Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong môn Công nghệ 6

Thực trạng vấn đề:

 Trong cuộc sống thường ngày những hoạt động như: May mặc, nấu ăn, trang trí.rất gần gũi với con người học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên ở độ tuổi các em chưa chọn được tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin. Từ đó các em chủ động, tích cực khai thác nội dung bài học.

Đổi mới phương pháp dạy học trong môn công nghệ cũng là cách để nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, nhằm gây hứng thú giúp hs học tập tốt, đổi mới trong PPDH là: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Công nghệ 6. Giúp HS học tập hoạt động nhóm kết hợp giữa cá nhân và tập thể (nhóm) giải quyết một vấn đề và tổng kết sâu chuỗi hệ thống kiến thức giúp HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học. Tổ chức dạy học theo phương pháp này sẽ

giúp mỗi cá nhân trong nhóm phát huy được tính chủ động, tích cực hoạt động tìm kiếm thông tin theo chủ đề yêu cầu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng bản đồ tư duy trong môn Công nghệ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG MÔN CÔNG NGHỆ 6
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề.
 Nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển song song bên cạnh đó đòi hỏi nền giáo dục không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp phù hợp. Với tình hình trên tình trạng dạy học theo lối mòn đọc – chép, tryền thụ kiến thức theo một chiều chưa lôi cuốn và phát huy được tính tự giác, sáng tạo cho người học và cả người dạy PPDH này dẫn đến sự thụ động của người học, nặng về ghi nhớ lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành áp dụng để khắc sâu kiến thức cho người học.
Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó trong dạy học người Giáo viên cần giúp người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của Học sinh và biến phối hợp nhiều phương pháp trong tiết dạy một cách logic lấy học sinh làm trung tâm. Trong phương pháp này Học sinh là chủ thể hoạt động, Giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học, tạo điều kiện khuyến khích học sinh tự tin tham gia chủ động, sáng tạo trong học tập để nâng cao chất lượng trong giáo dục đó cũng chính là lí do chọn đề tài trên
2. Thông tin về vấn đề
Với những quan điểm đã nêu trên và thực tế giảng dạy, nhằm theo dõi quá trình học tập của Học sinh để nâng cao chất lượng trong dạy và học đó cũng chính là lí do chọn đề tài“Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Công nghệ 6”.
3. Điều kiện thực tế của đơn vị.	
* Thuận lợi
- Về phía GV
 Được sự quan tâm của Phòng giáo dục, nhà trường, phụ huynh và chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy và học, để đạt kết quả tốt nhất 
 - Về phía HS 
 	Được sự quan tâm của gia đình, địa phương, nhà trường tạo đủ điều kiện cho các em đến trường. Gia đình học sinh phần lớn có quan tâm đến việc học tập và trang bị đủ điều kiện cho con em mình không chỉ học ở thầy, bạn mà có thể học trên mạng... bản thân các em đều có nhận thức, có ý thức trong học tập, luôn cố gắng vươn lên học tốt.
* Khó khăn
- Đối với giáo viên
Lồng ghép Sử dụng bản đồ tư duy lấy học sinh làm trung tâm trong dạy học, học sinh ít được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn dẫn đến một số em còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi đứng trước tập thể phát biểu 
 	 - Đối với học sinh
Thời đại công nghệ thông tin bùng nỗ, các em dễ dàng tiếp cận với internet, sách báo, tivi...., tìm hiểu sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề 
B. NỘI DUNG
1. Thực trạng vấn đề:
 	Trong cuộc sống thường ngày những hoạt động như: May mặc, nấu ăn, trang trí....rất gần gũi với con người học sinh có thể học hỏi trực tiếp từ ông bà, bố mẹ, anh chị trong gia đình thông qua các công việc hàng ngày như chuẩn bị bữa ăn, chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên ở độ tuổi các em chưa chọn được tin hoàn chỉnh nên vai trò hướng dẫn của GV rất cần thiết để giúp các em có định hướng đúng đắn khi chọn lựa thông tin. Từ đó các em chủ động, tích cực khai thác nội dung bài học. 
Đổi mới phương pháp dạy học trong môn công nghệ cũng là cách để nâng cao chất lượng dạy và học bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực lấy HS làm trung tâm, nhằm gây hứng thú giúp hs học tập tốt, đổi mới trong PPDH là: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Công nghệ 6. Giúp HS học tập hoạt động nhóm kết hợp giữa cá nhân và tập thể (nhóm) giải quyết một vấn đề và tổng kết sâu chuỗi hệ thống kiến thức giúp HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học. Tổ chức dạy học theo phương pháp này sẽ 
giúp mỗi cá nhân trong nhóm phát huy được tính chủ động, tích cực hoạt động tìm kiếm thông tin theo chủ đề yêu cầu.
2. Nội dung một số biện pháp Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học nhằm lồng ghép kiến thức thông qua môn học phù hợp với từng đối tượng, HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức bài học
- Thúc đẩy tất cả các HS tham gia hoạt động tích cực 
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS, giữa GV với HS
- Hệ thống, sâu chuỗi kiến thức.
3. Các biện pháp thực hiện giải quyết vấn đề
Để vận dụng hiệu quả PPDH này GV cần:
- Chia HS thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0
- Giáo viên cần đưa ra nội dung câu hỏi hay chủ đề rõ ràng, khái quát tránh gây cho HS rối loạn về kiến thức.
- Nên khuyến khích HS thể hiện sơ đồ tư duy theo nhiều hình thức, theo cách riêng của mình không nên áp đặt các em vẽ theo tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ.
* Khi sử dụng phương pháp này lưu ý
- Nội dung yêu cầu triển khai phải rõ ràng, tránh gây rối loạn kiến thức cho HS.
- Chuẩn bị giấy A0 và bút viết cho HS 
- Không đòi hỏi, áp đặt HS trả lởi 1 cách chính xác 
- Tránh ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
- Không ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết.
- Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.
a. Tác dụng của bản đồ tư duy trong dạy học:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác nội dung vấn đề của Gv 
- Giúp người học hệ thống hóa tất cả các thông tin liên quan đến chủ đề của GV 
- Bản đồ tư duy giúp người học có cái nhìn tổng quát ( hỗ trợ giải quyết vấn đề)
- Bản đồ tư duy tạo hứng khởi và kích thích sáng tạo.
- Dễ nhìn, dễ viết.
- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. 
- Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. 
b. Hiệu quả khi sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học trên trong quá trình dạy học: 
- Sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học: bản đồ tư duy trong dạy học sẽ giúp HS chủ động tìm tòi, phát hiện và khắc sâu kiến thức của từng bài, từng chương. Loại bỏ cách suy diễn cổ điển theo phương thức ghi chép sự kiện theo dòng 
- Là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp GV và HS trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay cả một cuốn sách một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng. 
c. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
 Dạy và học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho Học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả học tập mà còn là mục tiêu dạy học.
Trong phương pháp này tự học lả cốt lõi, điều quan trọng là phải giúp người học biết cách khai thác, lựa chọn tìm kiếm thông tin bằng cách hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu.Khi người học có phương pháp, thói quen, ý chí tự học thì sẽ ham học, thích học, đó là điều kiện tốt để khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi cá nhân, kết quả học tập sẽ nâng cao. Thói quen tự học được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, học trên lớp, học ở nhà, học trong thư viện và học ngoài thực tiễn cuộc sống, thông qua các phương tiện: tài liệu, sách báo, truyền hình, phim ảnh, internet, thực tiễn, thày cô giáo và những người xung quanh. 
d. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, khả năng tư duy của học sinh không đồng đều vì vậy không thể áp dụng cách dạy đồng loạt. Cách dạy này hạn chế khả năng nhận thức của học sinh. HS khá giỏi không có điều kiện để phát triển. HS yếu kém cũng không có cơ hội 
để vươn lên. Để phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải có sự phân hóa về trình độ, cường độ, tiến độ hòan thành nhiệm vụ học tập. Cần tăng cường cá nhân hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Các bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ phù hợp với khả năng nhận thức của từng đối tượng người học. Như vậy học tập cá nhân đáp ứng được trình độ của người học, phù hợp với phong cách học của mỗi cá nhân. Qua đó người học rèn luyện ý thức tự lực, ý thức trách nhiệm với kết quả học tập của mình.
Tuy vậy, lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong nhóm, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ và được chia sẻ. HS không chỉ có điều kiện học tập với nhau mà còn học tập lẫn nhau, kiến thức mà người học thu được là sự đóng góp của nhiều người. Đồng thời qua học tập hợp tác, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng lắng nghe tích cực, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được rèn luyện và phát triển.
