó giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn nội dung.
Tranh ảnh, hình vẽ lịch sử có ý nghĩa to lớn là nguồn kiến thức lịch sử, có tính giáo dục tính cách, phát triển tư duy học sinh. Sử dụng tốt loại kênh hình này sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Vì vậy khi sử dụng kênh hình tranh ảnh, hình vẽ giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, hình vẽ tương ứng với nội dung kiến thức có liên quan và đồng thời nên sử dụng câu hỏi miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện trong đó. Tuy nhiên cũng cần dành thời gian để học sinh quan sát tranh ảnh, hình vẽ và động viên các em nói lên những suy nghĩ, nhận thức của mình , qua quan sát tranh ảnh qua đó giáo viên uốn nắn, hướng dẫn học sinh nhận thức. Trong những điều kiện có thể gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan sát một bức tranh hay hình vẽ nào đó.
Đối với các tranh ảnh về nhân vật lịch sử chúng ta cần hướng cho học sinh khi quan sát và tạo nên các biểu tượng về nhân vật. Giúp các em không chỉ ở việc miêu tả bề ngoài ( áo quần, hình dáng) mà cần chú ý phân tích nội dung, tính cách, hành vi, vai trò của nhân vật đó. Sử dụng chân dung phải nhằm mục đích giáo dưỡng, giáo dục. Đối với các nhân vật chính diện cần khơi dậy ở các em lòng kính trọng, cảm phục, biết ơn với những cống hiến cũng như tài trí của họ.
Đối với nhân vật phản diện hướng cho học sinh nhận xét những biểu hiện của tính gian ác, tham lam, xảo huyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh bị thu hút về hình thức của nhân vật mà quên đó là nhân vật phản diện.
Trong khi sử dụng chân dung, giáo viên phải phân tích, giải thích, hướng dẫn cho học sinh không những hiểu được vai trò của nhân vật trong lịch sử, qua đó các em tự đánh giá được nhân vật đó.
II. Sử dụng tài liệu tham khảo và sử dụng kênh hình trong dạy học bài “Các quốc gia cổ đại phương Đông”
1. Thiết kế bài giảng “Các quốc gia cổ đại phương Đông”
Tiết 4: 	CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức: 
Học sinh cần nắm
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
- Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III Tr.CN
- Nền tảng kinh tế, thể chế nhà nước ở các quốc gia này.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại bắt đầu cố giai cấp.
- Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế.
3.Về kỹ năng:
 Bước đầu hình thành các khái niệm về các quốc gia cổ đại.
4.Trọng tâm: 
- Nhà nước ra đời từ bao giờ ?
- Xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.
- Những thành tựu văn hoá và kiến trúc thời cổ đại.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Những công trình kiến trúc thời cổ đại.
- Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông. 
- Tư liệu thêm (nếu có)
- Hướng dẫn học sinh vẽ hoặc phôtô (tô màu các quốc gia) dán vào tập học (trang 14)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
- Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào?
- Đời sống của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? 
- Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
3.Giảng bài mới:
A. Phần mở bài:
 Khi công cụ kim loại ra đời à sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, các quốc gia này đều được hình thành trên lưu vực của những con sông lớn có điều kiện thuận lợi và hình thành một loại hình xã hội riêng biệt, xã hội cổ đại phương Đông.
B. Giảng nội dung bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
a. Hoạt động 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh, đồng thời giới thiệu cho học sinh thấy những hình ảnh khắc trên tường đá lăng mộ. Sau đó giáo viên đặt ra một số câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời
F Các quốc gia ấy ra đời ở đâu? Từ bao giờ?
F Tại sao lại ra đời ở các dòng sông lớn?
F Họ sống bằng nghề nào là chính?
F Muốn cho nông nghiệp đạt năng suất cao họ đã phát huy khả năng gì?
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nước tưới đầy đủ, sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, lương thực dư thừa.
F Vấn đề gì đã phát sinh? 
F Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông ?
b. Hoạt động 2: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Trước tiên giáo viên chi học sinh quan sát hình ảnh bia khắc luật Ham-mu-ra-bi trong sách giáo khoa. Sau đó giáo viên giới thiệu đôi nét về bộ luật này và đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời
F Xã hội cổ đại có những tầng lớp nào? 
- Cư dân chủ yếu làm nghề nông à bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
F Nghĩa vụ của nông dân ?
F Cuộc sống của họ phụ thuộc vào ai? 
F Đứng đầu quan lại là ai?
F Hầu hạ vua, quý tộc là ai?
