Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy – học một bài lí thuyết Địa lí 8
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn đất nước đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới chương trình cũng như cả về phương pháp dạy học. Đây cũng là nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục trong giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập.
Một trong những mục tiêu tổng quát mà Đại hội Đảng lần thứ VI đưa ra là: Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp – mà con người là nhân tố quyết định. Cho nên chúng ta phải lo nguồn lực con người ngay từ bây giờ. Để có nguồn lực con người đáp ứng tốt cho yêu cầu trên thì đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới chương trình cũng như phương pháp dạy học mới. Phương pháp dạy học mới này được hiểu là: Học sinh tự học, tự tìm hiểu, tự phân tích, giải thích, tự rèn kĩ năng, tự tìm ra những kiến thức mới, để từ đó có thể phát triển tư duy nhưng phải nhờ vào sự hướng dẫn của giáo viên.
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn đất nước đổi mới, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới chương trình cũng như cả về phương pháp dạy học. Đây cũng là nhiệm vụ của toàn ngành giáo dục trong giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập. Một trong những mục tiêu tổng quát mà Đại hội Đảng lần thứ VI đưa ra là: Nước ta đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp – mà con người là nhân tố quyết định. Cho nên chúng ta phải lo nguồn lực con người ngay từ bây giờ. Để có nguồn lực con người đáp ứng tốt cho yêu cầu trên thì đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới chương trình cũng như phương pháp dạy học mới. Phương pháp dạy học mới này được hiểu là: Học sinh tự học, tự tìm hiểu, tự phân tích, giải thích, tự rèn kĩ năng, tự tìm ra những kiến thức mới, để từ đó có thể phát triển tư duy nhưng phải nhờ vào sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp dạy học này hiện đang được coi là phương pháp chủ yếu, sử dụng rộng rãi trong các trường học và ở tất cả các môn học . Đối với môn Địa lí ở THCS việc dạy như thế nào để thể hiện đúng sự đổi mới là vấn đề cần thiết đặc biệt đối với những giáo viên đang dạy Địa lí 8 hiện nay. Là chương trình mới, là cách dạy mới nhưng đều dựa trên những cái đã có sẵn, cái cũ, chỉ có cái khác đó là học sinh được làm việc nhiều, hoạt động nhiều, rèn kĩ năng và kĩ xảo địa lí thành thạo . Bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong bước đi ban đầu này. Nhưng tôi vẫn mạnh dạn chọn Địa lí 8 – Tiết 2 – Bài 2: Khí hậu Châu Á. để thể hiện đôi điều suy nghĩ của riêng bản thân mình về cách Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy – học một bài lí thuyết Địa lí 8. 2. Mục đích nghiên cứu: Được giảng dạy bộ môn Địa lí ở tất cả các khối lớp từ khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới từ năm 2002 cho đến nay, tôi nhận thấy nội dung các bài trong sách giáo khoa mới có phần phong phú, đa dạng và có yêu cầu cao hơn so với sách cũ ( mặc dù cũng còn có những hạn chế nhỏ ở từng mục, từng bài ). Do đó, đòi hỏi học sinh phải làm việc với cường độ cao hơn để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo địa lí. Thông qua từng bài học, tiết học giáo viên sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng đó. Đây cũng được coi là một trong các phương pháp dạy học tích cực hiện nay, nhất là đối với bộ môn Địa lí .Qua kinh nghiệm của bản thân đã từng thực hiện cách rèn kĩ năng địa lí này trong nhiều năm tôi nhận thấy rất hiệu quả trong từng giờ dạy và học học, hiệu quả này không dừng lại ở đó mà nó còn có ích rất lớn cho học sinh ứng dụng kĩ năng này vào trong thực tế cuộc sống. Chính vì đề tài mang một ý nghĩa thiết thực như vậy, cho nên