Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8

 Ngày nay tất cả các công trình, máy móc từ bé đến lớn, trước khi thi công, chế tạo đều được người ta vẽ và tính toán trước. Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề có liên quan đến kĩ thuật. Có thể nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong ngành kĩ thuật.

Phân môn vẽ kĩ thuật của Công Nghệ lớp 8 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp HS hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này. Đồng thời cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghiệp, HS nắm được phương pháp sử dụng phép chiếu, các hình biểu diễn ( hình cắt, mặt cắt ) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Là một giáo viên Kĩ thuật công nghiệp, qua những năm học tập ở trường chuyên nghiệp và quá trình giảng dạy ở trường THCS, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra một phương pháp vẽ hình chiếu đạt kết quả cao, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ở SGK.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3282 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN 
Mã số ( do thường trực HĐ tỉnh ghi):..
Tên sáng kiến: Phương pháp vẽ hình chiếu trong môn Công nghệ 8
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy Công nghệ 8
Mô tả bản chất sáng kiến:
Tình trạng giải pháp đã biết:
 Ngày nay tất cả các công trình, máy móc từ bé đến lớn, trước khi thi công, chế tạo đều được người ta vẽ và tính toán trước. Bản vẽ kĩ thuật được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề có liên quan đến kĩ thuật. Có thể nói bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ dùng chung trong ngành kĩ thuật.
Phân môn vẽ kĩ thuật của Công Nghệ lớp 8 đòi hỏi trí tưởng tượng không gian, là môn học góp phần giúp HS hình thành tính năng động, sáng tạo tiếp cận với tri thức khoa học và định hướng tốt hơn cho ngành nghề của mình sau này. Đồng thời cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về kĩ thuật công nghiệp, HS nắm được phương pháp sử dụng phép chiếu, các hình biểu diễn ( hình cắt, mặt cắt ) để thể hiện, biểu diễn một chi tiết máy, một vật thể hay một sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh. Là một giáo viên Kĩ thuật công nghiệp, qua những năm học tập ở trường chuyên nghiệp và quá trình giảng dạy ở trường THCS, tôi luôn trăn trở suy nghĩ để tìm ra một phương pháp vẽ hình chiếu đạt kết quả cao, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ở SGK.
Nội dung giải pháp đề nghị là sáng kiến:
 3.2.1. Mục đích giải pháp: nhằm trang bị cho GV một số hình thức khai thác, biến đổi thông tin SGK, tài liệu nhưng vẫn đạt được mục tiêu bài học và giúp HS phát triển những kĩ năng sống cơ bản, cần có của môn học như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hoạt động nhóm, dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống sau này.
 3.2.2. Nội dung giải pháp: 
 Điều kiện:
 - Mục tiêu của bài, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Trình độ của HS ở từng lớp, điều kiện địa phương.
- Phương pháp chủ yếu là quan sát tìm tòi, thực hành.
Một số loại nét vẽ cơ bản:
Các nét vẽ:
Tên gọi
Nét vẽ
Áp dụng
1. Nét liền đậm
Cạnh thấy, đường bao thấy
2. Nét liền mảnh
Đường đóng, đường kích thước, đường gạch gạch . . .
3. Nét đứt
Cạnh khuất, đường bao khuất
4. Nét gạch chấm mảnh
 Đường tâm, đường trục đối xứng
Chiều rộng:
Chiều rộng của nét vẽ lấy trong dãy kích thước sau:
	0,13 ; 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 ; 2 mm
c. Cách vẽ:
 Đối với bản vẽ khổ nhỏ, chiều rộng (d) của nét đậm thường lấy bằng 0,5 mm và chiều rộng của nét mảnh lấy bằng d/2 (0,25mm).
Khe hở các nét đứt, nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 3d.
Các gạch ngắn trong nét đứt lấy khoảng 6d.
Các chấm trong nét gạch chấm mảnh 0,5d.
Các gạch trong nét gạch chấm mảnh lấy khoảng 12d.
 d. Cách ghi kích thước:
Kích thước trên bản vẽ kĩ thuật thể hiện độ lớn của vật thể, cần được ghi đầy đủ, rõ ràng.
 Muốn ghi kích thước cần vẽ các đường giống kích thước, đường ghi kích thước và viết chữ số kích thước.
 Một số quy định cơ bản về nguyên tắc ghi kích thước:
 - Chữ số kích thước chỉ trị số kích thước thật của vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ bản vẽ.
 - Trên bản vẽ kĩ thuật không ghi đơn vị đo sau trị số đo độ dài (mm)
 	- Chữ số kích thước viết ở phía trên đường kích thước.
- Các đường giống không được cắt qua các đường kích thước.
- Kích thước của đường tròn được ghi như sau (Hình 8a ), trước con số kích thước đường kính có ghi kí hiệu F.
 	- Những cung bé hơn nửa đường tròn được ghi kích thước bán kính kèm thêm kí hiệu R ở phía trước. (Hình 8b) 
R6
 Hình 8 a	 Hình 8 b
Vẽ hình chiếu của vật thể đơn giản:
Ở phần này GV đưa ra những vật mẫu thật đơn giản, và giúp cho HS hiểu khi nào chiếu ta phải chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu. Khi vẽ hình chiếu cần lựa chọn mặt nào của vật thể mà trên đó thể hiện đầy đủ nội dung, hình dạng của vật thể mẫu. Do điều kiện mẫu vật thiếu nên GV có thể tự tạo đồ dùng dạy học từ các tấm xốp hoặc ghép bởi các tấm bìa các tông khác nhau. Sau đó đánh số lên các mặt phẳng cần chiếu của vật thể như sau:
- Đánh số 1 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ nhất.
- Đánh số 2 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ hai.
- Đánh số 3 vào mặt phẳng vuông góc với hình chiếu thứ ba theo các bước như hình dưới đây :
Hình 1
Khi vẽ hình chiếu ta tiến hành gỡ từng mặt đã được đánh số gián vào bảng và đó là hình chiếu của vật thể. Hướng dẫn HS tìm hiểu các mặt đó trên bảng vẽ dưới dạng các mặt phẳng. 
32.2.3. Vẽ hình chiếu vuông góc từ hình chiếu trục đo:
Giáo viên vẽ mẫu một hình chiếu trục đo, sau đó dựng các mặt phẳng hứng trên trục tọa độ Oxyz để hứng các hình chiếu. Qua đó HS hiểu rõ về phương pháp chiếu. Ta tiến hành vẽ theo các hình dưới đây :
Hình 2.
Trong không gian lấy ba mặt phẳng P1, P2 và P3 vuông góc với nhau:
- Mặt phẳng (P1) thẳng đứng (hình chiếu đứng)
- Mặt phẳng (P2) nằm ngang (hình chiếu bằng)
- Mặt phẳng (P3) nằm ở bên phải (hình chiếu cạnh)
Dễ dàng nhận thấy rằng hình chiếu đứng của vật thể sẽ cho biết chiều cao và chiều dài của nó, còn hình chiếu bằng cho biết chiều rộng và chiều dài. Ba hình chiếu này bổ sung cho nhau sẽ cung cấp đầy các thông tin về hình dạng của vật thể. Để các hình chiếu nằm gọn trên cùng một mặt phẳng, sau khi chiếu người ta xoay mặp phẳng P2 quanh trục Ox đưa về trùng với mặt phẳng P1, xoay mặp phằng P3 quanh trục Oz đưa về trùng với mặt phẳng P1. Ta được hình vẽ như hình 3:
Hình 3.
* Tương tự ta vẽ hình chiếu của các vật thể hình 4, hình 5 và hình 6:
3.2.3. Điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng: 
Khi SGK ra đời, theo sau đó là sự ra đời của các loại sách tham khảo, điều này làm cho một số HS khi sử dụng không đúng cách sẽ hạn chế sự phát triển tư duy của các em. Việc biến đổi những thông tin cung cấp cho HS trong sách giáo khoa (SGK) sang những hình thức khác để đi đến kiến thức mới hay nói cách khác là xây dưng các phương pháp vẽ hình chiếu nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu của bài sẽ giúp GV đầu tư nhiều hơn cho tiết dạy, HS tích cực hơn trong việc tìm hiểu bài học, nắm được nội dung bài tốt hơn đó là điểm mới trong đề tài này.
