Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương

Cùng với văn nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, văn thuyết minh là kiểu

văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các sự

vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải

thích. Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho

con người. Vì thế, nó đòi hỏi người tạo lập văn bản thuyết minh phải có hiểu biết

sâu sắc về đối tượng cần thuyết minh, phải trình bày rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc dạy văn thuyết

minh vẫn mang tính lí thuyết. Các em học sinh ít hoặc không có điều kiện quan sát

thực tế hoặc trải nghiệm để ứng dụng. Mặc dù được giáo viên cung cấp, hướng dẫn

các kỹ năng làm văn thuyết minh, nhưng khi tiến hành tạo lập văn bản, các em vẫn

bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những điểm yếu của các em là thiếu kỹ năng thu

thập, tìm hiểu thông tin về đối tượng thuyết minh nên văn bản do các em tạo ra

chưa đảm bảo tính chính xác, chưa đảm bảo việc cung cấp tri thức cho người đọc,

người nghe.

pdf12 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
 Mã số: ........................................................................................ 
 1. Tên sáng kiến: Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm 
hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương. 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn - môn Ngữ văn. 
3. Mô tả bản chất của sáng kiến 
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết 
 Cùng với văn nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, văn thuyết minh là kiểu 
văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các sự 
vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải 
thích. Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho 
con người. Vì thế, nó đòi hỏi người tạo lập văn bản thuyết minh phải có hiểu biết 
sâu sắc về đối tượng cần thuyết minh, phải trình bày rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn. 
 Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc dạy văn thuyết 
minh vẫn mang tính lí thuyết. Các em học sinh ít hoặc không có điều kiện quan sát 
thực tế hoặc trải nghiệm để ứng dụng. Mặc dù được giáo viên cung cấp, hướng dẫn 
các kỹ năng làm văn thuyết minh, nhưng khi tiến hành tạo lập văn bản, các em vẫn 
bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những điểm yếu của các em là thiếu kỹ năng thu 
thập, tìm hiểu thông tin về đối tượng thuyết minh nên văn bản do các em tạo ra 
chưa đảm bảo tính chính xác, chưa đảm bảo việc cung cấp tri thức cho người đọc, 
người nghe. 
 2 
Ngoài ra, còn một điều khiến những người dạy học như chúng tôi trăn trở: 
Ba Tri là nơi gắn liền với một số di tích lịch sử, một số làng nghề truyền thống nổi 
tiếng, nhưng có một thực tế hết sức đáng buồn là rất nhiều em học sinh ở đây chỉ 
biết đến khu di tích Đền thờ và mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Còn lại 
các em chỉ nghe tên mà chưa đến hoặc chưa nghe đến bao giờ. 
 Vì vậy, với mong muốn gắn làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại địa 
phương vào trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, thông qua đó giúp học sinh phát 
triển kỹ năng làm văn thuyết minh, chúng tôi lựa chọn giải pháp Rèn kỹ năng làm 
văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch 
sử tại địa phương. 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 
3.2.1. Mục đích của giải pháp 
Thông qua hoạt động tìm hiểu làng nghề truyền thống và di tích lịch sử tại 
địa phương, mục đích người dạy muốn hướng đến chính là: 
 + Đổi mới phương pháp dạy học nhằm “phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học” cho học sinh. 
 + Rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin phục vụ cho việc viết văn thuyết 
minh. 
 + Thực hiện việc học tập thông qua di sản theo Hướng dẫn số 73/HD-
BGDĐT - BVHTTDL ngày 16/01/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa 
Thể thao và Du lịch về việc Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ 
thông, trung tâm GDTX và Hướng dẫn số 1866/HD-SGD&ĐT ngày 02/10/2013 
của Sở GD&ĐT Bến Tre về việc Triển khai Hướng dẫn liên ngành sử dụng di sản 
văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm GDTX. 
 + Nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, 
những làng nghề truyền thống tại địa phương. 
 + Phát triển một số phẩm chất và năng lực cơ bản cho người học. 
 3 
 + Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, ý thức tự hào về những giá trị văn 
hóa truyền thống tại địa phương. 
3.2.2. Điểm mới của giải pháp 
 + Giáo viên không truyền thụ tri thức mà tổ chức các hoạt động nhận thức 
cho học sinh. 
 + Học sinh được trải nghiệm thực tế, qua đó các em chủ động lĩnh hội kiến 
thức với không gian học tập mở. 
 + Góp phần hình thành các năng lực cho học sinh: năng lực hợp tác, năng lực 
ngôn ngữ; các kỹ năng: kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp, kĩ năng thu 
thập và xử lý thông tin. 
 + Việc lồng ghép giáo dục ý thức, trách nhiệm giữ gìn giá trị của làng nghề 
truyền thống, của di sản văn hóa vật thể tại địa phương không khô khan, áp đặt. 
Đưa vấn đề sử dụng di sản gắn với hoạt động dạy học một cách tự nhiên. 
 3.2.3. Các bước thực hiện giải pháp 
 Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề 
truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương được tiến hành qua các hoạt động 
sau: 
* Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch dạy học 
- Kế hoạch này được triển khai đến học sinh trước 1 tuần khi các em chuẩn 
bị tham gia hoạt động trải nghiệm. 
- Giáo viên tiếp thu ý kiến học sinh và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Kế 
hoạch thông báo cụ thể lịch trình hoạt động của học sinh. 
- Gửi thư mời đến các em học sinh đại diện của mỗi lớp tham gia hoạt động. 
- Liên hệ chính quyền địa phương tại xã Phú Lễ, cán bộ phụ trách làng nghề 
đan lát ở ấp 3, Ban quản lí khu di tích Đình Phú Lễ để nhờ sự hỗ trợ khi các em đến 
tham gia hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu thông tin. 
* Hoạt động 2: Phân công công việc cho học sinh 
Bước 1: Chọn mỗi lớp 5 học sinh, chia thành 9 nhóm. 
 4 
Bước 2: Giao việc cho các nhóm: Qua phiếu hướng dẫn học tập 
Chuẩn bị ở nhà Khi tham gia trải nghiệm Sau buổi học 
- Mỗi nhóm: Đặt 
tên, phân công nhóm 
trưởng, cắt bảng tên 
cho mỗi thành viên 
trong nhóm mình. 
- Nhóm trưởng phân 
công công việc cho 
các thành viên: 
chuẩn bị nước uống, 
chuẩn bị tập ghi 
chép, máy ảnh, điện 
thoại để ghi nhận 
thông tin; chuẩn bị 
câu hỏi để phỏng 
vấn nghệ nhân làng 
nghề và khi tham 
quan khu di tích. 
*Tại làng nghề đan lát: 
Công việc chung của các nhóm: 
- Dùng tập, viết, dùng điện 
thoại, máy ảnh,... ghi nhận, thu 
thập thông tin về lịch sử làng 
nghề; về quy trình tạo ra một 
sản phẩm thủ công. 
- Phỏng vấn nghệ nhân để nắm 
bắt thông tin chính xác. 
- Công việc cụ thể của mỗi 
nhóm: Tham gia trải nghiệm 
quy trình chuốt nan và đan sản 
phẩm thủ công cơ bản. 
 + Nhóm 1, 2: Thực hành 
chuốt nan. 
 + Nhóm 3, 4, 5: Thực hành 
đan hom lươn. 
 + Nhóm 6, 7: Thực hành đan 
hom bung. 
 + Nhóm 8, 9; Thực hành đan 
bội. 
*Tại di tích lịch sử đình Phú 
Lễ: 
- Nghe người quản lý di tích 
giới thiệu về lịch sử hình thành, 
Các nhóm sẽ chia sẻ buổi 
trải nghiệm với thành viên 
còn lại trong lớp. Gợi ý 
các hình thức sau: 
- Viết đoạn hoặc bài văn 
thuyết minh về làng nghề 
đan lát ở xã Phú Lễ. 
- Viết đoạn hoặc bài văn 
thuyết minh về quy trình 
làm một sản phẩm thủ 
công mà em đã tìm hiểu. 
- Làm một đoạn Clip giới 
thiệu về làng nghề đan lát 
ở xã Phú Lễ hoặc quy 
trình tạo ra một sản phẩm 
đan thủ công. 
- Viết bài văn thuyết minh 
về hoạt động trải nghiệm 
của em tại làng nghề 
truyền thống. 
- Viết bài văn thuyết minh 
về kiến trúc bên trong 
đình Phú Lễ. 
 5 
kiến trúc của đình. 
- Tham quan bên trong đình. 
- Trao đổi, phỏng vấn người 
quản lý khu di tích để thu thập 
thông tin. 
* Hoạt động 3 : Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại làng 
nghề đan lát 
Bước 1: Tập trung học sinh tại trường, điểm danh, phân công giáo viên hỗ 
trợ các nhóm. 
Bước 2: Đưa học sinh đến làng nghề theo hướng dẫn của cán bộ phụ trách. 
Bước 3: Học sinh tham quan làng nghề, nghe nghệ nhân giới thiệu về lịch sử 
hình thành làng nghề; các nghệ nhân biểu diễn chuốt nan tre và đan một số sản 
phẩm thủ công (học sinh nghe và ghi nhận các thông tin). 
Bước 4: Học sinh đặt câu hỏi, phỏng vấn các nghệ nhân để thu thập thông 
tin. 
Bước 5: Các nhóm thực hành chuốt nan tre và đan sản phẩm thủ công cơ bản 
theo quy định. 
Bước 6: Sau khi kết thúc hoạt động tại làng nghề, học sinh di chuyển đến khu 
di tích đình Phú Lễ. 
 Bước 7: Nghe người quản lý di tích giới thiệu về lịch sử hình thành, kiến 
trúc của đình; Tham quan bên trong đình; Trao đổi, phỏng vấn người quản lý khu 
di tích để thu thập thông tin. 
Bước 8: Giáo viên mời đại diện các nhóm nêu cảm nghĩ và nhận xét về hoạt 
động của các nhóm. 
Bước 9: Đưa học sinh về điểm xuất phát, điểm danh và cho các em ra về. 
 * Hoạt động 4: Kiểm tra các sản phẩm của học sinh sau hoạt động trải 
nghiệm. 
 6 
 Mỗi nhóm sẽ viết đoạn văn, bài văn, .... thuyết minh cho các thành viên còn 
lại của lớp (dựa trên gợi ý ở phiếu học tập). 
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp 
Đề tài Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh qua hoạt động tìm hiểu làng nghề 
truyền thống và di tích lịch sử tại địa phương có khả năng áp dụng hiệu quả cho 
quá trình dạy văn thuyết minh, vì ở tỉnh Bến Tre, hầu như mỗi địa phương đều có 
làng nghề hoặc có di tích lịch sử. 
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp 
- Phát triển một số kỹ năng cơ bản cho người học, trong đó có kỹ năng thu 
thập thông tin để tạo lập văn bản thuyết minh nhằm đảm bảo tính chính xác, hấp 
dẫn cho người đọc, người nghe. 
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn Ngữ văn. 
- Giáo viên không còn “độc chiếm diễn đàn”; hoạt động học tập diễn ra sôi 
nổi, chủ động hơn. 
- Sự tương tác hai chiều từ phía người dạy và người học được tạo lập. 
- Không đặt nặng vấn đề cung cấp tri thức qua việc ghi chép nhưng vẫn khắc 
sâu ấn tượng về bài học trong mỗi học sinh. 
- Hoạt động dạy và học gắn liền với thực tiễn cuộc sống. 
- Nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị của làng nghề truyền thống, của 
di sản văn hóa tại địa phương. 
- Tạo hứng thú cho môn học vốn không được nhiều học sinh yêu thích ở thời 
công nghệ hiện nay. 
 7 
3.5. Tài liệu kèm theo gồm 
 Phụ lục: Hoạt động học tập của học sinh 
Nghệ nhân biểu diễn chẻ và chuốt nan 
 8 
Đan hom bung 
 9 
Nghệ nhân biểu diễn đan bội 
 10 
Thực hành đan bội 
Thực 
hành 
đan 
hom 
lươn 
 11 
Tham quan bên trong đình Phú Lễ 
 12 
Người quản lý đang giới thiệu lịch sử và kiến trúc đình Phú Lễ 
Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2017 

File đính kèm:

  • pdf4329_PHẠM QUỐC BÌNH....pdf
Sáng Kiến Liên Quan