Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị Luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12

 Chương I. TỔNG QUAN

1. Cơ sở lí luận

 Theo nghị quyết TW 8 khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục đã khẳng định mục tiêu chiến lược là: “ Đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, xã hội và bản thân người học Phát triển giáo dục chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.” Vì thế mà quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh ở tất cả các môn trong đó có môn Ngữ văn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị Luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và thất bại trong cuộc đời ?
 Như vậy, cách ra đề mở khác hẳn với cách ra đề truyền thống. Trong đề truyền thống, mỗi đề đều xác định rõ đối tượng và mệnh lệnh yêu cầu học sinh thực hiện trong bài làm văn như “phân tích nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”. Hay “chứng minh “Sóng” là bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh”. 
 Còn đề văn theo hướng mở cũng có tính hạn định nhưng độ hạn định được giảm thiểu tạo khả năng cho học sinh lựa chọn, phát huy được năng lực của bản thân. Trong đề mở không chỉ rõ thao tác cụ thể là phân tích, giải thích hay chứng minh, bình luận; không chỉ rõ là nhân vật hay tác phẩm; không yêu cầu rõ ràng về nội dung nào cụ thể mà đòi hỏi người viết phải tinh ý để xác định trọng tâm kiến thức, thao tác lập luận, phạm vi dẫn chứng ...
 Trong đề mở, có thể yêu cầu người viết bày tỏ quan điểm kết hợp cả kiến thức tác phẩm với vốn sống thực tế . Ví dụ như:
Từ câu nói của Hồn Trương Ba “Tôi không muốn sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về bi kịch mà Trương Ba gặp phải. Từ đó, em hiểu thế nào là hạnh phúc. 
Qua quá trình đi câu cá của ông lão Xan-ti-a-gô trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê, em có suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong cuộc đời ?” 
 Như vậy, đề bài đòi hỏi người viết phải làm rõ được nội dung kiến thức về bi kịch Trương Ba trong cảnh sống nhờ xác anh hàng thịt; quá trình đi câu và bản lĩnh thép của ông già đánh cá trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả”; sau đó nêu đươc quan niệm về hạnh phúc; quan niệm về thành công, thất bại trong cuộc đời.
 Mỗi văn bản trong sách giáo khoa là thông điệp mà tác giả gửi tới người đọc. Người ra đề là cầu nối để tạo nên nhu cầu giao tiếp đối thoại giữa nhà văn, tác phẩm và người đọc là học sinh. Cho nên đề hay và khơi gợi được những cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc là ở nghệ thuật ra đề.
 Tuy nhiên, cũng tránh ra đề một cách mở “vô bờ bến”. Không lấy những phát ngôn lập dị, những tư tưởng phản động, những ý kiến đi ngược lại quan điểm đường lối của Đảng và nhà nước, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt, không phù hợp với đăc trưng tâm lý, lứa tuổi của người viết.
 2.2 Xác định các thao tác nghị luận trong mỗi đề nghị luận văn học theo hướng mở 
 Xác định thao tác nghị luận trong bài văn nghị luận chính là một nội dung quan trọng để triển khai đề văn theo hướng mở.
Đề bài
Thao tác chủ yếu
1. Cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước qua một số tác phẩm thơ văn Cách mạng 1945- 1975 đã học trong chương trình Ngữ văn 12 ?
Phân tích biểu hiện của tình yêu quê hương; chứng minh
2. Truyền thống gia đình, quê hương được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ?
Phân tích; Chứng minh; bình luận
3. Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ?
Giải thích; phân tích; chứng minh; so sánh; 
4. “Sóng” của Xuân Quỳnh - “ Đó là một cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viến thành tình yêu muôn thủa ( GS. Trần Đăng Xuyền” ) ?
Giải thích; phân tích; chứng minh; bình luận;
5. Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong vở kịch “Hồn Trương Ba- da hàng thịt” ?
Giải thích; phân tích; chứng minh;
6. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Phân tích; chứng minh; bình luận.
 2.3 Xác định những vùng kiến thức liên quan 
 Khi làm đề văn đặc biệt đề mở, xác định chính xác vùng kiến thức liên quan giúp học sinh làm bài thi tốt hơn.
Đề bài
Vùng kiến thức liên quan
1. Cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước qua một số tác phẩm thơ văn Cách mạng 1945- 1975 đã học trong chương trình Ngữ văn 12 ?
