Sáng kiến kinh nghiệm Sóng ánh sáng

I. Lý do chọn đề tài. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm

Lợi thế lớn nhất của phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khảo sát trên một diện rộng, một cách nhanh chóng, khách quan, chính xác; nó cho phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học. Nhưng việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan là không đơn giản, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm mất nhiều thời gian.

Mục đích nghiên cứu: Để phù hợp với sự cải cách và đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo cách kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Cũng như phù hợp với sự đổi mới mạnh mẽ của sách giáo khoa và phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Sự kiểm tra, đánh giá chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm khách quan đánh giá một cách khách quan năng lực nhận thức của học sinh. Việc đổi mới cách đánh giá yêu cầu người học không những cần thông hiểu và nắm chắc kiến thức mà còn phải vận dụng kiến thức một cách nhanh nhạy. Làm thế nào chọn được phương án nhanh nhất trong câu hỏi trắc nghiệm khách quan? Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi thấy mỗi phần đều có một phương pháp riêng nhất định và dưới đây tôi xin trình bày một số hiểu biết của mình mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy phần: Sóng ánh sáng

II. Phương pháp và kĩ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

1. Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm 2 phần: phần "gốc" và phần "lựa chọn"

 Phần gốc: Là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Yêu cầu phải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách đặt vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài hiểu rõ câu hỏi ấy muốn đòi hỏi câu hỏi gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.

 Phần lựa chọn: Gồm có nhiều giải pháp có thể lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những "mồi nhử". Điều quan trọng là làm sao cho những "mỗi nhử" ấy đều hấp dẫn ngang nhau với những học sinh chưa học kĩ hay chưa hiểu kĩ bài học.

 

doc11 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3504 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sóng ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mở đầu 
Lý do chọn đề tài. Mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm
Lợi thế lớn nhất của phương pháp trắc nghiệm khách quan có thể khảo sát trên một diện rộng, một cách nhanh chóng, khách quan, chính xác; nó cho phép xử lý kết quả theo nhiều chiều với từng học sinh cũng như tổng thể cả lớp học hoặc một trường học. Nhưng việc biên soạn một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan là không đơn giản, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các nhà giáo, phải qua nhiều thử nghiệm mất nhiều thời gian.
Mục đích nghiên cứu: Để phù hợp với sự cải cách và đổi mới của Bộ Giáo dục và đào tạo cách kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Cũng như phù hợp với sự đổi mới mạnh mẽ của sách giáo khoa và phương pháp dạy và học của giáo viên và học sinh. Sự kiểm tra, đánh giá chuyển từ hình thức tự luận sang trắc nghiệm khách quan đánh giá một cách khách quan năng lực nhận thức của học sinh. Việc đổi mới cách đánh giá yêu cầu người học không những cần thông hiểu và nắm chắc kiến thức mà còn phải vận dụng kiến thức một cách nhanh nhạy. Làm thế nào chọn được phương án nhanh nhất trong câu hỏi trắc nghiệm khách quan? Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi thấy mỗi phần đều có một phương pháp riêng nhất định và dưới đây tôi xin trình bày một số hiểu biết của mình mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy phần: Sóng ánh sáng
Phương pháp và kĩ thuật trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Một câu hỏi dạng nhiều lựa chọn gồm 2 phần: phần "gốc" và phần "lựa chọn"
Phần gốc: Là một câu hỏi hay một câu bỏ lửng (chưa hoàn tất). Yêu cầu phải tạo căn bản cho sự lựa chọn, bằng cách đặt vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng giúp cho người làm bài hiểu rõ câu hỏi ấy muốn đòi hỏi câu hỏi gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.
Phần lựa chọn: Gồm có nhiều giải pháp có thể lựa chọn, trong đó có một lựa chọn được dự định là đúng hay đúng nhất, còn những phần còn lại là những "mồi nhử". Điều quan trọng là làm sao cho những "mỗi nhử" ấy đều hấp dẫn ngang nhau với những học sinh chưa học kĩ hay chưa hiểu kĩ bài học.
Trong đề tài này tôi chọn trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn vì theo chúng tôi nếu ít lựa chọn hơn không bao quát được các khả năng sai lầm của học sinh và nhiều lựa chọn hơn sẽ có những "mồi" thiếu căn cứ.
Ưu điểm
Nhược điểm
Phạm vi sử dụng
- Độ tin cậy cao
- HS phải xét đoán và phân biệt kĩ càng khi trả lời câu hỏi
- Tính chất giá trị tốt hơn
- Có thể phân tích được tính chất "mồi" câu hỏi
- Tính khách quan khi chấm
- Khó soạn câu hỏi
- Chiếm nhiều trang giấy kiểm tra
- Dễ nhắc nhau khi làm bài
- Thí sinh nào có óc sáng tạo có thể tìm ra câu trả lời hay hơn phương án đã cho, nên họ có thể không thoả mãn.
- Có thể sử dụng mọi loại kiểm tra đánh giá 
- Rất thích hợp cho việc đánh giá - phân loại.
Tiến trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Để làm công việc này một cách hiệu quả, người soạn trắc nghiệm cần phải đưa ra một số quyết định trước khi đặt bút viết các câu trắc nghiệm: Cần khảo sát những gì ở học sinh ? Phải trình bày các câu hỏi dưới hình thức nào cho có hiệu quả nhất ? Mức độ khó hay dễ của bài trắc nghiệm ? ...
Nếu bài trắc nghiệm là một bài thi cuối học kỳ nhằm xếp hạng học sinh thì các câu soạn phải đảm bảo điểm số được phân tán rộng, như vậy mới phát hiện ra được học sinh giỏi và học sinh kém.
Nếu là bài trắc nghiệm nhằm kiểm tra những điều hiểu biết tối thiểu về một phần nào đó thì ta soạn thảo những câu hỏi sao cho hầu hết học sinh đều đạt được điểm tối đa.
Nếu bài trắc nghiệm nhằm mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, yếu của học sinh, giúp cho giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp, thì các câu trắc nghiệm được soạn thảo sao cho tạo cơ hội cho học sinh phạm tất cả mọi sai lầm về môn học nếu chưa học kỹ.