tôi đã mạnh dạn mong được trao đổi, được đóng góp ý kiến từ các đồng chí, đồng nghiệp trong ngành nói chung và các đồng chí, đồng nghiệp trong nhóm Địa nói riêng, để tôi và các đồng chí sẽ có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm hơn nữa trong dạy và học bộ môn Địa lí cho tốt và đạt kết quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trong cấu trúc nội dung chương trình sách giáo khoa Địa lí 8 gồm 2 phần: Phần một: Thiên nhiên, con người ở các châu lục ( tiếp) Gồm 18 bài: XI.Châu Á - 15 tiết lí thuyết - 3 tiết thực hành - 3 tiết ôn tập Phần hai: Địa lí Việt Nam (Địa lí tự nhiên ) Gồm: 18 tiết lí thuyết và 5 tiết thực hành Phần này không có cấu trúc chương. Nhưng do thời gian có hạn nên đề tài này tôi chỉ thực hiện trong: Tiết 2 - Bài 2: Khí hậu Châu á. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong 17 năm dạy địa lí theo chương trình mới, tôi thấy áp dụng phương pháp dạy học mới Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy – học một bài lí thuyết địa lí thì học sinh sẽ tự học, tự lĩnh hội tri thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên một cách nhanh hơn, tốt hơn, giờ học theo đó mà đạt kết quả tốt, không khí lớp học sôi nổi, vì các em được tự làm việc, tự nghiên cứu, tự độc lập suy nghĩ, tự lĩnh hội tri thức một cách thực sự mà không bị thụ động. Đây là điều mà cả giáo viên và học sinh hiện nay đang hướng tới. Thông qua bài dạy cụ thể, áp dụng phương pháp để kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng một số giờ học của học sinh. PHẦN II- NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Mục tiêu của giáo dục THCS là "nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, hoặc đi vào cuộc sống lao động" Để phục vụ mục tiêu trên, sách giáo khoa Địa lí 8 được biên soạn theo hướng tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học là biết sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn địa lí phù hợp với yêu cầu bài giảng, với trình độ tiếp thu của học sinh, là đổi mới cách đánh giá học sinh, biết tổ chức hướng dẫn học sinh tự tiếp thu kiến thức tại lớp. Sách giáo khoa Địa lí 8 đề cập đến những sự vật, hiện tượng địa lí đó là: Châu Á( tiếp nối kiến thức của địa lí 7 - Thiên nhiên và con người ở các châu lục) và Địa lí Việt Nam ( tự nhiên ). Vì thế, cách rèn cho học sinh có kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích các mối quan hệ địa lí trong việc dạy và học là vô cùng cần thiết và đây được coi là một phương pháp dạy học tích cực. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở những điểm sau: - Giáo viên huy động được vốn sống, vốn hiểu biết của học sinh trong suốt bài giảng để từ đó cung cấp kiến thức mới cho học sinh. - Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu các nhận xét, cách nhìn nhận và các quan điểm riêng của mình đối với từng sự vật, hiện tượng địa lí để qua đó rèn luyện óc tư duy và phán đoán địa lí cho học sinh để từ đó tạo lập được các mối quan hệ địa lí . - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh sử dụng kiến thức vừa học để giải các bài tập hoặc ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày.Trong đó đáng lưu ý là khả năng nhận biết ngay được hiện tượng, sự vật địa lí trên bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, sơ đồ, lát cắt, rồi trên thực địa của học sinh. Nói tóm lại, để rèn kĩ năng cho học sinh biết phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối liên hệ địa lí trong từng khối lớp, từng phần, từng chương, từng mục, bài, với nhau giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp ( nêu vấn đề, thảo luận, trao đổi nhóm tại lớp.) sử dụng nhiều phương tiện ( bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ sơ đồ, lát cắt,) để thông qua đó mà vừa cung cấp kiến thức mới cho học sinh lại vừa rèn kỹ năng cho học sinh. 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN - Trong quá trình dạy học địa lí, giáo viên đã áp dụng rất nhiều phương pháp giảng day: Trực quan; Thảo luận; Vấn đáp; Nêu vấn đề. Để học sinh nắm bắt được kiến thức trong bài. Tất cả các biện pháp này đều có ưu điểm và nhược điểm, vì vậy khi dạy địa lí giáo viên nên lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp với từng dạng bài, có khi không áp dụng phương pháo nào riêng lẻ mà phải kết hợp nhiều phương pháp trong một bài dạy. - Thế mạnh của dạy địa lí nói chung và địa lí khối 8 nói riêng là liên hệ thực tế, minh chứng bằng thực tế để học sinh khắc sâu kiến thức. Nếu trong một bài dạy giáo viên không phân tích, không đặt những câu hỏi giải thích hay liên hệ thực tế thì học sinh khó khắc sâu kiến thức. Đây chính là thực trạng phổ biến trong dạy học địa lí. Vì vậy, cần phải có những phương pháp linh hoạt để phát hiện kiến thức như: Phân tích, giải thíchđể phát hiện ra vấn đề địa lí. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Khi dạy địa lí nói chung và địa lí 8 nói riêng, phương pháp mà đa số giáo viên áp dụng đó là phương pháp trực quan, giáo viên sử dụng hệ thống biểu đồ, lược đồ, bảng số liệu, bản đồ để hướng học sinh khai thác các kiến thức. phương pháp này rất phù hợp trong dạy học địa lí đặc biệt là địa lí các châu luc, địa lí khối 8, khối 9 tuy nhiên trong quá trình áp dụng phương pháp này giáo viên cũng gặp một số khó khăn nhất định như các lược đồ độ chính xác chưa cao, các bản đồ có quá nhiều chi tiết, khó xác định được đối tượng địa lí cần tìm, bảng số liệu được thống kê khá xa so với thực tế, hiện tại có bảng số liệu được thống kê cách đây 14 năm, nên khó liên hệ thực tế, khó phân tích. - Phương pháp thảo luận phát huy được tính chủ động của học sinh, học sinh được nói lên ý kiến của mình và tranh luận nếu thấy các kiến thức theo bản thân học sinh là chưa đúng, chưa đủ, nhưng phương pháp này cũng có những khó khăn, là học sinh yếu trong nhóm ỷ lại cho bạn học tốt, phải tổ chức kê bàn nghế theo nhóm và khi muốn áp dụng phương pháp khác trong bài nhiều khi gặp khó khăn. - Phương pháp vấn đáp là phương pháp triển khai nhanh không mất nhiều thời gian chuẩn bị, học sinh cũng không mất nhiều thời gian để tìm ra kiến thức cần thiết. thuy nhiên phương pháp này cũng còn nhiều hạn chế, có nhiều học sinh trong lớp ỉ lại, giáo viên cần bao quát lớp, kịp thời nhắc nhở học sinh khi học sinh chưa tập trung và lôi kéo học sinh vào nội dung của bài. - Cho dù giáo viên sử dụng phương pháp nào thì cũng cần phải kết hợp rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu, giải thích, liên hệ thực tế để phát hiện ra đơn vị kiến thức cần tìm. Áp dụng bài dạy cụ thể: Đây là kiểu bài cung cấp lí thuyết, mục tiêu là cung cấp cho học sinh về kiến thức trên cơ sở rèn kĩ năng tìm, phân tích các mối quan hệ địa lí (giáo dục cho học sinh có kĩ năng đúng, chính xác là điều rất quan trọng). Dựa vào mục tiêu đó, giáo viên có những định hướng giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả. Bài dạy áp dụng cụ thể - Bài 2: Khí hậu Châu á Hoạt động 1( trọng tâm): Đặc điểm chung Muốn tạo được kĩ năng nhận biết, phân tích các mối liên hệ địa lí thì yêu cầu học sinh phải tự chuẩn bị bài ở nhà, đồng thời kết hợp dựa trên những đơn vị kiến thức đã được học ở những bài trước, lớp trước (yêu cầu học sinh học đến đâu phải nắm bài, nắm chắc kiến thức đến đấy), “ tạo vốn” ngay từ ban đầu thì mới có thể làm tốt được kĩ năng này. Mục tiêu của hoạt động này sau bài học, học sinh phải: - Nắm được đặc điểm khí hậu Châu Á (3 đặc điểm) - Rèn kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, tìm mối quan hệ giữa các yếu tố vị trí có ảnh hưởng đến khí hậu Châu