Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tính theo phương trình Hóa học cho học sinh lớp 8

1/. Cơ sở lý luận:

- Cũng như¬ các môn học khác, Hóa học là một trong những môn học không thể thiếu trong các trư¬ờng THCS. Hóa học là môn học thực nghiệm nó phản ánh các hiện tư tượng xảy ra trong cuộc sống và vũ trụ, trong đó bài tập Hóa học tính theo ph¬ương trình hóa học là khâu quan trọng trong quá trình dạy và học.

- Với yêu cầu trên là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học phải xác định rõ mục tiêu giáo dục đó là chuẩn bị cho học sinh tiếp cận ngày càng gần với khoa học công nghệ, giúp học sinh làm chủ tri thức, tiếp cận đ¬ược mũi nhọn khoa học công nghệ nhằm phát huy năng lực trong xã hội mới.

2/. Cơ sở thực tiễn:

- Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, vì thế cần rèn cho học sinh các kỹ năng cơ bản giải một số bài tập tính theo ph¬ương trình hóa học một cách độc lập và sáng tạo. Qua đó học sinh tự định hư¬ớng để giải bài tập.

- Rèn cho học sinh có kỹ năng nhận dạng bài tập theo mức độ từ dễ đến khó, phát triển dần kỹ năng hiện có của học sinh, nhằm phát huy thêm khả năng tự học, tự nhận thức và độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời phát huy hoạt động nhóm.

- Trên cơ sở đó, để kích thích tính tích cực học tập của học sinh trong việc giải bài tập tính theo ph¬ương trình hóa học, bản thân giáo viên cần xác định vai trò của mình đối với học sinh.

+ Giáo viên cần coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú học tập của học sinh phát huy tối đa các năng lực còn tìm ẩn của học sinh. Hình thành cho học sinh ph¬ương pháp học tập khoa học, năng lực sáng tạo, lòng say mê yêu thích bộ môn.

 

doc23 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tính theo phương trình Hóa học cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
häc nh­ng vÉn lóng tóng khi lËp vµ tÝnh theo PTHH , hoÆc nÕu tÝnh ®­îc th× c¸ch diÔn ®¹t cßn dµi , ch­a khoa học .Thùc tr¹ng trªn ®©y ®ßi hái chóng ta ph¶i cã gi¶i ph¸p c¶i tiÕn ph­¬ng ph¸p vµ lùa chän néi dung phï hîp ®Æc biÖt chó ý ®Õn c¸c tiÕt luyÖn tËp , «n tËp hoÆc d¹y tù chän trong ch­¬ng tr×nh , kÕt hîp c¸c tiÕt lÝ thuyÕt , rÌn luyÖn kü n¨ng cho häc sinh tõ ®ã cã h­íng båi d­ìng häc sinh kh¸ giái 
II/. Nội dung cần giải quyết:
Xuất phát từ những vấn đề trên và thực trạng của việc dạy học hóa học ở trường THCS như đã nêu, chúng tôi nhận thấy cần phải hướng dẫn học sinh cách nhận dạng và giải đúng các dạng bài tập tính theo phương trình hóa học. Đối với học sinh lớp 8 mới làm quen môn hóa học, nhằm giúp học sinh yêu thích môn hóa trước hết các em phải tự tin trong giờ học mà việc hoàn thành bài tập ở nhà góp phần tạo cho học sinh thêm vững lòng tin và hứng thú hơn trong giờ học hóa học. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách giải tốt các bài tập dạng tính theo phương trình hóa học.
III/. Những giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học và nâng cao hiệu quả giải bài tập cho học sinh ở trường THCS Hưng Điền như sau:
.1. Phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học định lượng:
 Cùng với việc hình thành khái niệm hoá học, HS cần được thực hiện giải một hệ thống bài tập theo sơ đồ định hướng sau:
 - Nghiên cứu đầu bài, xác định những dữ kiện đầu bài đã cho và yêu cầu cần xác định.
 - Xác định hướng giải.
 - Trình bày lời giải.
 - Kiểm tra lời giải
Việc giải bài tập hoá học theo sơ đồ định hướng là rất quan trọng, giúp học sinh giải quyết vấn đề một cách khoa học.
 Việc lựa chọn và xây dựng những bài tập hoá học nội dung có nhiều cách giải, có cách giải ngắn gọn, thông minh, đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành kỹ năng giải bài tập hoá học định lượng. Đặc biệt, các bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn học tập hoá học.
2. Yêu cầu cần thiết để giải bài tập tính theo phương trình hóa học:
Để đạt được kết quả tốt, giáo viên và học sinh cần thực hiện tốt các yêu cầu sau : 
a/ Đối với học sinh :
- Sử dụng thành thạo công thức liên hệ giữa số mol, khối lượng, khối lượng mol, thể tích khí và thể tích 1mol khí ở đktc. 
Khối lượng chất (m)
Thể tích chất khí
Số mol chất
(n)
Trong đó :
+ m là khối lượng (g) của một lượng nguyên tố hay 1 lượng chất nào đó. 
+ n : là số mol 
+ M : khối lượng mol (nguyên tử, phân tử . . )
+ 22,4l là thể tích 1 mol khí ở đktc.
+ V : thể tích khí ở đktc.
- Lập phương trình hóa học .
+ Viết đúng công thức hóa học cuả các chất phản ứng và chất mới sinh ra.
+ Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đều bằng nhau 
- Dựa vào phương trình hóa học nhất thiết phải rút ra tỉ lệ số mol của chất cho biết và chất cần tìm .
+ Trong những bài toán tính theo phương trình hóa học khi chỉ biết lượng của một trong các chất phản ứng hoặc chất mới sinh ra trong phản ứng là có thể tính được lượng của chất còn lại .
+ Lượng các chất có thể tính theo mol, theo khối lượng là gam, kilôgam, tấn hoặc theo thể tích là mililit, hoặc lít hoặc cm3 , m3 . . . .
 * Lưu ý : 
Tất cả các bài toán này được tính theo cách lập qui tắc tam suất.
b. Đối với giáo viên:
- Củng cố kiến thức về cách tính công thức liên hệ giữa các đại lượng số mol, khối lượng, khối lượng mol, thể tích và thể tích 1 mol khí ở đktc.
- Chọn lọc bài tập phù hợp các đối tượng.
- Phương pháp giảng dạy giải bài tập phải linh động, kích thích sự hoạt động của học sinh.
- Bao quát lớp, sử dụng thích hợp và sáng tạo các đồ dùng dạy học, thiết bị có sẵn phục vụ cho việc dạy và học được tốt hơn.
3. Phương pháp tiến hành giải các dạng bài tập tính theo phương trình hóa học:
3.1. Dạng 1 : Bài toán tính theo số mol
TÝnh khèi l­îng (hoặc thể tích chất khí ở đktc) cña chÊt nµy khi ®· biÕt l­îng (hoÆc thÓ tÝch khÝ) cña mét chÊt kh¸c trong ph¶n øng.
Học sinh nắm được khối lượng hoặc thể tích của một chất là như thế nào từ đó tìm khối lượng hoặc thể tích của chất và các công thức có liên quan.
3.1.1/ Xác định khối lượng của một chất.
a. C¸c b­íc thùc hiÖn:
Trước tiên giáo viên giúp học sinh nhớ lại các công thức:
- Tìm khối lượng mol của chất.
- Tìm số mol của chất bằng công thức:
 và n = 
- Suy ra khối lượng theo công thức: m = n x M
- Hướng dẫn các em về các đại lượng:
+ m là khối lượng (tính bằng g) của một lượng nguyên tố hay 1 lượng chất nào đó 
+ n : là số mol 
+ M : khối lượng mol (nguyên tử, phân tử . . )
+ 22,4 là thể tích 1 mol khí ở đktc.
+ V : thể tích khí ở đktc.
b. Ví dụ : 
Ví dụ 1 : 
Cho 32,5g bột kẽm Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axít Clohiđric HCl theo sơ đồ phản ứng sau : 
	Zn + HCl - - - -> ZnCl2 + H2 ­
Hãy tính : Khối lượng axít Clohiđríc HCl cần dùng ? 
 * Định hướng: 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài:
 + Đề cho:
 mZn = 32,5 gam
 + Tính mHCl = ?
 - Muốn tính mHCl thì phải có nHCl mà đề chưa cho nHCl. Phải tìm nZn trước sau đó suy ra số mol nHCl.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nZn.
Giải :
Số mol Zn : 
PTHH: 	 Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 ­
Theo PT: 	 1mol 2mol 1mol
Theo đề bài: 	 0,5mol 
Số mol HCl cần dùng 
Khối lượng axít HCl cần dùng : 
 mHCl = n . M = 1 . 36.5g = 36,5g
 Ví dụ 2 : (Bài tập số 3 trang 75 SGK) 
Có phương trình hóa học sau : 
a/ Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO ? 
b/ Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?
 * Định hướng: 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài:
 + Đề cho:
mCaO = 11,2 gam
mCaO = 7 gam
 + Tính :
	 a. n = ?
b. m = ?
 - Muốn tính nthì phải có nCaO mà đề chưa cho nCaO. Phải tìm nCaO trước dựa vào mCaO.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nCaO.
 Giải :
a/ Số mol CaO 
 	 1mol 1mol
 	 ? mol 0,2mol
 Số mol CaCO3 cần dùng :
 Khối lượng CaCO3 cần dùng : 
b/ Số mol CaO
 1mol 1mol
 	0,125mol ?mol
Theo PTHH ta có : 
Khối lượng CaCO3 cần dùng : 
 3.1.2/ Xác định thể tích của một chất.
 a. C¸c b­íc thùc hiÖn:
Trước tiên giáo viên giúp học sinh nhớ lại các công thức:
- Tìm khối lượng mol của chất.
- Tìm số mol của chất bằng công thức:
 và n = 
- Từ phương trình hóa học suy ra số mol của chất cần tìm
- Tính thể tích theo công thức: V = n x 22,4
- Hướng dẫn các em về các đại lượng:
+ m là khối lượng (tính bằng g) của một lượng nguyên tố hay 1 lượng chất nào đó 
+ n : là số mol 
+ M : khối lượng mol (nguyên tử, phân tử . . )
+ 22,4 là thể tích 1 mol khí ở đktc.
+ V : thể tích khí ở đktc.
 b. Ví dụ : 
Ví dụ 1 : 
Cho 32,5g bột kẽm Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch axít Clohiđric HCl theo sơ đồ phản ứng sau : 
	Zn + HCl - - - -> ZnCl2 + H2 ­
Hãy tính : Thế tích khí hiđro thu được ở đktc .
* Định hướng: 
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài:
 + Đề cho:
 mZn = 32,5 gam
 + Tính V = ?
 - Muốn tính V thì phải có n mà đề chưa cho n. Phải tìm nZn trước sau đó suy ra số mol n.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nZn.
Giải :
Số mol Zn : 
PTHH: 	Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 ­
Theo PT: 	1mol 2mol 1mol
Theo đề bài: 	0,5mol 
Số mol khí H2 sinh ra : 
 	Thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
Ví dụ 2 : 
Có phương trình hóa học sau : 
a/ Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc)?
b/ Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng .
* Định hướng: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài:
 + Đề cho:
nCaO = 3,5 mol
V = 14,44 lit
 + Tính :
	a. V = ?
b. mchất tạo thành = ? và mchất tham gia = ?
 - Muốn tính V thì phải có n mà đề chưa cho n. Phải tìm nCaO trước dựa vào mCaO.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nCaO.