- Cho HS quan sát hình 9 và tìm hiểu về bộ luật hamurabi và thần Samat đang trao bộ luật cho vua Hamuarabi.
F Em có nhận xét gì về đạo luật này?
F Qua đạo luật,em nghĩ gì về người cày có ruộng? 
- Sự quan tâm của nhà nước 
à khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
- Cày thuê ruộng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với ruộng cày cấy.
c. Hoạt động 3: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
F Các nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu đất nước ?
F Vua có quyền hành gì?
- Giải thích: ở mỗi nước vua được gọi dưới các tên gọi khác nhau:
+ Trung Quốc: thiên tử
 + Ai Cập: Pharaon
+ Lưỡng Hà: Ensi
F Giúp việc cho vua là tầng lớp nào? 
F Nhiệm vụ của quý tộc?
à Họ tham gia vào việc chính trị và có quyền hành, thậm chí lấn quyền vua.
F Em có nhận xét gì về bộ máy hành chính của các nước phương Đông?
 Học sinh quan sát, kết hợp lời giáo viên giảng với quan sát bức tranh, hình ảnh khắc trên lăng mộ và trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra
- Các lưu vực sông lớn (cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III Tr.CN)
- Đất đai màu mỡ nước có đủ quanh năm.
- Trồng lúa.
- Làm thuỷ lợi: đắp đê, đào kênh, máng dẫn nước và ruộng.
- HS tả lại cảnh làm ruộng của người Ai Cập (trồng lúa, đập, gặt, nộp thuế)
Học sinh quan sát hình ảnh mà giáo viên hướng dẫn khai thác kiến thức kết hợp trả lời các câu hỏi giáo viên đã đặt ra
- Nông dân công xã, quý tộc và nô lệ.
- Nhận ruộng đất công xã cày cấy à nộp một phần thu hoạch, lao dịch không công cho quý tộc.
- Quý tộc, quan lại có nhiều của cải, quyền thế.
- Đứng đầu là Vua có quyến lực tối cao trong các lĩnh vực.
- Nô lệ.
- HS giải thích các từ : Công xã, lao dịch, quý tộc, Samat trong SGK.
- Người cày có ruộng.
- HS đọc 2 điều luật 42, 43 để rút ra 2 ý chính là sự quan tâm của nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân.
- Vua nắm quyền hành và được cha truyền co nối.
- Đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là đại diện thánh thần.
-Tầng lớp quý tộc.
-Thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
- Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ.
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Hình thành trên lưu vực các con sông lớn.
- Hình thành vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN. 
2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Có 3 tầng lớp cơ bản:
- Nông dân công xã: chiếm số đông, giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất.
- Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế.
- Nô lệ: phục dịch cho quý tộc.
à nô lệ, dân nghèo nhiều lần nổi dậy (Lưỡng Hà 2300 Tr.CN, Ai Cập 1750 Tr.CN)
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
- Vua nắm mọi quyền hành chính trị (chế độ quân chủ chuyên chế)
- Giúp việc cho vua là tầng lớp quý tộc.
à Bộ máy hành chính còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ.
C. Kết luận toàn bài: 
Cũng do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thuỷ các dòng sông mà ở phương Đông đã xuất hiện các quốc gia chuyên chế cổ đại, trong đó vua là người đứng đầu, do các yếu tố về kinh tế – xã hội, chính trị đã tạo thành một xã hội riêng biệt – xã hội cổ đại phương Đông.
4. Củng cố: 
- Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông ?
- Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ?
- Ở các nước phương Đông, nhà vua có quyền hành gì ?
- Thế nào là chế độ quân chủ chuyên chế ?
5. Dặn dò:
- Học bài kỹ, trả lời các câu hỏi trong SGK
- Phôtô bản đồ và tô màu các quốc gia cổ đại dán vào trong tập.
- Xem trước bài: “Các quốc gia cổ đại phương Tây”
2. Các tài liệu tham khảo và kênh hình đưa vào trong bài dạy và lí do đưa vào tài liệu, kênh hình đó
Hình 8 – Tranh khắc trên tường đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN
Nội dung
Thông qua những bức phù điêu trên vách đá các hầm mộ, trên tường Kim Tự Tháp miêu tả sinh động các hoạt động, sinh hoạt đời thường của con người. Trong đó có cả cảnh làm ruộng của người Ai Cập cổ xưa ở lưu vực sông Nin.
 Kì lên - xuống của dòng sông Nin cũng là chi kì lao động của người Ai Cập cổ đại. Hằng năm vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau, khi nước lũ sông Nin rút đi, để lại những lớp phủ sa màu mỡ, cũng là lúc bắt đầu mùa gieo hạt. Người ta dung cày gỗ do cừu kéo để làm đất, người tra hạt di sau,tra vào các lỗ do chân cừu tạo nên hoặc dung một cọc gỗ tạo lỗ cho một người tra hạt. Cảnh này chúng ta có thể quan sát khá rõ ở góc bên trái, phía trên của bức tranh. Đến mùa thu hoạch, cư dân dùng liềm cắt lúa cho vào sọt do hai người khiêng. Toàn bộ nửa dưới bức tranh miêu tả nội dung này. Gặt hái xong, lúa được đem về nhà đập, xảy hạt lép,phơi khô và cất giữ để ăn dần
Từ việc đọc và phân tích bức tranh đá này kết hợp với những bức tranh khác, có thể khẳng định ở cuối thế kỉ XVI TCN, kĩ thuật làm ruộng của người Ai Cập đã đạt đến trình độ cao hơn. Vì vậy nâng suất lao động tăng lên và đại bộ phận dân cư đều tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp-nền kinh tế chủ đạo của cư dân Ai Cập cổ đại nói riêng và cư dân phương Đông nói chung.
Hình 9 – Bìa đá khắc luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà)
Thông qua cách trình bày người giáo viên góp phần giúp cho học sinh nắm rõ nội dung của hình ảnh
Nội dung
Năm 1901-1902, các nhà khảo cổ học Pháp đang khai quật ở một khu vực hoang tàn của thành phố cổ Su-dơ, một người công dân đã cuốc phải một tảng đá. Họ đã cẩn thận đào tảng đá đó lên. Đó là một cái cột tròn bằng đá lửa, cao gần 2 mét được các nhà khoa học xác định là bìa đá khắc bộ luật của vua Ham-mu-ra-bi trị vì ở Babilon từ năm 1792 đến năm 1750 TCN.
Bia được chia thành hai phần rõ rệt. Phần trên là hình trạm nổi khắc hình vua Ham-mu-ra-bi mặc áo dài, đầu vấn khăn như người Ba Tư cổ, đứng trước vị thần Mặt Trời. Vị thần ngồi trên ngai, đội mũ có sừng đang phê chuẩn bộ luật do vua Ham-mu-ra-bi đặt ra và cho phép nhà vua thay mặt các vị thần thi hành pháp luật. Phần dưới của bia chia làm nhiều ô khắc những điều luật do vua Ham-mu-ra-bi đặt ra cho Babilon.
Nội dung của bộ luật gồm 282 điều, đề cập đến hầu hết các vấn đề kinh vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của Vương quốc Babilon. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến quyền lực của nhà vua và công tác thủy lợi cũng như sản xuất nông nghiệp. Đồng thời bộ luật cũng thể hiện sự công bằng, bình đẳng giữa con người với con người.
Phương pháp
3. Minh họa việc sử dụng
Hình 8 – Tranh khắc trên tường đá một lăng mộ ở Ai Cập thế kỉ XIV TCN
Ở hình này giáo viên sử dụng để giảng dạy mục 1- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Đặc biệt là khi dạy về đời sống kinh tế của các quốc gia này.
Để thực hiện được một cách tốt nhát giáo viên cần làm những công việc như sau:
Trước tiên, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức tranh, đồng thời giới thiệu cho học sinh thấy những hình ảnh khắc trên tường đá lăng mộ không chỉ khẳng định về mặt văn hóa mà còn là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng ta khôi phục lại lịch sử thế giới thời cổ đại.
	Giáo viên tiến hành miêu tả kết hợp với phân tích khái quát để học sinh thấy được đây là bức tranh miêu tả tiến trình sản xuất nông nghiệp của cư dân Ai Cập thời cổ đại.
Cuối cùng, giáo niên hỏi học sinh một vài câu hỏi để học sinh rút ra kết luận như:
Những hình ảnh khắc trên lăng mộ phản ánh điều gì?
Tại sao kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước lại phát triển ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
Những thuận lợi và khó khăn của con người khi sinh sống ở lưu vực các con sông?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt và kết luận.
Hình 9 – Bìa đá khắc luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà)
Trong bức ảnh này giáo viên dung để giảng dạy ở mục 2-Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào ? và được thực hiện cụ thể như sau:
Trước tiên giáo viên chi học sinh quan sát hình ảnh bia khắc luật Ham-mu-ra-bi trong sách giáo khoa. Sau đó giáo viên giới thiệu đôi nét về bộ luật này
Để học sinh thấy được giá trị của bộ luật Ham-mu-ra-bi, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chữ in nghiêng trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi gợi mở như:
Qua hai điều luật trên, theo em người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào?
Những ưu điểm của bộ luật này ?
Bộ luật Ham-mu-ra-bi đã khẳng định quyền hành của nhà vua như thế nào ?
Sau đó giáo viên tiến hành miêu tả, phân tích và kết luận.
C. KẾT LUẬN 
Thông qua bài tập nghiên cứu khoa học này giúp sinh viên chúng em có nhiều cảm xúc và nhiều bài học kinh nghiệm hơn trong nghề dạy học của mình.
Bộ môn lịch sử đã được xác định từ lí luận cũng như thực tiễn vai trò, ý nghĩa của nó trong giáo dục thế hệ trẻ. Nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm, quý giá trong việc giáo dục truyền thống dân tộc. Qua thực tế soạn giảng cũng như công tác giảng dạy mới thấy được tầm quan trong của môn lịch sử, càng ngày càng khẳng định lịch sử không phải là môn học phụ chỉ mang tính chất học cho biết mà cần phải nắm vững học lịch sử phải vừa biết vừa hiểu và vận dụng những kiến thức mà mình đã tiếp thu vào trong thực tiễn và giải thích các sự kiện hiện tượng lịch sử cho thế hệ sau hiểu rõ.
Do vậy, trong những năm gần đây việc giáo dục lịch sử đã có nhiều tiến bộ, điều đó được thể hiện trong nhận thức của học sinh qua các kỳ thi.
Tuy nhiên kết quả giáo dục lịch sử cũng còn nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần đề cập đến. Điều này phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan, chủ quan như những tác động của cơ chế thị trường, sự thiếu sót trong chương trình, sách giáo khoa, sự quản lí, chỉ đạo bộ môn, Trong đó nổi lên là vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử.
 Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đòi hỏi phải tiến hành trên nhiều cơ sở khoa học, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và cải tiến cho phù hợp với yêu cầu, nội dung dạy học hiện nay.
Với trách nhiệm của một người giáo viên lịch sử , thiết nghĩ mỗi giáo viên lịch sử hãy làm cho mình và hiểu rõ sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đặc trưng của lao động giảng dạy lịch sử. Trong thời đại hiện nay đòi hỏi người giáo viên lịch sử cần có chuyên môn sâu hơn, tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Giảng lịch sử là giảng về quá khứ xã hội loài người, quá khứ dân tộc, quá khứ đó lại có liên quan mật thiết với hiện tại và tương lai. Trong bài giảng, bài học lịch sử tình cảm và tư duy của giáo viên và học sinh về những gì gần gũi đó là những con người thật việc thật. Vì vậy để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, giáo viên phải là tấm gương về giáo dục, có sự thống nhất sâu sắc giữa lí trí và tình cảm đúng đắn nếu giáo viên đòi hỏi học sinh học nghiêm túc mà bản thân không nghiêm túc trong giảng dạy thì tác dụng giáo dục của giáo viên không thể có hiệu quả.
Để có hiệu quả giáo dục, giáo viên lịch sử cần biết vận dụng các biện pháp sư phạm trong đó có việc gắn liền với dạy học lịch sử với đời sống bên ngoài nhà trường. Song tri thức lịch sử phải hợp lí không máy móc, không gò bó, nhạy cảm trong nhận thức quan điểm, đường lối của Đảng và vận dụng có kết quả quan điểm, đường lối của Đảng vào hoạt động giảng dạy.
Để giảng dạy đạt hiệu quả tốt, người giáo viên cần phải có những cái riêng, giữa cái riêng, giữa các giáo viên lịch sử, cái riêng về phong cách, về sự sáng tạo trong phương pháp về cấu trúc bài giảng, về cách diễn đạt lịch sử.
Để trau dồi năng lực nghiệp vụ sư phạm, GV lịch sử cần phải coi trọng vai trò của sự tích luỹ, của việc tham khảo, sự cải tiến đổi mới của việc tự kiểm tra đánh giá mình, trình độ, chuyên môn, khả năng nghiệp vụ. Và nhất là trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề đổi mới giảng dạy nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì phương pháp sử dụng tài liệu và kênh hình SGK lịch sử càng đóng góp một phần rất to lớn trong việc đổi mới giảng dạy lịch sử. Bởi vì kênh hình ngoài việc cung cấp những thông tin về lịch sử, còn có tác dụng giáo dục, rèn luyện kỹ năng rất lớn đối với học sinh. Vì vậy phương pháp sử dụng tài liệu và kênh hình SGK là một nội dung quan trọng - 

File đính kèm:

  • docSKKN su THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan