Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2+3

1- Cơ sở lí luận:

Nội dung chủ yếu của chương trình toán lớp 2 + 3 gồm bốn mạch kiến thức:

 +Số học .

 + Đại lượng và đo đại lượng.

 +Yếu tố hình học.

 +Giải toán.

Trong bốn mạch kiến thức ấy thì phần “Giải toán có lời văn”lại có mặt ở hầu hết trong tất cả các tiết của chương trình. Bởi vì giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2, 3 nói riêng góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng toán học, phát triển tư duy sáng tạo đồng thời rèn luyện khả năng diễn đạt và cách trình bày cho HS.

2- Cơ sở thực tiễn :

 Dạy học giải toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng là một hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Nó là nền tảng cho việc học toán ở các lớp trên.

 Thực tế việc “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn” còn gặp nhiều khó khăn (đặc biệt là GV mới ra trường) và hiệu quả chưa cao.

 Do ngôn ngữ và khả năng suy luận của HS còn hạn chế. Đã thế các em còn lười suy nghĩ, còn ỷ lại, lười đọc đầu bài dẫn đến việc giải toán có lời văn gặp rất nhiều khó khăn.

 Đặc biệt nó càng khó khăn hơn với những HS lười suy nghĩ, thụ động và nhận thức còn chậm.

 Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học toán của HS.