Giải :
a/ PTHH
 1mol 1mol
 	 3,5mol ?mol
Theo PTHH ta có : 
Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc :
b/ 
PTHH: 
	 1mol 1mol 1mol
 0,6mol 0,6mol 0,6mol 
Theo PTHH ta có : 
Khối lượng CaCO3 cần dùng : 
Khối lượng CaO tạo thành 
Lưu ý: 
- Nếu đầu bài yêu cầu tính lượng chất ra gam hoặc thể tích ra ml, lít thì các em cứ tính theo mol, sau đó đổi kết quả mol ra khối lượng hoặc thể tích.
- Nếu đầu bài cho dữ kiện lượng chất theo khối lượng hoặc theo thể tích mà hỏi kết quả là mol thì nên đổi khối lượng hoặc thể tích ra mol rồi tính.
3.2/ Dạng 2: Bài toán tính theo khối lượng là kg, tấn, thể tích là m3 . . . . 
Đối với dạng bài này giáo viên yêu cầu hoc sinh nghiên cứu đề bài sau đó xác định hướng giải cụ thể và trình bài lời giải.
Ví dụ 1:
Để khử độ chua của đất bằng CaO (vôi sống), người ta nung 10 tấn đá vôi trong lò vôi. Tính khối lượng CaO tạo thành ? Coi hiệu suất phản ứng là 100% .
* Nghiên cứu đề bài:
Từ khối lượng CaO và CaCO3 theo phương trình kết hợp với khối lượng CaCO3 của đề bài áp dụng qui tắc tam suất tìm khối lượng CaO
* Xác định hướng giải:
- Viết phương trình hóa học.
- Tính khối lượng CaO và CaCO3 theo phương trình.
- Từ khối lượng CaO và CaCO3 theo phương trình kết hợp với khối lượng CaCO3 của đề bài áp dụng qui tắc tam suất tìm khối lượng CaO.
* Trình bày lời giải:
PTHH: 
Theo PT: 100g 56g
Theo đề bài : 10tấn 	 mCaO ?
Khối lượng CaO tạo thành :
Ví dụ 2: 
Cho 10m3 khí oxi nguyên chất cháy hết với cacbon. Tính thể tích khí CO2 thu được, biết các thể tích khí đều đo ở đktc. 
* Nghiên cứu đề bài:
Từ thể tích của khí oxi dã cho ở đề bài kết hợp phương trình hóa học tìm thể tích khí CO2.
* Xác định hướng giải:
- Viết phương trình hóa học.
- Tính thể tích khí ở đktc của O2 và CO2 theo phương trình.
- Từ thể tích khí ở đktc của O2 và CO2 theo phương trình kết hợp với khối lượng CaCO3 của đề bài áp dụng qui tắc tam suất tìm khối lượng CaO.
* Trình bày lời giải:
PTHH: 	 C + O2 ® CO2 
Theo phương trình 	 22,4l 22,4l
Theo đề bài 	 10m3 	 V = ? m3 
Thể tích khí CO2 thu được : 
 3.3. Dạng 3 : Cho biết khối lượng của 2 chất tham gia, tìm khối lượng của chất tạo thành.
 Loại này, trước hết phải xác định xem, trong 2 chất tham gia chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư. Sản phẩm chỉ được tính theo chất tham gia nào phản ứng hết (áp dụng như dạng 1)
 	Để trả lời câu hỏi trên ta làm như sau:
 Giả sử có phản ứng: A + B C + D
 Với số mol cho ban đầu của A là a mol, của B là b mol.
 m, n là 2 số mol của A và B theo phương trình
So sánh hai tỉ số
Chất phản ứng hết
Sản phẩm tính theo
 Nếu: 
A, B đều hết
A hoặc B
B hết
B
A hết
A
 Nội dung bài toán trên có thể giải đơn giản nếu ta cố gắng hiểu và giải theo phương pháp “ 3 dòng” qua ví dụ sau.
Ví dụ 1: 
Nếu cho 11,2g Fe tác dụng với 18,25g HCl thì sau phản ứng sẽ thu được những chất nào ? Bao nhiêu gam?
* Nghiên cứu đề bài:
Từ số mol Fe, HCl lập tỉ lệ và so sánh xem chất nào phản ứng hết và chất nào còn dư sau phản ứng.
Các biểu thức có liên quan. m = n . M
* Xác định hướng giải:
- Tìm số mol Fe, HCl
- Lập tỉ lệ so sánh xem chất nào phản ứng hết và chất nào còn dư sau phản ứng.
- Viết phương trình hóa học.
- Tính khối lượng sản phẩm theo số mol của chất phản ứng hết.
* Trình bày lời giải:
 Tính số mol: 
 (V× nªn Fe ph¶n øng hÕt; 0,2 mol)
 Ph¶n øng: Fe + 2HCl FeCl2 + H2
Số mol ban ®Çu cho: 0,2 0,5 0 0
Số mol ph¶n øng 0,2 2.0,2 0,2 0,2 
 Sau ph¶n øng 0 0,1 0,2 0,2 
Theo PTP¦ th× sè mol HCl ph¶n øng gÊp ®«i sè mol Fe 
nHCl (ph¶n øng) = 2.0,2 = 0,4 (mol)
 phản ứng
 VËy sau ph¶n øng thu ®­îc:
 = 0,2.127 = 25,4 gam
 = 0,2.2 = 4 gam 
 dư = 0,1 . 36,5 = 3,65 gam 
Ví dụ 2: 
Đốt cháy 6,2g phốtpho trong bình chứa 6,72lít khí oxi (đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: 
a/ Phốtpho hay oxi, chất nào còn thừa và khối lượng là bao nhiêu ?
b/ Chất nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu ? 
* Nghiên cứu đề bài:
Từ số mol photpho, oxi sau đó lập tỉ lệ và so sánh xem chất nào phản ứng hết, chất nào còn dư sau phản ứng.
Các biểu thức có liên quan. m = n . M và V = n .22,4
* Xác định hướng giải:
- Tìm số mol photpho và oxi
- Lập tỉ lệ so sánh xem chất nào phản ứng hết và chất nào còn dư sau phản ứng. Tìm số mol và khối lượng chất dư.
- Viết phương trình hóa học.
- Xác định chất tạo thành và tính khối lượng theo số mol của chất phản ứng hết.
* Trình bày lời giải:
a/ Lập tỉ số : 
 < 
 dư và lượng P sẽ tác dụng hết .
	4P	+ 5O2 ® 2P2O5 
	4mol 5mol 2mol
	0,2mol 
 Số mol O2 tham gia phản ứng 
 PTHH: 4P	+ 5O2 ® 2P2O5 
 Số mol ban đầu cho 0,2mol 0,3mol
 Số mol phản ứng: 0,2mol 0,25mol 
 Sau ph¶n øng: 0 0,05 mol
- Số mol O2 còn dư : dư = 0,3 – 0,25 = 0,05 mol.
- Khối lượng O2 còn dư 
b/ Số mol P2O5 tạo thành : 
 Khối lượng P2O5 tạo thành : 
3.4. Dạng 4 : TÝnh theo nhiÒu ph¶n øng nèi tiÕp nhau:
- Các phản ứng được gọi là nối tiếp nhau nêú như chất tạo thành ở phản ứng này lại là chất tham gia ở phản ứng kế tiếp.
- Đối với loại này có thể lần lượt theo từng phản ứng cho đến sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra có thể giải nhanh chóng theo sơ đồ hợp thức 
 Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,4g magie (Mg) trong khí oxi thu được magie oxit (MgO)
 a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng (thể tích khí đo ở đktc)
b/ Tính số gam KClO3 cần dùng để điều chế lượng oxi trên
 * Định hướng: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài:
 + Đề cho:
 MMg = 2,4 gam
 + Tính a/ = ?
 b/ = ?
- Muốn tính thì phải có mà đề chưa cho . Phải tìm trước sau đó suy ra số mol .
- Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết công thức tính nMg.
- Viết phương trình hóa học (2 phương trình)
- Dựa vào phương trình hóa học (1) suy ra , từ của phương trình (1) áp dụng vào phương trình (2), dựa vào phương trình (2) suy ra và tìm .
Giải :
 a/ Số mol của magie: 
 nMg = = 0,1 mol
PTHH: 2Mg + O2 2MgO
 2 mol 1 mol
 0,1 mol x mol
 x = = 0,05 mol
Số mol của oxi: = 0,05 mol
Thể tích của khí oxi tham gia phản ứng là:
 V= n.22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lít
 b/ PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2#
 2 mol 3 mol
 x mol 0,05 mol
 x = = 0,033 mol
Số mol của kali clorat là: = 0,033 mol
Khối lượng của kali clorat cần dung là:
 = n. M = 0,033 . 122,5 = 4,08 gam 
* Chú ý: 
Nếu đầu bài cho dữ kiện chất tham hoặc chất tạo thành tính bằng mol mà kết quả lại yêu cầu tính bằng gam hoặc lít thì không đặt quy tắc tam suất như trên mà phải đổi mol ra khối lượng (g) hoặc ra thể tích lít hoặc (dm3) .Nếu không bài toán sẽ sai hoàn toàn.
 Ví dụ 2:
Cho 0,5mol H2 tác dụng vừa đủ với O2 để tạo nước. Tính thể tích O2 cần dùng (ở đktc) ?
Cách 1:
 2H2 + O2 ® 2H2O
 2mol 1mol
 0,5mol x(lit)
 Kết quả sai hoàn toàn 
Cách 2:
 2H2 + O2 ® 2H2O
 2mol 1mol
 0,5mol
 Thể tích O2 cần dùng :
 K ết quả đúng
 Qua việc phân loại được dạng bài tập tính theo phương trình hoá học và trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập tôi thấy HS nhận thức nhanh hơn, kỹ năng giải bài tập của HS thành thạo hơn, đem lại sự hứng thú, say mê trong học tập, học sinh thích học môn Hoá học hơn và không còn ngại khi giải bài tập tính theo phương trình hoá học.
Tuy nhiên trong quá trình dạy tôi nhận thấy rằng tuỳ vào các dạng bài tập HS có thể nhận thức nhanh hay chậm, nhiều hay ít từ đó tôi có thể phân loại HS theo mức độ nhận thức ở các dạng bài tập, cụ thể:
 + Dạng 1,4: dành cho HS mức độ nhận thức yếu, trung bình.
 + Dạng 2, 3: dành cho HS mức độ nhận thức khá, giỏi.
Trên đây là các giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện nhằm hướng dẫn học sinh lớp 8 giải tốt bài toán tính theo phương trình hóa học. Việc vận dụng các giải pháp như trên vào quá trình giảng dạy đã tạo điều kiện cho học sinh nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong học tập.
IV/. Kết quả:
1/. Với giải pháp đã thực hiện ở trên, bản thân tôi trực tiếp giảng dạy lớp 8 nhận thấy có sự tiến bộ như sau:
- Học sinh đã biết tìm hiểu đề bài và đưa ra được hướng giải các bài tập tính theo phương trình hóa học. Phần nào hình thành được ở học sinh kỹ năng tính theo phương trình hóa học.
- Học sinh đã nắm lại được những kiến thức cơ bản bộ môn. Củng cố và khắc sâu những kiến thức đã học một cách có hệ thống. tỉ lệ học sinh sau khi áp dụng các giải pháp đã có sự tiến bộ rõ rệt cụ thể : 
Loại gỏi : Từ 13,8% lên 27,7%
Loại khá:Từ 30,7% lên 47,7%
Và không còn học sinh yếu
* Bảng thống kê tỉ lệ sau áp dụng
Khối lớp
Số HS
Giái
Kh¸
TB
YÕu
KÐm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
81
34
10
29,4
15
44,1
9
26,5
82
31
8
25,8
16
51,6
7
22,5
Tổng
65
18
27,7
31
47,7
16
24,6
2/. Những hạn chế:
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế nên chưa phụ đạo thường xuyên cho học sinh.
