Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh nội trú

I/TÊN ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH NỘI TRÚ.

II/ĐẶT VẤN ĐỀ:

2.1 Tầm quan trọng của việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống đối với học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú:

 Kĩ năng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đại ngày nay. Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống. Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Kĩ năng sống được hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. Có nhiều nhóm kĩ năng sống như: nhóm kĩ năng nhận thức, nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân.Dù là kĩ năng nào cũng đều rất quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có một tầm quan trọng hơn cả.

 

docx22 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 7871 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống cho học sinh nội trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Với môn Tự nhiên và xã hội, trong bài "Ăn uống hằng ngày", tôi cho học sinh thảo luận nhóm và lên thực đơn cho các bữa ăn trong một ngày: Sáng, trưa, tối dưới sự trợ giúp của giáo viên. Sau khi học sinh nhận xét thực đơn của nhau, học sinh sẽ khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất. Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
Rửa rau, thực hành kĩ năng “ Ăn sạch, uống sạch”
 Ngoài việc rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ, các em còn học tập kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác. Tôi đã giáo dục các em thông qua việc ôn lại một số bài học của các môn: An toàn giao thông, Tự nhiên và xã hội, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các dạng tai nạn thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn:
- Đi bộ qua đường em phải đi chỗ nào? Đối với đường trên địa phương chúng ta, em nên đi như thế nào?
- Khi đi bộ em đi ở đâu? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào?
- Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?
- Em cần tắm rửa ở những chỗ nào cho an toàn?
-Muốn tắm sông, suối em phải đi tắm cùng ai?
-Có nên đi tắm suối một mình hoặc cùng bạn nhỏ nào không ?
v.v..?
- Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: Không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe buýt, ghe, đò ... Như vậy, các em có thể tự lập, tự xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. Ở bài: "An tòan khi ở nhà " môn Tự nhiên và xã hội: các em được đóng vai xử lí tình huống khi có tai nạn khi ở nhà như: Cầm dao nhọn cắt quả bị chảy máu, hay trông em giúp mẹ nhưng em đến gần bếp lửa, hoạc em bé bò ra cửa nhà sàn không có chắn song... Các nhóm sẽ thảo luận nhóm sau đó thể hiện, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng cấp cứu khi có những trường hợp xấu xảy ra. Một điều nữa theo tôi cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá cũng là lối sống lành mạnh mà các em cần phải được rèn luyện, vì thế tôi tiếp tục các biện pháp tiếp theo là :
3. Biện pháp 3 : Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các tiết sinh hoạt NGLL, hoạt động giáo dục, vui chơi.
Những trò chơi dân gian vui nhộn ở trường các em
 Ngay những ngày đầu tiên khi các em vào lớp học, tôi đã phát động các phong trào: "Nói lời hay làm việc tốt" qua cách ứng xử lễ phép, như: Biết đi thưa về báo, chào hỏi những người lớn tuổi, biết xin lỗi khi có khuyết điểm, cám ơn khi được tặng quà, vui vẻ hoà nhã với bạn bè ... và tổng kết, tuyên dương vào các buổi chào cờ cuối tháng. Tôi học cách lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân, và dùng lời lẽ mềm mỏng bằng những tình cảm, cử chỉ yêu thương của mình khi yêu cầu điều gì đó với học sinh. Vì học sinh miền núi hay có tính cố chấp, tính hung hăng nên tôi thường chọn cách tránh nóng nẩy, tránh nói nặng lời gây tổn thương tinh cảm của các em để các em bớt đi tính lầm lì (đối với những học sinh nghịch ngợm, mắc lỗi). Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả, tôi còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp: Nhà trường tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia qua các mô hình hoạt động phù hợp với lứa tuổi các em, như: Hội thi ATGT&BVMT, vẽ tranh cổ động, viết thư UPU, Hội khoẻ Phù Đổng, văn nghệ  cho học sinh tham gia(có ảnh đính kèm phần phụ lục). Tuyên truyền bằng hình thức trực quan sinh động qua tranh ảnh, sách báo và tổ chức triển lãm ngay tại lớp học của các em. Xây dựng nhiều mô hình thiết thực và hữu ích như mô hình câu lạc bộ: Vì bạn bè quanh ta, mô hình phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, bạn giúp bạn, ... Tất cả đều gắn với nội dung phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh. Các mô hình này được tuyên truyền đến từng học sinh giúp các em hiểu rõ về những tác hại và cách phòng chống xâm hại trẻ em. Phải phòng ngừa, ngăn chặn những tệ nạn xã hội trong học sinh là điều ai cũng nhận thấy được, nhưng vấn đề là ở sự quyết tâm cao, là các biện pháp thiết thực, cụ thể và hiệu quả từ trong mỗi gia đình, nhà trường và rộng ra hơn nữa là ý thức trách nhiệm của toàn xã hội. Gia đình, nhà trường, xã hội hãy cùng nhau góp sức để các em vững tin hơn trong cuộc sống. Tôi còn phối hơp trong những buổi chào cờ, khuyến khích các em xung phong trả lời những câu hỏi mà cô Tổng phụ trách hay nêu ra câu đố dưới cờ ...