Tóm lại: Từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, qua thực tế giảng dạy, tập thể GV tổ 2, 3 chúng tôi đã thảo luận giải quyết một số vấn đề đi đến thống nhất để có biện pháp: “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho HS lớp 2 + 3” đạt hiệu quả.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2+3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án có lời văn. Nắm được bản chất cơ bản của từng dạng toán để định hướng, giúp các em hiểu được đường lối chung để giải. Từ đó có kế hoạch dạy học cho phù hợp với từng dạng bài và giảng dạy đạt hiệu quả.
	3- Thiết kế bài dạy đảm bảo đúng mục tiêu theo chuẩn kiến thức kĩ năng và điều chỉnh chương trình phù hợp với từng đối tượng học sinh, mở rộng, phát triển cho học sinh có năng lực học tập tốt. Dự kiến các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung kiến thức và các bài tập phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, theo từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị đồ dùng cho chu đáo để sử dụng hiệu quả.
	4- Tổ chức các hoạt động giúp học sinh thực hiện các bước giải toán phát huy tính tích cực của học sinh:
Mỗi tiết toán thường có những bài toán có lời văn. Khi dạy mỗi GV phải giúp học sinh xác định được bài toán đơn hay toán hợp. 
- Dạng toán đơn HS đã được làm quen từ giữa kì II của năm học lớp Một, còn toán hợp thì phải giữa kì I lớp Ba HS mới được tiếp cận làm quen.
- Toán hợp là dạng toán gồm nhiều bài toán đơn gộp lại. Vì vậy muốn làm tốt dạng toán hợp thì phải nắm chắc và giải quyết tốt dạng toán đơn.
Khi dạy học sinh giải toán có lời văn dù là dạng toán nào đi nữa vẫn phải dạy HS tiến hành theo bốn bước sau:
 	+ Bước một: Tìm hiểu đề toán (là phân tích và tóm tắt bài toán)
 	+ Bước hai : Lập kế hoạch giải (là thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố và xác định câu trả lời cho phép tính)
 + Bước ba: Thực hiện kế hoạch giải (là cách trình bày bài giải, viết câu lời giải, phép tính và đáp số)
*Với dạng toán đơn:
Ngay từ giữa kì II lớp Một các em đã được tiếp xúc làm quen với việc giải toán đơn (có một phép tính). Lúc đầu chỉ yêu cầu HS lập được phép tính với kết quả và danh số đúng là được. Sau nâng dần yêu cầu lên HS phải viết được câu trả lời cho phép tính. Với yêu cầu này HS lớp Hai vẫn còn lúng túng .
Để giúp các em giải quyết thành thạo các bài toán này thì yêu cầu đầu tiên không thể thiếu được là GV hướng dẫn các em tìm hiểu đề toán:
 Bước 1: Tìm hiểu đề.
 Đây là bước quan trọng vì việc tìm hiểu đề thực chất là nghiên cứu, phân tích rồi tóm tắt bài toán, viết bài toán ở dạng ngắn gọn, cô đọng nhất mà không được thừa hoặc thiếu một yêu cầu hoặc một dữ liệu nào cả .
 	+ Phân tích đề: 
 	Trước hết GV yêu cầu HS đọc kĩ đề toán, phân tích đề suy nghĩ tìm ra mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho, dữ kiện phải tìm và bỏ qua những chi tiết thứ yếu, những chi tiết không cần thiết mà tập trung vào những chi tiết chủ yếu bản chất để tìm ra cách giải. Đọc kĩ để hiểu đề tức là phải tự trả lời được câu hỏi :
- Bài toán cho biết gì ? (hoặc cái gì đã biết ? cái gì có thể tìm được từ cái đã biết ?)
- Bài toán hỏi gì ? (hoặc bài toán yêu cầu tìm cái gì?)
GV nên hướng dẫn tạo cho HS có thói quen gạch chân những từ quan trọng (từ quan trọng là những từ nói về cái đã biết, cái đã cho và cái yêu cầu phải tìm).
 	Sau khi đã hiểu kĩ đề thì hướng dẫn HS tóm tắt.
 	+ Tóm tắt: Tóm tắt bài toán là việc làm viết lại đề ở dạng ngắn gọn, cô đọng nhất, các dữ liệu và yêu cầu không được thừa hoặc thiếu. Từ tóm tắt ấy HS dễ dàng lập được kế hoạch giải đúng cho bài toán.
Có ba cách tóm tắt : Tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và tóm tắt bằng hình vẽ.
a, Tóm tắt bằng lời: Là việc dùng những kí hiệu và lời để lược bỏ những lời văn không còn giá trị về mặt lôgic trong bài toán, để học sinh dễ nhận ra các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hơn. 
 - Việc tóm tắt bằng lời có thể thực hiện ở tất cả các bài toán. Lúc đầu làm quen với công việc này HS rất lúng túng, tóm tắt còn rườm rà.
 	Ví dụ 1: Mẹ và chị hái được 85 quả cam, mẹ hái được 44 quả. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam ? (Toán 2 - trang 21)
Đầu tiên hướng dẫn HS gạch chân từ quan trọng. HS sẽ gạch hết vào cả 3 ý: Mẹ và chị hái được 85 quả, mẹ hái được 44 quả. Hỏi chị được bao nhiêu quả?
GV nên hướng dẫn:- Trong từng ý đó từ nào quan trọng?
 - Từ nào có thể bỏ mà vẫn hiểu được?
Lúc này HS sẽ nói: - Từ có thể bỏ là từ “hái được”
 - Từ quan trọng là từ: “ mẹ và chị: 85 quả”
 “ Mẹ : 44 quả”
GV dùng thước gạch chân từ quan trọng và hướng dẫn HS viết tóm tắt:
 Giáo viên lưu ý cho HS khi viết những số có cùng đơn vị nên viết thẳng hàng nhau, từ chỉ người thẳng hàng với từ chỉ người, từ chỉ vật thẳng hàng với từ chỉ vật.
 Mẹ và chị : 85 quả.
 Mẹ : 44 quả.
 Hỏi chị: ....quả ?
	Đến đầu học kì II của lớp 2 và đầu học kì I của lớp 3, khi học sinh đã được học các bảng nhân, bảng chia thì học sinh phải làm những bài toán có áp dụng 1 phép nhân hoặc 1 phép chia thì hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng hai dòng (một dòng là cái đã cho, một dòng là cái phải tìm). Tuy nhiên, học sinh cần nắm rõ một số từ ngữ để khi tóm tắt được thuận lợi (“mỗi” ở đây có nghĩa là 1).
Ví dụ 2:
 Mỗi can đựng 5 lít dầu. Hỏi 7 can như thế đựng được bao nhiêu lít dầu ?
 	GV gợi ý và hướng dẫn HS tóm tắt:
 	1 can: 5 l dầu 
	7 can: ...lít dầu ?
	Khi tóm tắt bài toán giải bằng một phép tính chia cũng tương tự. Nhưng nếu các em không nắm chắc được quy định các số có cùng đơn vị thì phải để thẳng cột với nhau thì rất khó tóm tắt và khó nhìn vào tóm tắt có thể nhận thấy được cách giải.
	Ví dụ 3: Cô giáo có 12 cái kẹo, cô chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được mấy cái kẹo ?
	Nếu học sinh lười tư duy sẽ tóm tắt như sau: 12 cái kẹo : 2 bạn
	 1 bạn : ... cái kẹo ?
	Nhìn vào tóm tắt bài toán này, học sinh sẽ không nhận ra được mối liên hệ giữa số bạn và số kẹo. Vì thế nhiều em lúng túng không biết làm phép tính nhân hay phép tính chia. Trong trường hợp này cần yêu cầu học sinh nhận xét để thấy được các đơn vị ở cột phía bên trái của dấu hai chấm không cùng nhau, nên phải đổi vế của dữ kiện đầu. Từ đó học sinh có thể tóm tắt bài toán như sau: 2 bạn : 12 cái kẹo
	1 bạn : ... cái kẹo ?
	Cứ như vậy việc này làm thường xuyên, liên tục, lâu dần sẽ tạo cho HS có kĩ năng phân tích và tóm tắt bằng lời ngắn gọn, đủ ý và dễ tìm ra cách giải của bài toán.
 Do đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là trực quan sinh động, do vậy có những bài toán tóm tắt bằng lời HS lại khó hình dung ra cách giải quyết mà sơ đồ đoạn thẳng lại giúp các em dễ dàng tìm ra cách giải hơn. Chính vì vậy mà GV cần phải hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 b- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Đại đa số các bài toán đơn ở lớp 1, 2, 3 đều có thể hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Việc hướng dẫn HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng không phải dễ dàng gì vì không phải bài toán nào cũng có thể làm được. Một số ít dạng toán: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, dạng toán liên quan đến phép chia có dư thì việc tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng là quá khó với HS.
 Bởi vậy khi dạy GV cần định hướng cho HS thấy được những dạng nào thì nên tóm tắt bằng sơ đồ, dạng nào nên tóm tắt bằng lời. Có thể phân loại những dạng toán có lời văn ở lớp 2, 3 nên tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để học sinh dễ nhìn và dễ tìm ra cách giải: 
Lớp 2: Dạng toán hiều hơn, ít hơn; so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị hoặc cũng có thể là dạng toán tìm thành phần trong phép tính cộng, trừ.
Lớp 3: Dạng toán gấp (giảm) một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số và các bài toán giải bằng hai phép tính có có liên quan đến bài toán đơn đã học trên (ở cả lớp 2 và 3).
 	Cũng như tóm tắt bằng lời thì trong sơ đồ cũng phải thể hiện hết dữ kiện và yêu cầu bài toán. Ngoài ra trong sơ đồ còn thể hiện được cả cái chưa biết mà bài toán không hỏi. Cụ thể như sau:
 Bài toán 1: Nam có 15 hòn bi, Việt có nhiều hơn Nam 9 hòn bi. Hỏi Việt có bao nhiêu hòn bi ?
 15 hòn	
Nam:
 9 hòn
Việt:
 ? hòn bi
Bài toán 2: Thùng một có 15 l dầu. Số dầu thùng hai gấp 3 lần số dầu thùng một. Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu ?
 	GV hướng dẫn HS : Coi số dầu ở thùng một là 1 phần (1 đoạn thẳng hay 1 lần) thì số dầu ở thùng hai là 3 phần (3 đoạn thẳng hay 3 lần ) bằng nhau như thế => rồi vẽ sơ đồ:
	15 l	
	Thùng 1:
Thùng 2:
	 ? lít dầu
Bài toán 3: Nhà Lan có 36 con gà, đã bán đi 1/3 số gà đó. Hỏi nhà Lan đã bán đi bao nhiêu con gà ?
 36 con gà
 ? con gà
* GV cần lưu ý cho HS :
 - Khi vẽ sơ đồ thì các điểm bắt đầu của đoạn thẳng nên thẳng hàng nhau.
- Trong sơ đồ cần hướng dẫn để HS nhận ra vị trí và ý nghĩa của các dấu móc tương ứng.
- Các yếu tố đều phải có số tương ứng(có thể là số cụ thể, có thể là dấu hỏi chấm.)
- Các dạng toán có từ nhiều hơn, ít hơn, có liên quan đến phân số, đến phần, lần thì nên tóm tắt bằng sơ đồ.
c, Tóm tắt bằng hình vẽ.
Trong thực tế, vẫn có không ít HS mặc dù đã biết tóm tắt bài toán bẳng 2 cách song vẫn không hiểu kĩ các dữ liệu nên vẫn không tìm được cách giải hợp lí và đúng nhất. Chính vì vậy, khi dạy GV cũng cần kiên trì hướng dẫn các em thể hiện bài toán bằng hình vẽ.
Ví dụ 4: 
 Có 3 bao gạo, mỗi bao đựng 60 kg. Hỏi 3 bao gạo đó nặng bao nhiêu ki - lô - gam? 
Sau khi đã đọc và tìm hiểu bài, GV hướng dẫn các em như sau (GV vừa nói, vừa vẽ hình lên bảng lớp)
Ta coi mỗi bao gạo là một hình vuông (hoặc một ô trống) => có 3 bao thì có 3 hình vuông (hoặc một ô trống) như nhau (GV vẽ 3 hình vuông giống nhau ra vở như hình vẽ.)
Vẽ 3 hình xong => GV hướng dẫn HS điền số cụ thể của một bao (60 kg) vào từng hình. Nhìn hình vẽ các em sẽ hiểu và biết chắc chắn để tìm số gạo của cả 3 bao, phải làm tính nhân ( 60 x 3 )
Ví dụ 5:
 Chủ nhật, Hà rủ các bạn đến nhà chơi. Cả 4 bạn đang chơi, bà gọi vào chia kẹo. Tính ra mỗi em được 7 cái kẹo và còn thừa 3 cái kẹo. Hỏi lúc đầu bà có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
Với bài toán này, GV hướng dẫn HS thể hiện mỗi bạn là một ô trống (hoặc một hình vẽ) => 4 bạn tương ứng sẽ là 4 ô trống (hay 4 hình vẽ giống nhau), trong mỗi hình vẽ đều ghi 7 kẹo, 
 Bài toán được thể hiện bằng hình vẽ như sau:
 + 3
Với hình vẽ này, các em dễ dàng nhận ra muốn tính số kẹo lúc đầu của bà thì phải tính số kẹo mà 4 bạn nhận được cộng với số kẹo còn thừa ( 7 x 4 + 3 = 31)
Sau khi đã hiểu và tóm tắt được bài toán thì hướng dẫn HS lập kế hoạch giải.
Bước 2: Lập kế hoạch giải
 	Lập kế hoạch giải bao gồm hai việc:
 *Việc 1: Thiết lập mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán.( Thể hiện bằng phép tính cụ thể.)
Dạng toán đơn việc 1 rất đơn giản bởi vì khi đã hiểu kĩ đề toán, dựa vào tóm tắt là HS dễ dàng biết phải làm phép tính gì.
 	Mỗi dạng toán có cách giải khác nhau, có từ mấu chốt thể hiện tên dạng toán đó. Vì vậy khi dạy mỗi dạng toán mới GV cần nhấn mạnh để HS hiểu từ mấu chốt để nhận ra dạng toán đó qua từ nào?
Ví dụ : Dạng toán “nhiều hơn,” “ít hơn”thì trong đề phải có từ “nhiều hơn”, “ít hơn” hoặc chỉ có từ ‘hơn”, ‘’kém”.
 Dạng toán “Gấp một số lần” hoặc “Giảm một số lần” thì dứt khoát trong đề toán phải có từ “lần”.
Nhưng cũng lưu ý cho HS có những đề toán có từ mấu chốt của dạng toán nhưng lại là dạng toán ngược lại với dạng toán có từ mấu chốt đó.
Ví dụ: Hoa có 10 cái kẹo, như vậy nhiều hơn Lan 4 cái kẹo. Hỏi Lan có mấy cái kẹo ?
Rõ ràng bài này có từ “nhiều hơn” mà lại là dạng toán “ít hơn”=> khi dạy GV cần hướng dẫn cho HS hiểu và biết diễn đạt bài toán bằng cách khác mà phép tính không thay đổi.
 	Với ví dụ trên cần hướng dẫn HS diễn đạt bằng cách khác:
 	Hoa có 10 cái kẹo, Lan có ít hơn Hoa 4 cái kẹo. Hỏi Lan có mấy cái kẹo?
 Hay “ Hoa có 10 cái kẹo, số kẹo của Lan kém số kẹo của Hoa là 4 cái. Hỏi Lan có mấy cái kẹo?”
 => Để HS có được kĩ năng này đòi hỏi GV phải cho các em làm thường xuyên, liên tục. Luôn động viên, khích lệ kịp thời mỗi khi các em nêu được đề toán tương ứng.
 *Việc 2: Xác định câu trả lời cho phép tính.
Chỉ cần giảng và hướng dẫn cho HS biết bài toán hỏi cái gì thì trả lời cái đó.
 	Lúc đầu, sau khi HS giỏi nêu được câu trả lời thì GV viết bảng lớp câu hỏi của bài toán ở dòng trên và câu trả lời của bài giải ở dòng dưới sao cho các từ ngữ giống nhau thẳng cột với nhau rồi gợi ý cho HS nhận xét. Từ đó nhiều HS sẽ biết xác định được câu trả lời.
 	Ví dụ:
GV viết: Hỏi : Chị hái được bao nhiêu quả cam ?
	 Trả lời: Chị hái được số quả cam là:
GV: Trong câu hỏi từ nào là từ hỏi ? (bao nhiêu)
 Giữa câu hỏi và trả lời có gì giống và khác nhau ?
Nhìn theo mẫu trên HS dễ nhận ra câu trả lời giống câu hỏi chỉ khác từ “ bao nhiêu” được thay bằng từ “số”, dấu “?” được thay bằng từ “là” và dấu “: ”.
 Cứ như vậy lúc đầu HS còn lúng túng, sau làm nhiều thành quen, thành kĩ năng tốt .
*Lưu ý:
 + Có những HS viết câu trả lời đúng nhưng khi viết danh số cho phép tính còn nhầm lẫn. Đặc biệt các bài toán liên quan đến tiền, đến tuổi .
 + Các bài toán liên quan đến đơn vị đo thì trong câu trả lời đơn vị đo phải ghi rõ bằng chữ (xăng - ti - mét, ki - lô - gam, lít.) còn đi kèm với số phải ghi bằng kí hiệu ( 3m, 6 l kg)
Bước 3: Thực hiện kế họach giải: 
Là bước trình bày bài giải: Viết câu trả lời, viết phép tính giải và đáp số.
 	Dạng toán đơn bước này không khó, HS chỉ cần viết câu trả lời, viết phép tính giải và đáp số là xong.
 	GV cần lưu ý cách trình bày sao cho cân đối, khoa học là được. (phép tính một dòng và ở giữa câu trả lời, đáp số cũng một dòng song hơi lệch sang phải một chút.)
* Với dạng toán hợp:
Giải toán là hoạt động trí tuệ khó khăn và phức tạp. Việc hình thành kĩ năng giải toán còn khó khăn hơn nhiều so với kĩ năng giải toán. Bởi vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng của nhiều khái niệm và quan hệ toán học. Giải toán không phải là nhớ mẫu rồi áp dụng mà đòi hỏi phải nắm chắc các khái niệm, quan hệ toán học và ý nghĩa các phép tính. Nó đòi hỏi HS phải có kĩ năng suy luận đọc lập, biết tính toán thông thạo.
Với HS lớp 3, việc chuyển từ giải toán đơn sang giải toán hợp là việc làm hết sức khó khăn của nhiều HS, cũng như của GV (trong quá trình hướng dẫn giải toán).
Do đó, ngay từ lần đầu tiên tiếp cận với dạng này Gv cần hướng dẫn để HS thấy được giải toán hợp thực chất là sự kết hợp của nhiều bài toán đơn.
 	Song thực hiện như thế nào ? Cái gì làm trước ?, Cái gì làm sau? là cả một vấn đề. Dù bài toán hợp có đơn giản hay phức tạp đến đâu thì GV vẫn phải hướng dẫn HS thực hiện theo 3 bước như giải toán đơn.
Bước 1: Phân tích đề toán:
Bất kì bài toán nào HS cũng phải đọc để tìm hiểu cái đã biết, cái chưa biết. Dạng toán này các dữ liệu đều nhiều hơn (cả cái chưa biết và cái đã biết). Đặc biệt là cái chưa biết được suy luận ra từ những cái đã biết.
 2 - Tóm tắt :
 Có ba cách tóm tắt.
 a,Tóm tắt bằng lời: Hướng dẫn giống như tóm tắt dạng toán đơn.
 Ví dụ 3:
 Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm. Hỏi cả hai anh em có tất cả bao nhiêu tấm bưu ảnh?
 HS dễ dàng tóm tắt là:
 Anh : 15 tấm .
 Em : ít hơn 7 tấm.
 Cả hai anh em : ? tấm
 GV có thể hướng dẫn HS tóm tắt như sau: 
 Anh : 15 tấm
 Em : ít hơn 7 tấm : ? tấm
 Cả hai anh em : ? ? tấm
 b.Tóm tắt bằng sơ đồ:
	 Cũng hướng dẫn giống tóm tắt dạng toán đơn song nên tạo cho HS có thói quen suy luận, thể hiện mối quan hệ giữa những cái đã biết và chưa biết trên sơ đồ.
Ví dụ:
 15 tấm
 Anh ... tấm ?
 Em 7 tấm
c .Tóm tắt bằng hình vẽ : 
 Cách tóm tắt này thường áp dụng cho những bài toán hình học có hình dạng, kích thước thay đổi, những bài toán có nhiều thành phần giống nhau để giúp các em dễ hình dung, tưởng tượng từ đó có cách giải và phép tính đúng.
 2 Lập kế hoạch giải:
 Việc một
	Để lập được kế hoạch giải việc đầu tiên GV phải kiên trì hướng dẫn HS hãy thể hiện yêu cầu của bài toán bằng phép tính cụ thể.(Trong phép tính này cái đã biết và cái chưa biết đều phải thể hiện.)
	Ví dụ 3: Yêu cầu của bài toán thể hiện qua phép tính sau:
	 * Cả hai anh em = Anh + Em (1)
	- Trong phép tính trên cái gì đã biết , cái gì chưa biết thì ghi vào dưới thành phần đó.
 	Cụ thể :Anh: 15 tấm ghi dưới chỗ “Anh”, số tấm bưu ảnh của em và cả hai anh em đều chưa biết thì ghi vào thẳng cột “Em” và “Cả hai anh em”. 
	*Cả hai anh em = Anh + em (2)
 ? tấm 	 15 tấm ? tấm
	Lúc này ở (2) lại có đến 2 cái chưa biết, GV hướng dẫn HS tìm xem trong những cái chưa biết đó thì cái nào là cái bài yêu cầu tìm ? dưới cái đó ta kí hiệu thêm một dấu “?” nữa.
 * Cả hai anh em = Anh + Em (3)
 ? ? tấm	 15 tấm ? tấm
 	Căn cứ vào số dấu “ ? ” của cái chưa biết để xác định cái nào phải làm trước, cái nào phải làm sau. Cái nào có ít dấu ‘’ ? ’’ thì phải làm trước, yêu cầu của bài làm sau cùng. 
	Theo (3) thì phải tìm số bưu ảnh của em trước vì chỉ có một dấu ‘ ?’
 Để tìm số bưu ảnh của em lại phải dựa vào dữ kiện của bài toán chưa sử dụng
“Em có ít hơn anh 7 tấm ” HS dễ dàng lập được phép tính :
 Em = Anh - 7 (*)
 ? tấm 15tấm
 Việc hai: 
	 Xác định câu trả lời cho từng phép tính.
 	 Dựa vào việc thiết lập ở trên HS dễ dàng tìm được câu trả lời cho từng phép tính.
 Ví dụ 3: 
	 Phép tính 1 là tìm số bưu ảnh của em, phép tính 2 là tìm số bưu ảnh của cả hai anh em.
 HS sẽ không nhầm lẫn, lúng túng trong việc xác định câu trả lời cho từng phép tính.
 	3- Thực hiện kế hoạch giải:
Bước này GV lưu ý rèn cho HS kĩ năng trình bày. Từ tư duy đúng các em tìm được lời giải phép tính và ghi đáp số đúng, khoa học, cân đối là được.
Cách trình bày hợp lí là: Câu lời giải một dòng, phép tính một dòng và đáp số một dòng. GV cần nhấn mạnh cho HS một lời giải, một phép tính; có bao nhiêu câu hỏi, có bấy nhiêu đáp số (chú ý cả tên đơn vị ).
 	Ví dụ: 
 Em có số tấm bưu ảnh là:
 15 - 7 = 8 ( tấm)
 Cả hai anh em có số tấm bưu ảnh là:
+ 8 = 23 ( tấm)
 Đáp số : 23 tấm bưu ảnh.
 Muốn trình bày được như vậy HS phải có thói quen cân nhắc, nhẩm tính số lượng chữ trong từng ý để định hướng cách trình bày hợp lí.
	 * Một số điều đáng lưu ý :
 	- Khi dạy dạng toán hợp GV phải hướng dẫn để HS nhận ra 2 bước thực hiện .
 	+ Bước một : (Bước trung gian) Tìm cái chưa biết mà đầu bài không nêu yêu cầu (Số bưu ảnh của em)
 	+ Bước hai : Tìm theo câu hỏi của bài toán. (Số bưu ảnh của cả hai anh em.)
 - Với mỗi phép tính nên củng cố cho HS phép tính đó thuộc dạng toán nào? Còn câu trả lời nên cho HS trả lời bằng nhiều cách, cho các em tìm ra câu trả lời hay và ngắn gọn nhất, GV cũng phải khen ngợi em đó kịp thời.
 	- Tìm cách giải đúng là chưa đủ, GV nên khuyến khích HS tìm nhiều cách giải cho một bài toán. Từ đó chọn cách giải hợp lí, ngắn gọn nhất, phát huy trí lực của HS, tạo điều kiện cho tư duy toán học phát triển. Bước này tương đối khó với học sinh có năng lực học tập chưa tốt, vì vậy GV phải tìm cách hướng dẫn, gợi mở, động viên kịp thời để giúp HS từng bước rèn luyện kĩ năng giải toán của mình.
- Đặc biệt GV không nên làm thay hoặc gò ép bắt các em theo một khuôn mẫu nào đó mà nên hướng dẫn để HS tự tìm và phát hiện ra kiến thức cần thiết.
- Khuyến khích HS tập đặt đề toán cùng dạng hoặc thay đổi một số từ ngữ mà cách làm vẫn vậy.
	- Rèn kĩ năng tính toán, tránh nhầm lẫn khi tính toán.
 - Trong thực tế, nhiều em tiếp thu, tìm hiểu đề nhanh và biết chọn lời giải đúng, tuy nhiên lại hay tính toán sai dẫn đến không đúng đáp số. Vì vậy GV phải nhắc nhở HS khi làm phải luôn tính toán cẩn thận; phần trình bày phải khoa học, rõ ràng. Nếu là các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nằm trong bảng, phải học thuộc để vận dụng nhanh. Nếu ở ngoài bảng, các em phải thận trọng đặt phép tính cột dọc làm ngoài giấy nháp, kiểm tra kết quả, tự tin nếu đúng thì ghi vào vở. Nhất thiết phải tạo cho HS thói quen kiểm tra lại kết quả sau khi đã hoàn thành bài toán. Điều này sẽ giúp cho các em hạn chế sai sót trong quá trình làm bài và cũng là điều kiện để rèn luyện kĩ năng tính toán, tính cách cẩn thận cho HS.
V- Cách ghi bảng
Tên môn học
Tên bài học
	- Ghi phần kiến thức Thực hành( Luyện tập)
 	Bài 1:
	Bài 2:
ý kiến của Ban giám hiệu
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.docx
Sáng Kiến Liên Quan