Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 1

Từ thực tế giảng dạy, với đặc điểm học sinh trường Tiểu học tôi đang dạy, một trường ở địa bàn miền núi khó khăn thì kĩ năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế. Qua tìm hiểu về kĩ năng giao tiếp của các em học sinh tôi nhận thấy rằng khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và các hoạt động giáo dục của học sinh khá nhanh. HS được tham gia nhiều hoạt động trong nhà trường, gia đình và trong cuộc sống hằng ngày của các em. Các em thiết lập được nhiều mối quan hệ giao tiếp khác nhau tạo nên môi trường giao tiếp khá đa dạng. Đa phần các em đều ngoan, thích được tham gia vào các tiết hoạt động ngoài giờ, một số ít có năng khiếu, mạnh dạn, tự tin, tích cực hoạt động trong giờ học, tham gia tốt các phong trào của Liên đội, nhà trường tổ chức.

Song bên cạnh những ưu điểm trên, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1, tôi nhận thấy trong giao tiếp các em vẫn còn nhiều hạn chế.

- Đa số học sinh lớp 1 vẫn còn rụt rè trong giao tiếp với thầy cô giáo, thiếu tự tin trong giao tiếp, hợp tác; lúng túng trước thầy cô, người lạ., nhiều em khác gặp phải khó khăn khi diễn đạt, đặc biệt là giao tiếp bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giao tiếp hàng ngày cũng như tiếp thu kiến thức tại trường của các em.

- Nhiều học sinh thường nói trống không, không có đầu, có cuối, đi không chào, về không hỏi và đôi khi nói với người lớn rất khó nghe, thường lúng túng trong cách diễn đạt.

- Một vài học sinh có dấu hiệu tự kỹ, thích chơi một mình, không hợp tác với giáo viên trong quá trình học tập.

Từ thực trạng trên, chúng ta thấy được rằng nếu trẻ không có kĩ năng giao tiếp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập cũng như quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ đó, làm trẻ mất tự tin, không mạnh dạn trước đám đông.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u làm sai rồi” hoặc nhận xét một cách không tế nhị,
Giải pháp 4: Dạy kĩ năng giao tiếp thông qua việc tổ chức lớp học.
Trong mỗi tiết học, tôi thường tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về một vấn đề nào đó cần giải quyết. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm tạo cơ hội cho mọi đối tượng được nói, được trình bày miệng trước nhóm, được mạnh dạn trình bày và biết cách trình bày một vấn đề nào đó trước tập thể. Từ đó, học sinh rèn kỹ năng giao tiếp, biểu hiện thái độ cử chỉ khi trình bày để tăng thêm sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục của vấn đề mà mình trình bày, cũng nhờ đó, các em tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn hơn khi nói trước đông người.
Ví dụ: Khi dạy Tự nhiên xã hội 1: Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, với nhiệm vụ mỗi em trong nhóm cùng thảo luận bàn bạc và đi đến thống nhất một nội dung mà giáo viên yêu cầu thảo luận. Khi thực hiện xong nhiệm vụ, tổ chức cho các nhóm trình bày trước lớp để cả lớp cùng nhận xét về cách trình bày của nhóm bạn. Giáo viên thận trọng quan sát tất cả hoạt động giao tiếp của học sinh, sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở.
Trong khi tổ chức cho học sinh hoạt động cả lớp thì giáo viên nêu yêu cầu qua cách đặt câu hỏi như: Em nào có ý kiến? Em nào trả lời câu hỏi? Nhóm nào trình bày trước lớp? Em nào có ý kiến khác? Với cách giao tiếp như vậy, học sinh cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thân thiện cởi mở không gò bó, các em có cảm giác thoải mái, tiết học thực sự hứng thú, tạo nên tiết học sinh động mang lại hiệu quả cao hơn. 
Hoặc, qua việc tổ chức học nhóm các môn Tiếng Việt, Đạo đức,.. học sinh tự giác và chủ động tìm và nói ra kiến thức đã khám phá.
Mỗi khi báo cáo kết quả, giáo viên chú ý rèn học sinh ý thức tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn, của nhóm khác, tự tin và tự giác cùng trao đổi, bàn bạc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm, dám nói ra suy nghĩ hoặc bảo vệ ý kiến của nhóm mình trước tập thể, trước các nhóm khác một cách đúng đắn, theo hướng tích cực.
Một hình thức dạy học tạo được hứng thú cho học sinh là trò chơi học tập. Đây là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là những em ngại nói, tức là ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập. Thông qua trò chơi, học sinh được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần hợp tác. Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kĩ năng giao tiếp của chính mình.
	Các trò chơi học tập có thể tổ chức cho học sinh trong giờ tự học, giờ ra chơi hoặc giờ sinh hoạt lớp hay trong phần củng cố của mỗi giờ học. Qua các trò chơi này, học sinh được tăng cường rèn luyện các kiến thức vừa được học, từ đó sẽ nhớ bài và vận dụng vào việc giao tiếp trong đời sống hằng ngày.
Ví dụ: Trò chơi phỏng vấn (Bài Gia đình em – Đạo đức 1)
Luyện cho học sinh cách tự giới thiệu về gia đình mình với bạn bè hoặc người xung quanh.
Cách chơi: Một học sinh giới thiệu về gia đình mình (quê quán, gia đình gồm có mấy người, nói về từng người trong gia đình, mọi người sống với nhau như thế nào,...)
Giáo viên cần chú ý rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh không chỉ trong học tập, trong sinh hoạt Đội mà cả trong cả các hoạt động tập thể, bao gồm: Sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp,
Tiết sinh hoạt sao, sinh hoạt lớp chính là tiết sinh hoạt tập thể. Tiết sinh hoạt tập thể ở trường Tiểu học được tiến hành đánh giá các hoạt động, công việc của lớp diễn ra trong tuần và xây dựng nhiệm vụ cho tuần học tới. Bởi vậy tiết sinh hoạt tập thể là thời điểm mà mỗi học sinh có quyền dân chủ trao đổi ý kiến của mình trước tập thể về đánh giá các công việc trong tuần cũng như bàn bạc để xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tới. Đây là cơ hội cho một số em được rèn luyện kĩ năng giao tiếp trước nhóm, tổ và trước tập thể lớp. Để rèn được kĩ năng giao tiếp, giáo viên phải cùng sinh hoạt với các em, lắng nghe đồng thời hướng học sinh giao tiếp một cách lịch sự, không chỉ chích nhau trong tiết sinh hoạt mà chỉ khuyên các bạn cố gắng khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm để thực hiện một cách tốt hơn trong tuần tiếp theo
Ví dụ: Khi tổ chức sinh hoạt sao, tôi đã chú ý đến rèn kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động như: Dưới sự chỉ đạo của người phụ trách sao, các em lần lượt kể lại những việc đã làm của mình trong tuần qua. Qua cách trình bày, lúc đầu tôi thấy một số em biết kể những việc làm tuy nhiên cách diễn đạt còn lúng túng hay khi trả lời những câu hỏi của anh chị phụ trách sao còn chưa được tự nhiên. Khi đó tôi cùng người phụ trách sao hướng dẫn các em cách trả lời rõ ràng, trình bày mạch lạc, tự tin. Mỗi câu trả lời của các em tôi đều dùng hình thức khuyến khích khen ngợi nên dần dần các em đỡ tự ti, mặc cảm và ngày càng muốn giao tiếp nhiều hơn. Mặt khác, khi các em đã biết mạnh dạn để trao đổi thì tôi mới đưa thêm các câu hỏi theo chủ đề, chủ điểm của tháng sinh hoạt sao để các em có cơ hội bộc lộ ngôn ngữ nói của mình trước các bạn. 
 Hay tiết sinh hoạt lớp, trước hết các em ổn định tổ chức lớp học và hát một số bài hát mở đầu, lớp trưởng lên đánh giá nhận xét và sơ kết thi đua theo chủ điểm. Sau đó các cá nhân sẽ được trình bày ý kiến của mình qua phần nhận xét của lớp trưởng. Các em đã mạnh dạn thẳng thắn trao đổi chỉ ra được những điều chưa đồng ý với phần nhận xét của bạn lớp trưởng. Qua việc làm này, tôi thấy các em đã dám đấu tranh đúng với sự thật, giúp các bạn sửa sai những khuyết điểm và phấn đấu thực hiện tốt những việc mình làm đúng. Mặt khác, khi trình bày các em đã tập cho mình kĩ năng giao tiếp trước tập thể một cách tự nhiên, bộc lộ được những điều mình muốn nói với bạn, với cô giáo. Sau đó giáo viên phụ trách sẽ là người kết luận về kết quả đạt được hoặc chưa đạt dựa trên báo cáo, thảo luận và thực tế của lớp. Sau đó tổ chức cho lớp xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tới dựa trên kế hoạch của nhà trường đề ra.
Như vậy khi tổ chức một tiết sinh hoạt thành công tôi thấy các em đã đánh giá được hoạt động của mình tuần qua và xây dựng bản kế hoạch hoạt động thực tế cho tuần sau. Mặt khác qua việc làm này, tôi thấy các em tự tin hơn, biết bộc lộ ý kiến, nêu lên suy nghĩ của mình, nhằm rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng diễn đạt trước tập thể từ đó dần dần giúp các em mạnh dạn hơn, tự nhiên hơn khi nói trước đám đông hoặc thuyết trình một vấn đề nào đó.
Giải pháp 5: Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trường tôi đã tổ chức các hoạt động tập thể, giờ ngoại khóa để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, giúp các em giao lưu với nhiều người, tạo cơ hội bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, biết chia sẻ, hòa đồng. Từ đây, tính rụt rè, sợ sệt giảm bớt đi, để sự tự tin, dũng cảm, hòa đồng, thân thiện sẽ được thể hiện và phát triển.
Nội dung giáo dục về kĩ năng sống rất phong phú: văn nghệ trong các ngày lễ 20/10, 20/11, thi diễn thuyết, thuyết trình, thể thao, tham quan danh lam thắng cảnh, đài tưởng niệm, thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng,... trong dịp kỉ niệm ngày 22/12. Khi nhà trường tổ chức cuộc thi hùng biện tôi đã nhận thấy khi lên hùng biện về cuộc thi, thì các em không những lớn lên về kiến thức mà kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định mình, mạnh dạn, nói lưu loát, logic, tự tin, phấn khởi. Tôi nghĩ việc học sinh tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa của Đội, Sao, của lớp, trường, của địa phương nhằm giúp các em phát triển về trí tuệ, óc quan sát. Từ đó, còn rèn cho học sinh kĩ năng về giao tiếp, sự tự tin trong giao tiếp, hòa đồng với bạn bè, biết chia sẻ, quan tâm với những người xung quanh. Ngoài ra khi dạy các môn học cần tổ chức hoạt động nhóm, tổ, lớp để các em tự giới thiệu về bản thân, gia đình, lớp, trường mình. 
Nhà trường tạo điều kiện để rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học qua việc thành lập các câu lạc bộ theo sở thích, năng khiếu của các bạn học sinh. Các câu lạc bộ với các lĩnh vực như: CLB Hò khoan Lệ Thủy, vẽ tranh, bóng bàn, cờ vuaViệc tổ chức hoạt động các câu lạc bộ này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các bạn học sinh có thể thể hiện tài năng và niềm yêu thích của mình. Không những thế, khi sinh hoạt trong các câu lạc bộ sẽ giúp các bạn rèn luyện được kĩ năng giao tiếp trong môi trường có phạm vi lớn hơn lớp học. Các bạn học sinh có thể học được các kĩ năng giao tiếp tốt hơn trong môi trường này.
Hoạt động vui chơi, đặc biệt là trong giờ ra chơi, học sinh thường có 
những biểu hiện không tốt bằng trong giờ học. Phần lớn học sinh mắc lỗi vào giờ ra chơi. Vì thế trong giờ ra chơi, giáo viên cần theo dõi, quán xuyến đến mọi học sinh trong trường, trong lớp, chú ý xem các em chơi trò chơi gì, nói năng với nhau ra sao, nhắc nhở những học sinh còn nói năng chưa phù hợp. Có như vậy học sinh mới chú ý rèn cách nói của mình cho đúng cho phù hợp. Qua một vài lần được cô quan tâm các em sẽ có những giờ ra chơi thực sự vui vẻ và bổ ích, khi vào lớp tiết học càng thêm hứng thú, lôi cuốn. Vì vậy giáo viên cần hướng học sinh tham gia các trò chơi lành mạnh, có ý nghĩa, có tinh thần tập thể như: chơi chuyền, chắt, nhảy dây, đá cầu, kéo co. Có như vậy mới giáo dục được cho học sinh kĩ năng giao tiếp với nhau và tạo ra tinh thần đồng đội. 
Giải pháp 6: Liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giúp đỡ, hổ trợ học sinh trong khi nói và giao tiếp.
Ngay từ đầu năm học, khi được phân công chủ nhiệm giảng dạy lớp 1B. Bản thân tôi đã trực tiếp hướng dẫn học sinh giao tiếp từ cách chào hỏi, nói với bạn, nói với thầy cô, nói với các anh chị, cách sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, nét mặt, .... Tuy nhiên thời gian ở lớp không có nhiều để rèn luyện kỉ năng giao tiếp cho học sinh trong khi đó môi trường giao tiếp của gia đình chiếm vị trí hết sức quan trọng, cần thiết, quyết định đến việc hình thành nhân cách trẻ. Để phối hợp với phụ huynh giúp đỡ các em trong giao tiếp, đặc biệt là về số học sinh còn nói lắp, không muốn giao tiếp và học sinh thực hiện giao tiếp chưa tốt.
Để việc điều tra tiện lợi, tốn ít thời gian mà hiệu quả lại cao, tôi đã lập phiếu và tiến hành điều tra gia đình từng học sinh. Cụ thể: 
 Lập phiếu điều tra như sau: 
+ Họ tên học sinh 
+ Những biểu hiện chưa tốt trong giao tiếp:.
+ Tên bố mẹ hoặc người đỡ đầu học sinh
+ Thuộc thôn nào trong xã
+ Điều kiện về kinh tế, giáo dục của gia đình:
+ Các nguyên nhân dẫn đến học sinh giao tiếp chưa tốt:.
+ Đề xuất các biện pháp giáo dục:
 Trên cơ sở các phiếu điều tra của từng học sinh, giáo viên sắp xếp thời gian hợp lý, có biện pháp rèn kĩ năng nói và kĩ năng giao tiếp cho từng em, từng nhóm học sinh có những điểm tương đồng. Ngoài môi trường học tập, trong các môi trường gia đình hay xã hội, cha mẹ học sinh cũng luôn đồng hành và khuyến khích con tự tin trước bất cứ môi trường nào.
 Vì vậy, trong quá trình dạy học hay tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh, tôi thường nhắc nhở học sinh khi nói cần hết sức bình tĩnh, tự tin đồng thời phải chú ý theo dõi thái độ, diễn biến tâm lí, sự hứng thú của người nghe đối với lời nói của mình, để kịp thời điều chỉnh cách nói và nội dung nói cho phù hợp yêu cầu đề bài và hứng thú người nghe. Lựa chọn và sử dụng những nghi thức lời nói đúng với vai trò giao tiếp. Khi nói cần đảm bảo tính văn hóa của lời nói: nói đúng lúc, đúng chỗ, không nên nói trống không, tránh thái độ thờ ơ hoặc quá nóng nảy, gay gắt khi không đồng tình với ý kiến của người khác. Tránh lối nói đều đều, như học thuộc lòng, phải nói một cách chủ động, tự nhiên với ngữ điệu phù hợp với từng kiểu lời thoại, ...
Bên cạnh đó tôi thường gặp gỡ, tuyên truyền và lôi cuốn phụ huynh tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh do lớp, trường tổ chức để phụ huynh hiểu và biết được những chuẩn mực đạo đức, những kĩ năng sống cần thiết của học sinh, đặc biết là kĩ năng giao tiếp. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tâm lí, nhận thức của trẻ. Nhận thức của trẻ giống như một trang giấy trắng, thầy cô giáo và người thân là những người tô, vẽ vào những tờ giấy trắng ấy đầu tiên. Cho nên, không được nuông chiều, bênh vực tật xấu, dạy trẻ từ lời nói, tiếng chào. Chẳng hạn: Tuyệt đối không được nói trống không, đi phải chào, về phải hỏi, ra đường gặp người trên phải chào hỏi lễ phép, phải biết cảm ơn khi người khác làm việc tốt cho mình, biết xin lỗi khi mình làm phiền người khác, ra ngoài khi các lớp khác đang học phải đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn ào, làm mất trật tự, ảnh hưởng đến công việc của những người xung quanh.....Những điều đó tưởng chừng quá nhỏ nhặt nhưng nếu thầy cô, gia đình không dạy bảo cẩn thận thì các em không thể biết được những điều ấy. Nói đến thói hư, tật xấu trong giao tiếp thì những người thân phải biết phân tích, điều chỉnh, chỉ ra chỗ sai giúp trẻ khắc phục. đồng thời, phải biết động viên, khen ngợi kịp thời mỗi lúc trẻ ngoan ngoãn, cư xử tốt. Mỗi lần trẻ được khen như thế sẽ giúp các em phát huy hơn nữa những gì mình làm tốt.
Muốn dạy được những đứa con ngoan như thế thì thầy cô giáo, người thân trong gia đình phải làm gương, lời nói, việc làm, hành động, cuộc sống của các thành viên trong gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, tình cảm, cách học ăn, học nói, cư xử của trẻ.
Giải pháp 7: Động viên khen thưởng kịp thời là cách rèn kỹ năng giao tiếp tốt
Những lời khen, lời nhận xét của cô giáo, của các bạn và của phụ huynh thực sự động viên các em rất nhiều, nó có sức mạnh rất lớn để tạo ra kết quả tích cực. Để rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thì một trong những phương pháp hiệu quả là khen thưởng và động viên kịp thời đối với các bạn học sinh có cố gắng và tự tin giao tiếp đạt được những kết quả cao. Đây sẽ là động lực vô cùng lớn để các bạn học sinh thi đua tích cực trong quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học.
2.3. Kết quả thực hiện.
Qua một thời gian tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu tìm ra phương pháp giáo dục và áp dụng vào công tác giảng dạy, giáo dục trong năm học 2018-2019. Những biện pháp trên đã đem lại hiệu quả nhất định.
Bảng thống kê một số kĩ năng giao tiếp của học sinh lớp 1B, cuối năm học: 2018 - 2019
Tổng số học sinh
 Nói to, rõ ràng, phát âm đúng đảm bảo tốc độ
Nói hơi chậm, 1 số âm, tiếng nói chưa đúng trong giao tiếp
 Nói ngọng, nói lắp, sai nhiều trong giao tiếp
Nói trống không, không rõ nghĩa, chưa biết nhìn vào đối tượng giao tiếp.
Biết giao tiếp bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi nói
Biết dùng từ khá chính xác; sử dụng câu khá phù hợp với nội dung, ngữ cảnh giao tiếp
SL
%
SL
%
SL/%
SL
%
SL
%
SL
%
31
31
100
1
3
1/3
0
0
31
100
27
87
Theo bảng thống kê kết quả cho thấy: Học sinh nói to, rõ ràng, phát âm đúng đảm bảo tốc độ đảm bảo tỉ lệ 100%; Học sinh nói hơi chậm, 1 số âm, tiếng nói chưa đúng trong giao tiếp còn 1 em chiếm tỉ lệ 3%; học sinh nói ngọng, nói lắp, sai nhiều trong giao tiếp 1 do bẩm sinh di truyền từ bố mẹ, đặc biệt là tỉ lệ học sinh nói trống không, không rõ nghĩa, chưa biết nhìn vào đối tượng giao tiếp không còn em nào nữa. Đa số các em đã biết giao tiếp bằng nét mặt, cử chỉ, điệu bộ khi nói và học sinh biết dùng từ ngữ khá chính xác; sử dụng câu khá phù hợp với nội dung, ngữ cảnh giao tiếp. Từ kết quả đánh giá, tôi thấy kĩ năng giao tiếp của các em đã cải thiện đáng kể, các em không còn lỗi phát âm khi nói, chất lượng đọc được nâng lên, học sinh hứng thú học tập, tạo không khí thoải mái khi học, học mà chơi, chơi mà học. Các em cảm thấy rất hứng thú, nghe và hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời nói của giáo viên. Nhiều em trả lời được rành mạch, nói đủ câu rõ ràng. Đặc biệt là các em có khả năng giao tiếp tốt, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và thực hành cũng như cách ứng xử với cô và bạn bè, nắm chắc được về ngữ âm, về luật chính tả, đọc tốt, viết tốt. 
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Với việc áp dụng một số biện pháp trên, bản thân tôi nhận thấy học sinh có chiều hướng tiến bộ tích cực. Từ chỗ đầu năm nhận lớp, các em đang còn rụt rè trong giao tiếp với thầy cô giáo, nhiều em nói trống không, gặp mọi người không chào hỏi, lúng túng trong cách diễn đạt, thích chơi một mình, không hợp tác với thầy cô trong hoạt động học tập nhưng sau vài tháng học ở trường tiểu học các em thay đổi hẳn cả về ý thức trách nhiệm trong công việc, trong giao tiếp ứng xử với thầy cô, bạn bè, cha mẹ. Các em ngày càng tự tin, mạnh dạn và bộc lộ ý kiến của mình một cách thẳng thắn, trung thực, tham gia các hoạt động, phong tào nhiệt tình. Các em hòa đồng, dễ gần gủi, trao đổi với nhau hơn. 
Tuy thời gian chưa nhiều, song kết quả thu được là rất đáng mừng, số học sinh biết giao tiếp tốt tăng lên rõ rệt. Các em đã biết tự quản trong lớp, trong các tiết học các em đã mạnh dạn trao đổi, chia sẽ việc học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình. Việc học sinh trả lời cộc lốc đã giảm đi rõ rệt. Học sinh có khó khăn trong giao tiếp đã biết hợp tác với giáo viên để hoàn thành việc học, em đã biết chia sẽ với cô giáo những điều em muốn. 
Với những kết quả đạt được, tôi nghĩ việc học hỏi, tìm tòi và sáng tạo trong hoạt động dạy học là nhiệm vụ mỗi ngày của người giáo viên, hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục và thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
3.2. Bài học kinh nghiệm:
Qua thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp 1, cũng như qua thực tế giảng dạy và rèn các kĩ năng nghe - đọc - nói - viết, rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Bản thân tôi nhận thấy, để giúp HS lớp 1 mạnh dạn tự tin giao tiếp với mọi người xung quanh thì người giáo viên bên cạnh sự kiên trì, nhẫn nại thì cần phải tìm tòi, nghiên cứu học hỏi từ sách báo, đồng nghiệp. Có như vậy, việc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 1 mới đạt hiệu quả. 
Với những suy nghĩ như trên, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
1. Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Không ngừng trang bị và trau dồi cho mình những kĩ năng nghiệp vụ cũng như các kĩ năng mềm cơ bản khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nói ngắn gọn, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hoạt náo, kĩ năng ca hát, kĩ năng tin học để có thể ứng dụng trong mỗi bài giảng và các hoạt động trên lớp.
2. Giáo viên phải nắm vững tâm, sinh lí của học sinh lớp 1. Gần gũi chia sẻ với các em học sinh, tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở để không gây áp lực cho các em. Đồng thời giúp học sinh biết cách độc lập tư duy, tập trung suy nghĩ khi trình bày, bày tỏ ý kiến của bản thân.
3. Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc cấu trúc các dạng ngôn ngữ lời nói. Từ đó, khuyến khích các em mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh.
4. Giáo viên thường xuyên trao đổi với phụ huynh để phụ huynh nắm được tình hình của con em để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các em.
5. Người thầy phải yêu nghề, quý trẻ, nắm được hoàn cảnh gia đình để giúp trẻ hòa nhập với môi trường học tập, vui chơi, giao lưu với mọi người, có cách ứng xử cho phù hợp, trẻ tự tin, mạnh dạn, hoạt bát, ngôn ngữ nói tốt, trẻ thấy yêu trường, yêu lớp, thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, học được bao điều bổ ích, thú vị từ nhà trường.
 Tóm lại, kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ XXI. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh và hình thành nhân cách cho các em.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện và đạt kết quả tốt. Sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành nhân cách của học sinh. Tôi mong rằng, sáng kiến nhỏ này sẽ được áp dụng vào các lớp 1 trong những năm học tới đạt kết quả tốt hơn nữa. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên bản sáng kiến kinh nghiệm này có thể vẫn còn những hạn chế nhất định. Rất mong quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giao_tiep_cho_hoc_sinh_lop.doc