Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS

 Mục đích của bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường là bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển năng lực cho học sinh. Năng lực học sinh gồm: năng lực cảm thụ,năng lực tư duy, năng lực diễn đạt. Trong bộ môn Ngữ Văn gồm có 3 phân môn, đó là: Phân môn Tiếng Việt, phân môn Văn Học, phân môn Tập Làm Văn.Mỗi một phân môn đều có vai trò riêng, nhưng để rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt phải nói đến vai trò của phân môn Tập Làm Văn. Để mỗi học sinh đạt được mục đích đó nhiệm vụ của người giáo viên vô cùng quan trọng.

 Trong thực tế, rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh nói riêng là một vấn đề tạo ra nhiều sự lúng túng cho người dạy cũng như người học. Trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình và được học sinh tiếp cận ở lớp 8, nâng cao ở lớp 9. Với một hệ thống xâu chuỗi như vậy, việc rèn luyện kĩ năng làm văn nói chung và làm văn thuyết minh phải được thực hiện một cách cơ bản, có hệ thống, có sự đầu tư của người dạy và có tính tích cực, chủ động của người học.

 Trong những năm qua tôi nhận thấy việc dạy- học văn thuyết minh có một số khó khăn sau:

 - Giáo viên có thể đã truyền thụ đầy đủ kiến thức nhưng học sinh vần làm sai thể loại hoặc lạm dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận vì đây là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình THCS.

 - Giáo viên cũng như học sinh ngại lập dàn ý, dẫn đến bài làm lộn xộn, kỹ năng diễn đạt kém.

 - Vốn sống trực tiếp cũng như gián tiếp của học sinh về các đối tượng còn hạn chế rất nhiều.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9406 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bên phía bờ Nam. Trên núi Rồng, có động Long Quang, hang ăn sâu thông sang bên kia như hai mắt rồng, được gọi là hang Mắt Rồng ( cho nên còn có tên là núi Mắt Rồng). Truyền thuyết kể lại, con rồng đang vờn ngọc ở phía bên kia sông bị trúng mũi tên độc vào mắt phải, nên phải gục ở bên sông. Mắt phải ấy có lỗ ăn thông lên trên, mùa mưa nước chảy xuống màu đỏ, ấy là nước mắt rồng. ở dưới động Long Quang, có mỏm đá nhô ra, hàm trên há rộng, hàm dưới ngập trong nước như đang hút nước, gọi nôm na là Hàm Rồng.
Bên kia sông, có hòn núi Ngọc, tên chữ là Hỏa Châu Phong hay còn gọi là núi Nít, ngọn núi này tròn trặn, các lớp đá chen dày tua tủa như ngọn lửa từ trong lòng đất bốc lên, bởi vậy mà gọi là Hỏa Châu Phong.
Chín mươi chín ngọn bên đông
Còn hòn núi Nít bên sông chưa về
Chung quanh núi Rồng còn có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như: Ngũ Hoa Phong có hình năm đóa hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy, có hang Tiên với các nhũ đá mang nhiều vẻ kì thú: hình rồng hút nước, hình các vị tiên, ... có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như một người đàn bà thắt trên mình dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi Tả Ao, vũng Sao Sa có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi Con Mèo, núi Cánh Tiên đều có hình thù như tên gọi.
 ( Lâm Bằng, Hàm Rồng, Báo Nhân Dân chủ nhật, 1993)
Ví dụ 3: Giới thiệu cảnh sắc Tân Cương
 Môi trường địa lí Tân Cương rất khác nhau. Bởi vậy, cảnh sắc bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc của Tân Cương mỗi nơi mỗi khác.Vùng cao nguyên Pa-mi, núi Thiên Sơn, núi Côn Luân và núi An- tai có nhiều ngọn núi cao chọc trời, bốn mùa tuyết phủ, nhưng trong thung lũng lại là một màu xanh ngắt, đồng coả cà rừng rạm khắp bốn phương. Hai thung lũng Ta-li-mu và Chun-gơ bằng phẳng rộng rãi, sa mạc bao la, rải rác những ốc đảo tựa như những hòn ngọc sáng tràn trề nhựa sống tô điểm trên biển cát mênh mông. Vùng thung lũng sông Ê-li có lượng mưa dồi dào, núi xanh nước biếc. Vùng thung lũng Dơ-đô- xi có những cụm hồ nước biếc nối liền nhau, cây cỏ xanh tốt. Khu vực Tu-lu-phan thì khô hạn, nóng bức lạ thường, vì thế mà người ta đặt cho nó tên gọi là khu vực lửa. Núi cao hiểm trở, thung lũng 
bằng phẳng rộng rãi, địa hình đặc thù đã khiến Tân Cương hình thành những vành đai cảnh quan theo chiều thẳng đứng. ở cùng một khu vực, từ đỉnh núi xuống tới điểm thấp nhất của thung lũng lan lượt phân bố các loại hình cảnh quan như; núi cao băng tuyết phủ, núi cao hoang mạc, vùng cỏ sườn núi, rừng rậm thảo nguyên,thảo nguyên đồi núi, thảo nguyên hoang mạc, sa mạc Gô-bi ốc đảo...
