Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các chức năng nâng cao để soạn giáo án điện tử đạt chuẩn ở Tiểu học

- Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:

- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera với âm thanh, văn bản, biểu đồ được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;

- Kỹ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường;

- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau.

- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kỳ thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.

- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 14/01/2025 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các chức năng nâng cao để soạn giáo án điện tử đạt chuẩn ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học .......................................................................(
 LỜI NÓI ĐẦU
 1) Lý do chọn đề tài: 
 Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy - học là một xu thế tất yếu 
của thời đại. Vì vậy, các nhà nghiên cứu không ngừng xây dựng, thiết kế phần 
mềm dạy học để phục vụ việc dạy – học trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tuỳ 
theo điều kiện, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta 
có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho 
khoa học và hiệu quả. Tại Việt Nam hiện nay, đưa CNTT vào dạy học là sự cần 
thiết bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho giáo viên để có đủ khả năng tham gia 
các hoạt động giáo dục điện tử trong tương lai gần, góp phần phát triển giáo dục 
Việt Nam đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho nền kinh tế tri thức như chỉ thị 
58-CT/TW của Bộ Chính Trị đã khẳng định : "...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT 
trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển 
các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội".
 Trước tình hình công nghệ thông tin với giáo dục trên thế giới như vậy, Đảng 
Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khoá VIII đã nhấn mạnh:
 "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ 
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp 
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo 
đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên 
đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng 
khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên"
 Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 29/CT-
Bộ GD&ĐT về "Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin 
trong ngành GD - ĐT giai đoạn 2001 - 2005" và Chỉ thị 55/2008/CT-BGD&ĐT 
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng 
CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008-2012 và chọn năm học 2008-2009 được 
chọn là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT", tạo bước đột phá về ứng dụng 
CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề ứng dụng và phát triển CNTT trong những 
năm tiếp theo”.
 Huyện Krông Năng là một trong những huyện vùng sâu của tỉnh Đăk Lăk 
nhưng những năm gần đây, CNTT đã được Phòng giáo dục & Đào tạo triển khai 
mạnh mẽ đến các trường, cử Cán bộ, giáo viên đi tập huấn tại Tỉnh Đăk Lăk, tổ 
chức tập huấn tại huyện, chỉ đạo trực tiếp cho các đơn vị tập huấn cho giáo viên 
để biết soạn và dạy tốt giáo án điện tử trong các trường học nhằm thực hiện tốt 
Chỉ thị 55/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng như nâng cao 
chất lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Nhưng một thực tế 
cho thấy việc soạn và dạy giáo án điện tử hiện nay đối với giáo viên là một trong 
những vấn đề hết sức khó khăn, đặc biệt là giáo viên tiểu học bởi có nhiều lý do 
khách quan và chủ quan khác nhau. 
 Trường tiểu học Phú Lộc là một trường đạt chuẩn Quốc gia, những năm gần 
đây việc soạn và dạy giáo án điện tử của giáo viên đã được lãnh đạo nhà tường Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học .......................................................................(
 PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG
 1/ Nghiên cứu tình hình.
 Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-
CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng 
dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đã chỉ rõ trọng 
tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng 
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng 
Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết 
định số 81/2001/QĐ-TTg;
 Soạn và dạy giáo án điện tử mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các 
phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp 
cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết 
vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như 
dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi 
trường công nghệ thông tin. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp 
dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và 
phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta 
thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận 
dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. 
Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm 
trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
 Nắm bắt được những điểm mạnh đó trong việc dạy giáo án điện tử, lãnh đạo 
nhà trường đã đặc biệt quan tâm và đầu tư cho giáo viên tiếp cận với giáo án điện 
tử một cách tốt nhất. Đặc biệt trong 2 năm trở lại đây trường tiểu học Phú Lộc đã 
trang bị phòng máy, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, 
bên cạnh đó trường còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim 
(Sound Recorder, Camera, Camcorder), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng 
CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
 - Tổ chức tập huấn giáo án điện tử cho giáo viên trong nhiều đợt, triển khai 
kịp thời các phần mềm mới của Bộ giáo dục hướng dẫn như PowerPoint 2003, 
Violet, Lecture Maker 2.0, Openoffice.org, Presenter 7.0,đến từng giáo viên. 
Tổ chức giảng dạy chuyên đề, rút kinh nghiệm sau mỗi bài giảng. Sau những thời 
gian triển khai, tôi đã nhận thấy có những thuận lợi và thách thức sau:
 a . Thuận lợi :
 - Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với 
phương pháp giảng dạy truyền thống là:
 - Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera  với âm 
thanh, văn bản, biểu đồ  được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn 
nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan; Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học .......................................................................(
học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá 
trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của 
nó.
 - Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa 
được giáo viên nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không 
đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
 - Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, 
chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Các phương 
tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu và chưa 
đồng bộ.
 - Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ 
mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều 
thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có 
hiệu quả
 2/ Trình bày thực trạng tình hình.
 Tại trường tiểu học Phú Lộc tuy số giáo viên biết soạn và dạy giáo án điện tử 
bằng PowerPoint 2003 chiếm tỷ lệ khá cao (70%). Nhưng đa số giáo viên chỉ 
mới biết sử dụng PowerPoint 2003 để trình chiếu nhiều hơn là dạy theo phương 
pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh. 
 Sau nhiều tiết dự giờ tham khảo, tôi đã thống kê được một số yếu tố cơ bản 
trong kỹ thuật soạn giảng của một số giáo viên đã soạn và dạy giáo án điện tử 
trong trường như sau:
 Kỹ thuật của Ứng dụng đa Hoạt động Kỹ thuật 
 Môn dạy Kết quả
 giáo viên phương tiện của học sinh nâng cao
 Hiệu ứng đơn Chưa hoặc Chủ yếu sử Chưa thực Học sinh 
 giản, chưa khai rời rạc dẫn dụng sách hiện được hiểu bài 
 thác hết các chức đến loãng nội giáo khoa, nhưng chưa 
 năng cơ bản, dữ dung, thiếu quan sát. phát huy 
 liệu liên hệ thực tính thẩm mỹ Chưa được tính sáng 
 tế chưa đủ. logic luyện tập tạo, ứng 
 Tập đọc
 bằng các dụng thực 
 dạng bài tập tế chưa sâu.
 phong phú 
 (trắc nghiệm 
 ô chữ, ẩn 
 hiện,
 Hiệu ứng đơn Làm bài tập Chưa thực Học sinh 
 giản, một số nội bằng miệng, hiện được hiểu bài 
 dung chỉ ở mức hoạt động nhưng chưa 
 sao chép từ sách nhóm, phiếu phát huy 
 Toán 
 giáo khoa bài tập tính sáng 
 tạo, máy 
 móc rặp 
 khuôn. Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học .......................................................................(
PowerPoint 2003, nhưng khi tạo câu hỏi trắc nghiệm thì giáo viên phải nhúng 
phần mềm Violet vào PowerPoint, điều đó rất phức tạp và khó làm.
 Trong quá trình diễn đạt bài giảng, giáo viên phải tuỳ theo từng nội dung bài 
học cụ thể mà ứng dụng công nghệ thông tin với những mức độ và hình thức 
khác nhau. 
 Nhưng một thực tế cho thấy đại đa số giáo viên tiểu học chưa nắm bắt chuyên 
sâu các phần mềm hỗ trợ soạn giảng ngoài phần mềm chính là Powerpoint 2003. 
Do đó giải pháp tôi trình bày sau đây không đề cập đến cách sử dụng liên kết các 
phần mềm hỗ trợ bên ngoài phức tạp (bởi đại đa số giáo viên tiểu học chưa biết 
sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Ví dụ như phần mềm tạo File Flash, phần mềm 
chuyển đổi phim, cắt, ghép phim ảnh,) mà tôi chỉ trình bày cách thực hiện các 
chức năng nâng cao sẵn có trong phần mềm soạn giáo án điện tử Powerpoint 
2003.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_chuc_nang_nang_cao_de_soan.doc
Sáng Kiến Liên Quan