Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Thực trạng của vấn đề.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật vì vậy cần có sự cảm nhận tinh tế, tâm hồn rung cảm, biết cảm thu, so sánh, chứ không đơn thuần là một môn học khô khan, thụ động, máy móc. Vì thế, ít nhiều một số quan niệm chưa đúng về bộ môn học. Trước thực tế đó, nhằm hạn chế những lỗ hổng trong chương trình dạy và học văn ở trường THPT, học chỉ tóm tắt lại tác phẩm, viết văn là sự tái hiện chứ không có cảm xúc, học sinh học không hứng thú, cũng không chịu đọc hết tác phẩm hoặc có đọc thì qua loa, đại khái, chỉ nắm sơ lược về cốt truyện, chưa chú ý đến diễn biến nội tâm nhân vật, những chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, tín hiệu nghệ thuật nhằm diễn tả nội dụng, nên tôi đặc biệt chú ý đến việc rèn kĩ năng cho các em.
Để góp phần giải quyết thực trạng trên, vấn đề đặt ra với người giáo viên dạy Văn là cần phải có những phương pháp điều chỉnh, với HS phải nắm vững kĩ năng cảm thụ một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi, Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) là một trong những tác phẩm hay và nằm trong chương trình thi THPT QG của HS vì thế tôi tập trung rèn cho HS tốt kĩ năng cảm thụ những đoạn trích tiêu biểu có chiều sâu về giá trị nội dung và nghệ thuật.
về ngày trước, vẫn vấn vương tiếng sáo. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói, hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Nếu căn buồng Mị nằm biểu tượng cho thứ ngục thất tinh thần giam hãm đời Mị, thì hình tượng tiếng sáo trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khát vọng tự do, khát vọng sống, khát vọng tình yêu trong tâm hồn Mị. + Có thể khẳng định sức mạnh tiềm tàng của Mị thật mãnh liệt, bởi lẽ Mị bị trói bằng một thúng dây đay, dây đay như nuốt chửng Mị, còn bị A Sử trói luôn vào cột nhà. Vậy mà Mị không biết mình bị trói, A Sử đã trói Mị, trói cả mái tóc thanh xuân của Mị khiến cho Mị không cựa, không cúi, không nghiêng đầu được. Nhưng ngay tại lúc này, Mị không thấy được điều đó, chứng tỏ tâm hồn Mị đã vượt qua những xiềng xích mà giai cấp thống trị đã cố tình trói buộc Mị. Hình ảnh bóng tối, sự vắng lặng của không gian cũng không làm Mị sợ vì Mị đã quên tất cả. + Tâm trạng Mị là một sự giao tranh giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mơ và trạng thái mơ tưởng cùng với quá khứ tươi đẹp đã chiến thắng hiện tại nhục nhã kia có thể do Mị say, hơi rượu còn nồng nàn nhưng có thể đó là sức sống mãnh liệt trong Mị trỗi dậy “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Từ vẫn đã khẳng định tiếng sáo có một vị trí đặc biệt và quan trọng trong tâm hồn Mị. Mị đã quên những đau đớn về thể xác, thả hồn theo những cuộc chơi, đám chơi. + Hình ảnh những cuộc chơi, những đám chơi cũng như tiếng sáo gọi bạn tình đều là những chi tiết đắt và đặc sắc, thể hiện sự am hiểu tường tận của Tô Hoài về phong tục tập quán vùng cao Tây Bắc. Hình ảnh đó là biểu tượng của một không gian văn hóa đầy chất nhân văn. Đó là nơi hò hẹn, là nơi trao gửi yêu thương, là nơi Mị được tự do thể hiện tài năng thổi sáo, thổi kèn của mình, được gặp người mình thầm yêu trộm nhớ, là nơi Mị được quyết định hạnh phúc của mình. Điều đó thể hiện thái độ chối bỏ hiện tại của Mị. Mị khao khát về một cuộc sống êm đềm ngọt ngào, đó cũng là khát vọng về một tương lai tương sáng. Chi tiết đó có điểm tương đồng với hình ảnh đoàn tàu trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó giục vỡ về một quá khứ tươi đẹp, ngọt ngào của hai chị em Liên, đó là “một vùng sáng lấp lánh” và một khát vọng về tương lai tươi sáng. + Lời bài hát được thể hiện qua tiếng sáo: “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào”. Lời bài hát cô đọng nhưng có sự đồng vọng với những suy nghĩ của Mị. Đó là một lời trách cứ về mối tình dang dở hay chính là những dằn vặt, là vết thương lòng mà Mị phải chịu đựng bấy lâu nay từ khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Tuy nhiên bấy nhiêu năm, bị vùi dập nhưng ta vẫn thấy vẻ đẹp của sức sống, của niềm tin mãnh liệt trong Mị. Mị vẫn khao khát được đổi đời, được lựa chọn và nói lên tiếng yêu đích thực từ trái tim mình: Em yêu người nào, em bắt pao nào” => Tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết không chỉ là tiếng sáo vang vọng trong không gian mà còn tồn tại trong chính tâm hồn Mị. Đó là tiếng sáo của khát vọng, của sức sống trào dâng. - Hiện thực đã dập tắt khát vọng sống của Mị: “Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được”. Tiếng sáo của những đôi lứa yêu nhau và của cả những người lỡ duyên đã có sự tác động lớn lao tới tâm hồn Mị. Nó thôi thúc Mị khiến Mị vùng bước đi để quên đi thực tại đau khổ trước mắt. Tuy nhiên, hiện thực tàn nhẫn đã đưa Mị trở về thực tại: “Mị vùng bước đi”. Động từ vùng là một động từ mạnh, diễn tả động thái mạnh mẽ, dứt khoát, hành động đó chỉ có thể có ở một con người có sức sống mãnh liệt. Câu văn chia làm hai vế, gãy gập bởi từ nhưng , nếu vế trước là khát vọng sống trỗi dậy thì vế sau là thực tế phũ phàng tay chân đau không cựa được đã đưa Mị trở về thực tại đau xót. Mị đang bị cầm tù trong căm buồng lạnh lẽo, tối tăm với dây trói là một thúng dây đay. - Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống: Đêm tình mùa xuân và Mị bị trói để làm rõ sức sống tiềm tàng của Mị. + Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn. + Ngôn ngữ đậm chất thơ. + Những chi tiết đặc sắc: bóng tối, không gian vắng lặng, cuộc chơi, đám chơi. + Sự am hiểu phong tục tập quán vùng cao Tây Bắc của Tô Hoài. - Ngôn ngữ miêu tả đặc sắc của đoạn văn: + Tiếng sáo là một trong nhưng chi tiết được nhà văn Tô Hoài dụng ý miêu tả trong tác phẩm. Nó xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, trở đi trở lại. Đặc biệt để khắc họa nổi bật chi tiết tiếng sáo, tác giả sử dụng ngôn ngữ đầy sức gợi, miêu tả các sắc thái khác nhau của tiếng sáo (“Tiếng sáo vọng lại”, “tiếng sáo đứa Mị đi theo những cuộc chơi,”). Thông qua cách diễn đạt này cách diễn đạt này, độc giả dường như không phải tốn quá nhiều công sức để mường tượng thứ âm thanh ấy mà nó vẫn hiện lên khá rõ nét, không chỉ tác động vào thính giác mà còn tác động vào thị giác. + Câu văn ngắn, dồn dập như diễn tả những khát vọng nóng bỏng trong tâm hồn Mị. (tham khảo thêm những đề khác bổ sung cho đầy đủ nghệ thuật). III. Nhận xét - Chi tiết tiếng sáo xuất hiện hai lần có vai trò hết sức quan trọng, làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng, hồi sinh sức sống trong Mị. Nó như một tác nhân làm sống dậy trong Mị những cảm xúc rạo rực của tuổi trẻ, làm bùng lên niềm khao khát sống, khao khát yêu đương, nếu không có không khí ngày tết nhộn nhịp ở Hồng Ngài, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình không cất lên thì có lẽ Mị vẫn mãi mãi chìm đắm trong những tháng ngày câm lặng, vô thức. Ngay cả khi Mị bị trói đứng, thì âm thanh của tiếng sáo vẫn có một sức hút mãnh liệt làm