Á. Kĩ năng tổng hợp kiến thức lớp 6, lớp 7 để tìm ra đặc điểm các đới các kiểu khí hậu Châu Á. Hoạt động 2: Đặc điểm cụ thể của khí hậu Châu Á Đăc điểm 1: Khí hậu Châu á phân hóa đa dạng Giáo viên (Gv): Nhận xét đặc điểm khí hậu Châu á? Học sinh (Hs): Quan sát bản đồ ( BĐ khí hậu Châu á ) nhận xét: đặc điểm khí hậu Châu á. Hs: đọc SGK + thực tế chứng minh cho nhận xét trên ( Khí hậu Châu á phân hóa đa dạng, gồm 5 đới: Hàn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, xích đạo) Gv: Vì sao khí hậu Châu á lại có nhiều đới khí hậu? Hs : Vì: Vị trí của Châu á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo, nằm trong khoảng 1016' B đến 77044'B. Như vậy, học sinh đã xác lập được mối quan hệ địa lí đầu tiên của bài: ảnh hưởng của vị trí đia lí đến khí hậu và đã phân tích được mối quan hệ địa lí này. Để xác lập được mối quan hệ này học sinh phải nhớ lại kiến thức. Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản Châu á - Vị trí của Châu á kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo nằm trong khoảng 1016' B đến 77044'B. Đặc điểm 2: Các đới khí hậu Châu á lại phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Gv: Từng cặp học sinh xác định lần lượt vị trí (của các kiểu khí hậu). - Đới khí hậu cự và cận cực. - Đới khí hậu ôn đới. + Kiểu ôn đới lục địa. + Kiểu ôn đới gió mùa. + Kiểu ôn đới hảidương. - Đới khí hậu cận nhiệt. + Kiểu cận nhiệt địa trung hải. + Kiểu cận nhiệt gió mùa. + Kiểu cận nhiệt lục địa. + Kiểu núi cao. - Đới khí hậu nhiệt đớ.i + Kiểu nhiệt đới khô. + Kiểu nhiệt đới gió mùa. - Đới khí hậu xích đạo. Gv: Giải thích vì sao các đới khí hậu ở Châu á lại phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau? Hs: Tiếp tục nhớ, huy động lại kiến thức Bài 1- Vị trí địa lí địa hình khoáng sản Châu á. + Vì do lãnh thổ Châu á trải dài từ vùng cực bắc đến vùng xích đạo, mặt khác lãnh thổ của Châu á rộng 9200km, các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam (gần Bắc - Nam); Đông - Tây (gần Đông - Tây) ngăn ảnh hưởng của biển vào sâu trong nội địa. Để rèn kĩ năng tốt ở đặc điểm hai này, yêu cầu học sinh phải nắm chắc kiến thức bài 1 Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản Châu á. Nếu các em không tích luỹ vốn ngay từ đầu thì sẽ rất khó khăn cho việc phân tích mối quan hệ địa lí này. Như vậy, học sinh sẽ hiểu rằng các đới khí hậu phân thành nhiều kiểu khí hậu là do vị trí, hình dạng, địa hình ảnh hưởng. Đặc điểm 3: Các kiểu khí hậu phổ biến ở Châu á. Gv: Châu á có các kiểu khí hậu phổ biến nào? Hs : Đọc SGK kết hợp với kiến thức thực tế sẽ trả lời chính xác: Các kiểu khí hậu phổ biến của Châu á là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. GV: Tìm trên bản đồ các kiểu khí hậu này. HS: Lên tìm trên bản đồ và đọc, xá định chúng trên bản đồ. GV: Nêu đặc điiểm của các kiểu khí hậu phổ biến này. HS: Nêu đặc điểm: - Các kiểu khí hậu gió mùa - Các kiểu khí hậu lục địa. GV: Vì sao các kiểu khí hậu này lại có đặc điểm khác nhau? HS: Do vị trí ở gần biển hay xa biển. Để trả lời được câu hỏi này học sinh đã phải tích lũy được kiến thức tổng hợp của cả lớp 6 và lớp 7 về vị trí các khối khí học ở lớp 6 cũng như đặc điểm các kiểu môi trường đã học ở lớp 7. 4. Hiệu quả của SKKN: Như vây, sau khi áp dụng kĩ năng phát hiện, tìm hiểu phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy học. Học sinh đã nắm được đặc điểm cơ bản của về khí hậu Châu á. Thông qua bài học sinh còn biết sâu chuỗi các kiến thức của bài trước để vận dụng giải thích nội dung của bài, giúp học sinh nhớ lâu, khắc sâu kiến thức, nắm được mối quan hệ giữa vị trí với khí khậu, giữa địa hình với khí hậu Với số năm công tác cũng tương đối nhiều, tôi có may mắn được giảng dạy bộ môn Địa lí 8 ở cả chương trình cũ và mới. Tôi nhận thấy: - Khi