Sáng kiến kinh nghiệm Quản lí nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học
Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn. Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề. Khoản 3 điều 29/Điều lệ trường tiểu học (2015), quy định: “Hoạt động giáo dục trải nghiệm bao gồm sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác’’. Thông qua hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tiễn trong nhà trường tiểu học rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt, giáo dục kỹ năng sống, năng lực phẩm chất cho các em vì vậy cần phải đảm bảo các chuẩn mực về ý thức, hành vi đạo đức, phát luật, năng lực, kỹ năng ứng đối giải quyết vấn đề,. Trong phạm vi đề tài này với mong muốn đạt được hiệu quả nghiêm cứu trong lĩnh vực quản lý chỉ đạo nhằm đạt hiệu quả trong lĩnh vực các hoạt động cụ thể được tổ chức hoạt động thường xuyên trong nhà trường tiểu học.
t, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được. Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh. Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động. Phần chương trình hay kịch bản giúp cho việc chỉ đạo tổ chức nội dung theo dự kiến, những thời gian thời điểm làm việc gì và trong trường hợp là kế hoạch tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Hội thi, Mít tinh, kỷ niệm, nó sẽ giúp cho người dẫn chương trình, MC nắm được nội dung diễn biến chương trình khi diễn ra tổ chức hoạt động. Ví dụ: TIỂU THIẾT KẾ MÔ HÌNH KỊCH BẢN Chương trình Hội thi: Văn nghệ chào mừng 20/11 (Kèm theo kế hoạch. V/v tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11) STT Thời gian Nội dung hoạt động Người phụ trách phối hợp,thực hiện Cơ sở vật chất Ghi chú 1 -Từ 7h00’- 7h15’ - ổn định tổ chức, đội hình - đón tiếp đại biểu - Nêu mục đích, ý nghĩa ngàỳ 20/11 - BGH - TPT -Bàn ghế, hoa .. - Âm thanh. - Bục nói - Sân khấu Mất điện thì dùng máy nổ 2 7h15’- 7h 25’ - Phát biểu khai mạc hiệu trưởng, - Thông qua Quyết định Ban giám khảo, - BGH - đ/c BT Đoàn - micro 3 7h25’-10h30 - Thi múa hát (Thi từ k1 à K5, theo A,B,C) - GV TPT hướng dẫn cho học sinh thi, có động viên khích lệ các đội văn nghệ - Âm thanh đĩa, USB. - Nhạc nếu có Nếu trời mưa các lớp chuyển vị trí vào hành lang 4 10h30’- 11h00 - Tổng hợp điểm từ các phiếu chấm độc lập - Trao thưởng - Kết thúc. - TPT - Đ/C hiệu trưởng, PHT - bục nói - micro .., ngày ..tháng 11 năm 2018 Bước 6: Lưu trữ kết quả hoạt động và vào hồ sơ của học sinh. 7.1.2.4. Tổ chức các hoạt động: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội, Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Dưới đây là một số hình thức tổ chức của HĐTNST trong nhà trường tiểu học: 7.1.2.4.1. Hoạt động câu lạc bộ (CLB) Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Ngay từ đầu năm học 2017 – 2018; 2018 - 2019 nhà trường đã thành lập được các CLB thể dục thể thao (TDTT), đó là: CLB Cầu Lông, CLB bóng bàn, CLB cờ vua, CLB bóng đá mini, CLB văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian được gắn theo điểm trường và kết hợp với CLB – lớp dạy võ thuật ở địa phương. Hoạt động của các CLB được tổ chức triển khai theo kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện, trong đó huấn luyện viên là giáo viên có năng lực, năng khiếu, chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực hoạt động của từng CLB, đối tượng HS tham gia theo sở trường, sở thích và sự đam mê với loại hình đó. Chương trình hoạt động của các CLB diễn ra ngoài gời lên lớp (giờ ra chơi, cuối buổi học và chiều ngày thứ bảy – trong thời gian chuẩn bị cho thi đấu hoặc giao lưu có thể luyện tập thêm thời gian) Ý nghĩa: Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin, Thộng qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em 7.1.2.4.2. Tổ chức trò chơi Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Hoạt động trò chơi được chỉ đạo hoạt động thường xuyên trong giờ ra chơi, các ngày lễ, kỷ niệm, hội thi, hội diễn, cho các em. Trực tiếp hướng dẫn các em GV TPT đội và gắn GV môn hát nhạc làm nhiệm vụ tư vấn trợ giúp hoạt động. Các trò chơi được thường xuyên tổ chức: trò chơi kéo co, bịt mắt đánh trống, nhảy bao tải, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, trò chơi khởi động, và các trò chơi trong các tiết học TDTT. Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn, 7.1.2.4.3. Tổ chức diễn đàn Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Tổ chức hoạt động diễn đàn: trong năm học, đã tổ chức diễn đàn với các chủ đề như : Em yêu biển đảo, Tôn sư trọng đạo trong một số giờ chào cờ và Em yêu chú bộ đội Cụ Hồ nhân ngày 22/12 Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. 7.1.2.4.4. Tham quan, dã ngoại Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo 7.1.2.4.5. Hội thi / cuộc thi Hội thi/cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch, có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn. 7.1.2.4.6. Tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng,; Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt động tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài Đại hội chi đội,liên đội, 7.1.2.4.7. Hoạt động giao lưu Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau: - Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh. - Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng. - Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em. Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNST theo chủ đề. Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường. 7.1.2.4.8. Hoạt động chiến dịch Hoạt động chiến dịch là hình thức tổ chức không chỉ tác động đến học sinh mà tới cả các thành viên cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, học sinh có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội, giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như: Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học; Chiến dịch ứng phó vơi biến đổi khí hậu; Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Chiến dịch tình nguyện hè, Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cần xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và học sinh phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch. 7.1.2.4.9. Hoạt động nhân đạo Hoạt động nhân đạo là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động nhân đạo, học sinh biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống, để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động nhân đạo giúp các em học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó giáo dục các giá trị cho học sinh như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc, Hoạt động nhân đạo trong trường phổ thông được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hiến máu nhân đạo; Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn; Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam; Quyên góp cho trẻ em mổ tim trong chương trình “Trái tim cho em”; Quyên góp đồ dùng học tập cho các bạn học sinh vùng cao; Tổ chức trung thu cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa 7.1.3 Kết luận HĐTNST trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra những con người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có khả năng sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. HĐTNST về cơ bản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. HĐTNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, vì vậy nên tổ chức cho học sinh và giáo viên cùng tham gia bàn bạc, nêu ý kiến hoặc tự học sinh xây dựng kế hoạch và phân chia công việc, nhiệm vụ rồi thực hiện. Tùy thuộc vào đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả. Các hình thức tổ chức HĐTNST được trình bày ở trên là những gợi ý để nhà trường tổ chức có hiệu quả nhất hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Không có thông tin cần được bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả thì cần sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, sự ủng hộ tích cực của cấp ủy, Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên, Hội CMHS, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. - Giáo viên phải nhiệt tình giảng dạy, thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo hợp lý, nội dung giáo dục phong phú, hình thức đa dạng, phạm vi tiến hành rộng rãi, điều kiện thực hiện thuận lợi, thu hút được nhiều học sinh tham gia. - Phối hợp tốt công tác giáo dục học sinh, nhất là việc giáo dục hoạt động ngoài giờ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội. - Kinh phí cần thiết dành cho việc tổ chức các hoạt trải nghiệm sáng tạo là rất lớn do vậy rất cần sự huy động đóng góp từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các nhà hảo tâm, từ phụ huynh học sinh. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tiễn giảng dạy , tôi nhận thấy chất lượng dạy và học của nhà trường liên quan đến hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã tăng lên rõ rệt. * Cụ thể như sau: a, Kết quả đánh giá về năng lực ,phẩm chất học sinh( trước khi áp dụng sáng kiến): năm học 2016 - 2017 : Học sinh được đánh giá hoàn thành tốt theo các tiêu chí về năng lực phẩm chất đều đạt tỷ lệ dưới 50 %. b, Kết quả đánh giá về năng lực ,phẩm chất học sinh( sau khi áp dụng sáng kiến): Học sinh được đánh giá hoàn thành tốt theo các tiêu chí về năng lực phẩm chất hàng năm đều đạt tỷ lệ trên 75 %. Cụ thể , kết quả học kỳ 1 năm học 2018- 2019 tại trường tiểu học Chấn Hưng : * Tỷ lệ năng lực: - Tỷ lệ năng lực tự phục vụ: T: 81,1% ; Đ: 18,9%; C: 0%. - Tỷ lệ năng lực hợp tác: T: 81,6% ; Đ: 18,4 %; C: 0%. - Tỷ lệ năng lực giải quyết vấn đề: T: 78,7 % ; Đ: 21,3% ; C: 0%. * Tỷ lệ phẩm chất: - Tỷ lệ phẩm chất chăm học chăm làm: T: 79,5% ; Đ: 20,5% ; C: 0% . - Tỷ lệ phẩm chất tự tin trách nhiệm: T: 80,9% ; Đ: 19,1% ; C: 0% . - Tỷ lệ phẩm chất trung thực, kỉ luật: T: 83% ; Đ: 17% ; C: 0% . - Tỷ lệ phẩm chất đoàn kết yêu thương: T: 84,9 % ; Đ: 15,1% ; C: 0% . 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Sau khi áp dụng sáng kiến“Một số kinh nghiệm quản lí nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học” của thầy giáo Nguyễn Kiên vào thực tiễn tổ chức các hoạt động tại nhà trường, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đạt tốt về năng lực phẩm chất của học sinh không chỉ tăng lên mà chất lượng các hoạt động đồng đội , tập thể các cuộc thi của học sinh cũng được được nâng cao rõ rệt. Đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm, kết quả năm học 2017 - 2018 về một số lĩnh vực điều tra cho thấy: STT Nội dung hoạt động Số lượng Hoạt động thường xuyên Đội tuyển TDTT đạt số lượng giải cấp cụm Đội tuyển TDTT đạt số lượng giải cấp huyện , tỉnh 01 Các câu lạc bộ thể dục thể thao 5 5/5 5 3 02 Sinh hoạt sao nhi đồng chăm ngoan 13 13/13 03 Thể dục giữa giờ 13 13/13 04 Múa hát tập thể 13 13/13 2 2 05 Trò chơi dân gian 13 13/13 3 3 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Kiên PHT trường Tiểu học Kim Xá 2; TH Chấn Hưng Toàn trường 2 Phan Trung Dũng Giáo viên , tổng đội trường Tiểu học Kim Xá 2 Toàn trường 3 Lê Thị Minh Giáo viên , tổng đội trường Tiểu học Chấn Hưng Toàn trường Trên đây là báo cáo sáng kiến“Một số kinh nghiệm quản lí nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học” rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để báo cáo sáng kiến của tôi được đầy đủ , hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Chấn Hưng , ngày tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị ( Ký tên, đóng dấu) Trần Thị Thu Hiền Chấn Hưng , ngày 12 tháng 2 năm 2019 Tác giả sáng kiến Nguyễn Kiên DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam; Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện; Đại hội đại biểu Đảng bộ xã và các chỉ thị của Đảng các cấp về công tác giáo dục và đào tạo. 2. Luật giáo dục. 3. Điều lệ trường Tiểu học. 4. Một số kinh nghiệm về quản lý (Đặng Quốc Bảo - 1997) 5. Chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020 (Nhà xuất bản GD- 2002) 6. Giáo trình quản lý hoạt động bồi dưỡng đạo đức HS (Trường CĐSP Hà Tây) 7. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Nhà XBGD) 8. Hướng dẫn nhiệm vụ năm học (Nhà XBGD) 9. Kế hoạch chỉ đạo năm học của phòng GD. 10.Tài liệu Giáo dục văn minh thanh lịch (2010). 11. Tài liệu về Giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học. 12. Sách Giáo khoa Giáo dục kĩ năng sống – các lớp. 13. Tạp chí giáo dục thời đại. 14. Thông tin trên mạng internet.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_quan_li_nang_cao_chat_luong_hoat_dong.doc