Những tác phẩm thơ, văn xuôi viết về tình yêu quê hương đất nước trong chương trình ngữ văn 12 thuộc giai đoạn từ 1945- 1975 như Tây Tiến; Việt Bắc, Đất nước, Rừng xà nu; Những đứa con trong gia đình
2. Truyền thống gia đình, quê hương được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ?
Nhân vật Chiến, Việt, chú Năm trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình (cả nội dung và nghệ thuật)
3. Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ?
Trong bài thơ Tây Tiến; và so sánh với những bài thơ khác cùng để tài như Đồng chí, Tiểu đội xe không kính 
4. “Sóng” của Xuân Quỳnh - “ Đó là một cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viến thành tình yêu muôn thủa ( GS. Trần Đăng Xuyền” ) ?
Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
5. Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong vở kịch “Hồn Trương Ba- da hàng thịt” ?
Trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ 
6. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
2.4 Xác định trọng tâm của đề bài, hình thành dàn ý trong đề văn theo hướng mở
 2.4.1 Xác định trọng tâm đề bài 
Đề bài
Trọng tâm đề bài
1. Cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước qua một số tác phẩm thơ văn Cách mạng 1945- 1975 đã học trong chương trình Ngữ văn 12 ?
Tình yêu quê hương đất nước trong văn học Cách mạng từ 1945- 1975
2. Truyền thống gia đình, quê hương được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ?
Sự kế thừa giá trị truyền thống của gia đình, quê hương
3.Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng 
Hai vẻ đẹp: hào hùng- hào hoa 
4. “Sóng” của Xuân Quỳnh - “ Đó là một cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viến thành tình yêu muôn thủa” ?
Vẻ đẹp của hình tượng sóng. 
5. Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong vở kịch “Hồn Trương Ba- da hàng thịt””
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
6. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Chi tiết đôi bàn tay của nhân vật Tnú
2.4.2 Tìm ý trong đề văn theo hướng mở
 Ở đây là ý của đề bài đặt ra chứ không phải là ý của tác phẩm được phân tích. Tuy nhiên, có những trường hợp có sự trùng lặp như khi đề yêu cầu phân tích bình giảng về tác phẩm như “Vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến”, thì ý của đề gần như trùng với ý của tác phẩm. Cũng là tác phẩm như trên nhưng với đề “ Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến; hay vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến thì ý của đề bài với tác phẩm lại rất khác nhau.
 Để tìm ý hiệu quả cho bài văn, người viết phải biết đặt câu hỏi và tìm cách trả lời. Việc đặt ra câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét thấu đáo hơn.
 Để tìm ý cho một số đề trên ta đặt câu hỏi như sau:
Đề bài
Đặt câu hỏi tìm ý
1. Cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước qua một số tác phẩm thơ văn Cách mạng 1945- 1975 đã học trong chương trình Ngữ văn 12 ?
- Tình yêu quê hương, đất nước được biểu hiện trên những phương diện cụ thể nào ? 
- Tình yêu quê hương đất nước qua các tác phẩm có ý nghĩa gì ?
2. Truyền thống gia đình, quê hương được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi ?
- Biểu hiện của giá trị truyền thống quê hương qua nhân vật: Chiến, Việt, chú Năm,
- Ý nghĩa của giá trị truyền thống gia đình, quê hương ?
3. Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng ?
- Hào hùng của người lính Tây Tiến là gì ? Biểu hiện ?
- Hào hoa là gì ? Biểu hiện ?
4. “Sóng” của Xuân Quỳnh - “ Đó là một cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viến thành tình yêu muôn thủa ( GS. Trần Đăng Xuyền” ) ?
- Hình tượng sóng với hành trình: Từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp đến nơi bao la, rộng lớn. được biểu hiện qua hình ảnh nào ?
- Hình tượng sóng với khát vọng lớn lao: sống hết mình và bất tử hóa trong tình yêu được biểu hiện biểu hiện qua chi tiết nào ?
- Hình tượng sóng ẩn dụ cho điều gì ? 
5. Ý nghĩa của cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong vở kịch “Hồn Trương Ba- da hàng thịt” ?
- Xung đột mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt được biểu hiện như thế nào ?
- Ý nghĩa cuộc đối thoại đó ?
6. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh đôi bàn tay rực lửa của Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
- Hình ảnh bàn tay Tnú khi còn lành lặn; khi bị thương được biểu hiện qua chi tiết nào ?
- Ý nghĩa của chi tiết đôi bàn tay ?
- Suy nghĩ của em hình ảnh đó ?	
2.4.3 Lập dàn ý đề văn theo hướng mở
Dàn ý một bài viết gồm có 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng,dẫn dắt vào vấn đề trọng tâm
- Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng và vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp.
- Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ của bản thân.
Đề bài : Nhân vật Mị trong suy nghĩ của tôi
Lập dàn ý
*Mở bài: - Giới thiệu khái quát về Tô Hoài và Vợ chồng A Phủ, dẫn dắt vào nhân vật Mị.
 - Mị là nhân vật máu thịt của tác phẩm, là hình ảnh tiêu biểu cho số phận của những người phụ nữ nghèo khổ dưới ách thống trị của bọn quan lại phong kiến. 
*Thân bài:
- Trước khi làm dâu nhà thống lý Pátra: Mị là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, tài hoa, yêu đời, hiếu thảo với cha mẹ, giàu lòng tự trọng. Cô được nhiều người mê ngày đêm đi theo Mị
- Khi về làm dâu nhà thống lý: Mị trở thành công cụ lao động biết nói, bị đày đọa cả về thể xác và linh hồn; tâm hồn chai sạn cảm xúc.
- Tuy nhiên, trong thẳm sâu tâm hồn Mị vẫn tiếm ẩn sức sống mãnh liệt, lòng ham sống, khát vọng yêu mãnh liệt. Đỉnh cao của sức sống tiềm tàng, khát vọng sống chính là cắt dây trói cứu A Phủ và chạy theo A Phủ. Điều đó chứng minh rằng: “Cuộc đời này không có những con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều quan trọng phải có sức mạnh vượt qua những ranh giới đó.” (Nguyễn Khải)
- Học sinh phát biểu cảm nghĩ về nhân vật
* Kết bài: Khẳng định tài năng của Tô Hoài qua nghệ thuật xây dựng nhân vật.
2.5 Hướng dẫn học sinh triển khai một vài luận điểm mẫu và hoàn thành bài viết.
 Sau khi hoàn thành dàn ý, hướng dẫn học sinh hoàn thành vài luận điểm mẫu để học sinh nắm được cách hoàn thiện bài văn.
*Luận điểm: Sau khi Mị về làm dâu nhà thống lí Pátra
 “ Vốn hồn nhiên, lạc quan yêu đời là thế. Lẽ ra Mị phải được hưởng hạnh phúc. Vậy mà người con gái vùng sơn cước ấy đã phải chịu một đời khổ nhục trong kiếp làm dâu gạt nợ nhà thống lí. Thật đau khổ cho Mị. Nếu là con nợ thì còn có ngày được tự do. Đằng này, bề ngoài là con dâu nhưng thực chất là con nợ nên Mị không hy vọng có ngày được tự do. Cô sống ở nhà Pátra cứ lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Đó quả thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của cô. Qua đó, cất lên tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi và nhân danh quyền sống. Cái chế độ ấy đáng lên án bởi nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống.
 Mị đã từng muốn chết mà không được chết, vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha. Nhưng đến lúc có thể chết đi, vì cha Mị không còn nữa thì Mị lại buông trôi, kéo lại sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này mới thấy cô còn đáng thương hơn. Bởi muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét đến cùng , còn thiết sống. Còn khi đã không thiết chết, nghĩa là tha thiết với cuộc sống không còn, thì Mị tồn tại lúc này giống như cái xác không hồn.”
* Luận điểm : Sức sống tiềm tàng của Mị
 Tưởng rằng, phải sống giữa cuộc sống khổ nhục đó, Mị đã không còn ngọn lửa sống. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi nó lại cháy lên. Và khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy lên trong đêm tình mùa xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu. Trong không khí náo nức, tưng bừng của mùa xuân, hơi rượu nồng nàn, âm thanh văng vẳng của tiếng sáo. Những yếu tố đó đã đánh thức khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng được tự do.
 Đặc biệt là men rượu nồng nàn khi ngày tết Mị cũng lén uống rượu, uống ừng ực từng bát rồi say đến lịm người đi. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ. Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người hat, mọi người nhảy đồng ) nhưng Mị nhớ về quá khứ “ ngày trước Mị cũng thổi sáo giỏi, bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. đặc biệt Mị vẫn nhớ mình còn là một con người với đầy đủ quyền sống, quyền tự do “ Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi Mị với A Sử không có tình mà vẫn phải sống với nhau. Nhưng có lẽ nhân tố đã đưa tâm hồn Mị bừng tỉnh nhất chính là âm thanh của tiếng sáo gọi bạn tình văng vắng vang lên đầu núi, đầu đường, đấu ngõ và cuối cùng rập rờn trong đầu Mị. Đó là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu, của tuổi trẻ.