 ( Lược trích Cảnh sắc Tân Cương- Nhi đồng chăm học số 31+32 năm, 2004)
b) Đối tượng thuyết minh là một danh nhân văn hoá thì các nội dung thuyết minh thường là:
- Hoàn cảnh xã hội
- Thân thế và sự nghiệp
- Đánh giá xã hội về đối tượng đó.
( Cần lưu ý, trong các phần trên, phần thân thế, sự nghiệp chiếm vai trò chủ yếu, có dung lượng lớn nhất trong bài viết).
Ví dụ: Giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh 
Hữu Thỉnh tên khai sinh là Nguyễn Hữu Thỉnh, sing ngày 15-2-1942. Quê gốc làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước hòa bình lập lại ( 1954) Hữu Thỉnh đã phải trải qua một tuổi thơ vô cùng khổ cực. Mười tuổi ông phải đi làm phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp. Đến sau năm 1954 ông mới được đi học. Năm 1963, khi vừa tốt nghiệp phổ thông, ông vào bộ đội tăng thiết giáp, Trung đoàn 202, học lái xe, làm cán bộ tiểu đội. Ông tham gia chiến đấu nhiều năm tại chiến trường. Sau năm 1975, Hữu Thỉnh học tại trường viết văn Nguyễn Du khóa 1. Từ năm 1982, ông là cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ và là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 1990, Hữu Thỉnh chuyển sang Hội nhà văn Việt Nam, giữ chức Tổng biên tập tuần bao Văn nghệ, tham gia ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa III, IV, V.
Tác phẩm đã xuất bản: Â m v ang chiến hào ( Thơ, in chung - 1975), Đường tới thành phố ( trường ca, 1979), Khi bé Hoa ra đời ( thơ thiếu nhi- in chung), Thư mùa đông ( thơ 1994), Trường ca Biển (1994), Thơ Hữu Thỉnh ( 1998).
Nhà thơ đã được trao giải thưởng: Giải ba cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1972- 1973; Giải nhất năm 1975- 1976; Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1980 ( trường ca Đường tới thành phố) và năm 1995 ( tập thơ Thư mùa đông); Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 ( Trường ca biển).
Hữu Thỉnh thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đã sớm khẳng định một phong cách thơ riêng. Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh mang nhiều chất dân gian. Ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn những câu tục ngữ ca dao trong thơ mình và nhờ vậy đã tạo nên hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt. Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu cũng thường đề cập đến tính triết luận sâu sắc trong thơ Hữu Thỉnh. Vì thế thơ ông mang đến cho bạn đọc những cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về tâm hồn con người- một thế giới còn ẩn chứa nhiều điều bất ngờ, thú vị.
 ( Văn học tuổi trẻ - số 9- tháng 9, 2004)
c) Đối tượng thuyết minh là một đồ vật thì nội dung thuyết minh thường là:
- Cấu tạo của đối tượng
- Các đặc điểm của đối tượng
- Tính năng hoạt động
- Cách sử dụng, cách bảo quản
- Lợi ích của đối tượng
Ví dụ: Để giới thiệu một chiếc xe đạp, người làm bài cần giới thiệu những bộ phận khác nhau của chiếc xe đó theo trình tự các bộ phận cấu thành gồm nhiều đoạn văn như sau:
[...] Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổi líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hai vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650 mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp qua nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy xe xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm giữ để cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ep xuống càng làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và dàn đèo hàng hoặc giỏ đựng yên. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước.
Ngoài các bộ phận chính trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe, và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp ở gần chỗ tay cầm.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất thuận tiện trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.[...]
( Bài làm của học sinh- Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD, 2004)
d) Giới thiệu một đặc sản thì nội dung thuyết minh thường là:
- Nguồn gốc, ý nghĩa tên gọi món ăn, đặc sản
- Đặc điểm riêng của món ăn, đặc sản: dáng vẻ, màu sắc, hương vị
- Cách thức chế biến,thưởng thức
 Ví dụ: Giới thiệu Măng le
	[...] Mùa măng mọc cũng là mùa mưa ở Tây Nguyên từ tháng 5 cho đến tháng 9 giêng lịch. Vào dịp này nguời dân địa phương tổ chức vào rừng lấy măng. Dụng cụ mang theo gồm có cây cuốc, con dao đi rừng và chiếc gùi lấy măng trên lưng. Nếu gặp măng đã mọc lên cao thì chỉ cần một đường dao cũng đủ làm cho cây măng đứt tiện. Nếu măng mới nhú lên mặt đất thì phải dùng đến cây cuốc đào cả gốc lên.
	Măng mới nhô lên mặt đất trông bụ bẫm, no tròn gọi là măng mụt. Măng tròn nhỏ gọi là măng vòi. Măng mụt mềm, ít đắng, bán có giá và luôn được người tiêu dùng ưa chuộng.
	Măng đem về lột bỏ hét bao nang bên ngoài, đem luộc chín nguyên cả thân để loại bỏ chất chua, độc và chất đắng trong măng. Măng luộc xong chở đi tiêu thụ không chỉ ở Tây Nguyên mà còn đưa về các tỉnh duyên hải miền trung nên mới có câu Măng le gởi xuống ,cá chuồn gởi lên.
	Măng đem chải cho tới nhỏ thành từng sợi dài, rồi luộc sơ để nấu canh hay xào. Còn nếu làm món kho thì đem vì chải nhỏ, chỉ cắt măng ra thành từng miếng lớnhay nhỏ, vuông vứclà tuỳ người đầu bếp, sau đó cũng đem bỏ vào xoong luộc sơ cho cho hết chất đắng.
Măng tươi là món ăn rất thông dụng. Nhà nghèo chỉ cần chải nhỏ đem luộc chín với chấm với nước mắm ớt ăn với cơm cũng qua bữa. Hoặc tốn công một chút, cho thêm phụ gia như đạu phụ rang giã giập, rau ram, rau thơm thái nhỏvào cũng đủ làm món nộm măng ngon lành và hấp dẫn. 
Măng xào với mực tươi nhâm nhi với bia thì hết ý! Măng đem nấu với canh cá lóc, với lươn, với thịt gà hay thịt ếch, thịt nhái,nước canh ngọt lừng, ăn mãi quên no. Măng còn làm món kho với thịt chân giò hay thịt ba chỉ hoặc hầm nhừ với xươngheo thì càng tăng thêm hương vị khoái khẩu. Còn món ăn chua thì đã có món măng chua. Măng sẽ đem ngâm nước chua sẽ có cái vị độc đáo mà người ăn lần đầu cảm thấy lạ miệng cứ muốn nhai hoài chưa muốn nuốt vội. Măng chua không thái ( xắt) mà chỉ xé dọc, xé nhỏ có thể ăn kèm thêm với chút rau thơm và ớt.
	Măng khô thường là loại măng vòi đem luộc qua rồi xé dọc ra thành từng miếng dài phơi ngoài nắng cho thật khô, xong cho vào bì ép lại thành tấm. Măng khô có thể để được lâu và chở đi xa mà không sợ bị mốc hay ngã mùi. Chỉ khi nào dùng mới đem nước lã qua đêm cho mềm và ra hết chất bẩn.
	Măng khô thuộc món ăn cao cấp, thường nấu chung với gà hầm, cá ám, vịt tiềm hải sâm... để phục vụ các thượng đế khó tính và sành điệu trong trong khoa ẩm thực. Trong các đám tiệc, trên mâm cỗ sang trọng không bao giờ để thiếu vắng măng le. Trong nghệ thuật ăn uống của ông cha ta , măng le được khai thác và chế biến khá tinh vi, nâng lên thành món ăn độc đáo và bổ dưỡng.
 ( Theo Thế giới trong ta)
	e) Thuyết minh về một loài vật thường là:
	- Nguồn gốc
	- Hình dáng
	- Lợi ích
	Ví dụ: Thuyết minh về con trâu
Trâu là động vật thuộc bò( Bovidae(, phân bộ Nhai lại ( Ruminantia), nhóm Sừng rỗng (Cavicornes), bộ Guốc chẵn( Actiodactyla), lớp Thú có vú ( Manmalia).
Trâu Việt Nam ( Bubalus) có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám, xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn, bụng to, mông dốc, bầu vú nhỏ, sừng hình lưỡi liềm. Có 2 đai màu trắng: dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Trâu cái nặng trung bình 350-400 kg ( 300- 600 kg), trâu đực 400- 500 kg ( 350- 700kg) [...]
Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Trong đàn cái, trâu 4 tuổi đẻ lứa đầu chiếm 45-47%. Trâu đẻ có mùa vụ. Tỉ lệ đẻ hằng năm ở vùng núi là 40- 45 %, ở đồng bằng là 20- 25% . Một đời trâu cái thường cho 5- 6 nghé, nghé sơ sinh nặng 22-25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc 3 tuổi và trâu kết thúc thời kì sinh trưởng khi hết 6 tuổi ( 8 răng cửa).
Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày: lực kéo trung bình trên 70-75 kg bằng 0,36- 0,4 0 mã lực. Trâu loại A, mỗi ngày kéo 3- 4 sào, loại B: 2-3 sào và loại C: 1, 5 - 2 sào Bắc Bộ; kéo xe; ở đường xấu tải trọng 400- 500kg, đường tốt 700- 800 kg và trên đường nhựa với bánh xe hơi kéo trên 1 tấn; kéo gỗ: trên đường đồi núi, thường một trâu kéo0,5-1,3 m3 với đoạn đường 3-5 km.
Khả năng cho thịt: Trâu cái có tỉ lệ thịt xẻ 42%; trâu thiến: 45% và trâu đực: 48%. Khả năng cho sữa: 400- 500kg sữa trong một chu kì vắt. Mỡ sữa 9-10%. Khả năng cho phân: trong 24 giờ, trâu 2 răng thải ra 10kg phân, trâu 4 răng : 12- 15 kg và trâu trưởng thành thành: 20-25kg.
Thành phần hóa học của thịt trâu ( thịt bắp): 74,2% nước, 21, 9% Prôtít, 3% lipít, 0,9% tro, 30 mg% cna xi, 150 mg phốt pho. Thành phần sữa tươi: 77, 2% nước, 7% prôtít, 10%lipít, 5%gluxít, 0, 8% tro, 190 mg% can xi, 135 mg% phốtpho.
 ( Theo Từ điển Bách khoa nông nghiệp, Hà Nội, 1991)
đ. Thuyết minh về tác phẩm văn học thường là:
- Tác giả.
- Hoàn cảnh sáng tác.
- Nội dung tác phẩm.
- Nghệ thuật tác phẩm.
- Giá trị tác phẩm trong lòng độc giả.
g. Thuyết minh thể loại văn học thường là:
- Thời gian ra đời.
- Nội dung.
- Nghệ thuật
( Tuy nhên phải có dẫn chứng minh họa cụ thể cho từng phần)
...
 3. Phần kết bài:
a) Vị trí và chức năng của phần kết bài:
	Người xưa nói : Tinh thần bài văn ở cả chỗ kết bài. Một bài văn nếu chỉ có ở mở bài hay và thân bài phong phú hấp dẫn không thôi vẫn chưa đủ, còn phải kể đến kết bài đẹp. Kết bài viết hay sẽ có tác dụng làm sâu sắc thêm chủ đề, tạo nên dư âm, dư vị cho bài viết. Bởi thế, các nhà văn nổi tiếng đều rất kĩ trong việc kết bài.
	Kết bài phải theo một nguyên tắc có lợi cho việc làm nổi bật chủ đề, làm sâu sắc chủ đề, giúp người đọc đi sâu tìm hiểu nội dung bài văn. Bạch Cư Dị trong Bài tựa Tân nhạc phủ có đề cao ý nghĩa của cách viết : Kết bài tỏ rõ cái ý bài, chính là vậy Tạ Trăn trong Tứ Minh thi thoại có nói : Kết bài phải như đánh chuông, cái âm còn ngân mãi. Lí Ngư trong Nhân tình ngẫu kí lại nói hình ảnh hơn : Vừa kết thúc là cũng như hớp hồn vậy, khiến người ta đọc qua bao ngày rồi mà vẫn âm thanh như còn vang vọng, hình ảnh vẫn còn trước mắt. Nghĩa là, cái kết bài cần phải làm cho người ta còn suy tư dư vị.
	Phần kết bài không phải chỉ là tổng kết, tóm lược, củng cố những luận điểm cơ bản những kết luận đã trình bày trong phần thân bài mà còn nhấn mạnh, khẳng định lại vấn đề ở tầm nhìn cao hơn. Cũng không phải là nhắc lại lời phán đoán khái quát, lời nhận định tổng quát mới đã nêu trong phần mở đầu mà thực chất là một khái quát mới vào cách nhìn nhận vấn đề , nâng vấn đề lên. Thường thì trong vấn đề này người ta nêu lên mối tương quan biện chứng giữa các luận điểm hoặc cũng có thể nêu ý nghĩa, tác dụng chủ yếu về mặt giáo dục và nhận thức vấn đề đối với bản thân người viết, đề ra phương hướng suy nghĩ và hành động có thể gợi lên một vấn đề nghiên cứu khoa học, để tiếp tục đi sâu - tức là mở ra hướng cho tương lai. Đây là tính tích cực sáng tạo nảy sinh ra sau một đoạn đường suy nghĩ, tìm hiểu vấn đề. Như thế, kết bài vừa phải có thu lại, vừa phải có mở ra.
	Trong phần kết bài nếu có những ý sắc sảo, độc đáo sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hoàn tất, trọn vẹn, gợi những ý nghĩ, cảm xúc sâu sắc, tạo được dư âm cuối cùng ở người đọc.
	Có thể mượn một câu nói thâm thúy, đặc sắc, giàu ý nghĩa của một danh nhân để khép bài lại thay cho người viết.
	Tóm lại, viết phần kết bài tốt sẽ làm tăng thêm giá trị cho bài văn.
	Phần kết bài có quan hệ hữu cơ với phần mở bài và phần thân bài. Như đã nói, đặc biệt là giữa phần kết bài và phần mở bài phải thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất về mặt nội dung cũng như phong cách diễn đạt. Đó là mối liên hệ chiếu ứng giữa hai bộ phận gián cách của bài văn. Mối quan hệ này còn được gọi là mối tương quan đầu - cuối của một văn bản. Giữa hai phần này không những có sự tiếp mạch về nội dung mà còn có chung một dáng dấp nào đó, một giọng văn tương ứng thể hiện được sự nhất trí về phong cách của người viết: mở ra làm sao, gói lại làm vậy.
	Về đơn vị văn bản, cũng giống như phần mở bài, phần kết bài là một đoạn văn hoàn chỉnh. Vậy yêu cầu và phương pháp viết đoạn văn này như thế nào?
	b) Yêu cầu và phương pháp viết kết bài
- Về mặt nội dung:
 Phần kết bài kết tụ được những điểm tinh túy, cơ bản nhất của vấn đề nghị luận, bằng những nét ngắn gọn, khái quát nhất có tính nâng cao giúp người đọc nhớ cái cốt lõi và có cái nhìn tổng quát lại toàn bộ vấn đề, chốt lại những điểm chủ yếu, khẳng định lại cách giải quyết của mình một cách chắc chắn, đầy đủ ở tầm nhìn cao hơn.
	Nên để tự thân vấn đề nói lên những kết luận cần thiết. Tuy nhiên, nếu thấy cần, có thể liên hệ thực tế, rút ra những bài học ( chung và riêng) đề ra phương hướng hành động thiết thực, cụ thể và sát hợp. 
 Những bài học liên hệ phải chân thành xuất phát từ nhận thức, từ tấm lòng, từ kinh nghiệm sống của bản thân, hết sức tránh lối liên hệ gò ép, cứng nhắc, giả tạo, lên gân ồn ào hoặc sáo mòn công thức, có thể lắp vào bất kì bài văn nào .
	Phần kết không nên viết dài, dễ lan man, trùng lặp với phần trên. Nên viết cô đúc, súc tích.
 Cần phải chuẩn bị cho phần kết ngay từ khi làm dàn ý, nghĩa là phải dự kiến trước cái kết thúc của một bài viết. Tránh tình trạng viết gần xong bài, những phút cuối cùng mới nghĩ tới phần kết thúc, đầu óc đã mỏi mệt và vì thiếu suy nghĩ trước, lại viết vội vàng nên ý tứ thường chung chung, hời hợt, nông cạn, có khi không ăn nhập gì với nội dung của bài, thậm chí không thành kết luận. Nội dung bài làm dù phong phú sâu sắc đến mấy mà phần kết bài viết không tốt thì cũng gây cảm giác hụt hẫng, gây khó chịu ở người đọc.
- Về hình thức: 
 Cũng như ở phần mở bài, lời lẽ trong phần kết bài nên ngắn gọn, hết sức cô đọng, hàm súc, lời văn sáng sủa, tự nhiên. Hết sức tránh lối viết bay bướm, cầu kì, dài dòng, không gây được thiện cảm mà còn ngược lại.
c) Cách kết bài 
Phần kết bài có thể nhấn mạnh một lần nữa đặc sắc của đối tượng giới thiệu- thuyết minh, nêu một lời mời, một kiến nghị, hoặc một ấn tượng mạnh mẽ nhất về đối tượng đó.
Ví dụ 1: Hiện tại và tương lai, Hà Tây là một điểm du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan. Hãy đến với Hà Tây, hãy trẩy hội chùa Hương, chùa Thầy... chúng ta sẽ thấy Hà Tây đẹp biết nhường nào.
Ví dụ 2: Hàm Rồng, nơi hội tụ những vẻ đẹp của thiên nhiên, mảnh đất có bề dày lịch sử, tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước ngoan cường, mãi mãi là niềm kiêu hãnh, tự hào của nhân dân cả nước và là điểm du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.
	 ( Lâm Bằng: Báo Nhân dân chủ nhật- 1993)
	Ví dụ 3: Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn át xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
( Bài làm của học sinh- Dẫn theo Ngữ văn 8, tập 1, NXBGD, 2004)
V. Kiểm tra, sửa chữa lại bài viết
	Người viết cần phải kiểm tra, sửa chữa bài viết trong quá trình viết văn bản và ngay cả khi bài viết đã hoàn thành. Đây là một yêu cầu không thể bỏ qua. Vì chỉ có thông qua kiểm tra, thì mới có thể tìm ra những chi tiết chưa thích hợp, có thể gạt bỏ những chi tiết không cần thiết, bổ sung thêm một số chi tiết cho bài viết hoàn chỉnh. Người viết cũng cần kiểm tra lại việc dùng từ, viết câu, lỗi diễn đạt sao cho vừa chính xác, lại vừa có sức hấp dẫn.
 Kiểm tra, sửa chữa lại bài viết không chỉ giúp cho học sinh tạo thói quen tốt khi đánh giá lại kết quả lao động của chính mình mà còn rèn luyện để tạo cho mình một kĩ năng rất cần thiết trong chuỗi những kĩ năng làm văn thuyết minh. Sự sai sót, thiếu hụt luôn được nhìn nhận một cách đầy đủ, chính xác thông qua khâu này.
C. Kết luận.
	Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học cũng như nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn dạy học chương trình và SGK mới nói chung, dạy học văn thuyết minh nói riêng ở trường THCS, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : Rèn luyện kĩ năng làm văn thuyết minh ở trường THCS. 
 Hi vọng những kinh nghiệm nhỏ bé này, các giáo viên Ngữ văn THCS hoàn thành riêng cho mình một giáo án, một chương trình kế hoạch giảng dạy cụ thể, sinh động và đạt hiệu quả cao nhất trong việc dạy học văn thuyết minh.
 Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học văn thuyết minh ở môn Ngữ văn THCS. Chắc chắn rằng, đề tài vẫn còn nhiều hạn chế cần được bổ sung hoàn thiện, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn !
	Đồng Tường,ngày 22 tháng 5 năm 2010

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiemk.doc
Sáng Kiến Liên Quan