Ngoài các hoạt động trên, tôi thường kể cho các em về những tấm gương “Người tốt, việc tốt”, trình chiếu cho các em xem vào buổi tối những loại phim hoạt hình ngắn có nội dung giáo dục tâm lý lứa tuổi nhưng mang nhiều tình huống. Hết giờ xem phim, tôi trình chiếu những câu hỏi trắc nghiệm xử lý tình huống, các em đều hào hứng và xung phong trả lời. Ở biện pháp này, niềm vui lớn của tôi là không phải vì các em đã có được tính mạnh dạn mà ở chỗ các em đã nắm bắt, hiểu đúng và xử lí tốt tình huống tôi nêu ra. Tôi vui mừng vì đã đạt được mục tiêu: Nghe, nhìn, tự phân tích để hiểu, thực hiện hành vi đúng và có sáng tạo của các em. Đó là kết quả của quá trình rèn luyện về hành vi ứng xử, hành động thông qua việc giao tiếp, chia sẻ qua môn học giáo dục đạo đức ở tiểu học của các em.
Các em học sinh Pê-ta-póc trên đường xuống trường học nội trú.
Từ những hoạt động vui chơi, học tập và sinh hoạt thoải mái, ngôi trường thân thiện đã tạo cho các em niềm vui đến lớp đến trường hàng ngày mà không còn hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng như trước kia gọi là “Bài ca than thở” của nhà trường. Đặc biệt các em ở thôn xa nhất, khó khăn nhất như Pê-ta-póc, các em đã tự giác đi vào ý thức học tập ổn định mà những năm trước đây là nỗi lo âu của nhà trường, gia đình và địa phương xã Đắc Pring – huyện Nam Giang. Hiện nay, các em ở thôn Pê-ta-póc không chỉ biết giao tiếp mạnh dạn, hoà đồng với các bạn trong trường mà một số bạn còn được lớp tín nhiệm bình bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp rất năng động, nhanh nhẹn.
 Một điều không thể thiếu để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi , giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng tôi luôn lấy làm chú ý nữa là:
4. Biện pháp 4: Động viên khen thưởng, khích lệ:
 Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ năng, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi đưa ra kế hoạch rèn luyện cho các em học sinh nội trú mà tôi được phân công phụ trách, theo dõi và giáo dục về tình cảm, môi trường sống. Tôi thường trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh để phối kết hợp giúp đỡ những em còn gặp khó khăn, cùng phối hợp và dành một khoảng riêng để khen thưởng kịp thời động viên các em để tạo cho các em có một động cơ tốt trong việc duy trì thực hiện. Tôi theo dõi hằng ngày các em có biểu hiện tốt tôi ghi vào sổ, trong tiết sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được “vinh danh tấm gương xuất sắc” của lơp và giao cho giáo viên chủ nhiệm biểu dương, khen thưởng các em.
Mỗi học kỳ tôi tổng kết 2 lần để khen thưởng những em đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, tốt bằng những phần quà nhỏ. Các em rất vui và hãnh diện khi được tặng những bông hoa điểm tốt và những món quà của thầy cô giáo tặng. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những phần thưởng mà thầy, cô giáo tặng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
VI/ Kết quả thực hiện:
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, đến giữa học kì II, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi hay những việc làm thể hiện thói quen “Ăn sạch, uống sạch, ở sạch”... đã trở thành thói quen, được các em vận dụng hằng ngày; Từ phía phụ huynh học sinh thể hiện qua phiếu thăm dò, việc đánh giá của các giáo viên chủ nhiệm, của cô giáo Tổng phụ trách và Ban hoạt động NGLL khi nhận xét về các em học sinh cụ thể theo mẫu như sau:
Kết quả đánh giá của Giáo viên chủ nhiệm: (Đánh dấu X vào cột Đạt hoặc Chưa đạt)
Họ và tên HS:.. LỚP:
Số TT
Nội dung thực hành kĩ năng sống ở cộng đồng
Đạt
Chưa đạt
Ký tên
1
-Biết tự phục vụ, tự tin, tự trọng.	
2
-Biết giao tiếp, ứng xử với cộng đồng.
3
-Biết chăm sóc, giúp đỡ mọi người.	
4
-Yêu thích, chăm sóc thiên nhiên, vườn cây
5
-Biết tham gia trò chơi dân gian, lễ hội
6
-Biết phòng tránh tai nạn khi ở nhà	
7
ĐÁNH GIÁ CHUNG
2. Kết quả đánh giá của phụ huynh: (Đánh dấu X vào cột Đạt hoặc Chưa đạt)
Họ và tên HS:.. LỚP:
Số TT
Nội dung thực hành kĩ năng sống ở cộng đồng
Đạt
Chưa đạt
Ký tên
1
-Biết tự phục vụ, tự tin, tự trọng	
2
-Biết giao tiếp, ứng xử với cộng đồng
3
-Biết chăm sóc, giúp đỡ mọi người.	
4
-Yêu thích, chăm sóc thiên nhiên, vườn cây
5
-Biết tham gia trò chơi dân gian, lễ hội
6
-Biết phòng tránh tai nạn khi ở nhà 	
7
ĐÁNH GIÁ CHUNG
*Cách đánh giá:
 - Đánh giá được từ 3 tiêu chí trở lên: Đạt
 - Đánh giá được từ 2 tiêu chí trở xuống: Chưa đạt
3. Phiếu tổng hợp chung của trường: (Được tổng hợp từ phiếu đánh giá của giáo viên và phụ huynh %)
STT
TSHS toàn trường
TSHS được đánh giá
Nội dung các tiêu chí
HK I
HK II
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
01
125
125
90
72%
35
28%
123
98.4%
2
1.6%
4. Kết quả trên nhà trường HK II:
- 100% học sinh đều được cô giáo và cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy tình tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. - 100% học sinh được rèn luyện khả năng sẳn sàng học tập ở trường phổ thông hiệu quả ngày càng cao.
- 100% học sinh có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động nhỏ, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của học sinh ; ngoài ra có 70% học sinh được rèn kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu vẽ, thể dục , và các môn học khác . 
-100% trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng như ở gia đình.
-100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức khỏe, được bảo đảm an toàn, phòng bệnh, được theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
-90% trẻ luôn có kết quả tốt trong học tập thông qua kết quả học tập cũng như bảng theo dõi ở mỗi lớp , sau mỗi giai đoạn, qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng sau mỗi chủ đề đối với từng học sinh đạt khá và tốt:
* Mạnh dạn tự tin: 90 %
* Kỹ năng hợp tác: 93 % 
* Kỹ năng giao tiếp: 92,3 %
* Tự lập, tự phục vụ: 99 %
* Lễ phép: 100%
* Kỹ năng vệ sinh: 92 % 
* Kỹ năng thích khám phá học hỏi : 86 % 
* Kỹ năng tự kiểm soát bản thân: 90 %
Từ việc giáo dục kỹ năng sống như đã trình bày trên, học sinh đi học đều hơn, đạt tỷ lệ chuyên cần từ 99% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, có kỹ năng lao động tự phục vụ cho bản thân, biết thương yêu bạn bè trong cùng một mái trường, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ trong học tập và sinh hoạt hàng ngày.
VII/ Kết luận:
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực và vui vẻ.Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy, các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế theo tôi, để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:
- Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
- Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ năng giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
-Tập trung vào việc đầu tư sọan giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học.
- Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
- Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.
Sống và yêu học tập, lao động, vui chơi là những vấn đề thiết yếu mà tôi luôn cố gắng để ươm mầm cho thế hệ trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời mãi mãi xanh tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước, từng bước hội nhập công dân toàn cầu là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên chúng ta phải cùng có trách nhiệm cao.
VIII/ Bài học kinh nghiệm:
 Với tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt huyết trong công việc, tinh thần phối kết hợp tốt giữa các tổ chức nhà trường, đoàn thể thì việc đạt được kết quả cao trong công tác giáo dục các em là điều hiển nhiên. Từ những kết quả đã đạt được, tôi có những đúc rút bài học nhỏ mà rất cần chú ý tập trung, đó là:
Một là: Cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho các em học sinh, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày tỏ tâm tư tình cảm cá nhân.
Hai là: Luôn phối kết hợp tốt với nhà trường và mọi tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện diễn biến tâm tư tình cam của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp và kịp thời vì lứa tuổi các em còn suy nghĩ kiểu máy móc, rập khuôn (nghĩ gì nói đó).
Ba là: Giáo viên phải thật sự như là người cha, người mẹ, người luôn là niềm tin để làm chỗ dựa cho các em.
Bốn là: Phải thực tế hoá công việc; mọi kế hoạch, hoạt động không chỉ năm trên giấy tờ mà phải diễn ra hài hoà, sâu sát để trở thành thói quen hàng ngày với các em, từng bước tạo lối sống và làm việc khoa học.
Năm là: Phải chú ý đến việc động viên khích lệ; khen hay chê đều phải mang tính công bằng, khơi dậy tinh thần. Tuyệt đối không so đo vì mỗi một học sinh có một năng lực, sức khoẻ và tố chất không đồng đều.
Với việc rút ra được bài học rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh mà tôi đã nêu trên cũng chính là nhiệm vụ, công việc thường xuyên của đội ngũ giáo viên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, biện pháp thực hiện rèn luyện đó của tôi và đồng nghiệp ở những năm học đã qua tuy có đạt kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn thiếu những biện pháp khác cụ thể hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, tôi kính đề nghị một số vấn đề sau:
-Về phía nhà trường: Theo phương châm giáo dục hiện nay là: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" nên: Nhà trường luôn phát động phong trào này hơn nữa dưới nhiều hình thức phong phú hơn để tạo môi trường học tập, trải nghiệm cho các em tốt hơn. 
Về phía phụ huynh : Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho con em, tạo môi trường học tập tốt với cộng đồng để trẻ chia sẻ, bày tỏ. Luôn phối kết hợp với nhà trường và tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục và rèn luyện cho các em, theo dõi mọi biểu hiện diễn biến tâm tư tình cam của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp.
- Về phía chính quyền địa phương, các cấp các ngành và mọi tổ chức đoàn thể tích cực hơn nữa trong việc hưởng ứng công tác xã hội hoá giáo dục. Tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà trường xây dựng kế hoạch hành động giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh nội trú hiệu quả cao, nhằm từng bước góp phần nâng cao chất cuộc sống sinh hoạt, chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh cao hơn. 
Vậy, việc từng bước giáo dục kĩ năng sống cho hoc sinh là rất cần thiết, giúp các em trở thành Đội viên thiếu niên đảm bảo hành trang để tiếp tục nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở tầm cao mới. Xây dựng cho các em năng lực tốt, lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho các em, gia đình và xã hội. Tích cực hướng tới học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích, trở thành công dân hội nhập toàn cầu.