 Hành động Mị thắp đèn cho sáng như đang thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối . Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại nhưng Mị như quên mình bị trói mà vẫn vùng bước đi như người tự do.”
2.6 Xây dựng đáp án và chấm theo hướng mở
 Ra đề theo hướng mở thì giáo viên cũng xây dựng đáp án theo hướng mở. Xây dựng đáp án chi thiết, khoa học có hướng mở để phát huy tính tích cực, ghi nhận sự sáng tạo của học sinh. Và để sự sáng tạo của học sinh khi làm văn không trở thành trò chơi vô tăm tích của ngôn từ thì khi chấm giáo viên nên dựa vào chuẩn sau :
Đề nghị luận văn học theo hướng mở
Nhóm năng lực chung
Nhóm năng lực đặc thù
Tư duy
Ngôn ngữ
Sáng tạo
Đọc hiểu văn bản
Tiếp cận văn bản
Phân tích cảm nhận
Bình giá
Tạo lập văn bản
Ví dụ : Đề mở về cách tiếp cận: “Nguồn mạch mới”mà nhà thơ Thanh Thảo đã khơi qua bài thơ: “Đàn ghi ta của Lor- ca”.
Đáp án theo hướng mở
a. Về kỹ năng: Bài viết là một văn bản nghị luận hoàn chỉnh, bố cục ba phần; logic; trình bày mạc lạc, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
 - Thao tác : Sử dụng thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận.
b. Về kiến thức: 
b. 1. Hiểu đúng vấn đề đặt ra ở đề bài. “ Nguồn mạch mới”mà Thanh Thảo đã “khơi”chính là nói về sự sáng tạo nghệ thuật của Thanh Thảo- một nhà thơ ham tìm tòi, cách tân. Viết về đề tài người nghệ sĩ, Thanh Thảo đã có cách xử lý nghệ thuật rất riêng, rất độc đáo tạo nên một thi phẩm có “ sự phát minh về hình thức, khám phá về nội dung”.
b. 2. Chỉ ra, phân tích, đánh giá được những sáng tạo của Thanh Thảo trong bài.
- Sử dụng thi liệu: 
+ Thanh Thảo đã nhập cảm về thế giới nghệ thuật của Lor-ca rồi lựa chọn những thi liệu đầy ám ảnh, gợi cảm từ thế giới nghệ thuật ấy đưa vào bài thơ của mình. Đó là những thi liệu: đàn ghi ta, yên ngựa, vầng trăng, chàng kỵ sĩ, bước chân lang thang, áo choàng đỏ, cô gái di gan, lá bùa hộ mệnh,âm thanh li la li la.
+ Thanh Thảo đã xử lý những thi liệu được lựa chọn một cách sáng tạo: những thi liệu được lấy từ nhiều văn bản khác nhau của thơ Lor-ca, chúng vốn rời rạc nhưng khi đi vào bài thơ của Thanh Thảo chúng được “làm mới”, trở nên hoà hợp, ăn ý. Tất cả cộng hưởng ngữ nghĩa với nhau, cùng nhau làm sống dậy thế giới nghệ thuật đặc sắc của Lor-ca, tái hiện số phận bi thảm của Lor-ca, gợi vẻ đẹp của người nghệ sĩ vĩ đại sống trong một thời đại biến động và sức sống mạnh mẽ,bất diệtcủa nghệ thuật, của thơ ca. Thanh Thảo đã tái hiện và tái sinh thi liệu được sử dụng từ thế giới nghệ thuật của Lor-ca bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm, ngưỡng mộ .
- Sử dụng thể thơ tự do với lối diễn đạt câu thơ không viết hoa đầu dòng, nhịp điệu phóng khoáng, liên tưởng bất ngờ, ngôn từ mới mẻ: cảm xúc thơ liền mạch, nối kết được các biểu tượng, hình ảnh thơ trong một thế giới nghệ thuạt hài hoà, gợi mở.
- Xây dựng câú trúc bài thơ đầy ngẫu hứng: thơ - ca khúc( thi phẩm- nhạc phẩm).
 + Nhập cấu trúc ca khúc vào bài thơ: mạch kể chuyện tự sự hiện ra qua cấu trúc của một ca khúc. Thanh Thảo đã vận dụng phương thức của nhạc để làm thơ và cách thể hiện này rất thành công.
 + Mô phỏng lối tiết tấu của nhạc, mô phỏng chuỗi âm thanh “li-la, li- la, li- la”. Thanh Thảo đã khảm tiếng nhạc vào ngôn từ, hình ảnh thơ để âm nhạc đến cùng với thi ảnh, với ngôn từ và tạo nên sức gợi vô cùng lớn.
b.3. Kết luận: Sự sáng tạo ấy là kết quả của mối đồng cảm sâu sắc giữa Thanh Thảo với Lor-ca. Đây phải chăng là sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo nghệ thuật. Thanh Thảo đã bắc nhịp cầu tri âm đến Lor-ca và khẳng định được ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương. Và nhờ Thanh Thảo mà người đọc chúng ta hiểu hơn về Lor-ca.
* Lưu ý: Khi chấm giáo viên lưu ý đến những kiến giải hợp lí, sáng tạo của người viết. 
3. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến
 Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng giải pháp “Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12”với học sinh khối 12 ở trường THPT 19-5, tôi nhận thấy học sinh tham gia làm bài số lượng đầy đủ và hứng thú; tích cực tìm tài liệu tham khảo, xử lý các thông tin trên mạng, ti vi, báo khắc phục những nhược điểm thường hay mắc phải khi làm bài làm văn nói chung và bài làm văn theo hướng mở nói riêng như: viết chung chung, khô khan, diễn đạt lộn xộn (luận điểm không rõ ràng), thiếu sự uyển chuyển mềm mại. Vì thế mà chất lượng bài làm của các em được nâng lên một cách rõ rệt, kiến thức được khắc sâu và đặc biệt phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh. Và kết quả cụ thể ở hai lớp 12A6, 12A7 trường THPT 19-5, năm học 2016-2017 như sau: 
3.1. Mức độ hứng thú của học sinh với làm văn: Tổng 2 lớp là 66 học sinh
Mức độ
Học kì I
 Học kì II
Số lượng (hs) 
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Rất hứng thú
20
30,3
27
40,9
Hứng thú
20
30,3
24
36,4
Bình thường
22
33,3
14
21,2
Không biết cách làm bài
4
6,1
1
1,5
3.2. Mức độ điểm bài viết 
Mức độ
Học kì I
 Học kì II
Số lượng (hs) 
Tỉ lệ (%)
Số lượng (hs)
Tỉ lệ (%)
Điểm khá, giỏi
26
39,4
30
45,5
Điểm trung bình
34
51,5
35
53
Điểm yếu, kém
6
9,1
1
1,5
Chương III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Sáng kiến “Rèn kỹ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12” một trong những nội dung trong công cuộc đổi mới tổ chức giảng dạy ở trường THPT 19-5 nói riêng và ở các trường THPT khác nói chung. Hoạt động này đã thực sự có tác động mạnh mẽ đến nội dung giảng dạy, học tập môn Ngữ văn khi có sự đầu tư chiều sâu, tổ chức, hướng dẫn tận tình học sinh của giáo viên; đề văn theo hướng mở đến với học sinh đã làm thay đổi căn bản “bầu khí quyển” học văn, làm văn lâu nay vốn có phần “quạnh hiu” ở các nhà trường. Đây là mục đích của tôi khi đề ra sáng kiến này.
2. Đề xuất, kiến nghị
 Để “Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận văn học với dạng đề theo hướng mở- THPT 12” phát huy được hiệu quả tốt hơn thì: 
 Về phía tổ chuyên môn: cần khơi dậy, phát động và yêu cầu giáo viên thực hiện ra đề, đáp án theo hướng mở. 
 Về phía giáo viên: cần ra đề và đáp án theo hướng mở nhưng phải “vừa sức” với trình độ học sinh. Đồng thời giáo viên yêu cầu học sinh huy động các nguồn tri thức từ văn học và đời sống vào bài làm; cho học sinh luyện tập nhiều dạng đề bài từ dể đến khó giúp các em thành thạo trong kỹ năng làm bài.
 Và các giáo viên cũng chú ý đến khâu thi thật nghiêm túc để tránh tình trạng học sinh nhìn tài liệu. Khi chấm bài giáo viên chú ý đến những bài viết giàu sức sáng tạo, trân trọng những kiến giải của các em.
 Người viết
 Lê Thị Hương
 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docL↑ Thị Hương-Kỹ năng l¢m kiểu b¢i Văn học với dạng đề theo hướng mở.doc
  • docBIA SANG KIEN.doc
  • docDE CUONG LE HUONG2016.doc
  • docMỤC LỤC,TLTK (1) (1).doc
Sáng Kiến Liên Quan