3.3. Khả năng áp dụng giải pháp: 
 Đề tài xoay quanh một số hình thức tổ chức học tập khám phá, lĩnh hội kiến thức mới của GV bằng cách các phương pháp vẽ hình chiếu nhằm giúp học sinh nhận thức áp dụng trong các tiết học cụ thể của chương trình.
	 Vấn đề nghiên cứu trên có thể ứng dụng ở tất cả các trường THCS trong toàn tỉnh ngoài ra có thể nhân rộng ở một só tỉnh khác tham khảo và áp dụng.
 3.4. Hiệu quả do áp dụng giải pháp:
	 Đề tài tạo được sự chuyển biến tích cực trong ý thức và thái độ học tập của HS, khắc sâu kiến thức đã học, phát triển tốt các kĩ năng phân tích, so sánh, óc quan sát; vận dụng tốt vào cuộc sống từ đó thêm yêu thích môn học.
	 Giúp nâng cao chất lượng dạy học. Qua quá trình tìm tòi, học hỏi, đổi mới phương pháp giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 Qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy chất lượng của học sinh có sự chuyển biến, đa số học sinh vẽ được các hình chiếu từ đơn giản đến phức tạp. Trong tiết học thì các em rất hứng thú học tập, tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài và còn tự bản thân nêu ra những vấn đề mà khi quan sát để cùng các bạn và giáo viên xây dựng kiến thức nội dung bài học được tốt hơn. Trên cương vị là một giáo viên, tôi cũng vững vàng hơn trong chuyên môn, tôi rất vui mừng khi thấy các học sinh của mình ham thích môn học và ứng dụng vào trong cuộc sống hằng ngày.
 Sau khi học xong phần I – Vẽ kĩ thuật của môn Công nghệ 8. Với phương pháp dạy trên, tôi tổ chức khảo sát để đối chứng, so sánh với đầu năm.
 Kết quả :
	- Trước khi áp dụng sáng kiến:
+ 45 % học sinh vẽ được hình chiếu vuông góc.
+ 30 % học sinh vẽ được hình chiếu vuông góc nhưng còn một ít thiếu sót nhỏ.
+ 25 % học sinh không vẽ được hình chiếu vuông góc.
- Sau khi áp dụng sáng kiến:
+ 85 % học sinh vẽ được hình chiếu vuông góc.
+ 15 % học sinh vẽ được hình chiếu vuông góc nhưng còn một ít thiếu sót nhỏ.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không có
3.6. Những thông tin cần được bảo mật: không có
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Phần vẽ kĩ thuật là phần khó nhất trong môn học Công nghệ 8. Để đạt được kết quả cao, ngoài phương pháp dạy tốt thì GV phải thường xuyên làm các đồ dùng để sử dụng. Bên cạnh đó kết hợp với phương tiện dạy học như máy chiếu, các hình ảnh trực quan,thì bài học sẽ sinh động và thực tế hơn nhờ đó HS sẽ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt hơn, kết quả giảng dạy sẽ cao hơn.
 Hiện nay, các đồ dùng giảng dạy trong môn Công nghệ 8 đang thiếu rất nhiều như các mẫu vật, tranh ảnh,Ngòai ra HS không được tiếp xúc với thực tế sản xuất nên việc tiếp thu chương trình chưa cao. Vậy kính mong cấp trên và các đồng nghiệp cần trang bị nhiều hơn đồ dùng dạy học, đầu tư thời gian nhiều hơn để đạt kết quả cao nhất.
	Ba Tri, ngày 27 tháng 03 năm 2013

File đính kèm:

  • docMO TA SKKN 12-13.Nop CDGD.doc