 Đắc Pring, ngày 10 tháng 03 năm 2016
 Người viết
 HIÊN HÁC
IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tác giả 
Tên đề tài
Nhà xuất bản
Năm xuất bản
1
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
Sách TLHD dạy học
VNEN- Khoa học lớp 4; 5 tập 1 A, B. Tập.2A
-Vụ Giáo Dục
-Dự án mô hình trường học mới
Biên soạn
2014
2
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
Sách TLHD dạy học VNEN- Địa lí lớp 4; 5
Tập 1.A,B 
-Vụ Giáo Dục
-Dự án mô hình trường học mới
Biên soạn
2014
3
Bộ Giáo Dục & Dào Tạo
Sách dạy môn An toàn giao thông lớp 3,4,5
Vụ Giáo dục
Biên soạn
2011
4
Bộ Giáo Dục & Dào Tạo
Sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 3,4,5.
-Vụ Giáo Dục
Biên soạn
2000
5
Bộ Giáo Dục & Dào Tạo
Tài liệu tập huấn Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số
Vụ Giáo Dục
Dân tộc
Biên soạn
2012
6
Báo giáo dục và thời đại
Tài hoa trẻ số 357
Báo Giáo dục và thời đại
2005
7
Nguyễn Đồng Chi
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Tập 5
Nhà xuất bản trẻ
2011
X/ MỤC LỤC:
Thứ tự
Tiêu đề từng phần của mục lục
Trang
1
Tên đề tài
1
2
Đặt vấn đề
1,2
3
Cơ sở lý luận
2
4
Cơ sở thực tiễn
2,3
5
Nội dung nghiên cứu (có ảnh đính kèm trang 4,5,7,9,10)
3-10
6
Kết quả nghiên cứu
11-13
7
Kết luận
13
8
Bài học kinh nghiệm
13-15
9
Tài liệu tham khảo
16
10
Mục lục
17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ , XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2015- 2016
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường: PTDTBTTH liên xã Đắc Pring –Pre
1. Tên đề tài: Biện phép rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú
2. Họ và tên: HIÊN HÁC
3. Chức vụ: Giáo viên
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tai:
a)Ưu điểm:
.
.
.
b)Hạn chế:
.
.
.
5. Đánh giá xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường PTDTBTTHLX Đắc Pring- Đắc Pre:
..
..
Thống nhất xếp loại:.
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2015- 2016
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Phòng GD & ĐT huyện Nam Giang
1. Tên đề tài: Biện phép rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú
2. Họ và tên: HIÊN HÁC
3. Chức vụ: Giáo viên
4. Nhận xét của chủ tịch HĐKH về đề tai:
a)Ưu điểm:
...
.
.
b)hạn chế:
.
.
.
5. Đánh giá xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD & ĐT Nam Giang:
.
.
.
Thống nhất xếp loại:.
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015- 2016
(Dành cho người tham gia đánh giá, xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Trường (Phòng,Sở): Trường PTDTBT- Tiểu học liên xã Đắc Pring – Đắc Pre.
Tên đề tài: Biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Dân tộc Bán trú.
HỌ VÀ TÊN: HIÊN HÁC
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường PTDTBTTH liên xã Đắc Pring – Pre
Điểm cụ thể :
Phần
Nhận xét của người
dánh giá xếp loại đề tài
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1.Tên đề tài
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận
1
4. Cơ sở thực tiễn
2
5. Nôi dung nghiên cứu
9
6. Kết quả nghiên cứu
3
7. Kết luận
1
8. Đề nghị
9. Phụ lục
1
10.Tài liệu
11. Mục lục
12. Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả
1
Tổng cộng
20
Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại:
 Người đánh giá xếp loại đề tài:

File đính kèm:

  • docxSang_kien_kinh_nghiem_Ren_ki_nang_song_cho_HS_ban_tru.docx
Sáng Kiến Liên Quan