Bên cạnh các mục đích nói trên ta có thể dùng trắc nghiệm với mục đích tập luyện giúp cho học sinh hiểu thêm bài học và có thể làm quen với lối thi trắc nghiệm.
	Tóm lại, trắc nghiệm có thể phục vụ nhiều mục đích; người soạn trắc nghiệm phải biết rõ mục đích của mình thì mới soạn thảo được bài trắc nghiệm giá trị vì mục đích chi phối nội dung, hình thức bài trắc nghệm.
Một số nguyên tắc nên theo khi soạn thảo những câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
Đối với phần gốc: Dù là một câu hỏi hay bổ sung tạo cơ sở cho việc lựa chọn của học sinh đưa ra những ý tưởng rõ ràng giúp cho sự lựa chọn được dễ dàng.
Nếu phần gốc là một câu phủ định thì phải in đậm hoặc gạch dưới chữ diễn tả sự phủ định để học sinh khỏi nhầm.
Phần gốc khi kết hợp với phần lựa chọn phải mang lại ý nghĩa chọn vẹn; tuy nhiên nên sắp xếp các ý vào phần gốc sao cho: phần lựa chọn được ngắn gọn và người đọc thấy rõ nội dung cần kiểm tra.
Đối với phần lựa chọn: Nên có 4 đến 5 phương án lựa chọn
Chỉ có một phương án đúng
Nên tránh 2 lần phủ định liên tiếp
Câu lựa chọn không nên quá ngây ngô
Độ dài các câu trả lời nên gần bằng nhau
Các câu trả lời nên có dạng đồng nhất.
B. Nội dung: 
Nội dung về kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học:
Hiện tượng giao thoa ánh sáng
Giao thoa ánh sáng là sự tổng hợp của hai sóng kết hợp; đó là các sóng ánh sáng do hai nguồn sáng kết hợp phát ra, có cùng phương dao động, cùng chu kỳ (tần số) dao động (cùng màu sắc) và có hiệu số pha dao động của chúng luôn không đổi (theo thời gian)
Vân giao thoa: Hiện tượng giao thoa thu được trên màn ảnh E có những vạch sáng và những vạch tối xen kẽ nhau. Những vạch sáng tối này được gọi là vân giao thoa.
	2- Vị trí của vân sáng và vân tối trong vùng giao thoa
	+ Khoảng cách giữa hai khe : a = S1S2 
	+ Khoảng cách từ màn đến hai khe : D = OI (là đường trung trực của S1S2)
	+ Vị trí của một điểm M trên vùng giao thoa được xác định bởi : 
	x = OM ; d1 = S1M ; d2 = S2M .
	+ Hiệu đường đi: 
	a) Nếu tại M là vân sáng thì : Hai sóng từ S1 và S2 truyền đến M là hai sóng cùng pha 
	Trong đó:
	+ : bước sóng của ánh sáng đơn sắc 
	+ k = 0 (x = 0) : vân sáng chính giữa ( vân sáng trung tâm)
	+ k = ± 1 : vân sáng bậc 1 
	+ k = ± 2 : vân sáng bậc 2 .
	b) Nếu tại M là vân tối thì : Hai sóng từ S1 và S2 truyền đến M là hai sóng ngược pha 
 O
 k=o
 k=-1
 k=1
 k=-2
 Vân sáng trung tâm
	Trong đó:
	+ k = 0, -1 : vân tối thứ 1 
	+ k = 1, -2 : vân tối thứ 2 
	+ k = 2 , -3 : vân tối thứ 3 
Chú ý quan trọng: Sách giáo khoa chỉ đưa ra trường hợp vị trí vân sáng và các giá trị bậc k đối với vị trí vân sáng còn vân tối không có bậc nên học sinh dễ gặp khó khăn trong việc xác định giá trị của k đối với vị trí vân tối. Nên theo thiển nghỉ của tôi vấn đề này giải thích như sau: 
Về mặt vật lý học: Các vân tối là hoàn toàn tương đương nhau, nơi đó cường độ sáng bằng 0, nên không cần phân biệt vân tối này với vân tối khác.
Về mặt toán học: Nếu lấy phương trình tọa độ xtối = (k + 0,5)i thì tính từ góc tọa độ các vân tối thứ tự là 1, 2, 3,... ứng với các bộ số k tương ứng là (0, -1); (1, -2); (2, -3);... như vậy nếu gọi vân tối bậc n chẳng hạn thì k có hai giá trị không đối xứng (k-1, -k) do đó, dễ nhầm lần và không có ý nghĩa biểu thị (về mặt con số).
Tuy nhiên để xác định vị trí của vân tối ta vẫn cần xác định thứ của nó.
3. Khoảng vân i: là khoảng cách giữa hai vân sáng (hay hai vân tối) liên tiếp nằm cạnh nhau. Kí hiệu: i	 
Chú ý quan trọng: 
Bề rộng của khoảng vân i phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng 
Số vân sáng và vân tối ở phần nửa trên và nửa dưới vân sáng trung tâm hoàn toàn giống hệt nhau , đối xứng nhau và xen kẻ nhau một cách đều đặn.
Khi thực hiện thí nghiệm giao thoa đồng thời với hai hay nhiều nguồn sáng đơn sắc có bước sóng và khoảng vân khác nhau thì trên màn quan sát E ta sẽ thu được số hệ vân giao thoa tương ứng. Kết quả một số vân sáng hoặc vân tối của các hệ vân trên sẽ có vị trí trùng nhau trên màn. Khi đó:
