Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp trong dạy hình

Bằng thực tế giảng dạy qua nhiều năm tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh học yếu phân môn hình học cao hơn rất nhiều so với phân môn Đại số. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do:

- một phần do học sinh nhác học, không nắm vững được lí thuyết dẫn đến kết quả học chưa cao

- Học sinh chưa biết vẽ hình, vẽ hình không chính xác hoặc vẽ hình rơi vào các trường hợp đặc biệt.

- Không biết lập luận, trình bầy bài giải hình học đặc biệt là các bài toán ở dạng chứng minh, còn ngộ nhận lời giải theo hình vẽ

- Học sinh đa phần phụ thuộc vào vở bài tập dưới dạng điền khuyết do đó không phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng vẽ hình

- Không ít học sinh không chịu làm bài tập mà sử dụng sách bài tập giải sẵn chép lời giải, đối phó với giáo viên bộ môn và lớp.

 Với học sinh phổ thông cơ sở đặc biệt là học sinh lớp 7 mối bước đầu làm quen với các khái niệm hình học cơ bản, bước đầu làm quen với các dạng bài tập yêu cao về lập luận chứng minh một cách khoa học có căn cứ thì quả là rất khó khăn

Để khích lệ tinh thần học tập của học sinh, học sinh cảm thấy ham thích môn học muốn giải bài tập thì thầy cô phải biết hướng cho học sinh phương pháp học tập thích hợp. Một trong các cách giải quyết được yêu cầu trên là giúp học sinh phân tích tổng hợp đề bài biết cách vẽ hình hợp lí rể nhìn nhận từ đó đưa ra được các lập luận có căn cứ và chặt chẽ muồn vậy học sinh phải biết phân tích tìm hiểu kỉ đề bài, phát hiện tìm ra lời giải bài toán khoa học chính xác. Để đáp ứng được những lí do trên tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp trong dạy hình” nhằm giúp học sinh có thể tiết thu bài một cách tốt nhất

 

doc3 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3071 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp trong dạy hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt Vấn đề
lý do chọn đề tài
 Bằng thực tế giảng dạy qua nhiều năm tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh học yếu phân môn hình học cao hơn rất nhiều so với phân môn Đại số. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do:
- một phần do học sinh nhác học, không nắm vững được lí thuyết dẫn đến kết quả học chưa cao
- Học sinh chưa biết vẽ hình, vẽ hình không chính xác hoặc vẽ hình rơi vào các trường hợp đặc biệt.
- Không biết lập luận, trình bầy bài giải hình học đặc biệt là các bài toán ở dạng chứng minh, còn ngộ nhận lời giải theo hình vẽ
- Học sinh đa phần phụ thuộc vào vở bài tập dưới dạng điền khuyết do đó không phát huy được năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng vẽ hình
- Không ít học sinh không chịu làm bài tập mà sử dụng sách bài tập giải sẵn chép lời giải, đối phó với giáo viên bộ môn và lớp....
 Với học sinh phổ thông cơ sở đặc biệt là học sinh lớp 7 mối bước đầu làm quen với các khái niệm hình học cơ bản, bước đầu làm quen với các dạng bài tập yêu cao về lập luận chứng minh một cách khoa học có căn cứ thì quả là rất khó khăn 
Để khích lệ tinh thần học tập của học sinh, học sinh cảm thấy ham thích môn học muốn giải bài tập thì thầy cô phải biết hướng cho học sinh phương pháp học tập thích hợp. Một trong các cách giải quyết được yêu cầu trên là giúp học sinh phân tích tổng hợp đề bài biết cách vẽ hình hợp lí rể nhìn nhận từ đó đưa ra được các lập luận có căn cứ và chặt chẽ muồn vậy học sinh phải biết phân tích tìm hiểu kỉ đề bài, phát hiện tìm ra lời giải bài toán khoa học chính xác. Để đáp ứng được những lí do trên tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng phân tích - tổng hợp trong dạy hình” nhằm giúp học sinh có thể tiết thu bài một cách tốt nhất
2- Mục đích
- “Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp trong dạy học hình” được tôi áp dụng vào giảng dạy bộ môn toán 7 năm học 2008 - 2009 một mặt giúp học sinh nâng cao được chất lượng học tập. Mặt khác đã đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông: Đó là đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa pháp triển những mặt tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại thích hợp, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển năng lực tự học nhằm hình thành ở học sinh tư duy tích cực độc lập - sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại niềm vui sự say mê hứng thú học tập của học sinh.
“Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp trong dạy học hình” là một trong các thao tác của phương pháp dạy học: “ Vấn đáp - đàm thoại” trong đó thầy là người đóng vai trò chỉ đạo hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức giải quyết các vấn đề đưa ra một cách chủ động, tích cực thông qua hệ thông những câu hỏi, câu trả lời qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
- “Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp trong dạy học hình” đã đảm bào được nhu cầu chung của đổi mới phương pháp dạy học bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu bài học, hấp dẫn sát đối tượng, xác định được vai trò chức năng của từng câu hỏi, các yếu tố kết nối các câu hỏi, thứ tự hỏi giúp học sinh nắm được bài tạo hứng thú học tập cho học sinh và tăng sự hấp dẫn của giờ học.
II - Nội dung
A- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp là gì:
- Rèn kỹ năng phân tích tổng hợp của học sinh là bằng cách đặt ra các câu hỏi ở dạng mở giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ đề bài, phân tích những dữ kiện của đề bài kết hợp những kiến thức đã học đưa ra các lập luận chính xác có căn cứ 
- Kỹ năng phân tích có thể chia làm 2 dạng : Phân tích đi lên và phân tích đi xuống
- Phân tích đi lên là từ kết luận đề bài yêu cầu học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi: để có được kết luận thì cần phải có điều kiện gì, cần thêm yếu tố nào ... từ đó đưa ra các căn cứ cần có cho đến khi dẫn đến giả thiết của bài toán 
Sơ đồ của phân tích đi lên có thể hiểu như sau
 Kết luận 
 A1, A2, ............ An
 B1, B2, ............ Bn
 C1, C2, ............ Cn
 . . . . . . . . . . . . 
 Giả thiết 
Trong đó A1, A2, ............ An , B1, B2, ............ Bn, C1, C2, ............ Cn, .... là các căn cứ cần có để có được kết quả 
- Phân tích đi xuống là từ giả thiết đề bài cho, kết hợp với các kiến thức đã học học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi từ giả thiết và những điều đã biết, những kiến thức đa học ta suy ra điều gì.... cuối cùng dẫn đến kết luận đề bài yêu cầu.
Sơ đồ của phân tích đi xuống có thể hiểu như sau 
 Giả thiết 
 A1, A2, ............ An
 B1, B2, ............ Bn
 C1, C2, ............ Cn
 . . . . . . . . . .. . 
 Kết luận 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan