Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học

Muốn dạy học sinh rèn chữ viết tốt, người giáo viên cần phải:

1. Giúp học sinh nhận ra được cái hay, cái đẹp của chữ viết, lòng say mê, yêu thích chữ viết:

- Giáo viên sưu tầm các loại chữ viết đẹp giới thiệu cho học sinh, cho các em quan sát, nhận xét từng loại chữ viết( chữ viết thường, viết hoa, viết in qua sách báo, biểu bảng, pa- nô áp phích.)

- Giới thiệu các bài viết, vở viết đẹp của thầy cô, bạn bè xung quanh(được đăng báo, được tuyên dương.)với học sinh, so sánh chữ viết của mình giúp các em tự nhận thấy chữ viết của mình chưa đạt yêu cầu.

- Khơi dậy trong học sinh lòng ham thích và cùng thi đua luyện viết chữ đẹp.Tổ chức thi viết chữ đẹp giữa các nhóm, các lớp.

2. Dạy học sinh viết đúng cỡ chữ, đúng dòng li:

Đây là khâu quan trọng nhất giúp các em viết chữ đẹp. Trong thực tế nhiều học sinh viết có nét đẹp tự nhiên, mềm mại, dễ nhìn song nhìn cho kĩ thì vẫn còn sai quy trình. Qua bài viết của học sinh, quan sát nét chữ của các em tôi thấy từng nét chữ của các em đều có lỗi.

-Khi dạy học sinh cần giúp các em phân biệt rõ độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ và ngay từ đầu giúp các em viết đúng cỡ các con chữ đó:

+ Các con chữ cao 1 ly: a, ă, â, e ,ê, c, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x, i.

+ Các con chữ cao 1,15 ly: r , s .

+ Các con chữ cao 1,5 ly: t

+ Các con chữ cao 2 ly: d , đ

+ Các con chữ cao 2,5 ly: l , h , k , b , y , g .

Khoảng cách giữa các chữ, các con chữ cũng rất quan trọng : khoảng cách giữa các chữ bằng một con chữ o, khoảng cách giữa các con chữ bằng1/2 con chữ o, khi đánh dấu thanh, dấu phụ cũng cần đánh đúng quy định, cân đối.

-Khi viết cần lưu ý các em nét bắt đầu, nét kết thúc( các nét móc, nét nối, nét khuyết.).

- Khi học sinh thực hành viết, giáo viên cần quan sát cách viết của các em, sửa sai kịp thời.

3. Rèn cho học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở:

Việc giúp đỡ học sinh cách ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút, để vở viết không thể thiếu và rất cần thiết đối với học sinh, cũng là vấn đề mà nhiều giáo viên còn coi nhẹ( phần lớn học sinh cúi mặt sát vở viết). Nếu không ngồi viết đúng tư thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết, vì vậy khi học sinh ngồi viết, tôi yêu cầu các em:

+ Ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở từ 25- 30cm.

Vở đặt trước mặt hơi chếch sang phải 3-5cm để học sinh dễ nhìn, mép vở song song với mặt bàn.

+ Cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, cách ngòi bút khoảng từ 2,5-3cm, tay mềm mại, không cầm chặt quá dễ mỏi, không lỏng quá để khi lia bút thuận tiện.

+ Vở ly đảm bảo đúng quy định, giấy không bị nhòe.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KINH NGHIỆM RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: " Chữ viết cũng là một biểu tượng của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận là góp phần rèn cho các em tính tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình" .
Qua thực tế dạy học sinh rèn chữ ở trường tiểu học Dương Thủy tôi rút ra một số giải pháp hữu hiệu giúp các em viết chữ khá thành công, xin mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp tham khảo:
Muốn dạy học sinh rèn chữ viết tốt, người giáo viên cần phải:
Giúp học sinh nhận ra được cái hay, cái đẹp của chữ viết, lòng say mê, yêu thích chữ viết:
- Giáo viên sưu tầm các loại chữ viết đẹp giới thiệu cho học sinh, cho các em quan sát, nhận xét từng loại chữ viết( chữ viết thường, viết hoa, viết in qua sách báo, biểu bảng, pa- nô áp phích...)
- Giới thiệu các bài viết, vở viết đẹp của thầy cô, bạn bè xung quanh(được đăng báo, được tuyên dương...)với học sinh, so sánh chữ viết của mình giúp các em tự nhận thấy chữ viết của mình chưa đạt yêu cầu.
- Khơi dậy trong học sinh lòng ham thích và cùng thi đua luyện viết chữ đẹp.Tổ chức thi viết chữ đẹp giữa các nhóm, các lớp....
Dạy học sinh viết đúng cỡ chữ, đúng dòng li:
Đây là khâu quan trọng nhất giúp các em viết chữ đẹp. Trong thực tế nhiều học sinh viết có nét đẹp tự nhiên, mềm mại, dễ nhìn song nhìn cho kĩ thì vẫn còn sai quy trình. Qua bài viết của học sinh, quan sát nét chữ của các em tôi thấy từng nét chữ của các em đều có lỗi.
-Khi dạy học sinh cần giúp các em phân biệt rõ độ cao, độ rộng, khoảng cách giữa các con chữ và ngay từ đầu giúp các em viết đúng cỡ các con chữ đó:
+ Các con chữ cao 1 ly: a, ă, â, e ,ê, c, m, n, o, ô, ơ, u, ư, v, x, i.
+ Các con chữ cao 1,15 ly: r , s .
+ Các con chữ cao 1,5 ly: t
+ Các con chữ cao 2 ly: d , đ
+ Các con chữ cao 2,5 ly: l , h , k , b , y , g .
Khoảng cách giữa các chữ, các con chữ cũng rất quan trọng : khoảng cách giữa các chữ bằng một con chữ o, khoảng cách giữa các con chữ bằng1/2 con chữ o, khi đánh dấu thanh, dấu phụ cũng cần đánh đúng quy định, cân đối.
-Khi viết cần lưu ý các em nét bắt đầu, nét kết thúc( các nét móc, nét nối, nét khuyết...).
- Khi học sinh thực hành viết, giáo viên cần quan sát cách viết của các em, sửa sai kịp thời.
Rèn cho học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở:
Việc giúp đỡ học sinh cách ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút, để vở viết không thể thiếu và rất cần thiết đối với học sinh, cũng là vấn đề mà nhiều giáo viên còn coi nhẹ( phần lớn học sinh cúi mặt sát vở viết). Nếu không ngồi viết đúng tư thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết, vì vậy khi học sinh ngồi viết, tôi yêu cầu các em:
+ Ngồi thẳng lưng, không tì ngực vào bàn, khoảng cách từ mắt đến vở từ 25- 30cm.
Vở đặt trước mặt hơi chếch sang phải 3-5cm để học sinh dễ nhìn, mép vở song song với mặt bàn.
+ Cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, cách ngòi bút khoảng từ 2,5-3cm, tay mềm mại, không cầm chặt quá dễ mỏi, không lỏng quá để khi lia bút thuận tiện.
+ Vở ly đảm bảo đúng quy định, giấy không bị nhòe.
Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, thường xuyên luyện viết chữ:
Đối với học sinh, tính bền bỉ, kiên nhẫn vốn có ở các em không nhiều, nhất là đối với các em học sinh tiểu học, đặc biệt là môn tập viết, dễ làm cho các em nản chí, chóng chán, như vậy sẽ dẫn đến chữ xấu, cẩu thả. Vì vậy, khi các em luyện viết giáo viên cần giúp các em có tính kiên trì, chăm chỉ. Để đạt được điều đó, tôi đã tạo những tình huống gây hứng thú cho các em để các em tự giác luyện viết với lòng say mê chữ viết của mình, chú ý: 
Chọn thời gian thích hợp nhất để luện viết: sáng sớm, giờ truy bài...lúc đó tâm lí các em tốt nhất, tay không mỏi, trí tuệ tập trung nhất.
Khi luyện viết không nên gượng ép, không viết nhiều mà chú trọng cho các em có tâm khi viết để nét chữ mềm mại, uyển chuyển, thanh thoát nhất( đối với lớp 1: viết 1-2 dòng; lớp 2: viết 2-3 dòng; lớp 3: viết 3-4 dòng; lớp 4,5: viết 5-6 dòng).
Luyện chữ viết đẹp cho các em không nên nóng vội, không phải một sớm một chiều mà cần dùng phương pháp “mưa dầm thấm lâu”.
Giúp học sinh tự nhận thấy nhược điểm về chữ viết của mình:
Khi học sinh luyện viết chữ phần lớn các em viết theo yêu cầu của giáo viên( viết chính tả, tập viết) và sửa lỗi chính tả, ít học sinh nhận ra phần lỗi của mình về lỗi chữ viết và sửa lỗi đó, mặt khác khi giáo viên chấm bài cũng chưa thật tỉ mỉ sửa lỗi chữ viết, nên nhìn qua thấy chữ khá đẹp nhưng khi quan sát kĩ thì mắc lỗi chữ viết rất nhiều, vì vậy khi học sinh viết tôi thường rất tỉ mỉ theo dõi từng nét chữ của các em , từng đường lia bút, cách đánh dấu, nối nét... để nhận ra lỗi của mỗi em, từ đó giúp các em sửa lỗi sai chữ viết. Theo tôi khi sửa lỗi sai cho các em cần: 
+ Cho học sinh quan sát chữ viết của mình( sai lỗi) và chữ viết đúng mẫu
( chữ chuẩn).
+ Giáo viên viết mẫu trên bảng, học sinh quan sát. Giáo viên vừa nói vừa thao tác( lưu ý cho các em phần giao nhau giữa các chữ, các nét).
+Học sinh luyện viết trên bảng con( viết nhiều lần và sửa sai).
+Giáo viên viết mẫu trên vở, học sinh quan sát.
+ Học sinh luyện viết trên vở.
Lưu ý: Giáo viên cần sữa sai dứt điểm từng lỗi của học sinh.
Tạo cho học sinh một tâm lí tốt nhất khi viết chữ:
Luyện viết chữ đẹp cũng như người làm thơ, viết văn hay họa sĩ, nghệ sĩ...cần có cảm hứng khi viết. Theo tôi không nên bắt các em viết nhiều, viết dài và tranh thủ viết, không lấy số lượng làm tiêu chí, mà nên khơi gợi, giúp các em tìm thấy được khoảnh khắc thích viết nhiều nhất, như vậy sẽ giúp các em thoải mái, hứng thú, tập trung trí tuệ và cả “ hồn” vào chữ viết, lúc đó chữ sẽ đẹp nhất và hiệu quả nhất. Thực tế khi dạy học sinh tôi đã khá thành công trong khâu này mà rất ít giáo viên quan tâm đến.
Chữ viết của giáo viên phải đẹp, phải là tấm gương cho học sinh noi theo:
Chữ viết của giáo viên rất quan trọngđối với các em, nó như là chiếc gương để các em soi, như cái đích để các em phấn đấu, là trực quan sinh động để các em học tập...,câu nói “ Thầy nào trò đấy”tôi ngẫm rất đúng. Vì thế, việc rèn chữ, luyện viết của thầy là rất cần thiết. Trong giờ luyện viết , giữa thầy và trò phải thực sự tạo được tình cảm tốt để các em không bị gò bó, phân tán sự tập trung.
Qua thực tế dạy học, tôi đã cơ bản kết hợp các điều kiện trên và thu được kết quả khá tốt.
Trên đây là một số kinh nghiệm rèn chữ viết cho các em học sinh của tôi, rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh. Xin cảm ơn! 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan