Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học cơ sở
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong điều kiện của nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát
triển mạnh mẽ, mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến thế hệ
trẻ. Các tệ nạn xã hội tác động xấu đến đạo đức và làm méo mó các chuẩn mực
đạo đức, lối sống của học sinh nói chung và học sinh bậc trung học cơ sở
(THCS) nói riêng. Có nhiều nguyên nhân khách quan như mặt trái của kinh tế
thị trường và tiến trình hội nhập quốc tế, nhưng theo các chuyên gia giáo dục,
nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống (KNS)
Từ thực trạng trên, căn cứ chỉ thị 40/2008/CT–BGDĐT ngày 22/7/2008
của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013, thì việc rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh bậc THCS là một trong năm nội dung thiết thực để xây
dựng trường học thân thiện. Đây là cơ sở pháp lý để việc giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh bậc THCS được quan tâm nhiều hơn từ trước tới nay.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan
trọng để giáo dục toàn diện trong các nhà trường .Ngành giáo dục nói chung và
nhà trường nói riêng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học
sinh. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đề ra, nhà trường cần có sự hỗ trợ và hợp
tác với gia đình và xã hội. Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục,
trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, cán bộ quản lý và giáo
viên là những người giữ vai trò chủ động trong việc phối hợp các lực lượng giáo
dục một cách có hiệu quả nhất. Do đó, vai trò của cán bộ quản lý và giáo viên
trong nhà trường phổ thông hết sức quan trọng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của
cán bộ quản lý, giáo viên, thì công tác quản lý hoạt động giáo dục trong nhà
trường, đặc biệt là việc chăm lo hình thành, nuôi dưỡng, phát triển nhân cách
của học sinh phải luôn được coi trọng.
ếp. Để giao tiếp không dùng lời có hiệu quả cần lưu ý. - Luôn lưu ý tầm quan trọng của ấn tượng đầu tiên. - Dùng ánh mắt để “đọc” các gương mặt. - Thể hiện nét mặt sinh động để hỗ trợ cho quá trình giao tiếp. - Đi lại trong khi nói, kết hợp các điệu bộ cử chi khi nói. - Hướng về phía người đối diện trong khi họ đang phát biểu, nhìn vào mắt họ, gật đầu để tỏ ra sự quan tâm đối với điều người khác nói. 22 - Tỏ ra nhiệt tình phấn khích để làm lây lan tâm lí, tác động trực tiếp đến người đối diện. - Tránh những điệu bộ ngó ngoáy không yên, đi lại quá nhiều, làm những động tác thừa. * Trong giao tiếp cần biết lắng nghe một cách tích cực để tăng hiệu quả của giao tiếp. Sau đây là những nguyên tắc để bạn trở thành biết cách lắng nghe. - Ngừng nói: Bạn không thể nghe khi bạn đang nói. - Tạo cho người nói cảm giác thoải mái: Giúp cho người đối thoại cảm thấy được tự do khi nói. - Thể hiện cho người nói thấy rằng bạn muốn nghe: Cách nhìn cũng như cử chỉ thể hiện sự quan tâm để hiểu hơn là để đáp lại. - Tránh những việc làm gây mất tập trung: - Đồng cảm với người nói: Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh người nói và xem xét đến các quan điểm khác - Hãy kiên nhẫn: Hãy dành đủ thời gian, không cắt ngang. - Giữ bình tĩnh: Một người tức giận không thể lắng nghe và thường hiểu sai vấn đề. - Tránh tranh cãi hoặc phê phán: Việc này sẽ đẩy người nói vào tư thế phòng vệ và họ có thể tức giận. - Đặt câu hỏi: Việc đặt câu hỏi thể hiện là bạn lắng nghe và rất quan tâm đến vấn đề đang nói, điều này khuyến khích người nói. * Để giao tiếp có hiệu quả bạn còn cần phải biết thuyết phục người khác một cách tích cực, mang tính xây dựng. - Các bước hình thành kỹ năng thuyết phục: + Xác định mục đích của việc thuyết phục, động cơ thuyết phục phải chân thành. + Phân tích, đưa ra điều hợp lí, cái lợi của đều mình muốn thuyết phục người khác nghe theo, làm theo, đồng thời đưa ra điều bất lợi của các phương án khác. + Nắm bắt nhưng băn khoăn của người mình định thuyết phục và đưa ra các phương án , cách giải quyết băn khoăn đó. - Khi thuyết phục cần: Bình tĩnh, lịch sự, đặt mình vào vị trí của người định thuyết phục để hiểu và chia sẻ với họ. - Nói bằng sự chân thành và với giọng nói, ánh mắt mang tính thuyết phục. Kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội 23 Duy trì mối quan hệ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các cơ quan hữu quan và các tổ chức xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của các cấp chính quyền và toàn xã hội. Ban giám hiệu nhà trường chủ động tạo ra những mối quan hệ tốt với các tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương trên địa bàn để tạo nên tác động giáo dục nói chung và tác động giáo dục kỹ năng sống thống nhất để thực sự giáo dục mang tính xã hội và xã hội hóa giáo dục. Trong xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa, công tác xã hội hóa giáo dục được nhà trường hết sức quan tâm. Đó là, phối hợp chặt chẽ trong quản lý giáo dục với bậc Trung học cơ sở, nhất là công tác quản lý nắm bắt số lượng các em học sinh giỏi, học sinh có năng lực hoạt động xã hội; đồng thời cũng có mối liên hệ tốt với các trung tâm học tập cộng đồng để làm tốt hơn công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. 24 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CỦA HỌC SINH 1.Học sinh nề nếp tốt trong các buổi sinh hoạt tập thể 25 26 2. Các hình ảnh đội văn nghệ của nhà trường 27 28 29 30 3. Các hình ảnh tập huấn kỹ năng sống cho học sinh 31 32 4. Công tác Đội- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 33 34 5. Hoạt động hướng nghiệp-Tham quan 35 6. Công tác nhân đạo 36 7. Kết quả học tập tốt 37 38 2.Kết quả đạt được Kết quả xếp loại học lực , hạnh kiểm (Tỷ lệ %) Năm học TS HS Kết quả xếp loại hạnh kiểm Kết quả xếp loại học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém 2012- 2013 1303 97.5 2.5 0 0 67.8 24.5 6.9 0.8 0 2013- 2014 1370 96.7 2.9 0.4 0 58.5 32.9 8.1 0.5 0 HK1 2014- 2015 1506 97.7 2.3 0 0 63.6 28.6 7.2 0.6 0 Năm học 2013-1014 trường THCS Việt Nam-Angiêri đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp Thành Phố, trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố về thể dục thể thao, Liên đội mạnh cấp Thành Phố, Trường được khen thưởng cấp Thành Phố về công tác Y tế, Chữ thập đỏ. Học sinh của nhà trường không những chăm ngoan, học giỏi mà còn năng động trong các phong trào hoạt động tập thể. Toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường đều nhận thức được ”Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” hiện nay là một công tác hết sức quan trọng cần thiết trong nhà trường phổ thông. Đây là một công tác có tính đặc biệt, yêu cầu nhà giáo dục phải xác định được mục tiêu, nội dung giáo dục và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng để thực hiện. Việc thực hiện phải trong một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi sự công phu, kiên trì, liên tục; Thực hiện có sự thống nhất, có sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường như đã nêu trên cơ sở nắm vững các đặc điểm tâm lý, cá tính, hoàn cảnh của từng học sinh. Đồng thời, tất yếu phải có sự phối hợp chặt chẽ, sự tác động đồng thời của ba môi trường giáo dục : nhà trường, gia đình và xã hội. Là một nhà quản lý, tôi đã hiểu được con đường cơ bản và quan trọng đề giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi thiếu niên chính là hoạt động, bao gồm hoạt động học tập và các hoạt động phong trào, sinh hoạt đoàn thể. Chúng ta cần giáo dục học sinh trong tập thể, bằng tập thể và vì tập thể. Từ đó, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. 39 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận chung 1.Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân thực trạng và ứng dụng những giải pháp chủ yếu trong việc tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường THCS Việt Nam-Angiêri, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội, bản thân tôi thấy rằng, việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống để hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi người giáo viên phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tin tưởng tuyệt đối với giáo viên. Muốn giáo dục cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn; Phải nghiên cứu, hiểu và nắm bắt kịp thời vấn đề tâm sinh lý cũng như những biểu hiện bất thường của từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các giải pháp nhằm giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống thích hợp cho từng cá nhân để làm thay đổi những suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng. Đi đôi với việc giáo dục cũng cần chú ý tới việc biểu dương, khen thưởng kịp thời những học sinh có đạo đức tốt trong giờ sinh hoạt dưới cờ hoặc trên các bản tin của nhà trường, trong sơ, tổng kết Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, trò chơi tập thể, xây dựng tốt nề nếp học tập, thu hút các em vào các trò chơi bổ ích như câu lạc bộ vui để học, đọc sách, thi tìm hiểu về lịch sử, về các danh nhân Xây dựng mô hình lớp tự quản, gắn cá nhân với tập thể lớp. Cần chú ý các tiết giảng dạy môn : Chuyên đề “ Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội”, Giáo dục công dân , Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Sinh hoạt lớp. Mặt khác; Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi - Đội viên tốt - Cháu ngoan Bác Hồ mà đáp ứng được với xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay. Trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm một số giải pháp và mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng cho tất cả đội 40 ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh tại trường THCS Việt Nam- Angiêri, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội trong những năm học tiếp theo. 2. Khuyến nghị. Khuyến nghị đối với Phòng Giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dạy –học và giáo dục theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Trước mắt, tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng sống, thống nhất nội dung dạy học tích hợp các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống trong các môn Giáo dục công dân, Công nghệ, và các môn học khác để hình thành nhân cách, giúp cho các em thành công trong học đường và thành công trong cuộc sống. Tập huấn và nâng cao vai trò trách nhiệm của các lực lượng nghiệp vụ bộ môn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên Tổng phụ trách đội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đối với tất cả các trường THCS trong quận để thực hiện thống nhất. Trên đây là “ Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường THCS Việt Nam-Angiêri” mà tôi đã tiếp thu và học hỏi được qua các lớp tập huấn, qua sự góp ý chỉ đạo của cấp trên và qua thực tiễn công tác chỉ đạo hoạt động mà tôi phụ trách. Tôi rất mong nhận được các ý kiến góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành tốt hơn nữa công việc của mình, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2015 Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến kinh nghiệm do mình viết, không sao chép nội dung của người khác 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý lãnh đạo nhà trường thế kỷ 21. Nxb ĐHQG Hà Nội. 2. Nguyễn Quốc Chí,Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb ĐHQG Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh(2010), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở- Tài liệu dành cho giáo viên THCS. Nxb ĐHQG Hà Nội. 4. Hà Nhật Thăng, Lê Quang Sơn (2010), Rèn luyện kỹ năng sư phạm. Nxb Giáo dục Việt Nam 5. Đặng Quốc Bảo, Bùi Tiến Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo dục. Nxb Giáo dục Hà Nội. 6. Nguyễn Hải Châu (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông. Nxb Giáo dục Hà nội. 7. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục Việt Nam. 8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG Hà Nội. 9. Nguyễn Trọng Hậu (2012), Bài giảng Đại cương khoa học quản lí giáo dục. Tài liệu cho lớp Cao học Quản lí giáo dục, Đại học Giáo dục-Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2014), Báo cáo tổng kết năm học 2013 - 2014. 11. Bộ giáo dục và đào tạo(2011) - Điều lệ trường THCS,trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2008), Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. 13. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám BCHTW (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” 42 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2014),Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ lên lớp (Ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2014 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 16. Luật Giáo dục (2009), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VIỆT NAM-ANGIÊRI .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Quanly_BuiThuHuong_THCSVietNamAngreri.pdf