chưa đổi mới giờ học thường mang tính áp đặt, nặng về lí thuyết, chất lượng chưa cao. - Khi đổi mới giờ học không bị áp đặt, học sinh vừa nắm được lí thuyết vừa được rèn kĩ năng, thông qua rèn kĩ năng để nắm kiến thức, chất lượng dạy và học cao hơn (số lượng học sinh nắm bài tốt đặc biệt là học sinh các lớp đại trà). Kết quả đánh giá cụ thể bằng phiếu trắc nghiệm sau giờ học ở hai lớp thu được kết quả như sau: Năm học: 2015 - 2016 Chưa áp dụng phương pháp phân tích tìm ra mối liên hệ địa lí. Khối Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 8 63 2 3,0 20 31,7 40 63,8 1 1,5 0 0,0 Năm học: 2016 - 2017 Áp dụng phương pháp phân tích tìm ra mối liên hệ địa lí. Khối Tổng số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 8 53 3 5,6 19 35,8 31 58,6 0 0,0 0 0,0 PHẦN III- KẾT LUẬN Trên đây là một vài dẫn chứng cho việc rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy - học một bài Địa lí 8 theo sách giáo khoa mới đang hiện hành và theo phương pháp mới mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy của mình. Qua đề tài này, tôi mong muốn được gửi gắm một vài suy nghĩ của riêng cá nhân tôi trong quá trình vận dụng đổi mới phương pháp Rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong dạy - học một bài lí thuyết Địa lí 8. Tôi nhận thấy nếu so sánh hai phương pháp dạy- học rèn kĩ năng phát hiện, tìm hiểu, phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí trong một bài lí thuyết thì sách giáo khoa cũ phương pháp dạy - học cũ trước đây đã từng làm, nhưng có thể phương pháp chưa mới, kĩ năng cũng chưa rõ như hiện nay. Chính vì vậy, khi áp dụng phương pháp này để giảng dạy tất cả các bài địa lí nói chung và Địa lí 8 nói riêng thì tôi thấy rất hiệu quả, bởi học sinh được rèn kĩ năng nhiều (phát hiện, suy luận, phán đoán, kết luận,). Đây cũng là mục tiêu quan trọng trong từng bài học của bộ môn địa lí (kể cả lí thuyết cũng như thực hành). Thông qua từng kĩ năng, học sinh xác lập được các mối quan hệ địa lí, học sinh có thể nhớ lại được, củng cố lại, hệ thống kiến thức cũ và tích luỹ thêm kiến thức mới. Đó là ưu điểm của việc rèn kĩ năng địa lí này cho học sinh. Như vậy, đổi mới không có nghĩa là loại trừ cái đã có để bắt đầu hoàn toàn một con đường mới. Mà đổi mới trên cơ sở tiếp thu những tiến bộ của cái cũ. Mặc dù vậy, việc giảng dạy, rèn kĩ năng này cho học sinh ở trường THCS Đồng Thắng còn gặp rất nhiều hạn chế, do mặt bằng chất lượng học sinh đại trà còn thấp, học sinh rất lười học nên vốn kiến thức tích luỹ qua từng bài học, tiết học rất nghèo nàn. Muốn làm tốt được kỹ năng này vừa có chất lượng, vừa có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải có ý thức học ngay từ đầu, phải có vốn kiến thức chắc chắn thì mới có thể thực hiện được. Vì thế, tôi cùng các đồng nghiệp của nhà trường cần phải cố gắng và nỗ lực hơn nữa để áp dụng phương pháp này tốt hơn, hiệu quả hơn. Cuối cùng tôi cũng mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các đồng chí, đồng nghiệp để tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt hơn việc dạy một bài Địa lí 8 nói riêng và bộ môn địa lí nói chung ở trung học cơ sở. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ: Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK địa lí 8 - Nhà xuất bản GD - Hướng dẫn thiết kế bài giảng địa 8 - nhà xuất bản Thanh Niên. - Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo theo định hướng phát triển năng lực học sinh - lưu hành nội bộ. - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT - Nguyễn văn Cường. - Dạy học và pháp dạy học trong nhà trường - Phan Ngọc Thọ - Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm. - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực - dự án Việt Bỉ.
File đính kèm:
- SKKN_THCS_Dong_Thang.doc