bùng cháy trong Mị niềm khao khát đổi đời. - Ý nghĩa: Chi tiết góp phần thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn và thành công của ngòi bút Tô Hoài. + Phơi bày hiện thực về sự tàn bạo của giái cấp thống trị vùng cao Tây Bắc, số phận bất hạnh của những con người nơi đây, cụ thể là nhân vật Mị. + Tư tưởng nhân đạo sâu sắc: Tiếng sáo là một chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bền trong tâm hồn người đọc. Sự xuất hiện chi tiết tiếng sáo đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo. Đó là tấm lòng cảm thông với nỗi bất hạnh của con người, thái độ nâng niu trân trọng của nhà văn đối với nét đẹp văn hóa của và vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc.. Nhà văn muốn ca ngợi và khẳng định sức sống tiềm tàng trong tâm hồn và hành động: người miền núi không có thế lực nào có thể hủy diệt được và chỉ cần âm thanh của tiếng sáo có thể làm bừng thức nguồn sống ấy. (Tham khảo các đề khác về nhân đạo). C. Kết bài ------------------------------------------------ Đề 5: Cảm nhận hai đoạn trích: 1.“Bây giờ Mị cũng không nói trong vách” 2. “Lúc ấy trong nhà đã tối bưng thì thào được một tiếng “Đi ngay”, rồi Mị nghẹn lại”. Cảm nhận 2 đoạn trích trên. Nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. A.Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề cần nghị luận: B. Thân bài I. Khái quát chung sức sống tiềm tàng nhân vật Mị. II. Cảm nhận 2 đoạn trích 1.Đoạn trích 1 (đã học) - Hoàn cảnh xuất hiện chi tiết. - Phân tích: + Nội dung. + Nghệ thuật. 2.Đoạn trích 2 - Hoàn cảnh xuất hiện đoạn trích: Sau đêm tình mùa xuân, sau khi khát vọng đi chơi của Mị bị vùi dập, Mị trở nên vô hồn vô cảm, chỉ biết làm bạn với bếp lửa. Trong hoàn cảnh ấy Mị đã gặp A Phủ bị trói đứng, chỉ còn chờ chết. Nếu Mị là thân phận con dâu gạt nợ thì A Phủ là đứa ở trừ nợ, chỉ vì để bị hổ ăn mất một con bò mà A Phủ bị nhà thống lí trói đứng. Sự gặp gỡ giữa Mị và A Phủ là sự gặp gỡ giữa hai con người cùng cảnh ngộ. Ban đầu, Mị thản nhiên, lạnh lung, trái tim Mị giá băng như màu đông vùng cao Tây Bắc nhưng khi nhìn thấy dòng nước mắt đã xám đen của A Phủ, Mị đồng cảm, từ thương mình, Mị thương A Phủ. Mị quyết định cắt dây cởi trói và chết thay cho A Phủ. - Phân tích chi tiết: + Không gian, thời gian: “Lúc đấy trong nhà tối bưng. Tác giả đã tạo điều kiện cho sự trỗi dậy trong Mị. Đó là lúc trong nhà “tối bưng” với không gian yên tĩnh, vắng vẻ. + Hành động: “Mị rón rén bước lại”. Hai từ “rón rén” diễn tả thật tinh tế tâm trạng của Mị, lo sợ, hành động một cách cẩn trọng, kín đáo. “Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt đứt dây mây” đây là hành động táo bạo, phản ánh quy luật tất yếu của con người khi bị bóc lột tàn nhẫn trong tình cảnh “tức nước vỡ bờ”. Hành động đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Mị xót xa, thương cảm với những người cùng cảnh ngộ. Chính tình yêu thương giữa những con người cùng khổ để Mị vượt qua nỗi sợ hãi trước cường quyền để Mị giải thoát cho A Phủ. Hành động ấy cũng là kết quả tất yếu trong quá trình hồi sinh trong tâm hồn Mị. Mị từng có sức sống tiềm tàng, nay có cơ hội, sức sống ấy như ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt. +Diễn biến hành động và tâm trạng Mị diễn ra phức tạp, theo chiều tăng tiến từ thấp đến cao: “Lần lần, đến lức gỡ được gần hết dây trói trong người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay”rồi nghẹn lại. Mị ý thức được việc làm của mình, lo cho A Phủ và chính