Dạy học thông qua hợp tác nhóm tạo nên mối quan hệ tương tác giữa trò với trò, giữa thầy với trò, tạo nên sự bình đẳng trong quan hệ giữa các thành viên và tạo nên môi trường học tập thân thiện. Trong môi trường đó mỗi cá nhân được phép thể hiện tối đa khả năng nhận thức và kinh nghiệm của mình một cách tự tin và thoải mái . Thông qua đó hình thành ở HS những phẩm chất của người lao động mới. 
 	e. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
 Trong dạy - học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời nhận định kết quả thực trạng và để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
 Trong dạy học thụ động, GV đánh giá HS. Trong dạy và học tích cực, Học sinh được tạo điều kiện phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau để điều chỉnh cách học. Tự đánh giá và tự điều chỉnh hành vi, hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS.
Để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
 Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế, không có phương PPDH nào là phương pháp tối ưu. Trong khi đó dạy và học tích cực đòi hỏi cần kết hợp giữ lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tế cuộc sống. Vì vậy việc vận dụng PHDH đạt được hiệu quả còn tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng sáng tạo của Giáo viên.
 Ví dụ: Bài 11 – Trang trí nhà ở bằng một số đồ vật
* Sử dụng bản đồ tư duy trong bài này trong phần tổng kết nội dung bài học như sau:
 	* Bài 12 – Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa( tiết 2)
*GV sử dụng bản đồ tư duy trong bài này trong phần tổng kết nội dung bài học để củng cố kiến thức cho HS:
*Bài 25: Thu nhập của gia đình (tiết 1)
 Trong bài này GV sử dụng bản đồ tư duy trong phần tổng kết bài học giúp HS hệ thống toàn bộ nội dung bài học trong tiết 1 của bài 25
 4. Một số khó khăn khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: 
 - Đa số các em Học sinh còn e dè chưa mạnh dạn, thụ động chưa phát huy được tính tự giác, tích cực của từng cá nhân.
 - Trong lớp học số Học sinh yếu kém khá nhiều, nhiều em chưa dám ý kiến của . - Một số HS chưa hợp tác nghiêm túc khi làm sơ đồ tư duy.
 BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG	
	Năm học 2019 – 2020 vừa qua tôi sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy và học sinh đã vận dụng vào thực tế đạt kết quả như sau:
Năm học
Lớp
Sĩ số
Nhận biết ở cấp độ thấp
Nhận biết ở cấp độ cao
Số lượng
%
Số lượng
%
2018 – 2019
2019 - 2020
6
240
200
83.3
40
16.7
6
250
170
68
80
32
C. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
 Sơ đồ tư duy là kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực hiện, có thể tổ chức cho tất cả cá bài học, môn học, cấp học giống như học theo nhóm. Tuy nhiên tổ chức dạy học theo phương pháp này khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm như trước đây. Trong học nhóm nếu tổ chức chưa tốt, đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc còn các thành viên thụ động thường hay ỷ laị không chịu hoạt động. Do đó dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệu quả học tập không cao.
PHDH này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải tìm tòi sáng tạo khi hệ thống kiến thức theo sơ đồ tư duy. Như vậy có sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, các thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm của mình, tự đánh giá và điều chỉnh nhận thức của mình một cách tích cực. Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo và không mất thời gian cũng như giữ được trật tự trong lớp học. 
	Qua thực tế giảng dạy và học hỏi từ đồng nghiệp đã áp dụng PPDH này và bước đầu có hiệu quả.
 2. Kiến nghị:	
 Để phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay, đồng thời tạo điều kịn cho việc dạy và học đạt hiệu quả,phòng GD&ĐT cần cung cấp thêm tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy và học đạt hiệu quả hơn.
 Láng tròn, ngày tháng năm 2020
 Người thực hiện
 Võ Cẩm Tú
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề:	trang 1
B. Nội dung	 2
1. Thực trạng vấn đề:	2
2. Nội dung 1 số biện pháp:	 3 3. Các biện pháp thực hiện giải quyết vấn đề	3
 a. Tác dụng của bản đồ tư duy trong dạy học 3
b. Hiệu quả khi sử dụng linh hoạt kĩ thuật dạy học trên trong quá trình dạy học 4
c. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học	 4
d. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác 4
e. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò	 5
4. Một số khó khăn khi sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: 7
C. Kết luận và kiến nghị 8
1. Kết luận:	 8
2. Kiến nghị 8	

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_mon_cong_n.doc
Sáng Kiến Liên Quan