Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học

LỜI MỞ ĐẦU

 Trong quá trình dạy học, khi thăm dò tình trạng học tập môn Hóa học của học sinh hoặc gặp các em sau mỗi kì thi ĐH-CĐ, tôi được nghe đi nghe lại nhiều lần một số nội dung từ nhiều đối tượng học trò :

 - “ bài tập trắc nghiệm nhiều quá em làm không xuể”!

 - “ không phải là các dạng bài tập mới lạ mà đa số là các bài thuộc các dạng em đã học, thậm chí có bài “ trúng nguyên xi ” nhưng mà .em không nhớ!”

 - “ không phải là khó đến mức em không làm được, mà thời gian ngắn quá, em làm không kịp ”

 -“.do có nhiều“công thức tính nhanh” quá nên em áp dụng nhầm công thức!”.

 - v.v và v.v.

 Những tâm sự của học trò sau mỗi kì thi thôi thúc tôi luôn suy nghĩ làm thế nào giúp được các em có thể hiểu chính xác và sâu sắc hơn bản chất hóa học trong các bài toán và có kĩ năng, kĩ xảo giải quyết nhanh gọn nhiều bài toán trong quá trình học tập và thi cử. Để các em dần có tình cảm tốt hơn, ham mê hơn và có kết quả học tập tốt hơn đối với bộ môn mà mình giảng dạy.

 

doc72 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện tư duy hóa học và kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bậc nhất: 7x + 22n= 117→ n=5 và x=1. Bước này tuy không khó nhưng dài dòng dễ làm mất sự hấp dẫn khi giải bài toán hóa học.
- Vì X là đồng đẳng của metan nên số nguyên tử C >1, do vậy trong phản ứng thế với Brom mà chỉ thu được 2 chất sản phẩm có =116: một chất là HBr → chất còn lại là monobromankan Tỉ lệ mol giữa hai sản phẩm là 1:1 ( Vì nếu ngược lại thì từ đibrom trở lên luôn có ít nhất hai đồng phân hoặc > 116).
 Do vậy, = 29.4= 116: chính là trung bình cộng của CnH2n+1Br và HBr
 : C5H12
 Ví dụ 4: Cho m(g) hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng thu được hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3 ) trong dd NH3 đun nóng, sinh ra 64,8g Ag. Giá trị của m là:
 A. 8,8	 B. 9,2	 C. 7,4	 D. 7,8
 ( Câu 2- M263- ĐTTS- Khối A-2008)
HD: Dễ thấy trong Y: 
Vì 
Ví dụ 5: X là hỗn hợp 2 este của cùng 1 rượu no, đơn chức, mạch hở và 2 axit no, đơn chức, mạch hở đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dung dịch NaOH 20% đến phản ứng hoàn toàn, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 13,5 gam	B. 7,5 gam	C. 15 gam	D. 37,5 gam
 ( Câu 18-M132-ĐHV-L1-2008)
HD: Dễ thấy X là este no, đơn chức, mạch hở → Bảo toàn “ O2”: → 
(Vì nên 
Vậy chất rắn gồm 
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Cho hiđrocacbon A tác dụng với brom trong điều kiện thích hợp, chỉ thu được một dẫn xuất chứa brom có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Xác định công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có và xác định công thức cấu tạo đúng của hiđrocacbon A. 
 (Trích ĐTTS KB năm 2004)
2. Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là (cho H = 1, C = 12, Br = 80)
A. 3,3-đimetylhecxan. B. 2,2-đimetylpropan.
 C. isopentan. D. 2,2,3-trimetylpentan.
 ( Trích ĐTTS KB - năm 2007)
3. Đun nóng một hợp chất hữu cơ đơn chức X với dung dịch HCl thu được hai hợp chất hữu cơ Y và Z chỉ chứa C, H, O có khối lượng bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được khối lượng CO2 gấp 88/45 khối lượng H2O. Công thức phân tử của chất X là: A. C6H12O2.	B. C7H14O2.	C. C5H10O2.	D. C4H8O2.
 ( Câu 46-M209-ĐHV-L4-2008)
4. Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức (đều tạo bởi axit no, đều không có phản ứng cộng với brom trong nước) là đồng phân của nhau. 0,2 mol X phản ứng được với tối đa 0,3 mol NaOH , khi đó tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 37,4 gam . Có tối đa bao nhiêu cặp chất thoả mãn X ?	A. 5	B. 4	C. 3	D. 1
 (Trích đề thi thử Tr. NXO-2011)
III- Từ hiđrocacbon đến dẫn xuất chứa oxi của hiđrocacbon
1- Phản ứng cháy:
 Các hiđrocacbon đều có dạng: CnH2n+2-2k (k = số liên kết + số vòng) và đều có phản ứng: CnH2n+2-2k + O2 n CO2 + (n+1-k)H2O (1)
 Mol: x nx (n+1-k)x
Ta có : - = (n+1-k)x - nx = (1-k)x Có 2 trường hợp đặc biệt đáng lưu ý:
Khi k = 0 ----> - = (phản ứng) và (*)
Khi k = 2 ----> - = (phản ứng) và (**)
Nhận xét: Hệ số của CO2 và H2O trong (1) chỉ phụ thuộc vào số nguyên tử Cacbon và số nguyên tử Hiđro mà không phụ thuộc vào Oxi. Do vậy hai trường hợp đặc biệt trên hoàn toàn có thể áp dụng cho dẫn xuất có Oxi của Hidrocacbon: 
 1. Khi CnH2n+2Om cháy hoàn toàn ta có:
= - và (*): .
2. Khi CnH2n-2Om cháy hoàn toàn ta có:
= - và (**): 
Ví dụ 1: Hỗn hợp B gồm axetilen, etilen và một hiđrocacbon X. Đốt cháy hoàn toàn một lượng B thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước có tỉ lệ thể tích 1:1. Nếu dẫn V lit B (ở đktc) qua bình đựng nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng 0,82 g. Khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 1,32g CO2 và 0,720 g H2O.
X thuộc loại hiđrocacbon nào ?
Tìm công thức phân tử của X, tính V và phần trăm thể tích các khí trong B.
 ( Bài 6.43- Bài tập HÓA HỌC 11 NÂNG CAO- Lê Xuân Trọng (chủ biên) - Từ Ngọc Ánh - Phạm Văn Hoan - Cao Thị Thặng; Nxb Giáo Dục)
Phần hướng dẫn giải ( tr. 145) như sau:
a) C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O (1)
 C2H2 + O2 2CO2 + H2O (2)
 CxHy + (x+)O2 xCO2 + H2O (3)
Đặt số mol C2H4, C2H2, CxHy trong B lần lượt là a, b, c.
Ta có: 
Theo đầu bài: Vhơi nước= 1: 1
Ta có 
Vì B>0 nên y - 2x >0 y > 2x. Vậy X thuộc loại ankan CxH2x+2
Thay vào (I.a) ta được ( 2x + 2 – 2x)c=2b
Do đó ta có c = b (I.b)
Phản ứng với nước brom dư
C2H2 + Br2 → C2H4Br2 (4)
C2H2 + 2Br2 → C2H4Br4 (5)
 Vì Brom dư, khí còn lại là X được đốt cháy:
 CxH2x+2 + O2 xCO2 + H2O (6)
Gọi số mol C2H4, C2H2, CxH2x+2 lần lượt là a, b, c. Ta có phương trình:
 V = ( a + b + c).22,4 (II)
Theo (4), (5), (6) ta có hệ phương trình: 
Giải hệ phương trình ta được : c = 0,01 (mol) → x = 3 → CTPT của X là C3H8
Theo (I.b) ta có b = c = 0,01 mol. Vậy a = 0,02 mol
Và V = (0,01 + 0,02 + 0,01).22,4=0,896 (1)
Nhận xét: - Bài tập trên đây tổng hợp được mối quan hệ giữa số mol chất tham gia và sản phẩm cháy giữa 3 loại hiđrocacbon mạch hở tiêu biểu trong một bài toán. Giải quyết bài tập này trên cơ sở các kết quả thu được về mối quan hệ giữa các chất trong phản ứng cháy đối với mỗi loại hiđrocacbon không những giúp học trò khắc sâu hơn đặc điểm riêng của mỗi loại mà còn giúp học trò rèn luyện tư duy tổng hợp.
- Cách giải trên đây không những lạm dụng công cụ toán học mà còn làm lu mờ mất các chất liệu hóa học rất hay trong bài tập này. Ta có thể vận dụng các kết quả về phản ứng cháy vừa nêu để hướng dẫn Hs giải bài tập này một cách ngắn gọn, đậm đà bản chất và phong cách hóa học như sau:
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,608 gam chất A thu được 1,272 gam Na2CO3 và 0,528 gam CO2. Cho A tác dụng với dung dịch HCl thu được một axit hữu cơ hai lần axit (B).
 1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A.
 2. Cho 1,72 gam axit B tác dụng với 0,95 gam mangan đioxit (không tinh khiết) trong môi trường H2SO4 theo phản ứng:
 MnO2 + B + H2SO4 ® K2SO4 + CO2 + H2O
 Để xác định lượng B dư, người ta thêm từ từ dung dịch KMnO4 0,025M tới lúc thuốc tím bị mất màu theo phản ứng:
 KMnO4 + B + H2SO4 ® K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O.
Thấy tốn hết 152 ml dung dịch KMnO4.
Tính %MnO2 trong mangan đioxit.
3. C là một đồng đẳng ( mạch thẳng) của B và D là este 2 lần este của C với một rượu no đơn chức E. Đốt D ta thu được tỉ lệ khối lượng CO2: H2O= 176:63. Đun nóng E với axit sunfuric đặc ta thu được một olefin. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của D.
 ( Câu IV- Đề 58- BĐ 96)
Hướng dẫn giải của BĐ 96 (1) 
1.Gọi công thức của a là CxNayOz ta có:
 A + O2 → Na2CO3 + CO2
Số mol C = 
Số mol Na = 
Số mol O = 
 x : y : z = 0,024 : 0,024 : 0,048 = 1 : 1 : 2.
Công thức đơn giản nhất của A là (CNaO2)n.
( Có thể tìm công thức đơn giản nhất theo bất cứ cách nào khác, như theo khối lượng C, Na, O).
 Vì A tác dụng với HCl cho ta axit 2 lần axit ( có 2 nhóm –COOH, nghĩa là có 4 nguyên tử oxi) do đó n phải bằng 2.
 Vậy công thức phân tử của B là C2H4O4. Vì là muối của axit 2 lần axit, nên công thức cấu tạo thu gọn của A là: NaOOC-COONa
2.Các phản ứng:
 MnO2 + H2C2O4 + H2SO4 → MnSO4 + 2CO2 + 2H2O (1).
 2KMnO4 + 5 H2C2O4 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 10CO2 + 8H2O (2).
 Tính: 
 nB = 
 Số mol B tác dụng với KMnO4 
 = 
 Số mol B tác dụng với MnO2
 = . Vậy %MnO2 = 
 ( có thể tính theo khối lượng các chất).
3.Phản ứng đốt cháy D:
CmH2m+1OOC-(CH2)n-COOCmH2m+1+ 
Theo điều kiện cho: 
Như vậy: 
Khi m=1, n= 4.
Khi m = 2, n= 2.
Vì E tạo được olefin nên m2, do đó nghiệm duy nhất của bài toán là m = 2 và n=2 Vậy công thức cấu tạo của D là:
 O O
CH3-CH2-O-C-CH2-CH2-C-O-CH2-CH3
Nhận xét: Nếu ở đề bài trên, bỏ đi giả thiết “1,608 gam” và thay cụm từ “axit hữu cơ hai lần (B)” bằng cụm từ “ chất hữu cơ B” thì sẽ kích thích được học trò tư duy nhiều hơn (do đó hấp dẫn hơn!) và bỏ đi 2 phương trình phản ứng ở Câu 2 để giáo viên hướng dẫn học trò suy luận sản phẩm theo các kỹ năng đã có ở phần phản ứng oxi hóa khử và bỏ đi cụm từ “no đơn chức” ở Câu 3 thì tác dụng của bài tập trên đây sẽ phát huy hiệu quả rèn luyện tư duy trên nhiều phương diện khác nhau. Do đó ta nên sửa như sau:
 Đốt cháy hoàn toàn m(g) chất A chỉ thu được 1,272g Na2CO3 và 0,528g CO2. 
 1. CTCT của A ?
2. Cho A t/d với dd HCl dư được chất hữu cơ B. Cho 1,71g B t/d với 0,95g mangan đioxit (không tinh khiết) trong H2SO4 loãng(dư), dd thu được làm mất màu vừa đủ 152ml dd KMnO4 0,025M. Tính % trong mangan đioxit trên.
3. C là một đồng đẳng ( không nhánh) của B và D là este 2 chức của C với một ancol E. Đốt D được tỉ lệ khối lượng CO2: H2O= 176:63. Đun E với axit sunfuric đặc thu được một olefin. Xác định CTCTcủa D?.
Hướng dẫn giải (2):
1. . Vì đốt A chỉ được Na2CO3 và CO2(không có H) trong đó nNa=nCChất duy nhất thỏa mãn là NaOOC-COONa
2. ABlà:. Ở môi trường axit,và đều về nên ta có:0,0095 
3. Vì tách nước của E thu được 1olefin nên E là ancol no, đơn chức, mạch hở
D có dạng : (CH2)n(COOCmH2m+1)2 (với m2) có k = 2 nên khi cháy hoàn toàn:
 n+2+2m=8 Vậy D có CTCT là:
O O
CH3-CH2-O-C-CH2-CH2-C-O-CH2-CH3
 Ví dụ 3: Hỗn hợp A gồm một axit no đơn chức và hai axit không no đơn chức chứa một liên kết đôi, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2 M. Để trung hòa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1 M, được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Xác định công thức cấu tạo có thể có của từng axit và tính khối lượng của chúng trong A. 
 (Câu VI – ĐTTS KA - năm 2002)
Hướng dẫn giải (1)[ Đáp án chính thức của Bộ GD&ĐT]
C¸ch 1
Gọi công thức của 3 axít là: CnH2n+1COOH, CmH2m- 1COOH, Cm+1H2m+1COOH
 với số mol tương ứng là x, y, z . Phản ứng với dung dịch NaOH và đốt cháy:
CnH2n+1COOH + NaOH CnH2n+1COONa + H2O
 x x x 
CmH2m- 1COOH + NaOH CmH2m-1COONa + H2O
 y y y 
Cm+1H2m+1COOH + NaOH Cm+1H2m+1COONa + H2O
 z z z 
 CnH2n+1COOH + O2 (n+1)CO2 + (n+1) H2O
 x (n+1)x (n+1)x 
 Cm H2m-1COOH + O2 (m+1)CO2 + m H2O
 y (m+1)y my
C m+1H2m+1COOH + O2 (m+2)CO2 + (m+1) H2O
 z (m+2)z (m+1)z
NaOH dư + HCl = NaCl + H2O 
 0,1 0,1 0,1
nNaOH dư = nHCl = 100.1/1000 = 0,1
nNaOH ban đầu = 150.2/1000 = 0,3
nNaOH phản ứng = 0,3 - 0,1 = 0,2
 m muối hữu cơ = 22,89 - 0,1.58,5 = 17,04 
Theo số liệu đầu bài , ta có hệ phương trình:
Hay rút gọn 
Giải hệ phương trình 
 ta có: x = 0,1; y + z = 0,1
 (2) 14(0,1n + 0,1m) + 2. 0,1 + 14 z = 3,84
 z = 0,26 - 0,1n - 0,1m với z > 0
 Suy ra 0,26 - 0,1n - 0,1m > 0
 n+m < 2,6
 Do m là số nguyên tử cacbon trong gốc axit chưa no phải ≥ 2, nên có nghiệm duy nhất : n= 0, m= 2
 Vậy 3 axít là:
 HCOOH, mHCOOH = 0,1. 46 = 4,6(g)
C2H3COOH (CH2 = CH - COOH) 
 C3H5COOH 
 ( CH2 = CH- CH2- COOH; CH3-CH=CH-COOH; CH2 = C(CH3)-COOH )
 m hỗn hợp 2 axít = 17,04 - (0,2.23) + 0,2.1 = 12,64
Gọi số mol của C2H3COOH (M=72) là a, số mol C3H5COOH (M = 86) là b
Suy ra: 
a = 0,04 = 0,04.72 = 2,88 gam
b= 0,06 = 0,06.86 = 5,16 gam 
(Thí sinh có thể lập hệ phương trình tính a, b theo p.ư đốt cháy C2H3COOH,
C3H5COOH)
Cách 2:
Gọi công thức của axit no là: CnH2n+1COOH, công thức chung của 2 axit không no là: với số mol tương ứng là x và y
 CnH2n+1COOH + NaOH ® CnH2n+1COONa + H2O
 x x x
 + NaOH ®+ H2O
 y y y
 CnH2n+1COOH + O2 ® (n+1)CO2 + (n+1)H2O
 x (n+1)x (n+1)x
 + O2 ® (+ 1)CO2 + H2O
 y (+ 1)y y
 NaOH dư + HCl = NaCl + H2O 
 0,1 0,1 0,1 
 Theo phương trình: NaOH phản ứng với các axit hữu cơ = 0,3 – 0,1 = 0,2 mol
 lượng muối của các axit hữu cơ = 22,89 - 0,1.58,5 = 17,04 gam
 Độ tăng khối lượng bình NaOH là tổng khối lượng CO2 và H2O
 Có hệ phương trình: 
 Giải hệ phương trình trên, ta được: x = 0,1 ; y = 0,1 ; nx + y = 0,26
 Þ n + = 2,6. Với ³ 2 nên n = 0 và =2,6
 Công thức của 3 axit là: HCOOH ; C2H3COOH và C3H5COOH 
Nhận xét: 
+ Cả hai cách giải trong đáp án của Bộ GD&ĐT đưa ra đều đã mặc nhiên công nhận các axit cần tìm là mạch hở - điều này trong đề không hề nói. Cụm từ “ hai axit không no đơn chức chứa một liên kết đôi” là chưa chính xác, axit hữu cơ nào mà chẳng có liên kết đôi, liên kết đôi ở đây là liên kết đôi trong gốc Hiđrocacbon. Dụng ý của người làm đề hẳn là như vậy.
 + Nếu là như vậy (mạch hở), cả hai cách giải đều thiên về tư duy toán học (đều là đặt ẩn, lập phương trình để giải) làm rối rắm và mất đi cái hay của bài toán hóa học mà chưa chú ý đến đặc điểm riêng của bài toán này là một axit có k=1 (số liên kết + số vòng) và 2 axit đồng đẳng có k=2. 
 Viết lại đề: Hỗn hợp A gồm 1axit no đơn chức, mạch hở và 2 axit không no, đơn chức, mạch hở có một liên kết trong gốc hiđrocacbon, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A t/d hết với 0,15l ddNaOH 2M. Lượng NaOH dư trung hòa vừa đủ 0,10l dd HCl 1M, được dd D. Cô cạn cẩn thận D được 22,89g chất rắn khan. Nếu đốt hoàn toàn A, cho hết sản phẩm cháy hấp thụ vào dd NaOH đặc (dư), khối lượng dd tăng thêm 26,72g. Tìm mmỗi axit trong A và CTCT có thể có của chúng. 
Hướng dẫn giải (2):
n3axit = n3muối(hữu cơ)= nNaOH - nHCl= 0,2mol 3muối = 85,2 
3axit = 85,2 – 23(Na)+1(H) = 63,2
(*) có 3 công thức cấu tạo
Ví dụ 4: Hỗn hợp A gồm ba este đơn chức, mạch thẳng, tạo thành từ cùng một rượu B với ba axit hữu cơ, trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no chứa một nối đôi. Xà phòng hoá hoàn toàn 14,7 gam A bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và p gam rượu B. Cho p gam rượu B đó vào bình đựng Na dư, sau phản ứng có 2,24 lit khí thoát ra và khối lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam. 
 Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 14,7 gam A thu được 13,44 lit CO2 và 9,9 gam H2O.
 Xác định công thức cấu tạo của từng este trong A.