mình, sợ nhà thống lí Pá Tra phát hiện, Mị bàng hoàng, hoảng hốt. Giọng Mị đầy lo lắng nhưng mạnh mẽ và dứt khoát: “Đi ngay”. Điều đó khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị và Mị đã vượt qua ngục tù nhà thống lí. Lúc này giọng Mị nghẹn lại có thể bởi lo lắng, hay bởi Mị xúc động khi đã cứu được A Phủ? Rõ ràng tâm trạng Mị vô cùng phức tạp. + Nghệ thuật: . Xây dựng tình huống đặc sắc là cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ. . Câu văn ngắn, tạo được kịch tính. . Phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy. . Dùng dấu chấm lửng để diễn tả . Ngôn ngữ dứt khoát, mạnh mẽ, phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật. III. Nhận xét * Điểm giống nhau: Cả hai đoạn trích đều tập trung làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua những hành động trỗi dậy quyết liệt. Sức sống của Mị chỉ tạm thời bị che lấp chứ không thể dập tắt và khi có cơ hội là sẽ bùng lên mạnh mẽ. * Khác nhau: - Nếu đoạn trích thứ nhất thể hiện sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân với khát vọng vượt thoát khỏi địa ngục, khát khao tự do, được hưởng tình yêu và hạnh phúc thì đoạn trích thức hai tập trung thể hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ với vẻ đẹp đầy nội lực, lòng dũng cảm và sự quyết đoán của nhân vật. Nếu khát vọng đó ở đoạn đầu mới chỉ dừng lại ở những diễn biến trong tâm trạng, ở sự hồi sinh trong tâm hồn nhưng rồi nhanh chóng bị dập tắt bởi hoàn cảnh và sức tiềm tàng của Mị ở đoạn trích thứ hai đã chuyển hóa thành hành dộng cụ thể: “Mị cắt dây trói cho A Phủ”. * Nhận xét về sức sống tiềm tàng của Mị - Mị có sức sống tiềm tàng vô cùng mãnh liệt, đã có một sự chuyển biến mới từ nếp nghĩ cho đến hành động. - Thể hiện giá trị hiện thực và chiều sâu nhân đạo của nhà văn. (Tham khảo các đề đã học) VI. Những thông tin cần được bảo mật Sáng kiến kinh nghiệm là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân người viết. Vì vậy, mọi thông tin của sáng kiến cần được hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp bảo đảm tính bảo mật, tránh sao chép. VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1. Điều kiện đối với giáo viên - Trang bị và nắm vững kiến thức cơ bản cần thiết. - Có năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. - Có tinh thần trách nhiệm, luôn đổi mới cách hỏi, phương pháp đặt câu hỏi cho phong phú, gây hứng thú cho học sinh. - Nắm vững đặc trưng và kiến thức lí luận về truyện ngắn. - Nắm vững hệ thống năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh. 2. Điều kiện đối với học sinh - Có tinh thần, ý thức học tập nghiêm túc. - Cần phải rèn luyện, trau dồi kiến thức; tích cực tiếp thu bài học và hình thành các năng lực. - Có kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn chính luận - Có khả năng tiếp cận thông tin nhanh, ham học hỏi. - Có mục đích phấn đấu đạt kết quả cao trong bài kiểm tra và kì thi THPT QG 3. Về cơ sở vật chất của nhà trường - Nhà trường quan tâm đầu tư các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại. - Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho giáo viên và học sinh để có điều kiện tốt nhất trong việc dạy và học. VIII. Đánh giá lợi ích thu được 1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả SKKN đã áp dụng ở lớp 12H năm học 2019 - 2020, kết quả cho thấy sau khi áp dụng sáng kiến kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Sự hứng thú của học sinh khi đọc - hiểu các tác phẩm thuộc kiểu