Nếu dùng ánh sáng trắng thì hệ thống vân giao thoa của các ánh sáng đơn sắc khác nhau sẽ không trùng khít nhau. Ở chính giữa có một vân sáng trắng, gọi là vân trắng chính giữa (vân trung tâm). Ở hai bên vân trắng chính giữa có những dãi màu cầu vồng ( quang phổ của ánh sáng trắng), 
Độ rộng của quang phổ liên tục bậc k được xác định bởi công thức sau: 
	Trong đó:
	+ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc màu đỏ.
	+ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng và đồng thời giúp ta xác định được bước sóng ánh sáng; ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một bước sóng xác định.
Phân loại bài tập.
Dạng 1. Xác định các đại lượng đặc trưng của hiện tượng giao thoa ánh sáng đơn sắc: Vị trí vân sáng, tối, khoảng vân, bước sóng ánh sáng, số vân quan sát được....
1.1) Tính khoảng cách giữa vân sáng thứ n và vân sáng thứ m: (n > m) 
Khi chúng ở cùng phía so với vân trung tâm: 
Khi chúng ở khác phía so với vân trung tâm: 
	1.2) Tính khoảng cách giữa vân sáng thứ n và vân tối thứ m: (n > m)
Khi chúng ở cùng phía so với vân trung tâm: 
Khi chúng ở khác phía so với vân trung tâm
 	1.3) Cho biết vị trí M của vân giao thoa(Biết xM). Xác định tính chất của vân giao thoa( sáng hay tối). Bậc bao nhiêu?
	Lập tỉ số: 
	1.4) Tính số vân sáng và vân tối quan sát được trong bề rộng L của vùng giao thoa:
Số khoảng vân ở một phía của vùng giao thoa có bề rộng là L
	Lập tỉ số: 
	Trong đó: 
	+ N là phần nguyên
	+ là phần lẻ( phần thập phân)
Số vân sáng ( luôn là số lẻ): 
Số vân tối ( luôn là số chẵn): 
 	1.5) Thực hiện một thí nghiệm giao thoa với một ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong hai môi trường trong suốt có chiết suất .
Sử dụng các công thức sau:
Bài tập ví dụ: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young: ánh sáng có bước sóng , khoảng cách hai khe là a=1mm, khoảng cách 10 vân sáng liên tiếp là 4,5mm. 
a.Tìm khoảng cách từ S1S2 đến màn.
b. tìm khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân tối bậc 8.
c. Tại M cách vân trung tâm 4,75mm là vân sáng hay vân tối bậc mấy.
d. Biết bề rộng của trường giao thoa là 1,5 cm hãy tìm số vân sáng và số vân tối quan sát được.
e. Tính khoảng vân i khi đưa thí nghiệm trên từ không khí vào nước. Biết chiết suất tuyệt đối của nước là n’=4/3
Hướng dẫn giải: 
a. -Xác định khoảng vân i=
 -Từ công thức: 
b. Nếu hai vân ở cùng phía so với vân trung tâm: 
Nếu hai vân sáng ở hai phía so với vân trung tâm.
*Chú ý: Học sinh có thể tính: 
c. Xét thương số: Tại M là một vân tối bậc 10.
d. Xét thương số: 
e. Khoảng vân khi thực hiện trong môi trường nước:
Dạng 2. Xác định vị trí và bậc của các hệ vân trùng nhau khi thực hiện đồng thời hai ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm giao thoa: 
	a) Nếu là vân sáng: 
	+ Ta có: 	
	b) Nếu là vân tối:
	+ Ta có:
* Chú ý:
Biện luận để chọn giá trị thích hợp với 
Vị trí trùng nhau gần nhất của các hệ vân đối với vân sáng trung tâm ứng với giá trị x nhỏ nhất.
Bài tập ví dụ 1: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng: khoảng cách giữa hai khe là a = S1S2 = 1,5 mm, hai khe cách màn ảnh một đoạn D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc và vào hai khe Young. Khoảng cách ngắn nhất giữa vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có giá trị là
Hướng dẫn giải: 
Tại vị trí có sự chồng chập hai vân sáng của hai bức xạ ta lại quan sát được vân sáng có màu giống như tại O. Khi đó: 
Hay: . Do mà nên chọn và 
Kết quả: Khoảng cách ngắn nhất giữa vân sáng cùng màu với vân sáng chính giữa có giá trị là
Bài tập ví dụ 2: Trong thí nghiệmIâng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m, chiếu hai khe bằng hai bức xạ có λ1 = 0,656μm và λ2, người ta thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1 thì bước sóng của bức xạ λ2 là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải: 
Do vị trí của hai vân này trùng nhau nên: 
3. Dạng 3. Giao thoa với ánh sáng trắng: Ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong giới hạn:
3.1.  Độ rộng của quang phổ liên tục bậc k được xác định bởi công thức sau: 
	Trong đó:
	+ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc màu đỏ.
	+ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc
Xác định các ánh sáng đơn sắc có vân sáng tại vị trí có tọa độ là x:
Ta có : với 
Kết quả: 
Hay: . Chọn giá trị phù hợp, ứng với bao nhiêu giá trị của k thì có bấy nhiêu ánh sáng đơn sắc có vân sáng
Xác định các ánh sáng đơn sắc có vân sáng tại vị trí có tọa độ là x:
Ta có : với 
Kết quả: 
Hay: . Chọn giá trị phù hợp, ứng với bao nhiêu giá trị của k thì có bấy nhiêu ánh sáng đơn sắc có vân tối
Bài tập ví dụ : Thí nghiệm giao thoa với khe Young : a= 0,5mm; D = 2m. Nguồn sáng trắng dùng làm thí nghiệm có:. Hãy tính
a. Độ rộng của quang phổ bậc 3. 
	b. Số ánh sáng đơn sắc bị tắt (có vân tối) tại điểm M cách vân vân sáng trung tâm 0,72cm là:
Hướng dẫn giải:
a. Độ rộng của quang phổ bậc 3: 
b. Số ánh sáng đơn sắc bị tắt (có vân tối) tại điểm M cách vân vân sáng trung tâm 0,72cm là:
Ta có: 
Chọn k = 2,3,4. Với :
+ k = 2 
+ k = 3 
+ k = 4 
 S
 S’
 D
 H
 h
 H1
4. Dạng 4. Một số dụng cụ có thể tạo giao thoa thường gặp khác:=
4.1 Giao thoa tạo bởi một gương phẳng.
Với khoảng cách giữa hai khe sáng
a=SS’=2h.
Lưỡng lăng kính Frexnen: Với góc A nhỏ. Dựa vào DSS2O:
Góc lệch: 	
Với khoảng cách giữa hai khe sáng: 
Khoảng cách từ hai khe sáng đến màn: 
Bề rộng của trường giao thoa: S
 S2
 S1
 O
 A
 D
 C
 L
4.3 Bán thấu kính Billet: Khoảng cách O1O2=h rất nhỏ sao cho khoảng cách từ thấu kính đến vật và ảnh có thể tính theo trục chính. 
 S
 S1
 S2
 O1
 O2
 C
 d
 d’
 L
Dựa vào tam giác đồng dạng(S1S2SO1O2S) : với 
Với khoảng cách giữa hai khe sáng: 
Khoảng cách từ hai khe sáng đến màn: 
Bề rộng của trường giao thoa: 
Dựa vào tam giác đồng dạng (P1P2SO1O2S) : 
Soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần giao thoa ánh sáng
Trình độ nhận biết
Câu 1: Giao thoa của ánh sáng chỉ xảy ra khi:
	A.hai chùm sáng từ hai bóng đèn cho đi qua cùng một loại kính lọc sắc chiếu vào cùng một chỗ
	B.hai chùm sáng chiếu vào cùng một chỗ
	C.hai chùm sáng ánh sáng kết hợp đan vào nhau 
	D.có sự gặp nhau của các ánh sáng đơn sắc cùng màu
Câu 2: Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng trên màn quan sát thu được hình ảnh:
	A.vân trung tâm là vân sáng trắng, hai bên có những dải màu như cầu vồng
	B. các vạch màu khác nhau riêng biệt hiện trên cùng một nền tối.
	C .một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
	D. không có các vân tối trên màn.
Câu 3: Công thức tính khoảng vân:
 	A. i= lD/a	B. i= lD/2ª	C. i=D/la 	D. i=al/D
Câu 4: Vị trí vân sáng trên màn trong hiện tượng giao thoa là:
	A. x= k2lD/a 	B. x= klD/2a	C. x= klD/a 	D. x= D/a(k+1) l
Câu 5: Khoảng vân là:
	A.khoảng cách giữa hai vân sáng cùng bậc trên màn hứng vân.
	B.khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn hứng vân.
	C.khoảng cách giữa hai vân tối cùng bậc trên màn hứng vân.
	D.khoảng cách giữa vân sáng và vân tối cùng bậc trên màn hứng vân
Trình độ hiểu, vận dụng.
Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa Young hai nguồn sáng phát đa sắc gồm 3 đơn sắc : đỏ, vàng, lục thì trong quang phổ bậc một tính từ vân trung tâm đi ra thấy có đơn sắc theo thứ tự
 	A. Đỏ vàng lục 	B. vàng lục đỏ 	C. lục vàng đỏ 	D. Lục đỏ vàng
Câu 7: Trong thí nghiệm Iâng vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại vị trí cách vân sáng trung tâm là:
	A. i/4	B. i/2 	C. i	D. 2i
Câu 8: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng vân không phụ thuộc vào:
	A. cường độ ánh sáng 	B. tần số ánh sáng
	C. bước sóng ánh sáng 	D. khoảng cách từ màn hứng vân giao thoa đến hai khe
Câu 9: Một khe hẹp F phát ánh sáng đơn sắc, bước sóngl = 600 nm chiếu sáng hai khe F1, F2 song song với F và cách nhau 1,2 mm. Vân giao thoa được quan sát trên màn M song song với mặt phẳng chứa F1, F2 và cách nó 0,5m. Tính khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp
 	A. 0,25m 	B. 0,25 mm	C. 0,125mm 	D. 0,25 mm
Câu 10: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, các khe S1 và S2 được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa 2 khe a = 3 mm; khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai nguồn đến màn D =1,5 m, khoảng vân đo được trên màn i =0,3mm. Ánh sáng đơn sắc chiếu vào hai khe có bước sóng 