 ( các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
 ( Trích ĐTTS vào ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2001)
PGS.TS Đào Hữu Vinh - Nguyễn Văn Thoại- Nguyễn Hữu Thạc (Trong Giới thiệu ĐỀ THI TUYỂN SINH vào đại học và cao đẳng trong toàn quốc năm học 2001-2002-Môn Hóa học-Nxb Hà Nội 2001) và Ts Lê Anh Vũ - Nguyễn Cảnh Hòe - Ngô Ngọc An (Trong tài liệu CÁC DẠNG ĐỀ THI ĐẠI HỌC&CAO ĐẲNG KHỐI A-Nxb Giáo Dục 2002) đều đưa ra hướng dẫn giải ( đáp án?) như sau:
Gọi công thức 3 este đơn chức: , số mol là a
+ NaOH + R’OH
 a a
R’OH + Na R’ONa + 
 a a 
Khối lượng bình Na tăng là do khối lượng của R’O
a = 0,2
R’=15 Rượu B: CH3OH
Axit có gốc < 14,5 duy nhất chỉ có HCOOH.
Vậy axit no kế tiếp là CH3COOH
A
HCOOCH3 + 2O2 → 2CO2 + 2H2O
 x 2x 2x
CH3COOCH3 + O2 → 3CO2 + 3H2O
 y 3y 3y
CnH2n-1COOCH3 + O2 → (n+2)CO2 + (n+1)H2O
 z (n+2)z (n+1)z
Có hệ:
(2)-(3): z = 0,05
 → x + y = 0,15
Từ (3) : 2x + 2y + y + nz + z = 0,55
 y + 0,05n = 0,55 – 2. 0,15 – 0,05 = 0,2
 y = 0,2 – 0,05n với 0<y< 0,15
y>0: 0,2 – 0,05n > 0 → n < 
y
 n = 2: C2H3COOCH3 ( CH2=CH-COOCH3)
 và CTCT 3 este: HCOOCH3; CH3COOCH3; C2H3COOCH3
1<n<4 n = 3 C3H5COOCH3 ( CH2=CH-CH2-COOCH3, CH3-CH=CH-COOCH3) và CTCT 3 este : HCOOCH3; CH3COOCH3; C3H5COOCH3
Chú ý: Có thể làm theo cách 2:
Gọi 2 este của 2 axit no là số mol x. 
Và este của axit chưa no là CmH2m-1COOR, số mol y.
 + NaOH → + ROH.
 x x
CmH2m-1COOR + NaOH → CmH2m-1COONa + ROH
 y y 
ROH + Na → RONa + 
→x + y = 0,2
Xác định ROH như cách 1 được CH3OH.
 + O2 → (+2)CO2 + (+2)H2O
 x (+2)x (+2)x 
 CmH2m-1COOCH3 + O2 → (m+2)CO2 + (m+1)H2O
 y (m+2)y (m+1)y
(2) –(3): y = 0,05 → x = 0,15.
Thay vào (2) : (+2)0,15 + (m+2)0,05 = 0,6
 3 + m =4
Do # 0 và m 2 ( do là axit chưa no)
 nên: 2 
m=2 có cặp nghiệm 
m=3 có cặp nghiệm 
 Nhận xét: + Trên đây là một bài toán hóa học rất hay, chứa đựng nhiều chất liệu hóa học phong phú nhưng trong cả 2 tài liệu nêu trên, các tác giả đều giới thiệu 2 cách giải nhưng các cách giải đều nặng về thủ thuật toán học, biến một bài tập hay thành một bài tập phức tạp; biến việc giải bài toán Hóa học thành việc giải bài toán Toán học, đi ngược lại xu hướng “trả Hóa học về cho Hóa học”.
+ Ở đây ta nhận thấy có 2 este có k=1 nên khi đốt cháy cho - =0, este thứ 3 có k=2 nên có số mol = . Do vậy ta có thể hướng dẫn giải như sau:
Vì 3 este đều đơn chức nên: 
Có 1 este là HCOOCH3este no tiếp theo là CH3COOCH3
 Với cách giải như trên thì giải thiết “khối lượng bình đựng Na tăng 6,2 gam ” là không cần thiết. Chúng ta chỉ cần vận dụng các công cụ đơn giản của hóa học mà vừa rèn luyện được tư duy hóa học vừa gây được hứng thú cho học trò. 
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hiđrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1: 1. Dẫn X đi qua bình đựng Brôm dư thấy khối lượng bình tăng lên 1,025g, khí thoát ra khỏi bình đem đôt cháy hoàn toàn thu được 1,65gCO2 và 0,9 g H2O. Tìm khối lượng axetilen, etilen và A trong X ?
2. Đốt hoàn toàn m(g) một axit X no, đa chức, mạch hở không nhánh thu được 0,6mol CO2 và 0,5 mol H2O. Tìm m ?
3. Nếu đốt cháy hoàn toàn một axit cacboxylic hai lần axit mà thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O một lượng đúng bằng số mol axit, thì công thức chung dãy đồng đẳng của nó là A. CnH2n+2O4	B. CnH2nO4	 C. CnH2n-2O4	D. CnH2n-4O4
4. Hỗn hợp X gồm 1 este đơn chức, không no có một nối đôi (C=C) mạch hở và 1 este no, đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư. Sau pư thấy khối lượng bình tăng 23,9 g và có 40 g kết tủa. CTPT của 2 este là
A. C2H4O2, C3H4O2. B. C3H6O2, C5H8O2. C. C2H4O2, C5H8O2. D. C2H4O2, C4H6O2.
5. Đốt cháy hoàn toàn a mol anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c). Trong pư tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit: A. không no , hai nối đôi, đơn chức. B. no, hai chức.
 C. không no 1 nối đôi, đơn chức. D. no, đơn chức.
C. THỰC NGHIỆM
 I. Mục đích thực nghiệm sư phạm. 
1. Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn. 
2. Kiểm chứng tính ưu việt của một số cách vận dụng các phương pháp giải bài tập hóa học đã biết và một số công thức mới xây dựng trong việc giải quyết một số dạng bài tập trắc nghiệm trong các đề thi ĐH-CĐ ( đề chính thức, đề thi thử)
3. Góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông
II. Chọn đối tượng thực nghiệm
 - Khó khăn: 
-Thuận lợi: 
III. Nội dung và kết quả đánh giá thực nghiệm
D. KẾT LUẬN
 Từ kết quả trên cho thấy sử dụng bài tập tự luận để làm công cụ rèn luyện tư duy Hóa học và đổi mới cách trình bày lời giải để rèn luyện kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm phát huy hiệu quả tốt với đối tượng học sinh khá, giỏi.
 Đổi mới phương pháp giải bài tập để nâng cao chất lượng dạy học, không những giúp học sinh nắm vững kiến thức, hiểu rõ bản chất và hứng thú với việc học mà còn giúp học sinh đạt kết quả cao hơn trong thi cử là một điều mà người viết luôn luôn suy nghĩ, học hỏi và trăn trở kiếm tìm. Trong quá trình công tác tôi cũng đã tìm tòi và mạnh dạn áp dụng một số cách nghĩ, cách làm mới trong hoạt động giảng dạy của mình.
 Tôi xây dựng cách rèn luyện tư duy hóa học và kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm thông qua việc đổi mới lời giải bài tập tự luận và xây dựng một số công thức tính toán trong hóa học này với mong muốn kế thừa, chắt lọc và phát triển tinh hoa bài tập Hóa học đã có lâu nay không ngoài mục đích góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng hoạt động dạy học giải bài tập hóa học ở trường phổ thông.
 Các phương pháp giải không mới, chủ yếu là vận dụng các phương pháp giải bài tập hóa học cơ bản, quen thuộc nhưng tôi đã áp dụng vào một số vấn đề cụ thể, khai thác trên quan điểm và tư duy hóa học kết hợp với sự khai thác đặc điểm riêng của các bài toán cùng với lối diễn đạt cô đọng.
 Bằng cách làm này, trong quá trình dạy học của bản thân và chia sẻ với đồng nghiệp, tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tôi luôn thấy mình phải tự cố gắng, học hỏi nhiều hơn nữa và đặc biệt là cần được sự chỉ bảo góp ý của các đồng nghiệp trong việc đổi mới phương pháp dạy học mới mong đáp ứng được yên cầu dạy học hiện nay.
 Chỉ trong khuôn khổ của đề tài mà kiến thức và kinh nghiệm của bản thân hẳn còn rất nhiều hạn chế. Tôi chân thành gửi lời tri ân tới các đồng nghiệp và những ai đã từng đọc, quan tâm góp ý sữa chữa cho đề tài của tôi.


File đính kèm:

  • docskkn-2010.doc
Sáng Kiến Liên Quan