văn bản truyện ngắn tăng lên, hoạt động học tập diễn ra sôi nổi, học sinh hiểu bài, yêu thích bài học, say mê tìm hiểu, phát hiện ra những đoạn văn trọng tâm, làm tốt các dạng bài tậpcảm nhận một đoạn trích văn xuôi. Bài làm văn của các em có nhiều cảm xúc hơn, có những phát hiện tinh tế, sâu sắc hơn về nhân vật, biết đánh giá và khái quát vấn đề, điểm kiểm tra cũng tăng lên rõ rệt.. Kết quả cụ thể: Đối với học sinh * Năm học 2019 - 2020, kết quả khảo sát về mức độ hứng thú và năng lực cảm thụ văn học của học sinh sau khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm tại lớp 12H. Tổng số học sinh Hứng thú, hiểu bài, năng lực cảm thụ văn học tốt Hiểu bài, có năng lực cảm thụ văn học Không hiểu bài, không biết cảm thụ văn học 44 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 30 68 12 27 2 5 * Kết quả kiểm tra viết bài làm văn về cảm thụ đoạn văn, phân tích nội tâm nhân vật (đề như nhau, mức độ kiến thức tương đương đề thi THPT QG) của các lớp sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể 12H áp dụng, 12B không áp dụng. Kết quả thu được như sau: Lớp Sĩ số Kết quả kiểm tra Điểm ≥8 7≤ Điểm <8 5≤ Điểm <7 Điểm <5 12H 44 23 16 5 0 52 % 36 % 12 % 0 % 12B 43 7 10 16 10 16 % 24 % 36 % 24 % * Bảng điểm cụ thể của 02 lớp: 12B không áp dụng. STT Họ và tên học sinh Điểm 1 Đặng Hội Anh 7,5 2 Hà Minh Anh 6,5 3 Nguyễn Tuấn Anh 6 4 Vũ Thị Minh Anh 8,5 5 Phạm Đình Chỉnh 6 6 Nguyễn Tiến Dũng 7 7 Phùng Quang Dũng 8 8 Phạm Khánh Duy 6 9 Nguyễn Đăng Dương 4 10 Tô Hoàng Dương 7 11 Phạm Thị Thu Giang 5,5 12 Trà Giang 8 13 Tuấn Hải 7 14 Dương Hậu 7 15 Đỗ Giang Hậu 4,5 16 Vũ Minh Hiển 8 17 Ngọc Hiển 5 18 Thanh Hoa 5 19 Thanh Hòa 5 20 Thúy Hòa 5,5 21 Xuân Hoàn 4 22 Tuấn Hùng 4 23 Vũ Hùng 7,5 24 Quang Huy 6 25 Khánh Huyền 8 26 Duy Hưng 6 27 Ánh Linh 7 28 Diệu Linh 7 29 Thảo Ly 8 30 Đức Mạnh 7 31 Tiến Mạnh 5 32 Phùng Đình Mạnh 4,5 33 Hoàng Nam 7 34 Văn Quang 6 35 Hồng Quân 4,5 36 Văn Quyết 6,5 37 Ngọc Sáng 4 38 Mai Chí Tân 4,5 39 Phương Tiến 4,5 40 Quốc Trường 4 41 Kim Tuyến 6 42 Phạm Thị Tuyết 8 43 Minh Hiếu 6,5 12H dạy áp dụng STT Họ và tên Điểm 1 Nguyễn Mai Anh 9 2 Nguyễn Thị Hải Anh 7 3 Nguyễn Kiều Anh 7,5 4 Bùi Thị Tuyết Anh 8 5 Nguyễn Thị Vân Anh 9 6 Hạ Phương Anh 9 7 Phan Thị Hồng Anh 7 8 Nguyễn Huy Anh 6 9 Khánh Ly 7 10 Nguyễn Thị Kim Chi 8 11 Nguyễn Thùy Dương 9 12 Nguyễn Tiến Đạt 8 13 Nguyễn Thúy Hà 6 14 Nguyễn Vân Hạnh 9 15 Phùng Thị Hiền 9 16 Lê Phương Hoa 9 17 Nguyễn Thị Thu Hồng 7 18 Nguyễn Mạnh Hùng 9 19 Nguyễn Quang Huy 6,5 20 Ngô Thị Diệu Hương 9 21 Lê Thị Thu Hường 9 22 Phạm Diệu Linh 7,5 23 Nguyễn Phương Linh 8 24 Ng. Thảo Mai Linh 8 25 Đỗ Hải Nam 9 26 Hà Kim Ngân 9 27 Dương Bảo Ngọc 9 28 Ngô Ng. Hồng Nhung 7 29 Ng. Thị Thu Phương 9 30 Lê Thu Phương 7 31 Nguyễn Thị Thảo 7,5 32 Nguyễn Trung Thắng 6 33 Đào Thanh Thủy 7,5 34 Toàn Thị Minh Thúy 9 35 Tr. Thị Anh Thương 9 36 Phạm Thu Trang 7 37 Vũ Thu Trang 7,5 38 Lê Thị Thùy Trang 7 39 Hoàng Khánh Vân 7 40 Nguyễn Hoàng Việt 9 41 Lê Thị Hải Yến 7,5 42 Tạ Thành Nam 6 43 Lê Minh Phương 8 44 Phạm Quỳnh Anh 8 Đối với giáo viên Qua thời gian triển khai áp dụng các nội dung và kết quả các giải pháp đưa ra trong sáng kiến, tôi nhận thấy mình được nâng cao hơn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có được các kĩ năng rèn luyện HS trong quá trình dạy học và đặc biệt trong dạng đề thi THPT QG. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vfa ôn thi, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường. Tôi đã chia sẻ với các đồng nghiệp trong trường và bạn bè cùng chuyên môn các trường khác, sáng kiến cũng đã được áp dụng và bước đầu thu được những kết quả rõ rệt. Bản thân tôi và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục ứng dụng và nghiên cứu cải tiến các giải pháp để phù hợp hơn nữa với điều kiện của trường nhà trường, phù hợp với từng đối tượng người học. 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Họ và tên người đánh giá: Nguyễn Ngọc Trâm 2.Chức vụ công tác: Hiệu trưởng 3. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc 4. Sáng kiến kinh nghiệm đã ứng dụng triển khai tại trường THPT Trần Phú từ năm học 2017 - 2018. - Tên SKKN: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) - Tác giả sáng kiến: Cao Thị Phương Lan - Tổ Văn - GDCD, trường THPT Trần Phú - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. 5. Ý kiến nhận xét, đánh giá Theo đánh giá của tổ chuyên môn và Hội đồng Khoa học nhà trường, sáng kiến kinh nghiệm có tính ứng dụng cao trong thực tiễn, góp phần đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học và thái độ của người học với bộ môn Ngữ văn. Vì vậy, sáng kiến có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn, giúp học sinh phát huy tốt năng lực cá nhân, đạt kết quả cao trong các kì thi THPT Quốc gia và xét tuyển đại học. IX. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Lớp 12H Trường THPT Trần Phú Lĩnh vực giảng dạy 2 Lớp 12B Trường THPT Trần Phú Lĩnh vực giảng dạy X. Kết luận và kiến nghị Dạy và học những tác phẩm văn chương nghệ thuật trong nhà trường THPT một cách hiệu quả và sáng tạo để đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT QG luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của giáo viên và học sinh. Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), xuất phát từ những mục tiêu đó GV cần có những kĩ năng rèn luyện dạng bài này một cách nhuần nhuyễn nhất. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Tổ Văn - GDCD Trường THPT Trần Phú Tổ chuyên môn 3 Lớp 12B, 12H Trường THPT Trần Phú Nhà trường Vĩnh Yên, ngày.....tháng......năm...... Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Trâm Vĩnh Yên, ngày 22 tháng 2 năm 2020 Tác giả sáng kiến Cao Thị Phương Lan CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Tên tôi là: Cao Thị Phương Lan Chức vụ (nếu có): Giáo viên - Tổ phó tổ Văn - GDCD Đơn vị/địa phương: THPT Trần Phú - Liên Bảo - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Điện thoại: 0912338778 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến sau đây: 1. Tên sáng kiến: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận một đoạn trích văn xuôi qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Vĩnh Yên, ngày 24 tháng 02 năm 2020. Người nộp đơn Cao Thị Phương Lan TÀI LIỆU THAM KHẢO SGK Ngữ văn 12 tập 2 - NXB Giáo dục 200Năm bài giảng về thể loại- Hoàng Ngọc Hiến-1992 SGV Ngữ văn 12 - NXB Giáo dục 2001 Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 12 - Nguyễn Văn Đường Chủ biên Những quan niệm của nước ngoài về truyện ngắn và đọc truyện ngắn - Tạp chí văn học nước ngoài, số 5 - 1999 Tri thức đọc hiểu truyện ngắn hiện đại - Báo văn nghệ số 28 ra ngày 9/7/2005 Giáo trình Lí luận và văn học - NXB Giáo dục Từ điển văn học - NXB Thế giới, 2004 Từ điển thuật ngữ văn học - NXBGD, H,1992 Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại - NXB Đại học QGHN, 2000.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_cam_nhan_mot_doan_tr.docx