 	A. 6mm	B. 12mm 	C. 0, 6 mm 	D. 1,5 m
Câu 11: Hai khe Iâng cách nhau 3mm được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6mm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại M cách vân trung tâm 1,8 mm thu được vân có tính chất gì?
 	A. Vân tối thứ 4 	B. Vân tối thứ 5	C. Vân sáng thứ 4 	D. Vân sáng thứ 9
Câu 12: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young (Iâng), các khe được chiếu sáng bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,4 mm đến 0,75 mm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm; khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m. Độ rộng quang phổ bậc một quan sát được trên màn là:
	A. 1,4 mm 	B. 1,4 cm	C. 2,8 mm	D. 2,8 cm
Trình độ vận dụng sáng tạo.
Câu 13: Khi ánh sáng vào nước đi từ không khí vào nước thì :
	A.Tần số tăng lên ; vận tốc giảm đi 	B. Tần số không đổi ; vận tốc không đổi 
	C. Tần số giảm đi ; bước sóng tăng lên	D. Tần số không đổi ; bước sóng giảm đi 
Câu 14: Khi thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng trong không khí, khoảng vân đo được là i. Khi thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai khe Iâng trong môi trường trong suốt có chiết suất n>1 thì khoảng vân i’ đo được trên màn sẽ là:
	A. i’=ni;	B.i’=	C. i’= 	D. 
Câu 15: Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc với khe Iâng, khoảng cách giữa hai khe a= 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D=1m. Trên màn, người ta quan sát được khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng thứ 10 là 4mm. Tại hai điểm M, N đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm cách nhau một khoảng 8mm là hai vân sáng. Số vân sáng và số vân tối quan sát được trong khoảng MN là bao nhiêu? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
 	A.23 vân sáng và 22 vân tối; 	B. 20 vân sáng và 21 vân tối
 	C. 21 vân sáng và 20 vân tối.	D. Một kết quả khác.
Câu 16: Để thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta đã dùng môt thấu kính hội tụ mỏng tiêu cự f, cưa đôi một cách đối xứng theo mặt phẳng đi qua quang trục chính, sau đó tách chúng ra một đoạn h nhỏ. Dùng nguồn sáng điểm S phát ánh sáng đơn sắc đặt cách các nửa thấu kính một khoảng d ( cho ảnh cách các thấu kính một khoảng d’) và dùng màn E đặt cách các bán thấu kính một khoảng l. Độ rộng của trường giao thoa có thể tính bằng biểu thức nào sau đây?
	A..	B. 	C. 	D. Một biểu thức khác.
Câu 17: : Thí nghiệm Iâng giao thoa ánh sáng: Hai khe Iâng cách nhau 1mm và khoảng cách từ hai khe đến màn là 1m, với nguồn sáng là hai bức xạ có bước sang lần lượt là   và . Xét tại M là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng và tại N là vân sáng bậc 6 ứng với bước sóng . Trên M N ta đếm được :
 A. 3 vân sáng	B. 5 vân sáng 	C. 7 vân sáng 	D. 9 vân sáng.
 Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Iâng: khoảng cách 9 vân liên tiếp là 4,5mm. Biết bề rộng trường giao thoa là 1,5cm, hãy tìm số vân sáng và số vân tối trên màn?
	A.27 và 28. 	B. 27 và 26. 	C. 26 và 27. 	D 26 và 25.
 C. Kết quả:
	Qua quá trình áp dụng các phương pháp trên cho các lớp 12A3, 12A5, 12A8, 12A11 tôi nhận được kết quả rất khả quan. Đa số các em đều có thể làm tốt phần sóng ánh sáng.:
Các em đã nắm vững công thức nhanh để áp dụng.
Dễ dàng tính toán khi gặp các dạng toán nêu trên.
Trên 70% học sinh các lớp đạt điểm trên 5 trong bài kiểm tra 15 phút của phần sóng ánh sáng.
Học sinh yếu kém hứng thú hơn khi làm bài tập của phần sóng ánh sáng.
D. Kết luận:
Trên đây là một số vấn đề mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy phần sóng ánh sáng.
. Tất nhiên vẫn chưa có sự hoàn chỉnh và ưu việt tối đa. Kính xin trân trọng trao đổi cùng đồng nghiệp. Rất mong được sự đóng góp của các quí đồng nghiệp để phần trình bày của tôi được hoàn thiện hơn và quá trình giảng dạy học sinh có hiệu quả hơn! Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn !
Châu Đức, ngày 31 tháng 5 năm 2008
Người viết 
 Trương Đình Den 

File đính kèm:

  • docSKKN_0809Phuong_phap_giai_TN_chuong_6.doc
Sáng Kiến Liên Quan