- Một số học sinh chưa có ý thức cao trong học tập.
3/. Hướng khắc phục:
- Cần phụ đạo thường xuyên cho học sinh để củng cố lại kiến thức, cũng như học sinh tự tìm tòi hướng giải các bài tập tương tự. Qua đó giáo viên có thể nâng cao các dạng bài tập từ mức độ dễ đến khó để kích thích tư duy học sinh.
- Thường xuyên kiểm tra, nhận xét, sửa sai giải thích lí do sai và khích lệ với những tiến bộ mà học sinh đạt đuợc nhằm tạo hứng thú cho các em trong học tập.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1/. Tóm lược giải pháp:
Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để giảng dạy các bài tập cho học sinh trong học tập bộ môn Hóa như sau:
- Học sinh thường quên công thức, do đó giáo viên cho nhiều dạng bài tập để học sinh làm và nhớ các công thức thường hay áp dụng.
- Học sinh thường hay lẫn lộn giữa công thức tính số mol dựa vào khối lượng và công thức tính số mol dựa vào thể tích, giáo viên thường xuyên nhấn mạnh, nhắc nhở khi giải bài tập.
- Giáo viên lưu ý nên cho học sinh tóm tắt đề bài trước khi giải.
- Hướng dẫn các bài tập từ dễ đến khó tạo sự tích cực, tò mò, tự lực học tập cho học sinh, gây sự hứng thú giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo nhớ lâu hơn kiến thức đã học.
- Bản thân đã và sẽ cố gắng hơn nữa cùng với sự hoạt động của học sinh giúp các em học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn.
- Giáo viên cần nắm rõ mục tiêu, kiến thức chuẩn của bài học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích cực khi lên lớp, đầu tư thật nhiều vào khâu soạn giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách chắc chắn, biến mục tiêu dạy học của giáo viên thành nhiệm vụ học tập tự nguyện của học sinh, như vậy sẽ giúp các em có lòng tin vào môn học, giảm tư tưởng chán học và yêu thích bộ môn.
2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng
Với kết quả đã đạt được tôi nhận thấy rằng các giải pháp mà bản thân đưa ra không những phù hợp với học sinh ở vùng khó khăn như ở trường THCS Hưng Điền mà còn có thể áp dụng cho các học sinh khối 8 trên địa bàn huyện Tân Hưng.
3/. Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh , tôi có những đề xuất sau:
- Giáo viên cùng bộ môn giành thời gian để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, luôn luôn nắm bắt tình hình thực tế học sinh để cùng nhau thảo luận thống nhất đa ra biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học để học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học sinh có thái độ học tập đúng đắn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên môn Hóa học có thể dự giờ chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách giáo viên Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Sách bài tập Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục.
Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học 8 – Nhà xuất bản Giáo dục. 
Sách để học tốt hoá học lớp 8 Tác giả Ngô Ngọc An- – Nhà xuất bản Giáo dục.
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Hóa học - Nhà xuất bản Giáo dục.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III môn Hóa học - Nhà xuất bản Giáo dục.
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học trung học cơ sở - Nhà xuất bản Giáo dục.
MỤC LỤC
---—–&–—---
Nội dung
Trang
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẤU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu 
2
3. Lịch sử đề tài
2
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
3
Phần II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
4
I.Thực trạng:
4
II. Nội dung cần giải quyết 
5
II. Giải pháp 
6
IV. Kết quả
17
Phần III: KẾT LUẬN
19
1. Tóm lược giải pháp
19
2. Phạm vi áp dụng
19
3. Kiến nghị:
19
Tài liệu tham khảo
21
Mục lục
22

File đính kèm:

  • docSKKN hoa 8_12684500.doc
Sáng Kiến Liên Quan